(154) Cậu bé đứng bên kia hàng rào.
(Der Junge steht neben dem Zaun/andererseits des Zaunes.)
Trong ví dụ (152) cậu bé đứng trong vườn và người nhìn đứng ngoài vườn. Diễn đạt “trong hàng rào” mô tả cái gì đó cụ thể là cậu bé thấy ở trong vườn trong trường hợp này và bên cạnh hàng rào. Ngược lại, “ngoài” trong ví dụ (153) diễn tả rằng cậu bé đứng ngoài vườn nơi mà người nhìn đang đứng. Rất đáng lưu ý rằng hàng rào không phải là một không gian, cách diễn đạt “ngoài hàng rào” và “trong hàng rào” cũng xuất hiện trong tiếng Việt và không ai hiểu rằng đối tượng tham chiếu thấy ở “trong” hoặc “ngoài hàng rào”. Trong ví dụ (154) không những người nhìn mà còn cậu bé ở trong vườn, do đó giới từ “trong” và “ngoài” không được dùng để miêu tả mối quan hệ không gian. Thay vào đó, “bên kia” được sử dụng vì trong trường hợp này hàng rào được coi là ranh giới giữa họ.
3. Nghĩa trạng thái
Grady (1997a) và Lakoff và Johnson (1999) đã biện luận rằng ẩn dụ khởi thủy dựa trên mối tương quan thông thường về trải nghiệm bao gồm một vị trí cụ thể (LM) và trạng thái mà thực thể (TR) đó đã trải qua, hoặc tình huống cụ thể mà TR đó ngẫu nhiên phải chịu đựng [140, tr.292]. Điều này được mô tả qua ví dụ sau:
(155) Der Junge sitzt sehr brav auf dem Schoß seiner Oma.
(Thằng nhỏ ngồi ngoan ngoãn trong lòng bà.)
Ở đây trong tiếng Việt, chúng ta hiểu rằng danh từ “lòng” có nghĩa là phần kết nối đùi với bụng, nếu ta ngồi trên một cái ghế hoặc nằm với tư thế uốn cong. Với ý nghĩa này có nghĩa rằng “lòng” nằm bên ngoài bụng, mặc dù không có diễn đạt “trên lòng” mà là “trong lòng”. Lý do là vì ý nghĩa gốc của từ “lòng” là một từ mang sắc thái trừu tượng trong bụng con người. Ở đây thằng nhỏ (TR) đang ngồi trong lòng bà được bao bọc, che chở bởi cánh tay của bà (LM) do đó sẽ trải nghiệm cảm giác an toàn và được yêu thương. Nếu một số em bé khác trải nghiệm cảm giác cô lập và sợ hãi khi bị bỏ lại một mình trong phòng tối thì qua nhiều lần sẽ lặp đi lặp lại một trạng thái cảm xúc cụ thể trải nghiệm tại một khu vực cụ thể, mối tương quan giữa vị trí và trạng thái tình cảm hoặc trạng thái vật lý được xác lập ổn định. Lý do là vì có mối tương quan chặt chẽ giữa việc đang được định vị trong LM có bao giới với một trạng thái cụ thể mà việc định vị đó đem lại. Điều này được chỉ rõ hơn qua ví dụ sau:
(156) Er ist im Gefängnis. (Anh ấy ở trong tù.)
(157) Er ist ein Gefangener. (Anh ấy là một tù nhân.)
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Từ “Auf” Chỉ Địa Điểm Tĩnh Tại Đối Chiếu Với Tiếng Việt.
- Nghĩa Không Gian Được Định Vị Trên Vị Trí Địa Lý
- Đặc Điểm Ngữ Nghĩa Giới Từ Tri Nhận Không Gian “In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt
- Một Vài Biểu Hiện Của Sự Đa Dạng Tri Nhận Trong Phạm Vi Không Gian Ngôn Ngữ Học
- Sự Tri Nhận Không Gian Của Giới Từ “Auf/ In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt
- Đối Chiếu Giới Từ Auf/in Với Các Giới Từ Tương Đương Trong Tiếng Việt Nhìn Từ Góc Độ Tri Nhận
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Câu ví dụ (156) ấn định một khung cảnh hay một khu vực cụ thể trong đó anh ấy (TR) được định vị trong một LM cụ thể có bao giới là nhà tù. Mục đích rõ ràng của LM có bao giới bởi bốn bức tường kín như vậy để hạn chế tự do của người ngồi tù. Ở ví dụ (157) miêu tả tù nhân có mối tương quan chặt chẽ với việc định vị trong giới hạn của nhà tù. Rõ ràng ở cả hai ngôn ngữ, thông qua mối tương quan chặt chẽ này giữa việc định vị trong một LM có bao giới và trạng thái được trải nghiệm khiến cho nghĩa trạng thái riêng biệt dần dần được gắn với giới từ “in - trong”.
4. Nghĩa viền bao quanh
Khái niệm “viền bao quanh” của cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng giới từ “trong” và “ngoài”. “Đường bao” được hiểu là cơ thể con người có một không gian riêng bao quanh. Do đó ta sẽ xác định liệu giới từ “trong” và “ngoài” được sử dụng như thế nào.
(158) Ein Hemd unter einem Pullover tragen. (Mặc áo sơ mi trong áo len.)
Mặc dù ta không mặc áo sơ mi “trong” áo len nhưng giới từ “trong” vẫn được sử dụng. Lý do là vì áo sơ mi gần với cơ thể con người hơn áo len và bên trong đường bao hoặc “trong” không gian của cơ thể. Do đó áo len nằm ngoài đường viền này và vị trí của nó được miêu tả bằng giới từ “ngoài”.
(159) Einen Pullover auf einem Hemd tragen.
(Mặc áo len ngoài áo sơ mi.)
Với phân tích này có một vấn đề rằng đường bao không phải lúc nào cũng được xác định dễ dàng.
(160) Die Polizei findet keine Waffe an seinem Körper. (Cảnh sát không tìm thấy vũ khí trong người hắn.)
(161) Ich fühle mich sehr unangenehm.
(Tôi cảm thấy rất khó chịu trong người.)
Trong ví dụ (160) không gian của cơ thể người bao gồm cơ thể và cũng bao gồm cả quần áo mà được mặc trên cơ thể. Vũ khí mà ẩn dưới quần áo cũng thuộc không gian của cơ thể và vị trí của nó được diễn tả bằng “trong”.
Ngược lại đường bao trong ví dụ (161) được coi là đường thẳng mà chỉ đường giới hạn con người (không có quần áo). Trong người ở đây nhắc đến các cơ quan nội tạng mà có ở trong cơ thể.
Thông qua nghiên cứu của mình Lý Toàn Thắng đã tìm ra rằng không chỉ cơ thể con người mà cả tất cả các đồ vật khác cũng có một không gian riêng.
(162) Đứa bé nằm trong chăn.
(Das Baby liegt unter der Decke.)
Đứa trẻ tất nhiên có thể không nằm “trong” chăn, vì chăn không là một không gian. Xung quanh cái chăn còn có một phòng mà đứa bé trong phòng có chăn. Ở đây đứa bé nằm trong chăn tức là nằm trong không gian một căn phòng. Các ví dụ tiếp sau đây chỉ ra không gian của đồ vật rõ ràng hơn.
(163) Đứa bé nằm trong (phía tường). (Das Kind liegt in die Wand.)
Câu tiếng Đức nên là (Das Kind liegt neben der Wand.)
(164) Mẹ nằm ngoài (tường).
(Die Mutter liegt außerhalb die Wand)
Câu tiếng Đức nên là (Die Mutter liegt am Rand des Bettes.)
Đối với các cách diễn đạt này cần một ý nghĩa rằng chiếc giường nơi mà người mẹ và đứa trẻ nằm được đặt cạnh tường. Vì đứa trẻ nằm gần tường hơn nên nó sẽ được thấy trong không gian của nó. Do đó chúng ta sử dụng giới từ trong. Ngược lại, giới từ ngoài được sử dụng cho vị trí của người mẹ vì người mẹ nằm cạnh rìa của chiếc giường, ngoài không gian của tường. Các ví dụ (163), (164) không dễ được dịch sang tiếng Đức vì trong tiếng Đức không có khái niệm nào như “trong” hoặc “ngoài” tường.
Theo bản dịch của Lâm Quang Đông và Nguyễn Minh Hà thì một vấn đề lặp đi lặp lại với sự bao chứa là TR phải được bao quanh đến mức nào bởi LM để có thể được tri nhận là được bao chứa (Herskovits, 1988; Vandeloise, 1994, .... ). Vấn đề này liên quan đến việc làm thế nào mà in lại có thể thể hiện một quan hệ trong đó LM hoàn toàn bao bọc TR ví dụ như chiếc áo len đựng trong một chiếc hộp được bọc rất đẹp (Der Pullover ist in einer wunderschön verpackten Schachtel), cũng như một quan hệ mà chỉ có một phần của TR được bao bọc bởi LM, ví dụ như:
(165) Bóng đèn trong đui đèn.
(Die Glühbirne ist in der Fassung.)
5. Nghĩa tiếp cận được bằng tri giác
Nhờ có bộ máy giác quan của mình xét từ tầm nhìn thì kết quả của việc người trải nghiệm và điểm nhìn đều được định vị bên trong LM có bao giới là TR và môi trường bên trong do LM bao giới đều hiện hữu đối với người trải nghiệm. Nhưng LM có bao giới (như trong một căn phòng đóng kín có bốn bức tường) thông thường chúng ta phải có vị trí ở bên trong LM có bao giới đó sẽ khác biệt với tình huống khi người trải nghiệm có vị trí bên ngoài LM có bao giới. Nếu người trải nghiệm có vị trí ngoại biên so với LM có bao giới, khu vực bên trong và TR có thể không nhìn thấy được. Và khi người trải nghiệm có vị trí bên trong LM có bao giới, thì giới hạn của LM và giới hạn của tính tiếp cận được bằng tri giác thường trùng nhau. Ví dụ nếu chúng ta ở trong phòng kín thì tất cả những gì chúng ta tiếp cận được bằng tri giác đều ở trong phạm vi phòng kín đó. Còn với vị trí ngoại biên so với LM, khu vực bao giới và khu vực bên trong, thì người trải nghiệm không thể cảm thấy mình tri giác khái quát được khu vực lớn hơn. Qua những ví dụ sau chúng ta có thể hiểu được rằng, nhờ trải nghiệm thường xuyên lặp đi lặp lại của người tri nhận có vị trí bên trong LM có bao giới và kết quả là tính tiếp cận được bằng mắt đối với không gian bị bao giới bên trong và TR đối với người tri nhận, thì “in” đã phát triển thành nghĩa tiếp cận tri giác.
(166) Ich habe es im Blick.
(Tôi có nó trong tầm nhìn = Tôi nhìn thấy nó.)
(167) Ich habe ihn in Sicht.
(Tôi có anh ấy trong tầm nhìn = Tôi thường gặp anh ấy)
Trong tiếng Việt tương tự như vậy, từ trong cũng mang nghĩa tiếp cận tri giác.
(168) Tom luôn luôn trong tầm nhìn của mẹ.
(Tom ist immer in Sichtweite seiner Mutter.)
Những ví dụ trên đều nói đến “in - trong” biểu thị mối quan hệ giữa TR và tính hiện tại của giác quan đối với một người trải nghiệm nào đó (điểm nhìn), tri giác của các giác quan hiện có bị giới hạn bởi yếu tố bao giới LM. Tuy nhiên, mặc dù tri giác của con người có thể bị giới hạn nhưng giới hạn đó không nhất thiết kéo theo một LM bị bao giới ba chiều. Ví dụ khi chúng ta nhìn lên bầu trời thì còn có nhiều thứ bên ngoài tầm nhìn của chúng ta mà ta ý niệm hóa giới hạn đó như đường
bao giới, đường bao giới này không thật sự tồn tại. Như vậy mối tương quan trải nghiệm chặt chẽ này được phản ánh trong hệ thống ngôn ngữ không chỉ bởi các tiểu từ không gian cụ thể được dùng để biểu thị giới hạn đối với sự tiếp cận tri giác trong/ ngoài mà còn sử dụng các danh từ như trường thị giác, trường thị lực, tầm nhìn, tầm thị lực (ví dụ: Họ ở ngoài tầm nhìn) được ý niệm hóa là LM có bao giới gắn với đường bao giới.
2.2.2.2. Giới từ “in” chỉ phương hướng chuyển động đối chiếu với tiếng Việt.
Giới từ “in” đứng trước tên riêng có mạo từ như ví dụ trên là “hiệu sách” và cụ thể là các tên riêng như “quốc gia, núi, thắng cảnh, hướng trời ...” và nó mô tả sự chuyển động dẫn đến đối tượng bên trên. [113, tr.149]
(169) Wir fahren in die Schweiz. (Chúng tôi sẽ đến Thụy sĩ)
Các động từ chuyển đổi địa điểm có thể xuất hiện trước giới từ “in - trong”,
nếu toàn bộ sự chuyển động diễn ra trong một không gian nhất định.
(170) Im großen Raum läuft der Junge hin und her.
Cậu bé chạy qua chạy lại trong căn phòng rộng lớn.
Giới từ in có thể được sử dụng hoặc để đánh dấu vị trí bên trong LM có bao giới hoặc để diễn đạt định hướng tới LM. Cách sử dụng thứ nhất được diễn đạt kết hợp với hình thức đánh dấu Tặng cách, còn cách thứ hai là bằng hình thức đánh dấu Đối cách. Khi in xuất hiện trong những ngữ cảnh bao gồm TR ở Đối cách và động từ chuyển động, thì cách hiểu sẽ bao gồm TR ban đầu ở bên ngoài và hướng về phía LM và sau thì có vị trí bên trong.
Do sự hiện diện thường xuyên của các LM có bao giới trải nghiệm hàng ngày của chúng ta, và phạm vi cũng như khác biệt của những LM như vậy, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên là ta tương tác với LM có bao giới theo nhiều cách thức khác nhau. Điều này được phản ánh qua sự phức tạp của mạng đa nghĩa gắn với in, và tập hợp các nghĩa khác nhau gắn với nó. Và chúng tôi xác định được bảy nghĩa của in như sau:
1. Nghĩa hoạt động
2. Nghĩa phương tiện
3. Nghĩa đến nơi
4. Nghĩa biến mất
5. Nghĩa chuyển động từ ngoài vào trong của “in”
6. Nghĩa bao bọc một phần
7. Nghĩa hình dạng là bao giới
Khái niệm LM có bao giới giúp chọn ra vùng không gian nổi bật đang bao chứa TR để ưu tiên và tạo nên một tập hợp các nghĩa có liên quan chặt chẽ với nhau, chúng tôi sẽ khảo sát sơ lược từng nghĩa như sau:
1. Nghĩa hoạt động
Nghĩa hoạt động có mối tương quan thường trực giữa một hoạt động cụ thể với LM có bao giới, nơi có hoạt động được diễn ra. Ví dụ một người làm việc cho một giám đốc (hoạt động) trong văn phòng của ông ấy thì có thể được tri nhận và mô tả như sau:
(171) Er arbeitet im Büro des Direktors.
(Anh ta làm việc trong văn phòng Giám đốc (=làm việc cho Giám đốc.)
TR (anh ta) làm việc cho Giám đốc diễn ra trong một LM có bao giới là văn phòng Giám đốc. Ở đây mối tương quan giữa một hoạt động với một LM có bao giới là văn phòng, nơi hoạt động đó được diễn ra được minh họa cụ thể qua ví dụ trên, do đó vị trí có thể hoán dụ cho hoạt động. Kết quả của mối tương quan giữa hoạt động với LM có bao giới là thông qua tăng cường ngữ dụng thì khái niệm hoạt động có thể dần dần được tái phân tích là một nghĩa riêng biệt gắn với giới từ “in”. Tuy nhiên qua những ví dụ sau về nghĩa hoạt động trong tiếng Việt chúng ta có thể hiểu rõ hơn rằng nếu khái niệm hoạt động được lưu trong trí nhớ ngữ nghĩa thì “trong” có thể thể hiện quan hệ giữa TR và hoạt động ngay cả khi hoạt động cụ thể đó không còn gắn một cách hiển ngôn với một LM có bao giới cụ thể nữa.
(172) Cô ấy trong ngành Y. (Sie ist in der Medizin.)
(173) Anh ấy làm việc trong một ngân hàng. (Er arbeitet in einer Bank.)
2. Nghĩa phương tiện
Nói về phương tiện thì thông thường vị trí và hoạt động có mối tương quan mật thiết với nhau trong trải nghiệm, do vậy “in” đã phát triển một nghĩa phương tiện riêng biệt vì “in” đã có nghĩa hoạt động từ trước gắn với nó. Xét một số ví dụ như sau về nghĩa phương tiện.
(174) Sie schreibt in Tinte. (Cô ấy viết bằng mực.)
(175) Sie spricht in deutsch.
(Cô ấy nói bằng tiếng Đức.)
Trong ví dụ (174), “in” được dịch sang tiếng Việt là “bằng” biểu thị mối quan hệ giữa một hoạt động cụ thể là viết với phương tiện là (bút) mực để hoàn thành hoạt động đó. Còn ở ví dụ (175) từ “in” cũng được dịch sang tiếng Việt là “bằng” để nói về hoạt động nói được hoàn thành thông qua phương tiện là tiếng Đức.
Như vậy, cả trong hai ngôn ngữ thì mối tương quan giữa các hoạt động và phương tiện hoàn thành chúng, thông qua sự tăng cường ngữ dụng, do vậy đã dẫn tới sự phát triển nghĩa phương tiện. Ở ví dụ (174) hoạt động viết được hạn chế bởi phương tiện được dùng là (bút) mực để hoàn thành hoạt động bởi người dùng. Do vậy, phương tiện còn được sử dụng để hoàn thành một hoạt động có thể được ý niệm hóa là có ảnh hưởng hoặc có hạn chế lớn tới hoạt động. Sự ý niệm hóa này nhất quán với khái niệm bao chứa trong điển cảnh của “in”.
3. Nghĩa đến nơi
Ở nhiều khung cảnh không gian, người trải nghiệm có vị trí bên trong LM có bao giới, TR vốn ở vị trí một điểm ngoài LM qua một sự chuyển dịch đến khi nó có vị trí ở bên trong LM, như vậy TR được tri giác là chuyển động đến gần hơn với điểm nhìn bên trong, điều này diễn tả hàm ý đã đến nơi. Khái niệm đến nơi này được lưu trong trí nhớ ngữ nghĩa như một nghĩa riêng biệt. Điều này thể hiện qua những ví dụ sau:
(176) Endlich ist der Zug im Bahnhof. (Chuyến tàu cuối cùng cũng đến ga.)
(177) Er beendete die Arbeit und ging in sein Zimmer, um sich auszuruhen. (Anh ta làm xong về phòng nghỉ ngơi.)
Hay trong tiếng Việt, từ ví dụ (176) người ta vẫn thường nói “Cuối cùng tàu cũng tới nơi”. Ở đây TR là đoàn tàu đã tới nơi nhà ga và nằm trong LM có bao giới là nhà ga. Trong ví dụ (177) TR là anh ta đã làm xong công việc và về phòng nghỉ ngơi nằm trong LM có bao giới là phòng.
4. Nghĩa biến m t
Có nhiều thực thể ở bên trong hoặc được chứa đựng bao giới của LM thường ngăn không cho người quan sát ở ngoài thấy được bên trong và những thứ đựng bên trong đó.
(178) Er hält das Wasser in seinem Mund. (Anh ta ngậm nước trong mồm.)
Ở đây mối tương quan chặt chẽ giữ LM có khu vực bên trong là nước trong mồm và sự ngăn cản, do vậy in được hiểu là có chứa nghĩa biến mất riêng biệt có bao giới. Nhưng cũng xét tùy ngữ cảnh để xác định được nghĩa biến mất, xác định được một nghĩa nào đó là riêng biệt hay không, vì vậy nghĩa biến mất không hoàn toàn rõ ràng trong mọi nghĩa khác khi nó được gắn với in. Trong tiếng Việt xét thêm ví dụ sau có thể thấy nghĩa biến mất không phụ thuộc vào ngữ cảnh và không thể dự đoán được dựa vào bất kì nghĩa nào khác trong số các nghĩa đã xét của in trong tiếng Đức.
(179) Mặt trời đã khuất.
(Die Sonne geht ab.)
5. Nghĩa chuyển động từ ngoài vào trong của “in”
Theo Weinrich, Helbig&Buscha, giới từ “in” mô tả chuyển động từ ngoài vào khu vực đóng bên trong để chỉ mối liên hệ tĩnh tại xuất hiện trong trạng thái cuối mà vị trí bên trong phải diễn đạt để người nghe hiểu ý nghĩa như hình được minh họa bên dưới. [ 142, tr.633]; [88, tr.375]
Hình 31: “in” chuyển động từ ngoài vào trong
Trong một số tình huống giới từ “in” có thể được thay bằng “zu”, điều này dẫn đến một chút khác nhau về nghĩa. Giới từ “zu” được sử dụng khi nghĩ đến việc đến gần có mục đích, trong khi đó giới từ “in” mang tính bắt buộc khi thực sự phải đạt đến khu vực đó [113, tr.148].
(180) Ich gehe in die Buchhandlung. (Tôi đi đến hiệu sách.)