hưởng vừa trữ tình vừa hào hùng với niềm tự hào sâu lắng về quá khứ lịch sử của dân tộc.Hình ảnh những chiếc xích lô chầm chậm trên những con phố cổ tạo nên cuộc sống bình dị của thủ đô. Trong truyện ngắn Chiếc hộp khảm trai, Mẹ chồng Bình rất thích đi xích lô “Ra phố, bà sẽ gọi xích lô. Vợ chồng Bình năn nỉ thế nào bà cũng không chịu lên taxi. Bình hay đứng yên trên ban công tầng hai, nhìn qua những cái lá nhỏ của cây hoa giấy, ngắm mẹ chồng khẽ nâng tà áo dài, nhẹ nhàng bước chân ngồi vào xích lô, lưng luôn thẳng…”. [21]. Ngồi trên những chiếc xích lô, thong dong qua những con phố cổ và ngắm nhìn sự nhộn nhịp, tấp nập của phố phường Hà Nội là một điều thú vị. Bên trong vẻ ồn ào, hối hả của thành phố hiện đại, những chiếc xích lô cứ thong thả chậm rãi quay vòng, như một điểm nhấn đặc biệt mang đến một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Một trong những nét đẹp văn hóa của Hà Nội đó là văn hóa ẩm thực. Đỗ Bích Thúy cho người đọc cảm nhận được những mùi vị thân quen của những món ăn phố phường. Trước hết đó là món bánh cuốn, để làm ra được thứ bánh ấy người làm phải rất kì công. Sự kì công bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên, vật liệu “Ngày nào cũng như ngày nào bà dậy từ nửa đêm để chuẩn bị nguyên liệu tráng bánh cuốn… bên phải là bếp lò luôn đỏ lửa, một cái nồi hấp bánh to tướng, cạnh đó là thùng bột nước để sẵn và một thùng nước lạnh để ngâm chiếc đũa tre mỏng. Trước mặt là cái bàn con. Trên bàn úp một cái rá to, với đĩa nhân bánh, đĩa chả quế, âu nước chấm, gia vị, rau thơm…” [20,tr69,70]. Để có một đĩa bánh ngon, vừa lòng thực khách, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người thợ làm bánh “Mợ múc một muôi bột gạo, rưới lên mặt vải, xoa nhẹ ba vòng, bột láng một lớp mỏng đều tăm tắp. Đậy vung lại, vài giây thì mở ra, dùng chiếc đũa tre lách xuống dưới mặt bánh, khéo léo nhấc cả chiếc bánh vừa tráng đang bốc khói, đặt lên trên chiếc rá úp ngược. Chiếc bánh còn nguyên, không hề rách tí nào nhá. Lại múc tiếp một môi
bột nữa. Trong lúc hấp chiếc bánh kia thì nhanh tay cho nhân vào chiếc bánh vừa lấy ra, cuộn rất nhanh, rất đều, mười chiếc chằn chặn như một. Xong lại dùng chính chiếc đũa tre để cắt bánh thành ba khúc. Rắc ruốc tôm, hành phi lên trên. Khách muốn dùng tinh dầu cà cuống thì mở nắp lọ thủy tinh nhỏ xíu được tinh dầu ra, lấy chiếc tăm nhúng vào lọ tinh dầu, nhúng trở lại bát nước mắm. Tinh dầu cà cuống nguyên chất chỉ cần một tí tẹo thế thôi đã đủ để có một thứ mùi vị không lẫn vào đâu được. Lại còn chả quế nữa chứ. Ôi chao, mình chả quế vàng hươm, thơm ơi là thơm. Mà mợ chỉ giao cho chị một việc duy nhất là thái chả quế thôi đấy. Thái sao phải mười miếng như một, không miếng nào to, không miếng nào bé. Còn phần diềm, những miếng nhỏ, mợ phần cho đàn con” [20,tr70].Sự tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội trong ẩm thực còn được thể hiện qua việc sử dụng nước chấm. Mỗi một món ăn sẽ có một loại nước chấm riêng. Bánh cuốn, bún chả hay nem cuốn không dùng nước mắm nguyên chất mà cần pha chế bằng cách kết hợp khéo léo các vị mặn của mắm, ngọt của đường, chua của giấm và cay của ớt. Khi ăn, người ăn có thể thêm vào một chút hạt tiêu, một chút hương cà cuống. Cà cuống là một gia vị đặc trưng của người Hà Nội. Một loại gia vị quý hiếm mà chỉ riêng những người sành ăn mới thưởng thức hết được vị ngon của nó. Cà cuống là cái bọng chỉ to bằng hạt gạo nếp ở gần sống lưng con bọ cánh nửa cứng, nửa mềm. Đây là một thứ hương vị từ đất trời, vừa quý tộc vừa dân dã, vừa nồng nàn vừa thoảng qua mà khi ăn cùng, món ăn đậm vị hơn rất nhiều. Sự cầu kỳ còn được thể hiện trong việc người Hà Nội kết rất nhiều gia vị trong một món ăn. Gia vị làm tăng độ hấp dẫn, thơm ngon cho các món ăn. Bánh cuốn thì phải có tôm, hành phi, ăn với chả quế, rau thơm mới thành vị.
Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội mang một nét riêng, rất thanh lịch, điều đó được thể hiện rò nét qua cách chế biến, cách ăn, cách uống trong các bữa ăn hàng ngày cũng như trong các ngày lễ, ngày tết, hội hè của họ. Người
Hà Thành xưa rất cầu kỳ trong mâm cỗ, nhất là vào những ngày lễ tết và giỗ chạp bởi họ coi món ăn là lễ vật thiêng liêng để con cháu tỏ lòng biết ơn, thành kính dành cho người đã khuất. Món ăn trong những ngày này thường rất ngon và được trang trí rất đẹp mắt. Chính vì vậy mà khi làm giỗ chồng, bà Minh làm cơm cúng rất cầu kì, thịnh soạn. Mâm cúng truyền thống phải đủ “bốn bát, sáu đĩa”: “Bốn bát gồm: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Sáu đĩa gồm: đĩa xôi vò, đĩa thịt gà luộc, đĩa chả quế, đĩa giò lụa,đĩa nem rán, đĩa nộm” [20,tr180]. Mâm cơm cúng đủ đầy những món ăn truyền thống của người Việt, đa dạng trong cách chế biến: luộc, hầm, nấu, hấp, chiến… thể hiện sự cầu kỳ trong ăn uống của người Hà Nội.
Trong cảm quan của nhiều người, đô thị có một lực hấp dẫn lớn bởi đó là chốn phồn hoa có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điều kiện sống cao hơn so với tương quan các khu vực khác. Đô thị là nơi giúp con người trưởng thành, có nhiều cơ hội để học tập, làm việc trong những môi trường thuận lợi, là nơi mở ra nhiều cơ hội thăng tiến. Bên cạnh những mặt tích cực cuộc sống đô thị cũng còn rất nhiều những mặt trái tiêu cực. Các nhà văn “người thư kí trung thành của thời đại” trong những tác phẩm của mình đã phản ánh chân thực bức tranh xã hội đô thị đương đại. Bức tranh xã hội ấy được khúc xạ dưới nhiều góc độ khác nhau qua lăng kính quan sát của các nhà văn. Nguyễn Thị Thu Huệ tiếp cận đời sống đô thị từ không gian, cảnh quan đô thị “Hà Nội cuối đông. Đêm xuống mù sương. Tất cả như lấp ló sau một tấm voan mỏng che khuôn mặt xinh đẹp đã hóa trang kỹ của các cô dâu chuẩn bị về nhà chồng” [12] hoặc như “Tháng năm. Những chùm đỏ vít cong cành trên các ngò phố. Không gian inh inh tiếng ve gợi cảm giác hồi hộp và sôi động. Nàng đứng dưới góc phố chờ chàng” [13]. Đỗ Phấn tiếp cận đời sống đô thị ở góc nhìn về nhịp sống đô thị, đó là nhịp sống hối hả, gấp gáp kéo con người vào guồng quay cuộc sống mưu sinh “Phố đã lên đèn. Ánh sáng yếu ớt hắt trên những gương
mặt người thiểu não sau một ngày vật lộn mưu sinh.Những gương mặt giống nhau đến kỳ lạ. Chỉ hở ra một khuôn hình vô cảm trong những chiếc mũ bảo hiểm” [22]. Nguyễn Huy Thiệp tiếp cận đời sống đô thị ở những góc khuất, những sự xáo trộn trong đời sống và tâm hồn con người. Không ít truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang đến thông điệp về sự biến đổi của đô thị và mặt trái của nó. Trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường Nguyễn Huy Thiệp viết “Hạnh sống cô đơn. Cuộc sống thành phố với bao lạc thú gây nên nhiều mơ ước. Nhưng Hạnh biết rất rò những lạc thú ấy chứa đầy cạm bẫy” [19].
Đỗ Bích Thúy tiếp cận đô thị ở cái nhìn đa chiều. Bên cạnh những nét đẹp văn hóa truyền thống còn lưu giữ trong cuộc sống đô thị đương đại, Đỗ Bích Thúy cũng phản ánh những mặt trái của xã hội đô thị hiện đại. Trong bức tranh về hiện thực là chân dung những con người sống gấp gáp, vội vã. Con người đô thị luôn thích những gì “tiện lợi”, “nhanh chóng”. Rất nhiều hàng quán, chợ trong ngò tự mọc lên. Những con phố phục vụ ăn uống, cơm văn phòng cũng mọc lên “ buổi sáng mở cửa ra, ngồi ở thềm nhà, chỉ mười lăm phút là đã xong việc đi chợ. Vì tất cả mọi mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống của gia đình trong ngày đều được những người gánh rong gánh qua [20,tr6]
Nhịp sống đô thị diễn ra nhanh đến mức chóng mặt, con người bị xoáy vào guồng quay của công việc khiến họ không còn thời gian cho những thú vui, những nét đẹp văn hóa truyền thống nữa. Vợ chồng Oanh – Phương rất thích đọc sách. Trong xã hội hiện đại con người có quá nhiều mối bận tâm nên thời gian để nghiền ngẫm một cuốn sách hay cũng khó. Phương tranh thủ thời gian đọc sách trong lúc mình đi toilet, bởi với anh đây là thời gian nhàn nhã nhất “khi ngồi trong toilet là khi đầu óc tập trung nhất. Đọc cái gì cùng thấy hay, hiểu, thấu đáo, nhớ lâu, nhớ kĩ” [20, tr21]. Lúc sửa nhà, hai vợ chồng Oanh – Phương đã phải tranh cãi với nhau vì có nên để một giá sách trong toilet vì
Phương cho rằng “không đọc sách trong toilet lúc đi vệ sinh thì đọc vào lúc nào”[20,tr21].
Có thể bạn quan tâm!
- Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 1
- Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 2
- Đỗ Bích Thúy Và Tiểu Thuyết Cửa Hiệu Giặt Là
- Sự Thay Đổi Của Đời Sống Gia Đình
- Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 6
- Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 7
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Ăn uống vốn được coi là một nghệ thuật. Nó phản ánh văn hóa thanh lịch của người dân Kinh Kỳ, lịch sự, tao nhã và sang trọng. Đồng thời, ăn uống cũng là nơi thể hiện những điều kiện sống, trình độ sống của người Hà Nội, thể hiện khả năng cảm thụ, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong ăn uống. Nhưng trong xã hội hiện đại, con người cũng phải ăn nhanh. Người đọc hẳn không thể quên hình ảnh vợ chồng nhà Ụt bán thịt lợn ăn vội chiếc bánh mì “Hai vợ chồng nhồm nhoàm nhai trong thứ ánh sáng mờ ảo của tiết trời đông giá. Đang ăn, có khách , liền kẹp cái bánh mì vào nách hoặc nhét vào túi áo, cắt thịt, cân thịt đã. Khách đi lại cầm bánh mì chén tiếp” [20,tr38]. Nhịp sống đô thị diễn ra hối hả khiến con người phải “lồng ghép”, kết hợp nhiều công việc. Với họ ăn uống không còn là một nghệ thuật để thưởng thức nữa, họ ăn để tồn tại, ăn tranh thủ rồi lại tiếp tục làm việc. Không chỉ riêng Đỗ Bích Thúy, nhà văn trẻ Phong Điệp cũng đã phản ánh điều này trong tác phẩm của mình “Thường thường tám giờ tối mới rũ rượi về nhà. Ăn qua quýt một cái gì đó rồi đổ vật ra giường, ngủ một mạch đến bảy giờ sáng hôm sau. Những ham muốn, đam mê dần bị tước bỏ. Quay quắt mấy chốc đã cảm thấy mình hết đời rồi.” [6]
Cuộc sống nơi đô thị không cho phép con người sống một cuộc sống bình yên, họ bắt buộc phải bươn trải, lao động không ngừng nghỉ bất kể đêm ngày: “Trong những buổi sớm đầu đông, trời vẫn còn tối thẫm. Bên ngoài gió rít từng cơn, từng cơn. Gió xiên qua những thanh lan can bằng sắt gỉ nham nhỏ đập vào bức tường cũng tróc lở không kém, gió tuốt những chiếc là cuối cùng còn lại trên cây, ném đi thất xa…” [20,tr36]. Trong thời tiết khắc nghiệt như thế đáng lẽ con người phải được nghỉ ngơi, nhưng vì mưu sinh, vì đồng tiền bát gạo thì những con người nơi đây đã phải thức dậy, làm việc “Một lúc nữa, vợ
chồng nhà Ụt bán thịt lợn sẽ đi xe máy tới… Ông chồng sẽ dừng xe cho bà vợ ì ạch tụt xuống, vội vã lấy tấm phản gỗ giấu phía sau cửa sắt vào ngò, lấy bốn viên gạch vỡ để kê, đặt lên. Bịch! Bịch! Bịch! Đấy là tiếng tảng thịt bị ném xuống phản. Rồi tiếng dao to, dao nhỏ va vào nhau lẻng xẻng” [20,tr37]. Bức tranh phố phường hiện lên với hình ảnh những người lao động nghèo. Họ đến từ nhiều vùng quê khác nhau, lên thành phố mưu sinh bằng nhiều cách, đầy nhọc nhằn và cơ cực. Không chỉ có vợ chồng Ụt mà còn có Lê, Tư, thằng Vinh… và rất nhiều con người khác nữa. Mỗi người một số phận và hoàn cảnh riêng nhưng tựu thung lại họ đều làm việc, lao động vì ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phố thị chính là một “quán trọ” của những kiếp người lang bạt mưu sinh, kiếm sống. Ở đấy có những náo nhiệt, vui tươi, có những trầm buồn lặng lẽ, có chất phác, thật thà nhưng cũng có đầy những mưu toan, giả dối.
2.1.2. Sự biến đổi của môi trường sinh thái
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “môi trường sinh thái là tập hợp các điều kiện địa lý tự nhiên của một vùng lãnh thổ có tác động trực tiếp đến mức sống của dân cư và các chỉ tiêu kinh tế trong vùng lãnh thổ ấy.” [11,tr940]. Ngày nay do sự phát triển của quá trình đô thị hóa, xã hội công nghiệp, môi trường sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng, phá hủy sự cân bằng sinh thái và để lại những hậu quả không tưởng tượng được. Mất cân bằng sinh thái đang là một trong những bài toán khó song hành với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một đô thị hiện đại với quy mô dân số đông đúc dẫn đến tình trạng đất chật người đông, những nhà máy xí nghiệp, tòa nhà chung cư mọc lên đã lấy đi đất ruộng đồng, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Sự biến đổi, mất cân bằng sinh thái thái là hiện tượng mà ở đô thị nào cũng phải đối mặt.
Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng Đỗ Bích Thúy đã và đang lập thân, lập nghiệp, xây dựng tổ ấm của mình, chị “đã sinh con, đã nuôi con lớn,
đã cùng gia đình chồng duy trì một cuộc sống bình yên, dễ chịu” [20,tr9], ở mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Với từng ấy điều đã gắn bó với Hà Nội đủ đề nhà văn không còn coi Hà Nội là “một chốn dừng chân tạm thời” mà mảnh đất này thực sự đã trở thành một phần trong tâm hồn nhà văn. Vì vậy, khi viết về Hà Nội nhà văn đã viết dưới góc nhìn của một người đã sống, đã quan sát tỉ mỉ về từng chi tiết nhỏ của không gian, của cuộc sống đô thị Hà Nội: “Từ một không gian hẹp, một ô cửa nhỏ, nhà văn đã phóng chiếu cái nhìn toàn cảnh quá trình chuyển dịch nội tại trong đời sống phố thị” [8]. Quá trình chuyển dịch ấy bắt đầu từ sự biến đổi môi trường, không gian sống.
Hình ảnh thị thành trong thời buổi kinh tế thị trường sau những năm đổi mới cũng được Đỗ Bích Thúy miêu tả tỉ mỉ. Môi trường sống của người dân đang bị thu hẹp dần. Trong cuộc sống hiện đại những khoảng không gian trở nên chật chội. Người ta tận dụng mọi khoảng không gian có thể để sử dụng với nhiều mục đích: sinh sống có, kinh doanh buôn bán cũng có. Ở Hà Nội “ có một cái luật bất thành văn là nhà nào ở mặt phố, mở cửa hàng thì nghiễm nhiên cái đoạn hè phố trước của nhà đó được sở hữu” [20,tr6]. Trên cái vỉa hè đó, họ bày đủ thứ theo ý thích của “người chủ quản”. Họ trồng cả rau xanh trong những thùng xốp được đặt bên ngoài hiên nhà. Vỉa hè còn là chỗ của những chiếc xe đạp, xe máy, ô tô. Thậm chí là nơi ở của những chú chó vì trong nhà không có chỗ cho nó nằm. Không biết từ bao giờ, người ta sử dụng vỉa hè là nơi buôn bán: trà đá vỉa hè, nước mía vỉa hè, ốc vỉa hè… Đô thị hiện đại, người dân đổ xô về các thành phố lớn, đất chật người đông nên khoảng không gian trống dần bị thu hẹp, người ta tận dụng để xây nhà, thành phố mọc lên một loạt những khu nhà chung cư,… Vì thế hè phố bên cạnh hoạt động buôn bán người ta còn tận dụng để làm chốn vui chơi của trẻ con “tập đi, ăn bột, ăn cháo, chạy nhảy nô đùa, tập xe đạp”, “tất cả người lớn, trẻ con đều đổ ra ngoài. Người lớn thì
lôi quạt nan, quạt giấy ra phành phạch, trẻ con không phải học bài, sung sướng hò hét, đuổi nhau chạy từ phố này sang phố kia” [20,tr7].
Qua từng dãy phố, hàng quán đua nhau mọc lên mới thấy được rò rệt cái sự thay đổi đến chóng mặt của Hà Nội. “Con phố đông đúc, chật chội, càng đông hơn nữa vào giờ cơm trưa, khi cánh nhân viên văn phòng kéo đến để ăn trưa. Cả những con phố lân cận như Thi Sách, Trần Xuân, Hàn Thuyên, Hàm Long… cũng đều là những con phố ăn uống mà chủ yếu phục vụ dân văn phòng”. “Đầu tiên cả phố chỉ có duy nhất một cái. Sau thì xung quanh thấy có vẻ làm ăn được, đua nhau mở ra dễ có đến dăm bảy cái. Phố Lê Văn Hưu có lúc thành phố giặt là”[20,tr5,6].
Người ta vẫn biết đến Hà Nội với những con phố rực rỡ màu sắc, bày biện đủ mọi mặt hàng từ hàng thủ công, gia vị, thực phẩm đến những món ăn hấp dẫn, những nhà hàng sang trọng… Nhưng nếu bước qua những vẻ hào nhoáng ấy, người ta sẽ không khỏi rùng mình khi thấy những chiếc cầu thang ngót ngét trăm tuổi nằm im lìm trong những con ngò nhỏ sâu hun hút. Và ở đây, mỗi chiếc cầu thang là lối đi chung của vài chục hộ gia đình. Chỗ ở không sinh sôi, chỉ có con người ngày một đông đúc thêm. Có gia đình 8 người sống trong căn hộ chỉ vẻn vẹn 10m2. Và những gia đình như vậy không phải chỉ có một mà nó là điều dễ bắt gặp trong những khu phố cổ của Hà Nội. Vì vậy, người ta nói với nhau rằng phố cổ nay đã trở thành “phố khổ” bởi ngay nhu cầu tối thiểu không được đáp ứng đầy đủ. Là một người tha hương, cũng từng phải đi ở trọ rồi lấy chồng sinh con ở trên mảnh đất thủ đô, Đỗ Bích Thúy cũng phần nào thấu hiểu. Chị đã nhẹ nhàng đưa một phần sự khổ hẹp trong không gian sống của người dân thủ đô vào trang viết của mình. Khi đến chơi, ông Hinh – bạn của chồng Oanh vừa nói vừa quay lưng xuống nhà để qua được cái cầu thang hẹp, gấp khúc, mà người thì như con khủng long, cứ phải lựa lựa để không va phải tường, phải trần, đến là vất vả. Kiểu gì xuống đến cửa hàng ông