Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 7

Và thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện, bức tranh đô thị Hà Nội thời hiện đại hiện lên rò nét hơn, tường tận hơn.

Viết về thủ đô, Đỗ Bích Thúy đã thành công khi tái hiện phần nào những giá trị truyền thống tốt đẹp của Thăng Long – Hà Nội còn lưu giữ đến hiện tại. Nhà văn đã tinh tế khi sử dụng rất nhiều ngôn từ mang đậm tính truyền thống được tập trung ở lớp nhân vật thuộc tuýp người Hà Nội xưa, hình thành nên thứ ngôn ngữ khuôn mẫu, tình cảm, nền nã, dịu dàng và ý nhị. Qua việc miêu tả những vẻ đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần của những người phụ nữ Hà Thành xưa: Bà Minh với lời nói nhỏ nhẹ, gần gũi, chân thật, từ tốn nhưng có sức mạnh tiềm tàng về giá trị “việc lớn, việc nhỏ trong gia đình, họ mạc, các em bao giờ cũng hỏi ý kiến chị” [20,tr9]. Đối diện với Oanh trong gian phòng nhỏ, những ý nghĩ, tâm sự chịu đựng của người đàn bà bất hạnh về cuộc đời mấy chục năm kìm nén được gỡ bỏ, trong lòng nhẹ bẫng và vui tươi hẳn lên. Từ những xúc cảm chân thành, chuỗi lời nói của bà phát ra như một sự thấu hiểu về điều mà Oanh đang bối rối và trăn trở trong cuộc sống. Lời bộc bạch đến từ suy nghĩ của người đàn bà từng trải khiến Oanh muốn ứa nước mắt “không phải vì bà chị chồng phân tích rất đúng, mà bởi cách nói của bà. Cái giọng ấm áp dịu dàng đến mềm cả lòng” [20,tr69].

Nét hấp dẫn đặc biệt trong ngôn ngữ trần thuật của Đỗ Bích Thúy chính là tính chất giàu hình ảnh trong lời tả (đan xen với lời kể). Qua trang văn của chị, cuộc sống, con người và thiên nhiên hiện lên chân thực sinh động như nó vốn có. Nhà văn sử dụng rất nhiều câu văn miêu tả một cách rất chi tiết như: “Trinh vẫn quay mặt ra bên ngoài, những sợi tóc bay lất phất nắng bao phủ quanh trinh như một bức ảnh ngược sáng” [20,tr161]. “Trong những buổi sớm mùa đông, trời còn tối thẫm. Bên ngoài gió rít từng cơn, từng cơn. Gió xuyên qua những thanh lan can bằng sắt gỉ nham nhở, đập vào bức tường cũng chóc lở không kém, gió tuốt những chiếc lá cuối cùng còn lại trên cây, ném đi thật xa”

[tr36], hay “Nắng sớm xuyên qua ô cửa nhỏ, chiếu vào trong nhà một khoảng. Nắng soi vào tận đáy chén nước chè trong vắt, khiến nó vàng sánh như mật ong, với một ngọn khói mỏng mảnh uốn lượn bay trên không trung” [20,tr65]. Nhà văn đã huy động vốn từ phong phú để tạo nên không gian đặc trưng của Hà Nội “ cây đa có những chùm rễ dài, buông xuống như một tấm mành. Sau tấm mành có một ban thờ nhỏ” [tr23], hay “ngôi nhà biệt thự xây kiểu Pháp, nhỏ nhỏ nhưng có một khoảng trống, chắc trong đó trồng cây cảnh” [20,tr24]. Những mái nhà xưa, yên bình, cổ kính, nối tiếp nhau trên dãy phố dài, xây dựng từ thời Pháp thuộc đều là những biểu tượng đẹp trong lòng Thủ đô được gọi lên qua ngôn từ của Đỗ Bích Thúy. Khi nói đến những chuyện về Hà Nội, nhà văn khéo léo sử dụng thứ ngôn ngữ văn hóa phong tục truyền thống của người Hà Nội. Chị miêu tả rất tỉ mỉ về mâm cơm cúng truyền thống “bốn bát gồm: bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Sáu đĩa gồm: đĩa xôi vò, đĩa thịt gà luộc, đĩa chả quế, đĩa giò lụa, đĩa nem rán [tr 180]. Từ sự quan sát tinh tế, từng chi tiết, dụng cụ, cách thức làm nên chúng mọi hình ảnh và hương vị như thể hiện ngay trước các giác quan của độc giả, mặc dù trên thực tế nó đang ẩn mình sau cái vỏ ngôn từ độc đáo của chị.

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Qua quan sát lựa chọn, vận dụng các phương tiện lời nói, Đỗ Bích Thúy đã tái hiện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật một cách sinh động, chân thật nhất có thể. Nhà văn đã tái hiện ngôn ngữ đối thoại phù hợp với văn hóa giao tiếp của đô thị. Đỗ Bích Thúy thường dùng thứ ngôn ngữ của người xưa trong lời nói của các nhân vật thuộc lớp người cũ. Lời nói của bà Minh nhẹ nhàng, sâu lắng, đúc kết lại những kinh nghiệm sống, để Oanh hiểu ra thành công trong bất cứ ngành nghề nào đều cần phải có bí quyết “nhưng mà chị nghĩ thế này Oanh ạ. Không có nghề nào cao nghề nào thấp. Cứ chân chỉ hạt bột, cứ thật thà tử tế, cứ kiếm được tiền để nuôi con, duy trì cuộc sống, thì đó chính là công

việc tốt nhất. Em đi làm bây giờ, để xin được việc phải mất dăm chục một tram, lương thì thấp, cửa hàng chẳng ai trông coi, thợ thuyền nó đâu phải con cháu mình, tin thì tin cũng không thể giao phó cho chúng nó được”[20,tr68,69].

Trong Cửa hiệu giặt là xuất hiện ngôn ngữ đối thoại dày đặc. Đỗ Bích Thúy đã chắt lọc ngôn ngữ đời sống phố thị một cách tinh tường để đưa vào tiểu thuyết thứ ngôn ngữ rất đời, rất hiện sinh của người đô thị hiện đại. Và lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát. Đỗ Bích Thúy đã lùa thứ ngôn ngữ đối thoại chua chát, thô nhám, tếu táo của người dân đô thị hiện đại vào tiểu thuyết một cách rất tự nhiên. Những khẩu ngữ, tiếng long, từ mới phát sinh được các nhân vật ưa thích sử dụng. Hiện tượng tạo láy bằng cách “iếc” hóa nhằm mục đích phủ định, mỉa mai cũng hiện diện trong lời đối thoại của các nhân vật: cửa hàng cửa hiếc, chả tham thiếc gì sất, than thiếc, đồng tính đồng tiếc, thuốc thiếc gì,… Ngôn ngữ sinh hoạt hằng này được sử dụng rát nhiều với các khẩu ngữ “vầng, tao, mày, hử, cơ đấy, nhá…” Đôi khi là thứ ngôn ngữ bốp chát qua những lời thoại “xin xin cái mả bố nhà mày”, “mày nói câu nữa tao vả vỡ mồm bây giờ”, “mày chết, mày chết với bà rồi con ơi. Bà thì bà cho mày ra bã chuyến này. Bà đập chết mày” cũng được sử dụng.

Chỉ một đoạn hội thoại giữa Vinh và Lê cũng thấy trường ngôn ngữ đời thường được Đỗ Bích Thúy sử dụng triệt để:

“Thằng Vinh lườm con Lê một cái, ôm mớ quần áo của Tiến lên gác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Con lê nói với theo:

- Nhớ giặt giũ cho cẩn thận lần sau chị còn vuốt má cho. Thằng Vinh đã lên đến cầu thang còn quay lại:

Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 7

- Vuốt cái thằng bố mày ấy.

Giọng con Lê đột nhiên chua choét:

- Bố tao không đến lượt mày. Tao vả cho vỡ mồm.

- Mở mồm ra là đòi vả. Lên đây mà vả. Ông thì ông ném mẹ mày vào tủ sấy…”

[20,tr93]

Qua lời ăn tiếng nói của các nhân vật, Đỗ Bích Thúy muốn xới lên một mảng ngôn từ của thanh niên mới lớn cũng như những người lao động nghèo ở đô thị hiện nay. Những chuỗi hội thoại vụn vặt không đầu không cuối, cách xưng hô “tao – mày”, “ông – tao” được nhà văn sử dụng rất nhiều trong tiểu thuyết. Qua đó, cách sống, quan niệm sống, cá tính của nhân vật hiện lên sinh động đa dạng như ở ngoài đời.

Có thể thấy, cảm quan đô thị sắc sảo của một cây bút trẻ đã chi phối đến sự lựa chọn ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy. Từ sự quan sát lựa chọn nhà văn đã vận dụng các phương tiện lời nói để tái hiện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật một cách sinh động chân thật nhất có thể và rất phù hợp với giao tiếp văn hóa. Để tiểu thuyết của mình phản ánh đúng hơi thở của cuộc sống đô thị đương đại.

3.3. Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [9, tr134]. Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Trong khi trần thuật, tác giả luôn sử dụng nhiều giọng điệu với các sắc thái khác nhau trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, để tác phẩm của mình sinh động, không đơn điệu.

3.3.1. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh

Trong cuốn tiểu thuyết, Đỗ Bích Thúy dùng giọng điệu hài hước để nêu lên những mặt trái của đô thị. Sự hài hước của nhà văn qua cách chị gọi tên sự vật cửa hàng bằng những danh từ như “Oa – oa”, gọi tên nhân vật “Ụt, Oánh,

Bi Sốt...” Giọng điệu hóm hỉnh qua những lời trêu đùa của nhân vật Phương với Oanh, với Trinh; Qua những cuộc đối thoại giữa Tư và Lê, giữa Lê và Vinh. Nhà văn sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, cách xưng hô gần gũi:

“Con Tư vác đống quần áo lên gác, vừa đi vừa hát ông ổng. Cái bài gì mà nghe đến lộn ruột:

Em có một ước ao. Em có một khát khao Em có một ước ao Em có một khát khao

Làn da trâu! Làn da trâu!

Làn da em… đẹp như con sâu!

Giời ạ. Đời không còn gì để ước rồi hay sao mà lại ước toàn trâu với sâu. Thật là hết chỗ nói.” [20, tr 149].

Những câu hát vô nghĩa nhưng lại được giới trẻ ngân nga một cách thường xuyên thành giai điệu. Những lời trêu đùa tếu táo của các nhân vật với nhau trong các cuộc hội thoại được nhà văn thường xuyên sử dụng :

“Đột nhiên có tiếng nước đổ đánh xòa một cái ngay lập tức là tiếng hết ốii ối a á dưới lối đi vọng lên. Thôi, xong, con Tư béo lại đổ nước quá tay, tràn qua mép viên gạch, ào xuống dưới rồi. Không may lại vớ phải bà Miên móm. Móm mà tiếng chửi vẫn to gớm:

- Này, chúng mày làm ăn cái kiểu gì thế hả? Bà thì bà bẻ chân bẻ tay làm tăm xỉa răng bây giờ. Con Tư đâu?

- Dạ, cháu Tư đây ạ. Bác ơi, cháu nhỡ tay, cháu xin lỗi nhá” [20, tr11]

Có thể thấy, giọng điệu ngôn ngữ trong tác phẩm của chị không văn hoa bóng bẩy, không cầu kỳ mà đơn giản đến mộc mạc. Ẩn giấu bên trong thứ ngôn ngữ thô mộc ấy chính là cảm xúc con người thật lòng với nhau. Đặc điểm này tạo nên những đoạn đối thoại trong tác phẩm tự nhiên sinh động. Cách xưng hô

mang vẻ xuống xã nhưng rất đỗi thân thiết với các đại từ nhân xưng quen thuộc như “tao – mày” và “ông – tao”, những tiếng chửi quen thuộc trong đời sống hằng ngày “bẻ chân bẻ tay làm tăm xỉa răng”, những phát ngôn suồng sã, trêu chọc, cãi vã chỏng lỏn “xin xin cái mả bố nhà mày”, “vuốt cái thằng bố mày ấy”… Bằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, Đỗ Bích Thúy đã phản ánh chân thực về sự nhốn nháo, thay đổi của đô thị một cách nhẹ nhàng, trầm lắng. Đô thị trong cảm quan của chị dẫu có xô bồ, đứt gãy các giá trị văn hóa nhưng tận sâu vẫn cất giữ những vẻ đẹp trầm mặc, bình yên.

3.3.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa

Đỗ Bích Thúy viết Cửa hiệu giặt là tuy có sự chuyển hướng trong đề tài viết về cuộc sống đô thị nhưng chị vẫn hướng tới những số phận bất hạnh, những cuộc đời éo le, ngang trái chốn đô thị phồn hoa. Vẫn bằng giọng điệu thương cảm xót xa, nhà văn bộc bạch tình cảm chân thành của mình về cuộc sống con người trên mảnh đất mà chị đã và đang gắn bó, và chính chị được là người chứng kiến và xúc động. Sự đồng cảm của nhân vật Oanh với cô bé Lê khi có thai ngoài ý muốn vô cùng chân thực. Đó cũng chính là sự đồng cảm của chính nhà văn Đỗ Bích Thúy trước cảnh đời éo le của nhân vật. Nhân vật Oanh khi biết cô nhân viên trẻ của mình có thai ngoài ý muốn, thực sự cảm thấy đồng cảm và thấu hiểu trước nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của Lê: “Oanh còn run hơn cả con Lê. Giời ạ. Con gái con đứa cứ tơ hơ ra thế, mới hai chục tuổi đầu, giờ ễnh ra đấy thì biết làm sao?” [20, tr127].

Dù Lê chỉ là nhân viên nhưng cách lo lắng của Oanh khiến người đọc cảm nhận như một người mẹ đang lo lắng, xót xa cho con gái mình. “Oanh nhìn con Lê thương đứt ruột. Cái cổ đã bắt đầu dài ngoằng ra, cổ tay đầy gân xanh, tóc tai xơ xác, mặt như tàu lá” [20, tr127]. Ban đầu Oanh muốn Lê giữ đứa bé lại nhưng sau Oanh nghĩ về những định kiến ở quê “Một mình vác cái bụng to về quê thì khác gì bôi gio trát trấu vào mặt bố mẹ, họ hàng. Rồi thì trẻ

con nó đọc vè, nó đọc ông ổng ngoài ngò, chịu sao nổi” [20, tr128]. Rồi nghĩ cả đến những khó khăn ở tương lai nếu Lê giữ đứa bé “Mà không mang về, tức là ở lại Hà Nội, một mình đẻ, một mình nuôi con thì nuôi bằng cách nào? Thân mẹ còn chưa xong nói gì con?” [20, tr128].

Với góc nhìn cảm thông nên nhà văn viết về các nhân vật của mình không chỉ phê phán những cái xấu của họ mà vẫn nhìn thấy những nét đẹp ẩn sâu sau vỏ ngoài xấu xí của mỗi nhân vật. Viên ở những chương đầu, người đọc thấy một nhân vật hiện lên với tính cách dở dở ương, ăn mặc thì lỗi thời, bẩn thỉu, nhưng về sau nhân vật Viên càng bộc lộc những điểm sáng trong con người của mình đó là một người chị hết mực yêu thương em. Khi thằng Đức bị tai nạn cần phải mổ thiếu tiền, Viên đã lấy số tiền tiết kiệm của mình để lo cho em, rồi khi vợ thằng Đức đẻ, Viên đã vô cùng thích thú, lăng xăng với con thằng Đức. Oanh cũng đã tình cờ bắt gặp những khoảnh khắc vô cùng đẹp của Viên “Viên có hàm răng rất đẹp, đều tăm tắp,kín khít, trắng bóng. Vì thế mỗi khi Viên cười, người đối diện có thể quên sạch cả cái mũi gãy, cặp môi dày với hai gò má đầy vết nám…Cũng chính hàm răng làm Viên bừng sáng, trong cái xó tối mà phía sau hành lang ướt nhem nhép, hun hút” [20, tr140]. Ngay cả Đức, một cậu em vô tâm chỉ biết nhận sự chăm sóc yêu chiều từ người khác thì cuối truyện cũng nhận được ra tình cảm vô biên mà bà chị “dở hơi” dành cho mình suốt từ tấm bé “Thằng Đức cố xoay người để chị làm vệ sinh cho, tự dung nước mắt nó ứa ra, chảy xuống gối thành dòng” [20, tr213]. Vinh, chàng trai “bùng tình” là Lê có bầu cũng đã trở lại và được “minh oan”, những sai lầm của Vinh được tác giả lý giải là một sự hoảng hốt của tuổi mới lớn chưa đủ hiểu biết, kỹ năng và bản lĩnh để đối diện với biến cố đầu đời.Những câu chuyện đời thường được kể lại một cách mộc mạc mà chân tình. Những trang văn thấm đẫm tình người, giữa những bon chen xô bồ, Đỗ Bích Thúy vẫn tìm thấy được những khoảng sáng tốt đẹp mà con người dành cho nhau

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, đô thị đã sớm được hình thành với những đô thị cổ nhưng phát triển mạnh mẽ từ sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Văn học Việt Nam hiện đại vừa kế thừa truyện thống của văn học trung đại vừa phát huy những giá trị cốt lòi của văn học dân tộc vừa tiếp thu những tinh hoa văn học mới của thế giới. Đời sống và con người đô thị nhanh chóng trở thành một đề tài mới, có sức hấp dẫn với các nhà văn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với chủ trương “mở cửa”, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhiều nhà văn đã chuyển dịch ngòi bút của mình sang mảng đề tài này. Đỗ Bích Thúy – một trong những gương mặt nữ nhà văn xuất sắc của văn học đương đại Việt Nam, bên cạnh những sáng tác viết về đề tài miền núi, chị cũng theo “xu hướng” văn chương, dịch chuyển ngòi bút của mình với Cửa hiệu giặt là - tiểu thuyết đầu tiên nhà văn viết về đề tài đô thị đương đại.

Qua tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, Đỗ Bích Thúy đã tái hiện một bức tranh chân thực sinh động về cuộc sống và con người đô thị đương đại gắn với một mảnh đất cụ thể là Hà Nội. Xã hội đô thị đương đại hiện lên với những nét đẹp về cảnh quan, văn hóa: những hàng cây, những ngôi nhà, những con phố cổ với sự tấp nập, rực rỡ… Nhưng bên cạnh đó là môi trường sinh thái thay đổi do quá trình đô thị hóa. Sự thu hẹp về những khoảng không gian sống, sinh hoạt của con người đã tạo ra những hệ lụy lớn. Những giá trị tốt đẹp cũ đang dần mất đi, những giá trị mới thì bấp bênh. Những đứt gãy trong giá trị truyền thống gia đình ngày càng lớn, sự xung đột giữa lớp thế hệ người cũ với lớp thế hệ trẻ ngày càng bộc lộ rò ràng. Những con người với lối sống chạy theo vật chất, ích kỉ, những con người cô đơn, “lạc loài” giữa xã hội văn minh được Đỗ Bích Thúy đưa vào trang văn của mình. Cửa hiệu giặt là như một tấm gương để con người soi chiếu, như một hồi chuông nhẹ nhàng cảnh tỉnh cho một xã hội trên đà “văn minh hóa”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022