Nghĩa Không Gian Được Định Vị Trên Vị Trí Địa Lý

đường phố Wall, chứ không thể nằm trên mặt đường có xe cộ đi lại được. Cũng như một trạm xăng (Tankstelle) nằm bên rìa đường cao tốc nơi có nhiều phương tiện đi lại trên mặt đường.

Ở đây ĐTQC phải là các không gian mở, các vùng địa lý chính, còn riêng các loại đường thì hầu như không có giới hạn nào cả. Còn ĐTĐV phải có tính cố định, kích thước phù hợp. Cả ĐTĐV và ĐTQC phải tuân thủ mối quan hệ thông thường giữa hình bóng và nền, do đó việc sử dụng đối tượng cố định như Straße (phố), Autobahn (đường cao tốc) làm ĐTQC phù hợp hơn là làm ĐTĐV.

2. Nghĩa tiếp cận được bằng tri giác

Theo Mansour có sự mở rộng không gian hầu hết theo mối quan hệ chiều ngang. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng tham chiếu đều có một bề mặt:

(101) Er balanciert den Ball auf der Fingerspitze [113, tr.56]

(Anh ta cân bằng quả bóng trên đầu ngón tay).

Theo Weinrich auf còn có ý nghĩa trong mối quan hệ chặt chẽ với điểm nhìn Nó mô 1

Theo Weinrich, auf còn có ý nghĩa trong mối quan hệ chặt chẽ với điểm nhìn. Nó mô tả ý nghĩa như là “khả năng tiếp cận”, vì “giới từauf có trung tâm trao đổi nhân loại học ở tay làm việc mở - nếu tay cũng ở “trên”, thì phải liên quan đến các hoạt động. Nó diễn đạt sự sẵn sàng vì mục đích hoạt động”. [142, tr. 625]


(102) Die Farben auf der Pallette. (Những màu sắc trên bảng.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Trong tiếng Việt, khả năng tiếp cận được hiểu rằng là màu sắc có thể được tiếp cận đối với hoạt động vẽ trên bảng. Ở đây, trong một số trường hợp thì auf không khác gì với in: [113, tr.57]; [142, tr.627]

(103) Ich bin schon drei Jahren auf der Universität. (Tôi đã học ba năm trường đại học.)

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 11

(Auf ở đây diễn tả khả năng tiếp cận với cơ sở xã hội)

(104) Ich stehe in der Universität.

(Tôi đứng trong trường đại học.) (in nói đến không gian)

3. Nghĩa không gian được định vị trên vị trí địa lý

Khi nói đến một số vị trí địa lý, thì người ta bắt buộc sử dụng auf để biểu thị muốn nói rằng có một đối tượng hay một sự kiện nào đó được định vị trong phạm vi bề mặt của chúng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu vừa mang tính kế thừa

tham khảo ở trong các sách ngữ pháp tiếng Đức, vừa mang tính cá nhân, chúng tôi sẽ cung cấp một danh sách có phần chi tiết hơn về các vị trí địa lý mà người ta chỉ có thể dùng với auf: der Erde (trái đất), der Farm (trang trại), der Ranch (trại chăn nuôi), dem Campus (khuôn viên trường đại học), dem Spielfeld, (sân chơi), dem Boden (sàn nhà), den Block (tòa nhà), der Insel (đảo), der Halbinsel (bán đảo), dem Land (đất liền), dem Kontinent (lục địa), der Ebene (đồng bằng), der Weide (đồng cỏ), der Prärie (thảo nguyên), dem Industriepark (khu công nghiệp), dem geplanten Wohngebiet (khu dân cư), der Strasse (đường phố), ...

Kiểu định vị trên chỉ là một sự định vị đơn giản ở trong một phạm vi xác định trong không gian. Ở đây, tác giả không đề cập đến hai nét nghĩa điển hình của auf là nâng đỡ và tiếp xúc, vì vậy nghĩa ở đây không giữ vị trí trung tâm, ví dụ:

(105) Der Spieler auf dem Fußballplatz (Các cầu thủ trên sân bóng đá)

Tương tự như vậy, trong tiếng Việt người ta cũng nói đến kiểu định vị này thông qua những ví dụ:

(106) Có một cuộc diễu hành trên đường phố.

(Es gibt eine Demonstration auf der Strasse.)

Những ví dụ trên không đề cập đến sự tiếp xúc hay nâng đỡ mà chỉ nói đến thực thể trong không gian được định vị trên vị trí địa lý mà thôi.

2.2.1.2. Giới từ “auf” chỉ phương hướng chuyển động đối chiếu với tiếng Việt.

Giới từ không gian auf mang hướng chuyển động được chia thành các nghĩa gồm: Nghĩa chuyển động nghĩa phương tiện.

1. Nghĩa chuyển động

Theo Mansour, M. A thì một số đối tượng có thể diễn đạt không chỉ bề mặt mà còn diễn đạt mang nghĩa không gian mở bằng giới từ “auf” như: Weg (đường), Erde (đất), Boot (thuyền), Schiff (tàu), Meer (biển)...” [113, tr.57].

Nếu giới từ “auf” yêu cầu đối cách thì hướng chuyển động là từ dưới lên trên. [88, tr.364]

Hình 26 auf trên bàn 107 Sie stellt die Vase auf den Tisch Cô ta đặt lọ hoa lên trên 2

Hình 26: auf - trên bàn

(107) Sie stellt die Vase auf den Tisch. (Cô ta đặt lọ hoa lên trên bàn.)

Ở ví dụ trên diễn tả hoạt động cô ta cầm lọ hoa và đặt nó lên trên bàn, vì vậy giới từ auf - trên chỉ sự chuyển động. Ngoài ra, “auf” còn miêu tả chuyển động từ một vị trí đến một bề mặt mới như là khu vực tham chiếu. Các địa điểm như: Markt, Straβe, Feld, Platz ... được coi là bề mặt trong tiếng Đức và cần có giới từ “auf” [113, tr.125]

(108) Wir gehen auf den Markt. (Chúng tôi đi ra chợ.)

Giới từ “auf” xuất hiện với các động từ chuyển động có zu hoặc với các động từ chuyển động: marschieren, vorrücken, ziehen.

(109) Böse ging er auf mich zu.

(Anh ta giận dữ bước đến gần tôi.)

Như đã miêu tả, ý nghĩa của các giới từ “auf - trên, unter - dưới” và “über - trên” liên quan đến cơ thể con người. Con người đứng trên mặt đất và chạm vào mặt đất theo trục thẳng đứng. Theo mối quan hệ cơ bản này thì giới từ “auf” đứng độc lập với các giới từ “über” và “unter” mà không yêu cầu sự tiếp xúc. [81]

Trái ngược với giới từ auf über trên giới từ unter dưới mô tả sự chuyển 3

Trái ngược với giới từ “auf/über - trên, giới từ unter - dưới” mô tả sự chuyển động từ trên xuống dưới và cũng không có sự tiếp xúc bề mặt giữa vật này với vật kia. [113, tr.384]


Hình 27: unter - dưới bàn

(110) Der Hund legt sich gemütlich unter den Tisch. [113]

(Con chó nằm xuống dưới bàn một cách thoải mái.)

Trong ví dụ này từ “nằm xuống” có ý nghĩa chuyển động và giới từ “unter” diễn tả sự chuyển động ở vị trí giữa một số người hoặc vật. [88, tr.384]


Hình 28 unter giữa khán giả 111 Ich mische mich unter die Zuschauer 88 Tôi hòa mình vào 4

Hình 28: unter - giữa khán giả

(111) Ich mische mich unter die Zuschauer. [88]

(Tôi hòa mình vào giữa khán giả.)

Ở đây giới từ “unter” mang nghĩa chuyển động có nghĩa là ở giữa, tôi ở giữa đám đông là khán giả, nghĩa là ở giữa rất nhiều người cũng cùng có mặt ở đó.

Tương ứng với tiếng Việt là những giới từ “lên (trên), xuống (dưới)”. Tác giả Nguyễn Văn Thành (2001) cho rằng giới từ “lên” diễn tả rằng đối tượng được định vị di chuyển đến về mặt của đối tượng tham chiếu và theo sau động từ mang/vác (tragen), đặt/để (stellen, legen) ....[49]

(112) Cậu bé đặt cuốn sách lên trên bàn một cách cẩn thận. (Der Junge legt das Buch vorsichtig auf den Tisch.)

Giới từ lên” miêu tả chuyển động dọc từ dưới lên trên, còn giới từ “xuống” thì ngược lại hướng từ trên xuống dưới [27]; [28]. Giới từ “lên” và “xuống” kết hợp với giới từ “trên” và “dưới. Sự chuyển động mà từ một nơi được coi là “dưới” đến một nơi được coi là “trên, được mô tả bằng từ “lên” và theo hướng ngược lại được mô tả bằng từ “xuống. Khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” đóng vai trò quan trọng khi sử dụng “lên” và “xuống”. Theo đó “lên” mô tả hướng chuyển động đến phạm vi của đầu và “xuống” đến phạm vi của chân. Và ở đây chúng ta không quan tâm đến đối tượng tham chiếu ở vị trí đứng hay nằm. [54, tr.96]

(113) Đội mũ lên đầu.

(Den Hut auf den Kopf legen.)

(114) Chạy lên đầu ô tô - phía trên. (Zum Motorraum laufen.)

(115) Để chăn xuống dưới chân.

(Die Decke an den Fuß legen.)

Ngoài ra vị trí giữa đối tượng tham chiếu và người nhìn quyết định việc sử dụng giới từ “lên” hoặc “xuống”.

(116) Treo tranh lên trên tường.

(Das Bild an die Wand hängen.)

(117) Nhảy xuống dưới sông (In den Fluss springen.)

Như chúng tôi đã giải thích trước đó, bức tranh trong ví dụ câu (116) được treo trên tường, dùng giới từ “an” mà không dùng “auf”, tuy nhiên hướng chuyển động lên trên và qua đầu của người nhìn, do đó giới từ lên được sử dụng ở trong câu. Trong

ví dụ (117) chân được coi là mục đích của chuyển động thấp hơn điểm bắt đầu của chuyển động, cụ thể là cái bờ sông. Chuyển động ở sông mô tả một sự chuyển động xuống dưới và cần dùng giới từ “xuống”. Tầm quan trọng của mối quan hệ không gian giữa người nhìn cũng được giải thích thông qua tình huống sau:

(118) Der Ball fliegt [nach unten] auf den Dach.

(Quả bóng bay xuống dưới mái nhà.)

(119) Der Ball fliegt [nach oben] auf den Dach.

(Quả bóng bay lên trên mái nhà.)

Trong hai câu, “mái nhà” được coi là mục đích của chuyển động, như vậy trái bóng cuối cùng nằm trên mái nhà. Tuy nhiên, thông qua giới từ “lên” hoặc “xuống” trong tiếng Việt ta có thể kết luận rằng liệu người nhìn cao hơn (118) hay là thấp hơn

(119) “mái nhà”, điều này không được thấy đối với giới từ “auf” trong tiếng Đức.

Tuy nhiên, việc sử dụng giới từ “lên” và “xuống” vẫn còn quá phức tạp, vì “trong sự cảm nhận, sự tri giác không gian của con người đồng thời hiện hữu cả những thuộc tính và quan hệ không gian trực quan, cảm tính, và cả những sự trừu tượng logic, lí tính về chúng” [54, tr.145]

Vì lý do này tồn tại hai cách diễn đạt với hai giới từ có ý nghĩa trái ngược để diễn tả sự thay đổi của tư thế từ đứng thành ngồi: ngồi xuống dưới ghế hoặc ngồi lên trên ghế (sich auf den Stuhl setzen). Việc sử dụng các giới từ khác nhau có sự biểu đạt khác nhau. Nếu người ngồi tự ngồi trên ghế thì hướng chuyển động hướng xuống dưới, do đó cần sử dụng giới từ “xuống”. Đối tượng được định vị, cụ thể là cơ thể ở trên chiếc ghế, do đó có thể sử dụng bằng giới từ “lên”.

Nhận thức không gian về sự chuyển động lên trên hoặc xuống dưới diễn ra trong một không gian rộng lớn: đi lên núi (in die Berge fahren), đi xuống biển (ans Meer fahren) ... và liên quan đến địa lý Việt Nam và hướng trời. [27, tr.19]; [28, tr.28]. Trong các thành phố/ khu vực ở phía Nam của Bắc Việt Nam thường có núi và cao hơn các đối tượng khác, do đó sự chuyển động đến các khu vực này được biểu thị bằng giới từ “lên”. Ngược lại các thành phố/khu vực ở phía Đông miền Bắc Việt Nam thường bao gồm hồ và biển. Để diễn đạt rằng ta lái xe về hướng đó, ta sử dụng giới từ “xuống” như “Tôi xuống Hà Nội”.

Khi giải thích giới từ trên và dưới tác giả đã miêu tả hệ thống cấp bậc 5

Khi giải thích giới từ trên dưới tác giả đã miêu tả hệ thống cấp bậc xã hội theo tư duy Việt Nam của Lý Toàn Thắng mà cách sử dụng cũng bị ảnh hưởng bởi lên xuống. Trong ví dụ (82) Cậu ta làm việc trên thành phố (Er arbeitet in der Stadt) chúng ta sẽ thấy rằng, vị trí của đối tượng được định vị trong thành phố được miêu tả thông qua giới từ “trên”. Do đó, việc chuyển động lên thành phố cũng được biểu thị bằng “lên”. [54, tr. 85]

(120) Tôi lên thành phố. (Ich gehe in die Stadt.)

Như ở trên tác giả đã đề cập đến auf ngoài nghĩa chính là trên thì auf sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau còn mang nghĩa khác nhau như: ra, vào, lên, xuống, ... liên quan đến các giới từ có những động từ chỉ chuyển động và Nguyễn Kim Thản gọi là động từ phương hướng vận động khi chúng đảm nhận chức năng động từ chính, và gọi là trợ động từ khi chúng đứng vị trí sau động từ. Còn trong tiếng Việt, trước khi đề cập đến các giới từ chỉ phương hướng chuyển động tác giả nên chú ý đến nhóm từ chỉ hướng vận động, vì những từ này không phải luôn luôn có chức năng như là giới từ mà nó có thể là động từ. Với Nguyễn Tài Cẩn thì động từ phương hướng chuyển động là yếu tố trung gian hoặc quan hệ từ. Sự xuất hiện của những từ chỉ hướng chuyển động tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ với sự kết hợp giữa nhận thức không gian và động từ chỉ phương hướng chuyển động. [29]. Từ chỉ hướng chuyển động được hiểu là một từ đơn âm, thuần Việt. Nó mang hướng cụ thể của sự vận động không gian nhưng không mang một phương thức vận động xác định [30]. Chính vì từ chỉ hướng chuyển động không gian chưa mang phương thức vận động xác định nên từ chuyển hướng vận động có thể đứng sau một động từ mang tính vận động xác định nhằm bổ sung hướng hoạt động cho động từ ấy.

Trong tiếng Việt những từ như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, đi, tới... là những từ chỉ hướng được chuyển loại từ các động từ tương ứng.

(121) Tôi ra sân. (từ ra ở đây là một động từ)

(122) Tôi đi ra sân. (từ ra trong câu này không đơn thuần là một giới từ mà nó là một từ chỉ hướng).

(nhận thức về không gian)

(Tiếp cận động từ định hướng)


Theo mô tả này suy ra rằng động từ chỉ hướng chuyển động và tính từ nhận thức không gian xuất hiện ở trước những từ chỉ hướng chuyển động. Đặc biệt, các giới từ tĩnh tại có thể được thêm vào giữa từ chỉ hướng chuyển động và động từ, ví dụ: Dựng cái xe vào cạnh tường (Stell das Fahrrad an die Wand) hoặc hai từ chỉ hướng chuyển động có thể đứng cạnh nhau ví dụ như: Cô ấy đi ra đến sân (Sie geht auf den Hof). Các nhà ngôn ngữ học bày tỏ ý kiến khác nhau về số lượng từ trong nhóm này. Lê Văn Lý xếp các từ “đi, lên, xuống, ra, vào, về, lại, đến, tới, sang, khỏi” vào nhóm này, nhóm những từ chỉ hướng chuyển động. [27, tr.9].

Nguyễn Lai cũng cho rằng các từ chỉ phương hướng chuyển động có chức năng khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh vào chức năng như là động từ của các từ chỉ hướng chuyển động [28]. Còn Nguyễn Kim Thản phân loại những từ chỉ hướng chuyển động thành các động từ: “Trong những động từ thuần, có một nhóm động từ đặc biệt là động từ chỉ sự vận động có phương hướng xác định như: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, về, tới, đến” [40, tr.101]. Tuy nhiên có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng như là động từ và giới từ của từ chỉ hướng chuyển động. Thông qua ví dụ sau khẳng định rằng chức năng như là động từ của từ chỉ hướng chuyển động được phái sinh từ chức năng như là giới từ.

(123) Chim bay về tổ). [40] (Die Vögel fliegen ins Nest.)

Verb + Präposition

(124) Chim về tổ. (Die Vögel fliegen ins Nest.)

Verb

Nguyễn Lai cũng cho rằng diễn đạt câu (123) đã được rút ngắn theo thời gian và qua đó diễn đạt thành câu (124) được xuất hiện. Động từ “về” trong câu (124) có thể có ý nghĩa của động từ “bay” (fliegen) và giới từ “về” (in), vì chim chỉ có di

chuyển bằng đôi cánh và do đó từ chỉ hướng chuyển động “về” ta có thể biết được loại và hướng chuyển động [27, tr.14]. Trong một nghiên cứu khác ông đã chỉ ra rõ ràng rằng các giới từ chỉ phương hướng chuyển động có đặc điểm đặc biệt [28]. Trong ví dụ (123) giới từ “về” không được bỏ đi mà đó là câu bị sai ngữ pháp:

*Chim bay (...) tổ. Khác với giới từ trong nhóm khác, giới từ chỉ phương hướng chuyển động không thể thay đổi vị trí của nó với các thành phần câu khác: *Về tổ chim bay (Ins Nest fliegen Vögel). Đặc biệt sự bổ sung sau giới từ đóng vai trò để làm rõ mục đích của hành động và không nhất thiết phải xuất hiện: Chim bay về. (*Die Vögel fliegen nach/ in/ ...). Ngoài ra, các giới từ chỉ phương hướng chuyển động có thể kết hợp với các giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại: vào trong (in + đối cách), lên trên (auf + đối cách) ...

Giới từ “ra” biểu thị sự chuyển động từ một nơi kín hẹp đến một nơi khác rộng mở hơn và “vào” thì ngược với “ra”. Hai giới từ theo sau động từ chuyển động và các động từ khác như “nhìn”(sehen), “trông” (gucken/ schauen), “mang” (tragen) [49, tr.49]; [28, tr.29]; [28, tr.30]; [26, tr.28].

Sự đóng và mở không gian được miêu tả thông qua hình khi giải thích giới từ “trong” và “ngoài”. Theo đó, giới từ “ra” được sử dụng cho hướng chuyển động từ không gian được biểu thị bằng “trong” đến không gian được diễn đạt bằng “ngoài” và “ngoài” được sử dụng theo hướng ngược lại. Giới từ “ra” cũng được sử dụng để diễn tả sự chuyển động từ phòng ngủ ra phòng khách và sự chuyển động từ phòng khách vào phòng ngủ được diễn đạt bằng từ “vào”, vì phòng ngủ so với phòng khách được coi như là một không gian đóng. [54]

Theo quan sát của tác giả, người Việt Nam ngoài sử dụng cách diễn đạt sang nước ngoài còn dùng ra nước ngoài. Do vậy, tôi cho là người Việt Nam xem xét đất nước (Việt Nam) với các khía cạnh khác nhau:

Xem xét 1: như là một đơn vị giữa các đơn vị khác (các quốc gia khác). Sự chuyển động của một đơn vị này sang một đơn vị khác qua biên giới được mô tả thông qua từ “sang”.

Xem xét 2: như là một không gian đóng so với các quốc gia khác. Sự di chuyển từ không gian đóng này sang không gian mở cần dùng giới từ “ra”.

Việc sử dụng giới từ “ra” và “vào” có liên quan chặt chẽ đến địa lý Việt Nam. Đặc điểm miền Bắc to hơn hoặc rộng hơn miền Nam Việt Nam được nhìn

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí