Giới Từ “Auf” Chỉ Địa Điểm Tĩnh Tại Đối Chiếu Với Tiếng Việt.

(73) In diesem Fluss gibt es sehr viele Fische. (sông này nhiều cá lắm.)

Chúng tôi nhận thấy khá thú vị về cách suy nghĩ của người Việt Nam thông qua cách dịch câu sau “Etwas liegt auf dem Boden”. Trong tiếng Việt người ta thường nói là Cái gì đó nằm dưới sàn nhà, vì mặt đất được coi là điểm thấp nhất so với con người đang đứng, mặc dù đối tượng được định vị ở trên sàn. Do đó khi dùng giới từ trong tiếng Đức chúng ta hiểu rõ ràng là trên sàn nhà nhưng cách hiểu dịch sang tiếng Việt là dưới sàn nhà.

Giải thích cách nghĩ này cần xét đến hình thái tiêu chuẩn. Lý Toàn Thắng cho rằng trong tiếng Việt ở phạm vi đầu/ cổ con ngưởi thì dùng trên và ở phạm vi chân/ bàn chân thì dùng dưới.

(74) Chú chó nằm dưới chân cậu bé.

(Der Hund liegt an dem Fuß des Jungen.)

Không chỉ con người mà các đối tượng hoặc đồ vật khác trong tiếng Việt cũng có đầu và chân như tủ, núi ... (chân tủ, chân núi, ...). Nếu đối tượng này ở vị trí ngang thì cũng được xác định đâu là đầu và đâu là chân. Dĩ nhiên trong trường hợp này ta lại cần giới từ trên cho phần đầu và dưới cho phần chân.

(75) Cô gái ngồi trên đầu giường.

(Das Mädchen sitzt im Bett neben dem Bettkopf.)

Ở đây cô gái ngồi trên đầu giường, từ trên được hiểu là phía trên đầu giường (giường có hai phía là phía đầu giường và phía cuối giường). Cách diễn đạt đầu giường không dễ dịch sang tiếng Đức, vì không có từ tiếng Đức nào phù hợp. Đầu giường là một phần của giường được giải thích bên cạnh từ Bettkopf. Hình thái tiêu chuẩn của con người hoặc vật quyết định lựa chọn vị trí “trên” hoặc “dưới”, ngay cả khi con người hoặc đồ vật ở vị trí đứng hoặc nằm.

(76) Der Junge liegt im Bett. Der Hund liegt an seinen Beinen/ Füßen.

(Cậu bé nằm trên giường. Chú chó nằm dưới chân cậu.)

Tầm quan trọng của mối quan hệ không gian giữa người nhìn và đối tượng được định vị cũng được thấy thông qua các tình huống sau:

Tình huống 1 và 2, Tim và người nhìn sống trong một ngôi nhà cao tầng trong các phòng khác nhau. Ngược lại trong tình huống 3, người nhìn sống trong ngôi nhà A và Tim sống trong ngôi nhà B. Khi người thứ ba, ví dụ mẹ của người nhìn và Tim đến thăm, có thể có ba câu nói cho ba tình huống.

Tình huống 1: Meine Mutter ist bei Tim. (Mẹ tớ ở dưới nhà Tim.) Tình huống 2: Meine Mutter ist bei Tim. (Mẹ tớ ở trên nhà Tim.) Tình huống 3: Meine Mutter ist bei Tim. (Mẹ tớ bên nhà Tim.)






Be-

trachter




Tim

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.





Tim




Be-

trachter





Be-

trachter












Tim


A B

Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3

Mối quan hệ không gian trên – dưới chỉ đúng khi đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu trong một không gian nhất định, nếu không giới từ khác được sử dụng.

Loại và cách thức mà người Việt Nam mô tả đồ vật quyết định cách sử dụng giới từ trong một số trường hợp như sau:

(77) Quyển sách nằm trên giá. (Das Buch liegt im Regal!)

(78) Chúng tôi ngồi ăn dưới ánh đèn mờ.

(Wir essen beim schwachen Lampenlicht.)

Ở ví dụ (77) nên diễn đạt “trên giá sách” mà trong tiếng Việt hay được sử dụng, thậm chí khi cái giá ở vị trí thấp hơn với người nhìn. Tương tự, “ánh đèn” không có nghĩa là “Lampenlicht”, vì ta có thể không để ở “dưới, mà là “tronghoặc “gần” ánh sáng. Ở đây, “ánh đèn” nhắc đến chiếc đèn mà được treo cao và chủ ngữ “wir” ở dưới chiếc đèn này.

Ngoài ra tác giả cũng rất thú vị khi nghiên cứu cách người Việt định hướng trong một không gian (trong phòng học, tàu, phòng họp, hội trường ...).

(79) Cô giáo đứng trên bảng. (Die Lehrerin steht an der Tafel.) (an - cạnh)

(80) Lan ngồi trên toa đầu. (Lan sitzt im ersten Wagon.) (im - trong)

Tình huống trong ví dụ (79) diễn ra trong lớp học. Cách diễn đạt “đứng trên bảng” được sử dụng vì thường có cái bục ở bảng để người học có thể nhìn thấy giáo viên rõ hơn, và ở đây người nhìn hiểu nghĩa là cô giáo đứng cạnh cái bảng. Cách diễn đạt gốc có lẽ là “đứng trên bục bảng” (auf dem Podium stehen) và dần dần qua thời gian từ “bục” được bỏ đi. Các phòng học ở Việt Nam thông thường được trang bị các dãy bàn và hướng lên phía bảng. Nếu học sinh A ngồi ở một bàn, mà gần

bảng hơn so với bàn của học sinh B thì ta nói A ngồi trên B (A sitzt vor B) và không ai được hiểu được câu đó rằng A ngồi lên đầu B hoặc lưng của B. Tương tự trong phòng họp hoặc hội trường thường có một sân khấu cao hơn. Do đó, giới từ của những cái ghế mà gần với sân khấu hơn thì được sử dụng giới từ “trên”. Ví dụ (80) cũng được giải thích ở vị trí ngang thông qua hình thái tiêu chuẩn. Cabin mà chứa buồng lái gọi là “đầu tàu” (der Kopf des Zuges). Câu (ví dụ 80) có thể được đặt bởi một người mà ngồi ở trong toa xe thứ hai/ba .... vì các toa xe là phần tiếp theo của đầu tàu là toa xe thứ nhất.

Ở đây việc sử dụng “trên” và “dưới” thậm chí được in sâu bởi văn hóa Việt Nam.

(81) Nhà tôi ở dưới quê.

(Ich wohne auf dem Land)

(82) Cậu ta làm việc trên thành phố. (Er arbeitet in der Stadt.)

(83) Cô ấy làm việc trên Bộ Giáo dục.

(Sie arbeitet beim Ministerium für Bildung.)

Tuy nhiên các diễn đạt đó không có mối liên hệ với định hướng địa lý. Việc sử dụng giới từ trong các câu này được giải thích thông qua hệ thống phân cấp bậc xã hội. Các thành phố thì hiện đại hơn và tốt hơn làng quê và có vị trí “cao hơn” làng quê. Bộ Giáo dục là cấp trên trong lĩnh vực giáo dục. Do đó ta có sự tôn trọng và mô tả bằng giới từ “trên. Câu ví dụ (83) có lẽ được nói bởi một người mà chỉ làm việc ở một trường đại học hoặc trường học. Ở đó có hệ thống phân cấp bậc xã hội mà được phản ảnh lại thông qua tiếng Việt.

2 2 1 1 Giới từ auf chỉ địa điểm tĩnh tại đối chiếu với tiếng Việt Về 1

2.2.1.1. Giới từ “auf” chỉ địa điểm tĩnh tại đối chiếu với tiếng Việt.

Về mặt cấu trúc không gian auf - trên (tương đương với giới từ on trong tiếng Anh, theo A. Herskovits thì “auf” có ý niệm điển hình như sau: “Auf (on) dùng cho một cấu hình hình học X tiếp xúc với một đường hay một bề mặt Y; nếu Y là một bề mặt của một đối tượng OY và X là cái không gian được chiếm bởi một đối tượng OX khác, để OY nâng đỡ OX” [91].

Do vậy những nghĩa lý tưởng của giới từ auf được hiện thực hóa trong hoạt động của ngôn ngữ theo một số nghĩa sau:

1. Nghĩa bên trên

a. Vật thể này được nâng đỡ bởi một vật thể khác

b. Vật thể này tiếp xúc với một vật thể khác

c. Vật thể này ở phía trên vật thể khác.

d. Vật thể ở trên một phần của chính nó

e. Vật thể tiếp xúc với rìa của một vùng địa lý

2. Nghĩa tiếp cận được bằng tri giác

3. Nghĩa không gian được định vị trên vị trí địa lý

1. Nghĩa bên trên

a. Vật thể này được nâng đỡ bởi một vật thể khác

Lê Văn Thanh (2003) cho rằng “Một đối tượng được xem là nâng đỡ một đối tượng khác khi nó gánh chịu trọng lượng của đối tượng này đè lên hay đeo lên nó. Có nhiều cách thức tiếp kết khác nhau để một đối tượng này nâng đỡ một đối tượng khác. Trường hợp điển hình thường là sức nặng của ĐTĐV đè lên bề mặt cân bằng theo đường chân trời ở phía trên của ĐTQC” [48]. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng, đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp, bởi theo lẽ thường thì bề mặt này cũng không nhất thiết phải là ở phần đỉnh mặc dù nó luôn là một mặt ngoài của ĐTQC, và bề mặt này cũng không nhất thiết là phải cân bằng theo đường chân trời cũng như không nhất thiết phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của ĐTĐV.

Nên trong thực tế chúng ta thường gặp các trường hợp như: “die Tasche auf der Treppe” (chiếc túi trên cầu thang), “Katze auf einem Stuhl” (con mèo trên ghế), “Mädchen auf einem Stuhl” (cô gái trên ghế).

Giới từ “auf (trên)” mô tả vị trí của đối tượng mà cao hơn bề mặt cơ sở của một đối tượng khác với sự tiếp xúc mặt đất. Đối tượng tham chiếu có một bề mặt

“mang một chức năng đối với đối tượng được định vị” [113, tr.55]. Tuy nhiên theo Weinrich ba ví dụ dưới đây chỉ ra rằng vị trí của bề mặt không đóng vai trò gì:

(84) Die Blumenvase auf dem Sockel.

(Bình hoa trên bệ.) (= oben auf = bên trên)

(85) Die Farben auf dem Wandbild.

(Màu sắc trên bức tranh ở tường.) (= seitlich auf=ở bên trên)

(86) Die Figuren auf dem Deckenfresko.

(Các hình vẽ trên trần nhà.) (= unten auf=dưới, ở dưới) [142, tr. 626]

Ở ví dụ (84) bình hoa được đặt trên bệ và chịu sự đè nặng của cái bệ cũng chính là vật nâng đỡ bình hoa. Hai ví dụ (85) và (86) chỉ mang tính miêu tả màu sắc và hình vẽ được nhìn thấy thông qua bức tranh được gắn lên tường hoặc hình vẽ được vẽ lên trần nhà với những tiết họa màu mắc.

Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý đến những trường hợp mà ĐTĐV được treo lên, gắn vào, bám vào, đính vào ... ĐTQC như: “das Bild an der Wand” (bức tranh trên tường), “die Lampe an der Decke, (chiếc đèn trên trần nhà), “das Etikett auf der Box” (nhãn mác trên hộp) ...

Những ĐTĐV (bức tranh, chiếc đèn, nhãn mác, ...) trong cách dùng này có thể là bất kì vật thể, sự kiện hay hoạt động nào. Còn ĐTQC có thể là một phần hay một bề mặt nào đó được thêm vào đối tượng cố hữu ví dụ như trong tiếng Việt người ta nói: Anh ta ngủ trên sàn gạch = trên lớp gạch lót sàn (Er schlief auf dem Fliesenboden). Ở đây về một phương diện nào đó thì lớp gạch lót sàn được xem là một phần của sàn nhà nên trường hợp này chưa gây được sự chú ý. Còn đối với trường hợp gây được sự chú ý thực sự là trường hợp auf tương đương với trên (ở trên) trong tiếng Việt được dùng khi ĐTĐV có sự tiếp xúc gián tiếp với ĐTQC.

(87) Quyển sách ở trên bàn (Das Buch ist auf dem Tisch.)

Ở ví dụ này nói về quyển sách ở trên một chiếc bàn có phủ khăn trải bàn hoặc ni lông, vì thế khăn trải bàn hoặc ni lông - trạng thái mỏng manh của vật trung gian là nhân tố quyết định cho việc người ta có thể sử dụng ở trên (auf). Nhưng việc sử dụng ở trên (auf) trong dạng tiếp xúc gián tiếp này không chỉ dựa vào trạng thái mỏng manh của vật trung gian. Mặc dù có vật xen kẽ ở giữa là vật trung gian nhưng từ ở trên (auf) vẫn giữ nguyên nghĩa trên bề mặt. Điều này được minh họa qua hình vẽ sau:

Quyển sách (das Buch)

Cái bàn (Tisch)

Khăn trải bàn (Tischwäsche)

Hình 25: auf - trên

Nếu không dùng khăn trải bàn thì cuốn sách trên bàn là tiếp xúc trực tiếp với cái bàn, và cái bàn là mốc định vị, là mối quan hệ nâng đỡ và bao hàm trực tiếp.

b. Vật thể này tiếp xúc với một vật thể khác

Khi vật thể này đặt lên vật thể khác thì cần có sự tiếp xúc và nâng đỡ, sự tiếp xúc giữa hai vật thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên cũng có những sự tiếp xúc không đi kèm với sự nâng đỡ, ví dụ với hai cái hộp để cạnh nhau hoặc cái ghế đặt sát với cửa thì người ta không thể nói rằng:

(88) Das rote Kästchen befindet sich auf dem blauen Kästchen. (Cái hộp đỏ ở trên cái hộp xanh.)

(89) Der Stuhl ist auf der Tür (Cái ghế trên cửa)

Mà ở đây chỉ cần nói cái hộp đỏ bên cạnh cái hộp màu xanh, cái ghế bên cạnh cái cửa để nhận thấy sự tiếp xúc giữa hai vật có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp mà không cần bất kì một sự nâng đỡ nào cả.

Nhưng cũng có những trường hợp giữa hai vật thể có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không cần sự nâng đỡ, người ta cũng dùng auf.

(90) Haare auf dem Kopf. (Tóc trên đầu.)

Giới từ “trên” cũng diễn tả rằng một đối tượng này cao hơn đối tượng khác, tuy nhiên không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai đối tượng. Với ý nghĩa này, “trên” phù hợp với giới từ “über” trong tiếng Đức và có liên quan về nghĩa với giới từ auf. Tuy nhiên trong câu tiếng Việt cần có một danh từ biểu thị độ cao mà không có sự tiếp xúc, nếu không cần thêm vào cụm từ “lơ lửng”. [49, tr.682]

(91) Trên đầu chúng tôi lấp lánh những ngôi sao. [49]

(Die Sterne leuchten über uns.)

(92) Mụ phù thủy lẩm nhẩm cái gì đó rồi chiếc bàn bay lơ lửng trên

đầu chúng tôi. [49]

(Die Hexe murmelt etwas und dann schwebt der Tisch über uns.)

Ở đây những ngôi sao, chiếc bàn bay lơ lửng ở phía trên đầu chúng tôi có một khoảng cách nào đó qua không gian mà không có sự chạm đến đầu nghĩa là không có sự tiếp xúc trực tiếp mà chỉ là đối tượng này cao hơn một đối tượng khác có sự tiếp xúc gián tiếp thông qua một khoảng không.

c. Vật thể này ở phía trên vật thể khác

Không giống như hai phần trên khi sử dụng auf cần có mối quan hệ nâng đỡ hoặc tiếp xúc giữa ĐTĐV và ĐTQC thì qua ví dụ dưới đây người ta có thể sáng tạo ra những cách dùng định vị với tư cách như là một sự mở rộng phạm vi sử dụng của auf trong không gian mà thôi.

(93) Weiße Wolken auf der Insel. (Những đám mây trắng trên đảo)

Ở đây không có sự hiểu lầm nào là nâng đỡ hay tiếp xúc vì người viết chỉ đề cập đến những đám mây và điểm nhìn xuống sàn nhà, do đó mà nghĩa lý tưởng của từ auf hầu như không được thể hiện mà có chăng là ở ví dụ (93) với vị thế của những đám mây nằm phía trên đảo theo phương thẳng đứng. Vì vậy mà auf trong các trường hợp trên chỉ biểu thị mối quan hệ siêu vị và không đi kèm theo sự nâng đỡ hay tiếp xúc nào. Chúng ta định vị từ phía người nhìn từ dưới lên trên theo trục thẳng thì thấy những đám mây ở phía bên trên đảo, còn sàn nhà là tâm điểm từ mắt của anh ta nhìn xuống.

Tương tự như vậy chúng ta cũng có thể thấy trong tiếng Việt cũng có sự định vị tương tự như trong tiếng Đức thông qua những ví dụ sau:

(94) Mắt của anh ấy nhìn xuống sàn nhà (Seine Augen waren auf dem Boden.)

d. Vật thể ở trên một phần của chính nó

Theo Lê Văn Thanh thì đây là kiểu loại sử dụng mà nghĩa lý tưởng của từ auf được ngầm ẩn ở bên trong, hay nói cách khác, được thể hiện một cách gián tiếp thông qua bộ phận của vật thể tiếp xúc với bề mặt nâng đỡ. [48]

(95) Ein Tisch auf vier Beinen.

(Một cái bàn trên bốn chân = có bốn chân.)

Trong tiếng Việt khi nói:

(96) (Người đàn ông nằm ngửa.) [48]

(Der Mann auf dem Rücken.)

Ở đây chúng ta hiểu rằng người đàn ông (nằm) trên lưng của anh ta, điều này có nghĩa là khi một vật thể này được nâng đỡ bởi một vật thể khác thì trọng lượng của nó được dồn vào bộ phận với vật thể nâng đỡ nó. Ở ví dụ (95) thông qua giới từ auf ta thấy bốn chân là những bộ phận của chính cái bàn nâng đỡ mặt bàn. Ví dụ (96) người đàn ông nằm ngửa tức là chính cơ thể của anh ta đang được nâng đỡ bởi lưng của mình. Do vậy, hình thành nên một sự trừu tượng hóa về mối quan hệ nâng đỡ giữa vật thể và bộ phận tiếp xúc với bề mặt của vật thể nâng đỡ. Điều này được minh chứng rõ hơn qua ví dụ sau:

(97) Er steht auf seinen Beinen.

(Anh ta đứng trên đôi chân của mình.)

Ở đây có nghĩa là anh ta đứng và được nâng đỡ bởi đôi chân (làm trụ vững) của mình, đôi chân chính là vật nâng đỡ anh ta. Hoặc qua một ví dụ khác trong tiếng Việt như: (cái đầu trên đôi vai rộng của anh ta) [48] (der Kopf auf seinen breiten Schultern) chúng ta thấy có cách sử dụng khác được áp dụng cho các bộ phận phân biệt của cùng một vật thể. Và có thể nói rằng kiểu loại sử dụng này không có tính định vị điển hình. Điều này cũng hết sức tự nhiên, vì việc dùng một bộ phận nào đó của vật thể làm ĐTQC có thể giúp xác định được “tư thế” hơn là vị trí của vật thể. Qua đó nó cũng cho người ta thấy rằng, bộ phận nào là chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ vật thể trong một mối quan hệ định vị không gian nào đó.

e. Vật thể tiếp xúc với rìa của một vùng địa lý

Trong trường hợp này auf sử dụng ở rìa của một vùng địa lý, vì vậy ĐTĐV trong kiểu loại sử dụng này ít có khả năng nằm trong hoặc trên phạm vi của ĐTQC.

(98) Ein Geschäft auf dem Hauptplatz.

(Một cửa hiệu trên quảng trường chính.)

(99) Ein Geschäft an der Wall Straße. (Một cửa hàng trên phố Wall.)

(100) Eine Tankstelle an der Autobahn. (Một trạm xăng trên đường cao tốc.)

Trong kiểu loại định vị này thì ĐVĐT phải tiếp xúc với ĐTQC nhưng phải nằm ngoài ĐTQC, tức là tiếp xúc với rìa của ĐTQC chứ không thể nằm trong hoặc trên ĐTQC. Ở đây trong tiếng Việt chúng ta hiểu rằng một cửa hiệu (Geschäft) chỉ có thể là nằm bên rìa của quảng trường, một cửa hàng (Geschäft) nằm bên rìa

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí