Sự Tri Nhận Không Gian Với “Con Người Là Trung Tâm” Vũ Trụ

Tri nhận nghiệm thân không chỉ phụ thuộc vào thân thể mà còn cả sự tương tác giữa con người với môi trường xung quanh (nghiệm thân (với) tự nhiên). Tại đây, quá trình tương tác, chủ thể không thể không tác động đến môi trường tri nhận và đến lượt nó, môi trường tri nhận không thể không ảnh hưởng ngược trở lại. Sự hoạt động của trí óc con người là có cội rễ trong các cơ chế (được tiến hóa để tương tác với môi trường xung quanh) như là các cơ chế về cảm giác, cảm xúc và sự vận động. Chúng ta chỉ có thể nói về cái chúng ta có thể nhận thức và cảm nhận, và những thứ mà chúng ta có thể nhận thức và thụ cảm phái sinh từ trải nghiệm được nghiệm thân. Từ cách nhìn này, tư duy con người cần phải ảnh hưởng sâu đến trải

nghiệm được nghiệm thân. Về mặt này có thể xem tri nhận nghiệm thân như là sự

hồi âm giữa con người là chủ thể và môi trường.

Tiếp theo, là tương tác giữa những người này với người khác (nghiệm thân xã hội), trong mối quan hệ liên nhân, trước hết là các ràng buộc gắn liền với tri thức nền, với niềm tin, với những chia sẻ chung trong một nền văn hóa chủ đạo (mainstream culture) nhưng không thể không kể đến còn có các giá trị của các văn hóa nhóm (subculture).

Tác giả Lý Toàn Thắng [57, tr.16] đã đúc kết rằng các nhà ngôn ngữ học tri nhận khi sử dụng thuật ngữ này thường nhấn mạnh một số phương diện như sau:

Thứ nhất, tri nhận phụ thuộc vào nhiều thứ của kinh nghiệm do chỗ con người có thân xác với nhiều khả năng cảm nhận- vận động. Những khả năng này tự thân chúng ở mỗi cá nhân được “nghiệm thân” trong những bối cảnh bao quanh về sinh học, tâm lí và văn hóa.

Thứ hai, mọi phương diện của tri nhận đều được tạo hình bởi các bình diện của thân thể. Tri nhận nói ở đây bao gồm những phương diện khác nhau như: các kết cấu tinh thần bậc cao (như ý niệm và phạm trù) và sự thực thi nhiệm vụ tri nhận khác nhau (suy lí và phán đoán). Còn thân thể bao gồm các phương diện như thống động (motor) và hệ thống tri giác, cũng như là sự tương tác của thân thể với môi trường xung quanh”.

Có rất nhiều cách hiểu về “nghiệm thân” khác nhau, Johnson [96], Johnson và Tim Rohrer [97] đã tổng kết có 12 cách hiểu khác nhau về khái niệm nghiệm thân và dù là nghiệm thân hay trải nghiệm thân thể thì đều mang tính vật lí, tri nhận và xã hội. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh hai quan niệm phổ biến rộng rãi, đó là:

nghiệm thân là trải nghiệm chung và nghiệm thân như là cơ tầng mang tính thân thể. Theo Brenda [70, tr.10], một trong những yếu tố quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận là khái niệm nghiệm thân vì nó nhấn mạnh vai trò trung tâm của thân thể con người trong sự trải nghiệm về thế giới khách quan xung quanh chúng ta.

Hai tác giả Tyler và Evans [140, tr.32-35] cũng bàn về “thế giới vật chất của sự trải nghiệm không gian có ý nghĩa như thế nào đối với con người chúng ta”. Với mục đích đó, các ông đã đưa ra khái niệm “tương quan trải nghiệm” nhằm chứng minh: “Những loại trải nghiệm có tương quan với nhau trong trải nghiệm của chúng ta là hệ quả tất yếu của bản chất trải nghiệm của chúng ta hay nói cách khác đây là sự tương tác giữa thế giới khách quan bên ngoài với cơ thể chúng ta. Thực tế, đôi khi chúng ta tổ chức trải nghiệm của ta một cách vô thức nhưng chúng ta vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi chính những cái nguyên thủy nhất (với nghĩa là sớm nhất và nền tảng nhất) đó là các trải nghiệm không gian và lực vật lý của chúng ta và là những trải nghiệm mà hệ ý niệm của chúng ta dựa vào”. Điều này giúp chúng ta giải thích sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ trong các ngôn ngữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Thêm một khái niệm nữa cũng được hai tác giả Tyler và Evans [140, tr.35] nhắc đến đó là “tương đồng tri giác”. Theo các ông, tương đồng tri giác xác lập các mối liên hệ giữa những ý niệm không dựa vào trải nghiệm đã có (như mối tương quan), hay nói đúng hơn đó là kết quả của tổ chức và nhận thức. Thực tế, hai ý niệm được nhận thức là giống nhau về một phương diện nào đó (như sự giống nhau về vật lý nhận thức, hoặc nhận thức về những phẩm chất hoặc đặc điểm trừu tượng chung) sẽ được gắn kết ở cấp độ ý niệm.

Tyler và Evans [140] đã dựa vào hai khái niệm trên là “tương quan trải nghiệm” và “tương đồng tri giác” để giải thích các nghĩa của các giới từ trong nghiên cứu của mình. Những khái niệm này cũng giúp chúng ta có thể hiểu và giải thích rõ sự tương đồng cũng như sự khác biệt về tri nhận giữa các dân tộc mình.

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 5

Trên đây là một trong những nguyên lý chỉ đường của Nghĩa học Tri nhận và là trái tim của nhiều nghiên cứu trong ngôn ngữ học tri nhận. Các học giả luôn kiên định bảo vệ điều này gồm có Lakoff và Johnson (1980) trong các công trình của họ bàn về ẩn dụ và lược đồ hình ảnh, Langacker (1987, 1991, 2008) trong sự phát triển mô hình Ngữ pháp Tri nhận của ông, và Talmy (2000) trong những nghiên cứu sâu

của ông về cách thức ngôn ngữ mã hóa cấu trúc ý niệm và nghĩa học ý niệm (Dương, 2016b).

1.2.6. Các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận

Trong văn liệu ngôn ngữ học hiện thời, thuật ngữ Ngôn ngữ học Tri nhận thường có hai cách hiểu: Thứ nhất, theo cách hiểu rộng, bất cứ cách tiếp cận nào coi ngôn ngữ chủ yếu như một hiện tượng tinh thần, được định vị trong óc của những người nói ngôn ngữ, đều có thể được coi là Ngôn ngữ học Tri nhận. Với cách hiểu này, bất cứ nhà ngôn ngữ học nào nhấn mạnh các thuộc tính hình thức của ngôn ngữ, hoặc cách dùng của chúng trong các ngôn cảnh tương tác, và thừa nhận những thuộc tính này bắt nguồn một cách sau cùng từ cách hành xử của những người nói cá nhân. Thứ hai, theo cách hiểu hẹp, thuật ngữ này tham chiếu đến một phong trào vốn có gốc gác ở bờ Tây nước Mỹ vào những thập niên cuối của thế kỷ XX như là sự phản ứng lại một số xu hướng về lý thuyết đang thịnh hành vào thời đó, ấy là Ngữ pháp Sản sinh - Cải biến của Chomsky (2006).

Vì thế ngôn ngữ học tri nhận đã ứng dụng những mô hình khác nhau để lí giải về những sự vật hiện tượng tồn tại và xảy ra ở thế giới xung quanh chúng ta. Điều này cho thấy ngôn ngữ học tri nhận không chỉ khác ngôn ngữ học truyền thống ở cách tiếp cận đối tượng mà còn cả ở hệ phương pháp. Chúng ta có thể kể đến các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận như: các mô hình về kí ức (gồm các “khung” và các “miền”), “chú ý”, “tri giác” và “phạm trù hóa”.

Lý Toàn Thắng [57, tr.92-93], trong giới ngôn ngữ học tri nhận có những cách phân loại khác nhau về các quá trình ý niệm hóa hay các thao tác thuyết giải; trong số đó có hai sự phân loại đáng chú ý nhất, của Langacker [102] và Talmy [134].

Theo Langacker [102] có các loại quá trình ý niệm hóa mà ông gọi là những “điều chỉnh tiêu điểm” bao gồm:

a. Lựa chọn (Selection)

b. Phối cảnh (Perspective)

Hình (Figure): là đối tượng chuyển động

Nền (Ground): thực thể hoặc những thực thể mà hình đang di chuyển liên quan đến Chuyển động (Motion): sự hiện diện của chuyển động

Đường dẫn (Path): quỹ đạo của hình

Cách thức (manner): cách thức thực hiện chuyển động

Điểm nhìn (Viewpoint) Chỉ xuất (Deixis)

Chủ quan (Subjectivity) / Khách quan (Objectivity).

Còn theo tác giả Talmy [134], có các loại quá trình ý niệm hóa mà ông gọi là những “hệ thống tạo hình ảnh” hay “hệ thống sơ đồ”.

Sơ đồ hóa cấu trúc (Structural Schematization) Phối cảnh (Deployment of Perspective)

Phân bổ Chú ý (Distribution of Attention) Động lực (Force Dynamics)

Trừu tượng (Abstraction)

1.2.7. Ẩn dụ ý niệm và sự ý niệm hóa không gian

Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm – cognitive/conceptual metaphor) – đó là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận biểu hiện và hình thành những khái niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau.

Với cách tiếp cận chung nhất ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượng này thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ. Ẩn dụ thường có quan hệ không phải với những đối tượng cô lập riêng lẻ, mà với những không gian tư duy phức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội). Trong quá trình nhận thức, những không gian tư duy không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập mối tương quan với những không gian tư duy đơn giản hơn hoặc với những không gian tư duy có thể quan sát được cụ thể (chẳng hạn, cảm xúc của con người có thể so sánh với lửa, các lĩnh vực kinh tế và chính trị có thể so sánh với các trò chơi, với các cuộc thi thể thao v.v.) Trong những biểu tượng ẩn dụ tương tự diễn ra việc chuyển ý niệm hoá không gian tư duy quan sát được sang không gian không quan sát trực tiếp được. Đồng thời cùng một không gian tư duy có thể được biểu tượng nhờ một hoặc một số ẩn dụ ý niệm.

Theo các tác giả Lakoff (1987); Lakoff, Johnson (1980); Langacker (1991) thì có những loại ẩn dụ chính sau đây xác lập sự tương tự và liên tưởng giữa những hệ thống khái niệm khác nhau và sinh ra những ẩn dụ riêng biệt như: Ẩn dụ cấu trúc

(structural) ý niệm hoá từng miền riêng lẻ bằng cách chuyển sang chúng sự cấu trúc hoá một miền khác; Ẩn dụ bản thể (ontological) phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian; Ẩn dụ “kênh liên lạc/ truyền thông tin” (conduit metaphor) là quá trình giao tiếp như sự vận động của nghĩa “làm đầycác biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “kênh” nối người nói và người nghe; Ẩn dụ định hướng (orientational) liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập kiểu như “lên - xuống”, “vào - ra”, “sâu - cạn”, “trung tâm - ngoại vi” v.v; Ẩn dụ “container” (container metaphor) biểu tượng cho những ý được hiểu như “sự làm đầy những container” - những đơn vị ngôn ngữ cụ thể; Ẩn dụ “kiến tạo” (blockbuilding metaphor) biểu tượng ý của những sản phẩm lời nói lớn như sự “kiến tạo” từ những ý nhỏ hơn.

Theo tác giả Lý Toàn Thắng [57, tr.100] “Trong các quá trình ý niệm hóa thì ẩn dụ ý niệm có nhiều sự thú vị và hấp dẫn nhất, vì thế không phải ngẫu nhiên nó lại được nghiên cứu đầu tiên và sâu sắc nhất trong các quá trình ý niệm hóa. Trong ngôn ngữ học truyền thống, như chúng ta đã biết, ẩn dụ thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai hiện tượng sự vật tương đồng; là phép chuyển đổi nghĩa phổ biến nhất trong các ngôn ngữ. Ẩn dụ bao giờ cũng mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hoá- ngôn ngữ và được “từ vựng hoá” trong các hình thức từ ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận xem ẩn dụ ý niệm là các “công cụ tri nhận”, là “hiện tượng ý niệm”, và là các “quá trình ý niệm”.

Tác giả Lý Toàn Thắng [57, tr.106-107] cũng cho rằng ẩn dụ là một một quá trình tri nhận, một cơ chế tri nhận, bao gồm hai miền nguồn (Source) và đích (Target), trong đó những thuộc tính của miền nguồn được “chiếu xạ” (ánh xạ, phóng chiếu) lên miền đích. Như vậy, ẩn dụ ý niệm là một phương thức để ý niệm hóa một miền tâm trí này (miền nguồn) qua một miền tâm trí khác (miền đích), hình thành và biểu hiện những ý niệm mới, tri thức mới. Thông thường, các phạm trù ở mô hình nguồn sẽ cụ thể hơn, các phạm trù ở mô hình đích sẽ trừu tượng hơn.

Tác giả Lý Toàn Thắng cũng nhấn mạnh: ngôn ngữ nào cũng có sự định hướng không gian chỉ xuất liên quan đến người nói hay liên quan đến sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta, nhưng hệ thống và chiến lược của những sự định hướng này thì có thể khác nhau Heine [87, tr.12-14]. Ngoài ra, tác giả cũng đúc kết

lại quan điểm của Svorou [125]: trong sự ý niệm hoá về định hướng không gian con người chủ yếu sử dụng ba Miền Nguồn như sau:

Thứ nhất đối với các bộ phận cơ thể người (trong tư thế thẳng đứng chuẩn tắc) là lĩnh vực quan trọng, thường dùng nhất; vì thế người ta thường nói rằng: sự ý niệm hoá là dĩ nhân vi trung (anthropocentric).

Thứ hai là các vật mốc (Landmarks) của môi trường xung quanh, như “trời”, “đất”, “phương”, “hướng” ... là lĩnh vực quan trọng thứ hai.

Thứ ba là các ý niệm động, bao gồm chủ yếu là các hoạt động và hành động như “đi”, “về”, “đứng”, “ngồi”, “chạy”, “nhảy”, “lên”, “xuống” ... là lĩnh vực ít được dùng hơn cả.

Ngoài ra cũng theo Lý Toàn Thắng [57, tr.123-125]: Trong những sự ý niệm hoá thì đặc sắc nhất có lẽ là sự ý niệm hoá không gian và trong đó cụ thể hơn là cái cách thức mà một sự định hướng không gian được ý niệm hoá cũng như những quá trình ý niệm hoá diễn ra ở địa hạt này. Những cứ liệu mới sưu tầm được của các ngôn ngữ trên thế giới cho thấy các mô hình tri nhận ở đây rất đa dạng và tương đối về một phía, nhưng đồng thời lại cũng đồng nhất và phổ quát về một phía khác, nhất là xét về phương diện những giải pháp lựa chọn cho sự ý niệm hoá không gian.

Với các lý thuyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các ý niệm cũng như ý niệm hóa không gian trong ngôn ngữ học tri nhận. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm và nhận thức rõ được cái bản sắc, sự đặc thù trong cách nhìn, cách nghĩ về thế giới nói chung, về các quá trình tinh thần/tri nhận của các dân tộc nói riêng.

1.2.8. Sự tri nhận không gian với “con người là trung tâm” vũ trụ

Từ xa xưa quan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội. Quan điểm này chính là thái độ đề cao vai trò chi phối, quyết định của con người đối với xã hội, đối với thế giới (bên trong và bên ngoài con người) và đối với vũ trụ. Đó là thái độ thừa nhận nguyên tắc "hoạt động cải tạo không có giới hạn của con người".

Theo Trần Văn Cơ [9], mọi quá trình phạm trù hóa, điển dạng hóa, khuôn mẫu hóa, biểu trưng hóa đều không thoát ra khỏi mối quan hệ của hoạt động tri nhận trong mối quan hệ với con người mà là trung tâm của vũ trụ, hoạt động này

dựa trên một nguyên lí mang tính phương pháp luận chủ đạo là nguyên lí “dĩ nhân vi trung”, dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì con người vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Còn tác giả Lý Toàn Thắng [55, tr.83-84] cho rằng vấn đề “con người” trong sự tri nhận không gian có liên hệ sâu xa với ba phương diện như sau:

Thứ nhất, cấu tạo cơ thể người, trong đó dáng đứng thẳng là điểm xuất phát của hệ tọa động không gian mà con người sử dụng để định vị và định hướng trong không gian, với ba chiều “trước – sau”, “trên – dưới”, “phải – trái”. Điểm đáng chú ý nhất là “trên – dưới” vì nó liên quan đến tư thế thẳng đứng của con người, theo hướng từ đầu đến chân và theo hướng này (hướng sinh học) lại trùng với hướng vật lí của sức hút trái đất (từ trên xuống).

Thứ hai, môi trường tự nhiên xung quanh con người, trong đó mặt đất đóng vai trò của mặt phẳng góc, cố định trong hệ toạ độ không gian. Dưới tác động của trọng lực và tư thế thẳng đứng mà con người có thể cảm nhận và ý thức được. Ví dụ trời thì ở trên và đất thì ở dưới (trong khi đó nhiều ngôn ngữ chỉ dùng một từ để chỉ hai khái niệm “trời” và “trên”, “đất” và “dưới”).

Thứ ba, các chuẩn mực và cách thức hoạt động của con người, trong đó đáng chú ý nhất là khi giao tiếp con người thông thường đối diện nhau, còn khi vận động thì con người di chuyển theo hướng nhìn của mắt, về phía trước. Sự định vị và định hướng trong không gian thường được thực hiện trong một khoảng cách nhìn thấy được và chủ yếu là ở trên mặt đất. Nhân tố này có vai trò rất quan trọng trong cách dùng các từ chỉ không gian.

1.2.9. Những chiến lược định vị và định hướng trong không gian.

Những năm đầu của thế kỉ XX, E.Sapir đã từng nêu rằng có thể có “những ngôn ngữ hoàn toàn không có quan hệ có thể cùng chung một văn hóa, và những ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau - thậm chí một ngôn ngữ duy nhất - lại thuộc vào những thế giới văn hóa khác nhau” [117, tr.263]. Điều này có nghĩa là người nghiên cứu cần lưu ý thận trọng trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến bộ ba đó là: “Ngôn ngữ - văn hóa - nhận thức” khi cố gắng đi tìm kiếm những “nét riêng biệt” hay nói cụ thể hơn chính là “lối nghĩ riêng”, “cách tư duy riêng” [53, tr.159] của một dân tộc được phản ánh vào trong hệ thống ngôn ngữ thông qua quá trình so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ với nhau trong bản sắc văn hóa. Vì vậy có thể nói rằng, ở phạm vi nghiên cứu định vị không gian, bất cứ nội dung nào thì

người ta cũng có thể tìm ra những nhân tố, những “nét riêng biệt” có tính tri nhận theo những chiến lược và định hướng khác nhau.

Tác giả Lý Toàn Thắng [56, tr.62-63] đã nêu rằng: “Về nguyên tắc người ta có thể sử dụng những chiến lược khác nhau để định vị, định hướng (cho mình hay cho sự vật khác) trong một không gian nào đó và tuỳ ngôn ngữ mà một chiến lược này hay một chiến lược khác có được vai trò quan trọng hay thứ yếu”. Ngoài ra, ông cũng khẳng định là có hai chiến lược định vị định hướng không gian: một là trực tiếp dựa vào quan hệ không gian giữa hai tham tố (kẻ định vị định hướng – kẻ được định vị định hướng) và hai là gián tiếp thông qua quan hệ của một tham tố (kẻ định vị định hướng) với một kẻ thứ ba tàng ẩn (không có tư cách là tham tố của sự tình nơi chốn hay vận động) để xác định vị trí và phương hướng của tham tố còn lại (kẻ được định vị định hướng).

Cũng theo Lý Toàn Thắng [55, tr.228] nhận xét rằng trong tiếng Việt có sử dụng hai chiến lược định vị như sau:

Thứ nhất là chiến lược trực tiếp: trong đó vật X được quan niệm là ở TRÊN vật Y, nếu X được định vị cao hơn Y trên trục thẳng đứng.

(1) Sách ở trên bàn [55]

Thứ hai là chiến lược gián tiếp: trong đó vật X được quan niệm là ở TRÊN vật Y (mặc dù thực tế X có thể không được định vị cao hơn Y trên trục thẳng đứng), nếu vị trí của X được chiếu theo hướng tuyệt đối của Y hoặc theo điểm nhìn của người quan sát (thường là người nói).

(2) Đèn ở trên trần (nhà) [55]

1.3. Một số lý thuyết về giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt

1.3.1. Khái niệm “giới từ” trong tiếng Đức

Ludger Hoffmann cho rằng khái niệm “Präposition” (giới từ) bắt nguồn từ tiếng Latinh, Prä- trong tiếng Đức có nghĩa là trước. [110, tr. 629] Theo đó, vị trí của giới từ đã được giải thích. Giới từ thường đứng trước một từ, ví dụ đứng trước danh từ “an der Tisch”, giới từ “an” đứng trước danh từ “der Tisch” và xác định đặc tính ngữ pháp của các từ đó. Ngoài ra giới từ đứng trước một loại từ khác thể hiện bản chất của ngữ pháp (cách 3 và cách 4). Thông qua giới từ thì mối tương quan của hai đối tượng được thể hiện vì vậy có một tên gọi nữa là “từ chỉ quan hệ”. Còn

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí