Giới Từ “In” (Trong) Và “Neben” (Bên Cạnh) Trong Tiếng Đức

42 Unter der Tasse liegt ein Zettel Tờ giấy nằm dưới chiếc cốc 113 Đối tượng 1

(42) Unter der Tasse liegt ein Zettel. (Tờ giấy nằm dưới chiếc cốc.) [113] Đối tượng được định vị có thể bị bao phủ hoàn toàn và được hiểu như là “bảo vệ” [142, tr.641].


Hình 19: unter - giữa những người bạn

(43) Ich stehe unter meinen Freunden. [142]

(Tôi đứng giữa những người bạn của tôi - tôi được bảo vệ xung quanh bởi họ.)

Ở đây không nói về mối quan hệ theo chiều dọc mà là mối quan hệ số lượng - yếu tố thuần túy, điều này được xem xét ở giới từ “zwischen (ở giữa)”. [113, tr.60].

Trái ngược với giới từ “über, giới từ unter” mô tả sự chuyển động từ trên xuống dưới và cũng không có sự tiếp xúc bề mặt giữa vật này với vật kia. [113, tr.384]

Hình 20 unter dưới bàn 44 Der Hund legt sich gemütlich unter den Tisch 113 Con chó nằm 2

Hình 20: unter - dưới bàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

(44) Der Hund legt sich gemütlich unter den Tisch [113]

(Con chó nằm xuống dưới bàn một cách thoải mái)

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 8

1.3.4.4. Giới từ “trên, dưới” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, giới từ trên thông thường theo sau động từ mà liên quan đến sự tồn tại, như ở, sống, những động từ diễn tả trạng thái cơ thể như nằm, đứng, cũng như động từ biểu thị hoạt động như làm việc/công tác, ... Giới từ trên mô tả rằng một đối tượng cao hơn bề mặt cơ sở của đối tượng khác hoặc một vị trí (ví dụ 45), mà nhận thấy cao hơn vị trí đỉnh (ví dụ 46). [49, tr.681]

(45) Quyển sách nằm trên bàn. (Das Buch liegt auf dem Tisch.)

(46) Bức tranh treo trên tường. (Das Bild hängt an der Wand.)

Việc xác định trạng từ được tạo thành thông qua giới từ trên có thể đứng ở vị trí đầu trong câu nếu có động từ trong câu. [49, tr.681]

(47) Trên trời có đám mây xanh. [49]

(Im Himmel gibt es blaue Wolken.)

Giới từ dưới miêu tả các đối tượng hoặc hoạt động ngược lại mà ở dưới một đối tượng khác. [49, tr.682]

(48) Chú chó con nằm dưới gầm bàn.

(Der kleine Hund liegt unter dem Tisch.)

Ngoài ra giới từ dưới được sử dụng khi một đối tượng được mô tả ở vị trí thấp hơn rõ ràng vị trí của người nhìn hoặc người nói.

(49) Dưới sông này có nhiều cá lắm.

(In diesem Fluss gibt es sehr viele Fische.)

1.3.4.5. Giới từ “in” (trong) và “neben” (bên cạnh) trong tiếng Đức

Giới từ in diễn tả mối quan hệ bên trong được tạo ra thông qua một không gian và đối tượng có trong không gian này [113, tr.96; 142, tr.632]. Vị trí bên trong này được giải thích thông qua ví dụ sau.

(50) Die Orange liegt in der Hand. (Quả cam nằm trong tay.)

Với điều kiện là tay phải được nắm lại và quả cam nằm gọn trong lòng bàn tay. Còn khi quả cam chỉ nằm trên bề mặt tay thì chúng ta sử dụng giới từ “auf” thay vì sử dụng “in”.

Giới từ neben (bên cạnh) diễn đạt tính kế bên, có nghĩa là nói về chiều ngang, ở đó sự đối diện nằm trung lập giữa các vị trí “phải” và “trái” [142, tr.636] và được miêu tả theo hình ảnh sau đây bởi Helbig/ Buscha [88]:


Hình 21 neben bên cạnh tủ 51 Der Computer steht neben dem Schrank 88 Cái máy tính đặt 3

Hình 21: neben - bên cạnh tủ

(51) Der Computer steht neben dem Schrank. [88]

(Cái máy tính đặt bên cạnh cái tủ.)

So với trục vor-hinter (trước – sau) ta có thể khẳng định rằng neben (bên cạnh) “mô tả mối quan hệ của các đối tượng có thể thấy ở vị trí song song nhau” [113, tr.50].

(52) Dann sehe ich zwei Männer neben mir gehen. [113]

(Sau đó tôi nhìn thấy hai người đàn ông đi cạnh tôi.)

Ở một số trường hợp neben (bên cạnh) có thể thay bằng bei (cạnh), vì chúng chỉ khác nhau ở một sắc thái nhỏ, điều này được làm rõ thông qua ví dụ sau.

[113, tr.50].

(53) Er saβ neben dem Lehrer. (Anh ấy ngồi gần thầy giáo) [113]. Hoặc Er saβ bei dem Lehrer. (Anh ấy ngồi cạnh thầy giáo)

Ngoài ra, giới từ neben diễn tả tính bên cạnh, tính gần bên để mô tả sự chuyển động có mục đích ở bên phải hoặc trái của đối tượng được mô tả. [88, tr.380; 142, tr.636].

Hình 22 neben bên cạnh tôi 54 Er setzt sich neben mich Anh ta ngồi bên cạnh tôi Anh ta 4

Hình 22: neben- bên cạnh tôi

(54) Er setzt sich neben mich. (Anh ta ngồi bên cạnh tôi.)

Anh ta ngồi bên cạnh tôi có thể quay sang trái và quay sang phải, như vậy giới từ neben diễn tả nghĩa kế bên nhưng vẫn có khoảng cách giữa hai đối tượng và mang tính chuyển động theo phương hướng của người ngồi nói chuyện.

1.3.4.6. Giới từ trongbên/ cạnh/ bên cạnh/ gần/ sáttrong tiếng Việt

Giới từ “trong” diễn tả một đối tượng ở trong một đối tượng khác là một không gian. Giới từ “trong” thường đi với các động từ mà không có sự chuyển động, ví dụ: nằm, làm việc ... [49, tr.683]

(55) Cái váy xanh ở trong va li rồi nhé. [49]

(Das blaue Kleid ist schon im Koffer.)

Các động từ chuyển đổi địa điểm có thể xuất hiện trước giới từ trong, nếu toàn bộ sự chuyển động diễn ra trong một không gian nhất định. [49, tr.683]

(56) Cậu bé chạy qua chạy lại trong căn phòng rộng lớn. [49] (Im großen Raum läuft der Junge hin und her.)

Giới từ bên/ cạnh/ bên cạnh/ gần/ sát diễn tả một đối tượng ở gần một đối tượng khác. Thông qua giới từ này câu mang tính văn học hơn. [49, tr.686]

(57) Thiếu nữ đứng bên hồ. [49] (Die Jungfrau steht am See.)

(58) Anh sẽ luôn luôn bên em. [49]

(Ich werde immer bei dir sein.)

Giới từ cạnh mô tả một đối tượng này đứng/ngồi/nằm cạnh (sát bên) một đối tượng khác và từ bên cạnh được coi là từ đồng nghĩa của cạnh. [49, tr.686]

(59) Anh ngồi cạnh em. [49] (Ich sitze bei dir.)

(60) Anh ngồi bên cạnh em. [49] (Ich sitze bei dir.)

Giới từ gần cũng diễn tả đối tượng được định vị gần bên cạnh đối tượng tham chiếu. Tuy nhiên sự gần của các đối tượng được nhấn mạnh rằng chỉ có một khoảng cách rất nhỏ giữa các đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. [49]

(61) Anh thích ngồi gần em. [49] (Ich sitze gern neben dir.)

Giới từ sát là sự tiếp xúc giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. Thông qua đặc điểm này giới từ “sát” được phân biệt với các giới từ khác trong nhóm.

(62) Đứa bé nằm sát mép giường. [49]

(Das Baby liegt am Rand des Bettes.)

1.3.4.7. Giới từ zwischen(ở giữa) trong tiếng Đức

Theo Mansour, M. A. (1988) thì “zwischen diễn đạt rằng một đối tượng ở trên một tuyến đường mà điểm cuối được giới hạn bởi hai (hoặc) nhiều đối tượng. Các đối tượng tham chiếu được kết nối với nhau thông qua một trục” [113, tr.72]. Còn Weinrich đặt tên ý nghĩa của giới từ “zwischen” là “Spanne – Khoảng cách”. [142, tr.646]

Helbig/ Buscha (2001) xác định vị trí đối tượng được định vị liên quan đến đối tượng khác thông qua hình sau [88, tr.389].


Hình 23 zwischen ở giữa bố và con trai 63 Das Problem liegt zwischen dem Vater und dem Sohn 5

Hình 23: zwischen - ở giữa bố và con trai

(63) Das Problem liegt zwischen dem Vater und dem Sohn. [88]

(Vấn đề nằm ở giữa bố và con trai - có khoảng cách ở giữa họ.)

Giới từ zwischen giải thích rằng sự chuyển động được tạo ra ở vị trí giữa hai người hoặc vật để cuối cùng mối quan hệ giữa tĩnh tại đạt được ở cuối. [88, tr.390]

Hình 24 zwischen giữa đèn và máy tính 64 Ich stelle das Handy zwischen die Lampe und den 6

Hình 24: zwischen - giữa đèn và máy tính

(64) Ich stelle das Handy zwischen die Lampe und den Computer. [88] (Tôi đặt điện thoại giữa đèn và máy tính.)

(65) Er parkt das Auto zwischen die Bäume. [113]

(Anh ấy đỗ ô tô giữa những cái cây.)

1.3.4.8. Giới từ giữa(zwischen) trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt giới từ “giữa” diễn tả một đối tượng ở bên trong một đối tượng khác hoặc một không gian mà có hai/nhiều đối tượng. [49, tr.685]

(66) Cậu bé đứng giữa hình tròn. (Der Junge steht inmitten des Kreises.)

(67) Cậu bé bơi giữa hồ. (Der Junge schwimmt im See.)

(68) Cậu bé đứng (ngay) giữa đường. (Der Junge steht auf der Straße.)

(69) Cậu bé nằm giữa bố mẹ. (Der Junge liegt zwischen seinen Eltern.)

(70) Cậu bé đứng giữa đám bạn mình. (Der Junge steht unter seinen Freunden.)

Trong ba ví dụ (66), (67), (68) đối tượng được định vị ở bên trong không gian của đối tượng tham chiếu, nhưng được miêu tả trong mỗi tình huống có ý nghĩa khác. Trong ví dụ (66) từ giữa không miêu tả rằng đối tượng được định vị đứng trong phạm vi của đối tượng liên quan mà vị trí của đối tượng được định vị được xác định chính xác, cụ thể ở giữa đối tượng tham chiếu. Khi đối tượng tham chiếu quá lớn để định vị điểm giữa, ví dụ như biển, sông, thành phố ... thì giữa được sử dụng để mô tả rằng đối tượng được định vị quá xa với bờ hoặc viền hồ của đối tượng tham chiếu (67). Phân tích ví dụ (68) chỉ cho chúng ta thấy sắc thái ý nghĩa khác được diễn đạt thông qua giới từ “giữa. Các diễn đạt bằng giới từ giữa hiếm gặp trong tiếng Việt: ngồi giữa chợ, nằm giữa nhà, đứng giữa lối đi ...

Trong ví dụ (69) đối tượng được định vị ở giữa hai đối tượng tham chiếu và mô tả mối quan hệ tuyến tính, trong khi đó sự định vị bằng giới từ giữa trong ví dụ

(70) không theo một trục nào cả.

Trên đây là những giới từ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt mà tác giả muốn hệ thống nêu lên những đặc điểm chung giúp người học hiểu cơ bản về cách dùng và nghĩa của chúng khi học tiếng Đức. Và trong luận án này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai giới từ “auf/in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt.

1.4. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu

1.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu

Trong nhiều nghĩa thường dùng, hai từ “so sánh” và “đối chiếu” không khác nhau nhiều về ý nghĩa. “So sánh” là để xem xét tìm ra những điểm giống, tương tự, hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước và phẩm chất.

“Đối chiếu” là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Thuật ngữ so sánh, đối chiếu thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều ngôn ngữ được đưa ra so sánh, đối chiếu. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại. [24]

Như chúng ta đã biết, Ngôn ngữ học là ngành khoa học ngiên cứu về ngôn ngữ học chung và ngôn ngữ cụ thể nói riêng. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên sử dụng phương pháp đối chiếu để đối chiếu các ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng nhằm phục vụ cho những mục đích lý luận và thực tiễn.

Trong ngôn ngữ học, các phương pháp so sánh - đối chiếu; miêu tả, phân tích, thu thập thủ pháp thống kê phân loại được xem là ba phương pháp quan trọng và phổ biến nhất. Bản thân một ngôn ngữ đã là một hệ thống gồm các yếu tố (đơn vị) cùng loại, khác loại tạo thành. Muốn tìm được bản chất của nó người ta buộc phải phân loại các yếu tố cấu thành; so sánh và miêu tả các yếu tố cùng các mối quan hệ giữa chúng. Trong phạm vi rộng hơn, các ngôn ngữ trên thế giới là vô cùng lớn (khoảng 5000). Chính những khối lượng tư liệu ngôn ngữ đa dạng, phong phú của mỗi chủng tộc và trên toàn thế giới là động lực cho phương pháp so sánh - đối chiếu phát triển và dần trở thành một bộ môn khoa học độc lập trong ngôn ngữ học.

Trong ngôn ngữ học Anh, lúc đầu người ta dùng phổ biến thuật ngữ so sánh (comparative) để chỉ ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics) trong nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ này; dần dần về sau, thuật ngữ so sánh cũng được dùng để chỉ cả nội dung đối chiếu, và cho đến gần đây, thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) mới được dùng với nghĩa của nó một cách phổ biến, tức là chỉ một phân ngành nghiên cứu riêng – nghiên cứu đối chiếu. Ngôn ngữ học đối chiếu ở Mĩ ban đầu cũng dùng thuật ngữ comparative – comparison với nội dung đối chiếu; từ 1960 trở lại đây, thuật ngữ contrastive linguistics được dùng phổ biến hơn. [58, tr.37-38]

Ở Việt Nam, có các công trình nghiên cứu đối chiếu giữa các ngôn ngữ như Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ của tác giả Lê Quang Thiêm và Ngôn ngữ học đối chiếu của tác giả Bùi Mạnh Hùng. Tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng, nghiên cứu đối chiếu ra đời là từ yêu cầu giảng dạy và học tập ngoại ngữ, và kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ tốt hơn cho quá trình đó. Bên cạnh đó, ngôn ngữ học đối chiếu giúp ích rất nhiều cho lí luận ngôn ngữ học và giải quyết những vấn đề đang đặt ra của lí luận ngôn ngữ học như: vấn đề phổ niệm, ngữ pháp phổ quát, đặc trưng học, loại hình học, … [58, tr.44-45].

1.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ

Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng, ngôn ngữ học bao gồm nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia khác nhau, phổ biến nhất gồm ba phân ngành lớn dựa trên sự phân biệt ba cách tiếp cận ngôn ngữ chủ yếu sau:

Thứ nhất, ngôn ngữ được tiếp cận như là hiện tượng của nhân loại nói chung. Theo cách đó, ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm rõ những vấn đề triết học ngôn ngữ như bản chất, chức năng của ngôn ngữ và qua cứ liệu của hàng loạt các ngôn ngữ khác nhau, xác lập hệ thống các phổ niệm ngôn ngữ và xây dựng bộ máy các khái niệm, phạm trù làm công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể. Đó là cách tiếp cận của lĩnh vực quen thuộc gọi là ngôn ngữ đại cương.

Thứ hai, ngôn ngữ được nghiên cứu như là sản phẩm của từng cộng đồng người riêng biệt. Theo cách đó, ngôn ngữ học có nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể để làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ được nghiên cứu. Cách tiếp cận này có thể coi là của ngôn ngữ học miêu tả.

Thứ ba, các ngôn ngữ của những cộng đồng người khác nhau được so sánh với nhau. Sự tiếp cận đối tượng theo cách này được xếp vào lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh. [24, tr.7]

Theo Bùi Mạnh Hùng, khi đối chiếu các ngôn ngữ thì phải tuân theo những nguyên tắc nào và vấn đề các bình diện đối chiếu ngôn ngữ là gì. Việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ có thể thực hiện ở tất cả các bình diện khác nhau hay còn gọi là đối tượng đối chiếu bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; ở tất cả các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ như âm vị, hình vị, từ và các đơn vị của lời nói như ngữ đoạn và câu.

Ông cho rằng, ngôn ngữ học đối chiếu ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là những người giảng dạy ngoại ngữ, sự quan tâm này xuất phát từ những nỗ lực vượt khỏi cái khuôn khổ thuần túy thực hành tiếng để hướng đến việc dạy tiếng có hiệu quả và có chiều sâu hơn trên cơ sở nghiên cứu những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng Việt và các ngoại ngữ mà họ giảng dạy [24, tr.27]. Ngôn ngữ học đối chiếu không những được ứng dụng nhiều vào lĩnh vực giảng dạy và học tập ngoại ngữ mà còn được ứng dụng vào các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học đối chiếu như giáo dục song ngữ, dịch thuật và nghiên cứu về lí luận dịch thuật [24, tr.84-85].

Bằng nghiên cứu đối chiếu, mục đích cuối cùng của luận án chính là tìm ra, xác định rõ và nhận diện những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa được thể hiện qua một số giới từ không gian trong tiếng Đức và các tương đương trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận.

1.4.3. Về nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa và tương đương về ngữ nghĩa của từ giữa các ngôn ngữ

Tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng, nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ giữa hai hay nhiều ngôn ngữ là để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa của từ giữa hai hay nhiều ngôn ngữ đó, và để thực hiện điều này thì phải tiến hành đối chiếu trên bậc các nét nghĩa. Giả định rằng, tất cả nội dung nghĩa từ trong nhóm là một tiểu hệ thống, chúng cấu tạo từ các nét nghĩa và các quan hệ, liên hệ liên kết những nét nghĩa lại thành các nghĩa và toàn cấu trúc nghĩa của từ, từ đó tiến hành phân chia nội dung nghĩa thành các nét nghĩa. Kết quả thu được qua phân tích là các nét nghĩa của các từ riêng lẻ. Tài liệu phân tích có thể sử dụng kết quả ở các từ điển tường giải, điều chỉnh và bổ sung chúng theo một phương pháp thống nhất và kiểm tra lại bằng ngữ liệu thực tế ở các tác phẩm văn học. Phương thức xác lập các nét nghĩa thực hiện qua sự đối lập các từ và xác lập các dạng thức từ và loại hình kết hợp trong lời nói (văn bản). Sự đối lập trước hết là một cặp từ, sau đó thực hiện với toàn nhóm. Để thấy được mặt đối lập, khác biệt nghĩa, các từ luôn luôn phải ở thế đối lập trong một bối cảnh đồng nhất. Kết quả thu được vì vậy có nhiều loại nét nghĩa khác nhau do các phạm vi đối lập đồng nhất khác nhau đưa lại. Mỗi nghĩa luôn luôn bao gồm trong nó những nét nghĩa đồng nhất và khác biệt. [58, tr.258-259]

Việc tháo gỡ, xác định các nét nghĩa được thực hiện trong quá trình phân tích đối chiếu nghĩa. Nội dung nghĩa của các từ được phân tích triệt để phản ánh qua các nét nghĩa. Nét nghĩa xác lập trong đối lập đồng nhất nêu trên cần được bổ sung, mở rộng thêm qua khảo sát văn bản. Chính sau khi lần tìm hết tất cả các nét nghĩa bộc lộ ở nhiều phạm vi khác nhau trong ngôn ngữ và lời nói, trong quan hệ với hiện thực và thuần túy ngôn ngữ, chúng ta mới phát hiện hết các nét nghĩa của từ. Toàn bộ nét nghĩa của từ có trong hai ngôn ngữ được phát hiện đã cho ta cơ sở để so sánh, đối chiếu, để xác định cái giống và cái khác giữa các cặp từ, nghĩa và nhóm từ

- nghĩa tương ứng. [58, tr.260-261]

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí