Một Vài Biểu Hiện Của Sự Đa Dạng Tri Nhận Trong Phạm Vi Không Gian Ngôn Ngữ Học

(181) Ich gehe zur Buchhandlung. (Tôi đi đến hiệu sách.)

Trong tiếng Việt khi nói câu Anh ấy chạy vào phòng, thì ở đây từ vào xuất hiện cùng với động từ chuyển động là chạy có thể hiểu rằng TR ban đầu ở bên ngoài và hướng tới căn phòng LM và chạy sao cho TR có ở vị trí ở bên trong căn phòng LM.

Do vậy, cả trong hai ngôn ngữ từ in - vào có thể được sử dụng hoặc để đánh dấu vị trí bên trong LM có bao giới hoặc để diễn đạt định hướng từ bên ngoài hướng tới LM.

6. Nghĩa bao bọc một phần

Giới từ“in - trong” cũng được dùng khi một phương tiện bao quanh một đối tượng để đối tượng tham chiếu được bao phủ hoàn toàn.

(182) Sie geht unter Regen. (Họ đi trong mưa).

(183) Etwas bewegt sich in der Dunkelheit. (Có gì đó di chuyển trong bóng tối.)

Trong ví dụ (182) khái niệm “mưa” là tương đối trừu tượng vì dường như không xác định được vị trí giữa một đối tượng và mưa. Trong tiếng Việt, mưa được hiểu là những hạt mưa. Việc đi dưới mưa sẽ được bao phủ bởi những hạt mưa. “Bóng tối” cũng không là một đối tượng rõ ràng, tuy nhiên nó cũng được coi là một không gian giới hạn. Nếu đối tượng bước vào giới hạn này thì nó ở “trong” bóng tối.

Ngoài ra điển cảnh gắn với in và bao gồm sự bao bọc một phần được sử dụng phổ biến liên quan đến quần áo ăn mặc. Quần áo thường được trải nghiệm, vì vậy nó được ý niệm hóa là có khu vực bên trong, là viền ngoài bao quanh, bao giới và bên ngoài. Về chức năng của nó thì có những phương diện nhất định của sự bao chứa như bao quanh, bảo vệ và ngăn cản mắt chúng ta không nhìn thấy những yếu tố đang được bao chứa bên trong.

Vì vậy ở đây việc chúng ta sử dụng in để mô tả mối quan hệ này giữa người mặc và quần áo đó là quan hệ được điền cảnh cho phép.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

(184) Rockmusik Sänger in engen Lederhosen.

Ca sĩ nhạc rốc trong (= mặc) chiếc quần da bó. [140]

Ở đây muốn nói ca sĩ nhạc rốc đang mặc chiếc quần da bó.

7. Nghĩa hình dạng là bao giới

Theo Langacker (1987) cho rằng hình dạng của một vật thể gần như chắc chắn là một phần trong sự thể hiện nội tâm của chúng ta về vật đó [102].

Qua ví dụ sau chúng ta hiểu rõ trong nghĩa hình dạng là bao giới thì TR tạo nên một phần cấu hình hạn chế tạo ra hình dạng.

(185) Kinder, stellen Sie Ihre Stühle in einen Kreis. (Các con, hãy xếp ghế thành vòng tròn nào.)

Bởi vì hình dạng của một LM có bao giới nhất định phải có mối liên hệ chặt chẽ với bao giới của nó nên không có gì ngạc nhiên khi “in” dần ấn định một quan hệ, trong đó hình dạng của LM tạo nên cả thực thể lẫn bao giới. Trong ví dụ trên chúng ta hiểu trong tiếng Việt rằng đây không phải là mệnh lệnh của cô giáo hoặc người mẹ nói với những đứa trẻ xếp những chiếc ghế bên trong một vòng tròn vẽ sẵn trên sàn mà được hiểu là cô giáo/người mẹ nói với những đứa trẻ là sắp xếp ghế sao cho tạo thành một vòng tròn. Hay nói cách khác việc sắp xếp tạo nên bao giới giới hạn cho một vòng tròn.

2.3. Nhận xét

2.3.1. Sự giống nhau

Qua những phân tích đặc điểm ngữ nghĩa giới từ auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt ở chương hai này, tác giả nhận thấy về giới từ auf trong hai ngôn ngữ có sự trùng lặp giống nhau đó là đều sử dụng sự định hướng tuyệt đối, ngay cả khi con người không ở trong tư thế thẳng đứng xét về trục thẳng đứng vốn là điểm xuất phát của hệ tọa độ định vị không gian. Trong sự định vị và định hướng không gian thì con người vẫn là ngã vi trung (ego-centric) và là trung tâm của vũ trụ. Con người vận động theo hướng nhìn của mắt đối mặt với người hoặc vật giao tiếp. Ở trên mặt đất và dưới tác động của trọng lực, con người có thể cảm nhận và ý thức được. Trong cả hai ngôn ngữ đều đề cập đến vật định vị X (thường được phải được tri giác như một mặt phẳng được gọi là không gian hai chiều). Và khi một vật là vật nâng đỡ cho vật được định vị là Y thì cả hai luôn có sự tiếp xúc với nhau. Xét về chiến lược định vị thì có chiến lược trực tiếp và chiến lược gián tiếp. Chiến lựơc trực tiếp: trong đó X là vật ở trên Y nếu X được định vị cao hơn Y trên trục thẳng đứng, ví dụ: das Buch ist auf dem Tisch (sách ở trên bàn). Chiến lược gián tiếp: vật

X ở trên Y (mặc dù có thể X không được định vị cao hơn Y theo hướng thẳng đứng), nếu vị trí của X được chiếu theo định hướng tuyệt đối của Y hoặc xuất phát từ điểm nhìn của người quan sát mà người nói là trung tâm, ví dụ: Lichter an der Decke (đèn trên trần nhà).

Sau khi mô tả, đối chiếu cụ thể về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng của giới từ “in” thì có thể thấy rằng tuy nó có những biểu hiện đa dạng về nghĩa sử dụng trong thực tế cũng như trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, việc sử dụng chúng lại chịu những nhân tố chi phối ngoại ngôn, nhưng nó vẫn luôn có mối quan hệ gắn kết ở mức độ xa, gần nhất định với nghĩa lý tưởng. Trong hai ngôn ngữ có chung một nội dung định vị cho sự trùng giữa hai điểm, một điểm là ĐTĐV và một là ĐTQC hoặc một là TR và một là LM. Ngoài ra cũng có chung một nội dung định vị cho một cấu hình hình học này được bao chứa bởi một cấu hình hình học khác. Có thể chấp nhận như vậy là do, thứ nhất là dường như không có gì phản đối từ góc nhìn mang tính không gian tri nhận, cũng như từ cách thức định vị có tính quan hệ về mặt không gian giữa các sự vật, sự việc. Thứ hai là không có gì trở ngại cho một xuất phát chung từ nguồn tri thức định vị không gian có tính phổ quát từ loài người luôn là tâm điểm của vũ trụ. Thứ ba là có thể tạo ra việc so sánh về các nội dung định vị này trong những cách thức thực hiện hóa với những bước chuyển biến nghĩa và dung biến nghĩa của giới từ.

2.3.2. Sự khác nhau

Trong hai ngôn ngữ có sự khác nhau là trong tiếng Việt thường sử dụng chiến lược gián tiếp nhiều hơn so với tiếng Đức cũng như so với một số ngôn ngữ Ấn - Âu khác. Ngoài ra, những khác biệt giữa tiếng Đức và tiếng Việt về các nội dung định vị được thể hiện qua cách thức xử lý các nội dung định vị trong hoạt động định vị thực tế của từng ngôn ngữ, cách xử lý cụ thể đối với các TR và LM cụ thể, những chi phối cụ thể của cách tri nhận không gian riêng trong tiếng Đức và tiếng Việt về ĐTQC và ĐTĐV hoặc TR và LM cũng như việc thiết lập mối quan hệ định vị giữa chúng. Khi dịch các văn bản từ tiếng Đức sang tiếng Việt luôn tùy thuộc vào từng ngữ cảnh để sử dụng một cách đối dịch cụ thể như sử dụng các giới từ tương đương (ngữ nghĩa), hay dịch sang tiếng Việt bằng các yếu tố chỉ hướng của hành động hay bằng những yếu tố từ vựng chỉ vùng, phạm vi không gian ... Có thể nói, quan hệ không gian giữa ĐTĐV và ĐTQC được người Đức trừu tượng hóa

trong giới từ in khi quan hệ định vị không gian khác nhau. Tương tự cũng diễn ra như vậy nếu chúng ta chuyển dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Đức. Điều này phản ánh rõ sự khác biệt đa dạng về cách thức tri nhận không gian, về sự trừu tượng hóa các quan hệ định vị không gian đối với từng TR và LM cụ thể giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Trong tiếng Đức luôn định vị không gian một cách khách quan, còn tiếng Việt bên cạnh cách thức định vị có tính khách quan thì phổ biến cách thức định vị có tính chủ quan dựa vào mối quan hệ không gian giữa ĐTĐV và bản thân người nói hoặc người nghe. Cũng chính từ tính chủ quan này đã định ra những tập quán sử dụng các kết cấu như: trên trời, dưới đất, trong nhà, ngoài sân, dưới gốc cây, trong lòng, trong bụng, ...và đây cũng chính là cái đã chi phối việc chuyển dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt như sau: im Wasser (dưới nước), in Bäumen (sau vòm cây), ....Chính sự thể hiện cách thức định vị có tính chủ quan của tiếng Việt được thể hiện ra bằng những cách thức rất đa dạng tạo thành một thói quen, một cách thức ứng xử định vị có tính thường trực, vì vậy đã gây ra không ít khó khăn cho người Việt khi học và sử dụng các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức.

2.4. Tiểu kết

Ở chương này, tác giả tập trung nghiên cứu giới từ chỉ không gian, đặc biệt đặc điểm ngữ nghĩa của hai giới từ auf/in trong tiếng Đức với trên/trong trong tiếng Việt. Qua phân tích giới từ auf chỉ địa điểm tĩnh đối chiếu với tiếng Việt, tác giả đã tìm ra được ba nghĩa gồm: thứ nhất là nghĩa bên trên, trong nghĩa này tác giả thực hiện những ý niệm khác nhau của vật thể như vật thể này được nâng đỡ bởi một vật thể khác, vật thể này tiếp xúc với một vật thể khác, vật thể này ở phía trên vật thể khác, vật thể ở trên một phần của chính nó, vật thể tiếp xúc với rìa của một vùng địa lý. Thứ hai, nghĩa tiếp cận được bằng tri giác và thứ ba là nghĩa không gian được định vị trên vị trí địa lý. Khi giới từ auf mang hướng chuyển động được chia thành hai nghĩa là nghĩa chuyển động nghĩa phương tiện. Đối với giới từ tri nhận không gian in chỉ địa điểm tĩnh, tác giả đã thực hiện hóa trong hoạt động ngôn ngữ theo năm nghĩa gồm: nghĩa không gian, nghĩa tại chỗ, nghĩa trạng thái, nghĩa viền bao quanh, nghĩa tiếp cận được bằng tri giác. Với giới từ in chỉ phương hướng chuyển động, tác giả xác định được bảy nghĩa bao gồm: nghĩa hoạt động, nghĩa phương tiện, nghĩa đến nơi, nghĩa biến mất, nghĩa chuyển động từ ngoài vào trong của in, nghĩa bao bọc một phần nghĩa hình dạng là bao giới. Ở đây, chúng

tôi có thể lập luận rằng ý nghĩa mở rộng phi không gian của mỗi tiểu từ không gian nảy sinh từ cấu hình không gian ý niệm và thành tố chức năng, vì các tiểu từ này xuất hiện trong ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn, tiểu từ in có liên quan đến cấu hình không gian giữa LM, mốc định vị có bao giới và TR được xác định vị trí ở khu vực bên trong. Cấu hình không gian ý niệm tương tác theo những phương thức quan trọng với điểm nhìn mà từ đó khung cảnh được quan sát. Những nghĩa phi không gian khác xuất hiện trong mạng ngữ nghĩa của in phụ thuộc vào liệu điểm nhìn là ở bên trong LM hoặc nằm ngoài LM.

Vì vậy, chúng tôi có thể lập luận thêm là thành tố chức năng nảy sinh từ cấu hình không gian có liên quan đến TR được định vị ở vùng bên trong của một LM có giới hạn được coi là có tính “bao chứa”. Và một trong những hệ quả của tính bao chứa là vật bao chứa xác định được vị trí của TR.

Chương 3

ĐỐI CHIẾU CƠ SỞ TRI NHẬN KHÔNG GIAN CỦA GIỚI TỪ “AUF/IN” TRONG TIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆT

3.1. Sự đa dạng của tri nhận

Như chúng ta đều biết, ngày nay ngôn ngữ học tri nhận được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu và tập trung phát triển để tìm ra nhiều cái mới hơn nữa cho ngành ngôn ngữ học. Điều này trở nên thịnh hành là nhờ có niềm tin rằng sự phức tạp và đa dạng của ngôn ngữ có thể được giải thích và mô tả thông qua các tác nhân ngoại ngôn liên quan đến tri nhận không gian. Trong vài chục năm gần đây thì những khuynh hướng nghiên cứu tri nhận đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý. Nó mang lại một ấn tượng tốt đẹp và mạnh mẽ về sự thịnh vượng của các khuôn mẫu tri nhận, những cái mà có thể được quan sát qua các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, sự đa dạng khác nhau này không loại trừ đến điều khẳng định trong lý thuyết chung rằng các khuôn mẫu khái niệm hóa chủ yếu của nhân loại luôn có tính phổ quát về bản chất. Vào những năm đầu thế kỉ XX, có hai học giả nổi tiếng là Sapir và Whorf (trong đó Whorf là học trò của Sapir) đã đi sâu vào khuynh hướng nghiên cứu không gian nhìn từ góc độ tri nhận trong ngôn ngữ học. Những nghiên cứu của hai ông mang giá trị tích cực trong các công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và lôgic.

Và ngày nay, về cơ bản có thể nói rằng có bốn cách tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận:

1. Coi ngôn ngữ như là một khuôn mẫu chủ yếu trong các hoạt động tinh thần, văn hóa, xã hội và các hoạt động khác (Sapir 1921, 1949, Whorf 1956...)

2. Ngôn ngữ xuất phát từ nguồn lực có tính bản năng của con người (Chomsky 1986, Wiersbicka 1972, 1988, ...)

3. Ngôn ngữ tương đẳng với tri nhận (Langacker 1987, 1991, ...)

4. Ngôn ngữ chính là tấm gương phản chiếu sự khái niệm hóa con người, trong đó con người là vị trí trung tâm của không gian vũ trụ (Lakoff & Johnson 1980, Lakoff 1987, ...)

Về mặt lý thuyết là như vậy nhưng trên thực tế, các nội dung nghiên cứu nói chung là rất phức tạp và rộng lớn. Trong đó phải kể đến giả thuyết đáng chú ý của Whorf được nhiều người quan tâm và viện dẫn. Theo ông thì:

a. Nói chung, sự khác nhau về cấu trúc giữa các hệ thống ngôn ngữ sẽ được bộc lộ khi tiến hành so sánh sự khác nhau về nhận thức phi ngôn ngữ ở những người nói ngôn ngữ này.

b. Cấu trúc bản ngữ của bất kỳ người nào cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc hoàn toàn quyết định các quan niệm chung (cách nhìn nhận về thế giới) mà người đó gặp phải khi học ngôn ngữ đó.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nếu nhận thức phi ngôn ngữ càng khác biệt thì sự khác nhau giữa các ngôn ngữ càng lớn.

3.1.1. Một vài biểu hiện của sự đa dạng tri nhận trong phạm vi không gian ngôn ngữ học

Liên quan đến phạm vi ngôn ngữ học không gian thì có những phạm vi như: định vị/ định vị phương hướng, định hướng theo địa mốc; định vị/ định hướng theo trực chỉ được lưu ý dùng để mô tả, so sánh. Trong mỗi phạm vi này, ngôn ngữ học tri nhận đều đã có thể cung cấp một bức tranh không gian khá phong phú và đa dạng. Ví dụ ở phạm vi định vị/ định hướng theo trực chỉ thì theo Hill (1974, 1982,...), luôn có một sự phân biệt giữa hệ thống đóng và hệ thống mở (thuật ngữ tương ứng mà Heine sử dụng là mô hình mặt đối mặt - mô hình đóng (geschlossenes Modell) và mô hình mặt đối gáy - mô hình mở (offenes Modell). Sự đối lập giữa hai hệ thống đóng và mở này có thể được minh họa qua hình vẽ sau đây [48, tr.117].


Hình 32 Mô hình định vị định hướng theo trực chỉ theo Bernd Heine 87 tr 129 Theo 1

Hình 32: Mô hình định vị/ định hướng theo trực chỉ theo Bernd Heine (87 tr.129)

Theo mô hình trên thì tình huống được nêu ra ở đây là người A đứng đầu tiến hành định vị hộp B trong mối tương quan vị trí không gian với ngọn núi C. Xét về phân tích trong tình huống này thì nếu một người sử dụng nhìn từ góc hệ thống đóng thì anh ta sẽ nói rằng hộp B ở đằng trước ngọn núi C. Còn người sử dụng nhìn từ hệ thống mở lại cho rằng hộp B ở đằng sau ngọn núi C. Cách thức định vị này được mô tả chi tiết trong tiếng Hausa (Nigeria), một số xã hội Phi châu và không phải Phi châu. Để giúp dễ hiểu hơn, chúng tôi có thể trình bày theo kiểu như sau:

A B C (mô hình đóng) và A B C (mô hình mở).

3.1.2. So sánh về tri nhận định vị không gian

Như tác giả đã nêu ra khái niệm về không gian trong ngôn ngữ học tri nhận ở chương I thì theo Frawley “không gian là một khái niệm quan hệ(Space is a relational concept), hay nói đúng hơn là sự định vị không gian trong ngôn ngữ, nghĩa là không có bất cứ một sự định vị nào lại không cần đến một quy chiếu nào đó. Định vị tức là biểu thị đặc trưng gắn liền quan hệ không gian giữa các vật thể với nhau. Vì thế nội dung cấu trúc ngữ nghĩa của sự diễn đạt không gian là một sự phụ thuộc giữa hai hay nhiều vật thể, sự kiện [84, tr.251] được xem, nhận thức như là có quan hệ về mặt không gian. Do vậy, một cái được xem là đối tượng này được định vị còn cái kia là đối tượng quy chiếu trong sự hiện thực hóa.

Một trong những nội dung quan trọng nhất về phạm trù không gian phải nói đến là vấn đề định vị không gian được diễn đạt trong ngôn ngữ. Theo tác giả Lý Toàn Thắng [56, tr.55], khi nghiên cứu về không gian, cần phân biệt ba khái niệm khác nhau: (a) Không gian khách quan của thế giới vật lý bên ngoài con người; (b) Không gian chủ quan, là kết quả của sự tri nhận không khách quan, tồn tại trong đầu óc con người, thường được gọi là “không gian tri giác” hoặc “không gian được phản ánh”; và (c) Không gian được biểu đạt trong ngữ nghĩa của các từ chỉ không gian, được gọi là “không gian (trong) ngôn ngữ”. Nghiên cứu sự tri nhận không gian từ góc độ ngôn ngữ học tức là tìm cách “phục chế” không gian loại (b) trên cơ sở ngữ liệu của không gian loại (c).

Nghiên cứu đối với không gian ngôn ngữ thì cái có ảnh hưởng mang tính chi phối chính là không gian nhận thức từ con người chứ không phải là không gian (vật lý) khách quan từ bên ngoài. Vì vậy các nhà nghiên cứu thường có thái độ phổ biến

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí