Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 1


Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, sự góp ý tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện


Nguyễn Anh Hoa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

**************


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

NGUYỄN ANH HOA


Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 1

ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU GIẶT LÀ

CỦA ĐỖ BÍCH THÚY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học

TS. GVC Nguyễn Thị Tuyết Minh


HÀ NỘI – 2018

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng nghiên cứu 6

5. Phạm vi nghiên cứu 6

6. Phương pháp nghiên cứu 6

7. Cấu trúc của khóa luận 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 8

1.1. Giới thuyết khái niệm 8

1.1.1. Đề tài 8

1.1.2. Đô thị 8

1.1.3. Đô thị đương đại 10

1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam 11

1.2.1. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam trước 1986 11

1.2.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 13

1.3. Đỗ Bích Thúy và tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là 14

1.3.1. Đôi nét về tác giả Đỗ Bích Thúy 14

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác 15

1.3.3. Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là 17

CHƯƠNG 2 ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU GIẶT LÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH 20

2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị đương đại 20

2.1.1. Hiện thực xã hội văn minh hiện đại 20

2.1.2. Sự biến đổi của môi trường sinh thái 27

2.1.3. Sự thay đổi của đời sống gia đình 31

2.2. Con người đô thị 33

2.2.1. Con người sùng bái vật chất, chạy theo văn minh 33

2.2.2. Con người với lối sống ích kỉ 36

2.2.3. Con người cô đơn 37

CHƯƠNG 3 ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỬA HIỆU GIẶT LÀ - NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 41

3.1. Điểm nhìn trần thuật 41

3.2. Ngôn ngữ 45

3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 45

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật 47

3.3. Giọng điệu 49

3.3.1. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 49

3.3.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa 51

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Với chủ trương mở cửa, hội nhập với thế giới, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh mẽ từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Nhiều đô thị đã ra đời, phố phường được thành lập. Quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế đã làm cho tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Điều đó đã có những tác động hai mặt đến đời sống xã hội của con người. Bên cạnh những mặt tích cực cũng kèm theo nhiều mặt tiêu cực đáng tiếc. Cuộc sống đô thị đã mang đến cho nhiều người thay đổi vận mệnh, theo chiều hướng tốt lên nhưng nó cũng xuất hiện nhiều tệ nạn, cám dỗ, làm cho bao con người quay cuồng, mất phương hướng, bị cuốn vào vòng xoáy của lối sống mới. Điều đó đồng nghĩa với việc những giá trị tốt đẹp, những truyền thống văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.

Đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cùng với Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, “tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật” [15, tr228]. Các nhà văn với vai trò là người thư kí trung thành của thời đại đã ghi lại những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Vì thế, đô thị đương đại là một trong những đề tài ngày càng được nhiều các nhà văn lựa chọn. Đó là một mảnh đất màu mỡ để các nhà văn có thể khắc họa hiện thực cuộc sống và những con người nơi phồn hoa, đô thị.

Trong số những nhà văn đương đại viết về Hà Nội, Đỗ Bích Thuý là một cái tên mới nhưng đã để lại dấu ấn trên văn đàn. Xuất thân từ vùng cao nguyên đá Hà Giang với những tác phẩm viết về vùng đất ấy, Đỗ Bích Thúy được coi là nhà văn của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Nhưng một trong những tiểu

thuyết mới nhất - tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của chị lại viết về Hà Nội, từ cảm xúc, hoài niệm của tác giả về những ngày đầu sống tại thủ đô. Đỗ Bích Thuý khẳng định ngọn nguồn cảm xúc của những tác phẩm viết về Hà Nội chính là tình yêu với cuộc sống và con người nơi đây: “Nhưng tôi yêu Hà Nội và tôi sẽ viết về nó với tình yêu ấy, với những nỗi xúc động run rẩy khi nghĩ về nó, như khi người đàn ông đem lòng yêu một cô gái, anh ta nhất định phải tìm cách thổ lộ” [23]. Cùng với một số truyện ngắn (Chiếc hộp khảm trai, Sương khói mịt mờ, Đàn bà đẹp, Trong đám đông có một ánh mắt), tản văn (Nhớ Hà Nội, Chuyển nhà, Dâu da xoan,…) và đặc biệt là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là chị đã mang đến một bức tranh đời sống phố thị đa dạng, những mảng màu trong quá trình đô thị hoá có lúc chói gắt, có lúc xám xịt nhưng vẫn ẩn chứa những nốt trầm truyền thống đáng quý.

Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận: Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy.

2. Lịch sử vấn đề

Nhà văn Đỗ Bích Thúy – đứa con của đại ngàn Tây Bắc đã có không ít những tác phẩm để lại dấu ấn trên văn đàn hôm nay, đặc biệt là ở mảng đề tài viết về miền núi. Gần đây chị đã có sự “chuyển hướng” trong đề tài sáng tác, bắt đầu có những tác phẩm viết về đề tài đô thị. Tiêu biểu cho mảng đề tài mới này là tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là. Tác phẩm đã nhận được sự đón đọc của độc giả, sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu. Có thể kể một số công trình nghiên cứu, bài báo sau đây:

Bài viết “Trong bếp tro tàn còn hòn than đỏ” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà nghiên cứu Ngô Văn Giá viết “Trong những cái viết về đời sống đô thị hôm nay, truyện của Thúy lấp ló mấy chủ đề: đời sống thường nhật lao động của những đôi vợ chồng trẻ, những người tiêu biểu cho một thế hệ Hà Nội

xưa, nói theo cách của nhà văn Nguyễn Khải – những hạt bụi vàng của Hà Nội (Một người Hà Nội). Mới thế thôi. Chưa có nhiều để khái quát điều gì. Nhưng bằng vào những gì tác giả đã công bố, mạch truyện đi vào lớp người xưa với những hoài niệm về phẩm giá và văn hóa của đất kinh thành có vẻ thích hợp hơn ngòi bút Đỗ Bích Thúy… Văn của Thúy không phải hướng vào những cái sẽ là, cũng không hẳng là thế mạnh với những cái đang là. Văn Thúy phần nhiều thích hợp với những cái đã là, những cái đã là lấp lánh ánh sáng của chiều sâu văn hóa và nhân bản.”[7]. Trong bài viết này, Ngô Văn Giá hi vọng vào “một thứ văn dấn thân hơn nữa trong tư thế của một người nghệ sĩ – tri thức thực thụ” [7] của Đỗ Bích Thúy.

Dương Thùy Chi trong bài viết “Nhà văn Đỗ Bích Thúy, viết trên đôi cánh giấc mơ” cũng nhận xét: “chị muốn mang đến cho độc giả mà chị đang viết về nơi đã gắn bó với mình suốt 16 năm qua, đã mang đến cho chị mọi vui buồn, chứng kiến chị đổi thay. Hà Nội đang dần gắn bó với tâm hồn u buồn chầm chậm của chị như những thanh vọng sau bờ rào đá ngày nào”[3]

Bài viết “Sương khói mịt mờ - Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy”, in trên báo Nhân dân (5/2/2013) nhận định “Nhìn vào bên ngoài của Hà Nội hôm nay, nhiều người tưởng những điều tinh tế như trong văn của Nguyễn Khải, xa hơn là Vũ Bằng, Thạch Lam đã mất; tiêu cực hơn, người ta chỉ thấy một Hà Nội chật chội, xô bồ, một Hà Nội với trẻ con vượt đèn đỏ, nghiện ngập và trộm cắp. Sương khói mịt mờ của Đỗ Bích Thúy không từ chối hiện thực. Hà Nội với khu phố cổ của cô bức bối, chật chội, thậm chí còn nhếch nhác, nhưng đằng sau những bức tường có nhiều chuột không sợ người ấy, bên trong, thẳm sâu cất giấu ở những hẻm ngò đèn còn nhập nhoạng như sương khói, vẫn lóe sáng, âm ỉ những điều tử tế, ân cần, chan chứa cái tình” [2].

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận định “Truyện ngắn không có chuyện sẽ tẻ nhạt nếu thiếu đi sự quan sát dựng cho ra những chi tiết có không khí hết

sức tinh tế trong đời sống Hà Nội của một nhà văn vốn giàu tình cảm. Từ đề tài miền núi, hiện thực và lãng mạn, bay lên như Tiếng đàn môi bên bờ rào đá, văn chương nhà văn xuất thân từ miền núi này, sau hơn chục năm gần đây bắt đầu len lỏi vào cái sâu thẳm của đất ngàn năm, mà ở đó Đỗ Bích Thúy vẫn giữ được góc nhìn hết sức nhân hậu và bản lĩnh” [2].

Khi tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là ra đời, nhà văn Nguyễn Văn Thọ một lần nữa khẳng định: “Đỗ Bích Thúy rất mạnh về chi tiết, kết cấu khi dựng những trang văn xuôi dù ở bất cứ thể loại nào, từ tạp văn tới truyện ngắn, ưu điểm đó thêm một lần bộc lộ rò trong Cửa hiệu giặt là. Những trang sách được viết từ sự quan sát tinh tế, giàu trực cảm đã làm nên bức tranh hấp dẫn bạn đọc có khi là những điều lặt vặt, có khi là tiếng cười giễu cợt… tạo nên một tiểu thuyết khá sinh động về đời sống đô thị hôm nay” [10].

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại ghi nhận ở cuốn sách “sự nhẹ nhòm như những gì vốn có”, bởi theo ông, “được sinh ra trên thế gian này đã là một hạnh phúc, và như thế cũng chẳng nên quá nặng nề. Cuốn sách ấm áp tình người, giữa những bon chen xô bồ người ta vẫn tìm thấy những khoảng sáng tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Ông nói, đọc xong cuốn sách thấy yêu cuộc đời hơn” [18].

Hoàng Đăng Khoa cho rằng “bắt gặp một Đỗ Bích Thúy vừa lạ vừa quen, lạ bởi chất u mua, hoạt kê đời thường, quen với những thân phận phụ nữ nhẫn nhịn thiệt thòi và chung nhất là tấm lòng bao dung của người viết. Một lần nữa, tính nữ trong văn học lại thể hiện đậm đà nơi tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, dù viết về miền núi hay đồng bằng thì những nhân vật nữ vẫn hiện lên đáng yêu, đáng trân trọng” [18].

Trong bài viết “Nhà văn Đỗ Bích Thúy – muốn sục sạo thế giới bằng đôi mắt cô thợ giặt là”, tác giả Mai An cho rằng “Đỗ Bích Thúy đến với thể loại tiểu thuyết như là để làm mới mình, và từ lúc nào đó đã là một tế bào của Hà

Nội”[1]. Tác giả tỏ ra đồng cảm với Đỗ Bích Thúy khi cho ra đời một cuốn tiểu thuyết với mảng đề tài hoàn toàn mới “Vì sự chờ mong của bạn đọc. Và đó là một phần đời sống mà tôi đã và đang trải qua trong suốt mười sáu năm sống ở Hà Nội. Hơi thở… để tôi có thể viết về nó”[1]

Bài viết “Cửa hiệu giặt là – Bức tranh Hà Nội viết bằng văn xuôi”, tác giả Đỗ Hiền đã viết “Nữ tác giả của cao nguyên đá đã dựng lại trong tác phẩm một Hà Nội quen thuộc, có thể bắt gặp ở bất cứ góc phố nào, giống như một cuốn nhật ký chụp lại vài lát cắt cuộc sống của người dân nơi góc phố nhỏ. Cô Viên 35 tuổi quá lứa lỡ thì khiến bà mẹ lo lắng; ba nhân viên ngoại tỉnh làm việc trong cửa hiệu đang ở tuổi mới lớn với những va đập trong tình bạn, tình yêu; vợ chồng Oanh - Phương chủ cửa hiệu tốt tính, dễ mến... Từng ấy con người cứ sống và yêu thương, dối lừa, chia sẻ cùng nhau. Mỗi người là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh cuộc sống Hà thành hôm nay” [10].

Nhìn chung, những bài viết về tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát chung. Đây là khoảng trống để khóa luận của chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài “Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy”. Những ý kiến đánh giá trên sẽ là những gợi mở quan trọng để chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài này với mong muốn thêm một tiếng nói khẳng định đóng góp của Đỗ Bích Thúy viết về đề tài đô thị đương đại.

3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài: “Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy”, chúng tôi muốn khám phá những nét độc đáo trong cảm nhận cũng như trong bút pháp nghệ thuật viết về đề tài đô thị của nhà văn.

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí