Sự Thay Đổi Của Đời Sống Gia Đình

cũng buông một câu, đại loại “Cứ như cái lỗ mũi, thế mà bọn nó cũng chịu được”[20,tr13]. Oanh định nói “Không chịu thì cũng phải chịu, chịu mãi thành quen”[20,tr13] nhưng lại thôi. Hay như căn nhà mà bà Minh cùng với các con ở vốn được xây trên nền nhà vệ sinh công cộng. Để có được hơn 10 mét vông này, bà đã phải bỏ ra ối tiền. Diện tích bằng cái bàn tay, giấy tờ sổ đỏ không có, chỉ là xây chui.

Đọc văn Nguyễn Khải, Vũ Bằng, Thạch Lam, Tô Hoài viết về Hà Nội, người đọc sẽ bắt gặp Hà Nội với những nét đẹp tinh tế, những truyền thống văn hóa nhưng đến Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy những nét đẹp kia đã dần biến mất, người ta thấy một Hà Nội tiêu cực hơn, chật chội, xô bồ. Một Hà Nội với trẻ con vượt đèn đỏ, nghiện ngập và trộm cắp, vởi đủ mọi loại người đổ về đây, với những khu phố cổ cô bức, chật chội, thậm chí còn nhếch nhác. Những điều này nhà văn đã hơn một lần đưa vào trang văn của mình. Trong truyện ngắn Sương khói mịt mờ, Đỗ Bích Thúy đã viết: “Nhà bà nằm sâu trong một con ngò tối, ẩm ướt, nhỏ, chiều ngang chỉ vừa một chiếc xe đạp, xe máy. Hễ có xe máy từ trong đi ra, từ ngoài đi vào đều phải bật đèn, bấm còi toe toe, xe đạp thì bấm chuông, gò vào gác ba ga tiếng lạch xạch rò to, đề phòng đầu kia có người đi tới, gặp nhau, không tránh nổi. Phía bên trên trần, chỉ chừng hơn một tầm với, những gia đình ở trên tầng hai đều rủ nhau đua ra. Và họ đều bố trí bếp, nhà vệ sinh ở đấy.Trong các hành lang hun hút, bé chật, các gian phòng không bật đèn tối như bưng, nghe rò nước rí rách suốt ngày đêm. Thi thoảng, đang lò dò đi ra đường, chợt nghe tiếng nước ào một cái, xối xả quyết liệt, bà lại giật thót, tưởng đã đổ nước ướt hết từ đầu đến chân. Nhà tầng trên còn ti tí ánh sáng, nhà tầng dưới như hũ nút, lại đều trổ cửa sắt mở ra ngò cho nhất cử lưỡng tiện. Số là phố này hay mất nước máy nên năm hộ phải hò nhau khoan chung một cái giếng. Khoan mấy chỗ, chỉ đến giữa ngò nhỏ mới thấy nước. cái bơm đặt ở đấy, dây dợ lằng nhằng, nhà nào cần bơm nước thì chạy ra cắm cái

phích vào ổ điện nhà mình mà bơm. Thế nên phải trổ ra giữa ngò” [2]. Khi những khoảng không gian sống bị thu hẹp, điều kiện sống tối thiểu của con người không đảm bảo nên đã gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của một con người. Nhà vệ sinh xây tận dụng bằng khoảng trống hành lang nhô ra không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm không khí, nhà bếp xây liền kề, chật hẹp có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ. Những ngôi nhà xây san sát liền kề, tận dụng mọi khoảng trống khiến cho trẻ con không còn sân chơi.

Có thể thấy, từ những quan sát tinh tế, Đỗ Bích Thúy đã cho người đọc đối mặt với một hiện thực không hề đẹp về mảnh đất mà chính nhà văn đang sống. Sự thay đổi ở đô thị hiện đại chính là mặt trái của đô thị hóa. Sự thu hẹp về không gian sống, môi trường sống của con người đang tác động rất lớn đến chính cuộc sống của những con người đô thị.

2.1.3. Sự thay đổi của đời sống gia đình

Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đó là tình cảm gắn bó giữa những người trong một nhà. Cha mẹ hy sinh, hết lòng vì con cái, anh chị em hòa thuận đùm bọc lẫn nhau, vợ chồng yêu thương nhau, chung sức chung lòng nuôi dạy con cái xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhưng trong đời sống hiện đại, những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy đang dần mai một. Những đứt gãy về giá trị đạo đức đang xảy ra hằng ngày trong cuộc sống gia đình. Trong Cửa hiệu giặt là Đỗ Bích Thúy cũng có những trang viết về sự “xuống cấp” này. Ca dao xưa có câu:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Nhưng Đức – con trai bà Minh lại đối xử thờ ơ, vô trách nhiệm với mẹ mình. “làm được bao nhiêu lương chỉ đổ vào ăn bằng hết. Đẻ một thằng con thì tiền điện nước, tiền sữa, bỉm, quần áo tã lót nhất nhất là bà Minh chi ra” [20,tr207]. Với Viên – chị ruột của mình, Đức cũng thờ ơ. Thậm chí anh cũng coi người chị của mình dở dở ương ương như những người ngoài nghĩ, Đức và vợ luôn tránh Viên. Khi vợ Đức sinh con, hai vợ chồng không muốn Viên là người đầu tiên gặp mặt thằng bé nên “Viên mang cơm cháo vào viện chỉ được đứng ngoài cửa phòng, gọi thằng Đức ra lấy chứ tuyệt nhiên không được bước tới” [20,tr142]. Tình cảm chị em ruột thịt cũng trở nên có khoảng cách khi con người đề cao cá nhân. Đức chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân mà không hề rung cảm trước người chị đáng thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Cuộc sống hiện đại với những guồng quay và vô số mối quan hệ bên ngoài khiến cho tình cảm vợ chồng cũng nhiều khi rạn nứt, đôi khi chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Vợ chồng Oanh – Phương tranh cãi chỉ vì vấn đề có để giá sách trong toilet hay không. Hay sự thờ ơ trong quan hệ vợ chồng. Khi thằng Đức – con trai bà Minh bị tai nạn, suốt một chương truyện người đọc không hề thấy bóng dáng vợ thằng Đức, đến khi thằng Đức xuất viện về nhà thì “con vợ nó sợ bẩn, kiếm cớ bận trông con không phục vụ chồng được” [20,tr211].

Trong một gia đình, nhiều thế hệ cùng sinh sống, thế hệ những người cũ với thế hệ trẻ, tồn tại song hành cũ – mới bao giờ cũng nảy sinh mâu thuẫn. Bà Minh là một người phụ nữ vốn mang nét đẹp của người phụ nữ Hà Thành xưa nên trong tiềm thức của bà luôn muốn giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của gia đình. Vào ngày giỗ chạp, bà thường kì công sắm sửa, nấu nướng những món ngon để thể hiện tấm lòng báo hiếu đối với cha mẹ, đối với chồng. Mâm cúng thường rất cầu kì, phải đủ “bốn bát sáu đĩa”. Có khi để làm được một bữa cỗ giỗ, bà phải chuẩn bị trước một tháng. Mọi nguyên liệu để làm mâm cơm cúng lúc nào cũng phải chọn lựa kĩ càng: gà phải là gà nuôi bằng thóc nửa năm,

Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 5

vừa đủ lớn nhưng chưa đủ già, măng phải được lấy từ Tuyên Qang, bóng bì “phải là loại có màu vàng nhạt, không quá phồng cũng không quá mỏng. Phồng quá thì khi nấu sẽ nát, mỏng quá thì khí nấu sẽ không ngấm được vị ngọt của nước xương” [20,tr180]. Nhưng anh con trai duy nhất của bà lại không để ý đến việc này. Đức nghĩ rằng “đằng nào thì người chết cũng chết rồi, có biết gì đâu. Cầu kì hay đơn giản cũng thế. Thậm chí chả làm cũng ai biết đấy là đâu” [20,tr178]. Viên cũng cho rằng, không nhất thiết phải “vẽ ra, món nọ món kia, đến là mệt xác”. Cô bảo “vào tay cháu, cháu cho tuốt vào nồi. Đằng nào chả ăn, chả vào bụng, miễn no là được”, năm sau cứ gọi chủ quán cơm bụi bên kia đường kiêm các dịch vụ đặt cỗ làm cho vài mâm “ăn xong nó lại dọn dẹp cho nữa chứ, cứ gọi là sạch bong nhá. Thế có phải là nhàn cái thân không nào”[20,tr186]. Lớp người cũ luôn muốn giữ gìn, bảo tồn truyền thống. Nhưng lớp người sau thì chán ghét những cái cũ. Và mâu thuẫn ngầm trong gia đình cứ thế diễn ra. Sự đứt gãy, trái ngược trong lối sống, nếp suy nghĩ của những thế hệ đang tạo ra những xung đột. Để dung hòa những xung đột đó đòi hỏi sự nhường nhịn, khéo léo của những thành viên trong một gia đình. Đọc văn của Đỗ Bích Thúy không ít người sẽ nhìn thấy chính mình ở trong đó, nhận ra bản thân cũng đang bị kẹt giữa vòng xoáy của xã hội hiện đại.

2.2. Con người đô thị

2.2.1. Con người sùng bái vật chất, chạy theo văn minh

Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Với truyền thống văn hiến lâu đời, người Việt đã xây dựng cho mình nhiều giá trị truyền thống thể hiện bản sắc và cốt cách con người Việt Nam. Những giá trị đó là nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn người Việt bao đời nay, là nguồn sức mạnh tinh thần cho dân tộc ta trong những lúc gian nguy. Đồng thời, đó cũng là những bài học tinh thần để giáo dục nhân cách cho thế hệ sau. Tuy nhiên, trong đời sống đô thị hôm nay, nhiều giá trị truyền thống đứng trước

nguy cơ bị rạn nứt, đảo lộn. Con người đô thị có xu hướng tôn thờ đồng tiền, đề cao giá trị vật chất, coi nhẹ những giá trị của đời sống tinh thần. Văn học đương đại Việt Nam với cái nhìn trên tinh thần đổi mới theo hướng dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật đã phản ánh rò nét những biến đổi của nhiều giá trị truyền thống dưới tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế. Những vấn đề này được nhà văn Đỗ Bích Thúy phản ánh trong tiểu thuyếtCửa hiệu giặt là. Thấy cửa hàng giặt là của vợ chồng Phương – Oanh “có vẻ làm ăn được”, trên phố “đua nhau mở ra dễ có đến dăm bảy cái”. Trên một góc phố nhỏ mà có đến mấy cửa hiệu giặt là cùng kinh doanh thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh. Các cửa hiệu phải tìm cách thu hút khách bằng nhiều cách. Để cạnh tranh, người ta sẵn sàng bỏ qua tình hàng xóm láng giềng “Oanh đã hiểu ra vấn đề. Thì ra nhà Oa – Oa chơi xỏ nhà Oanh. Khách quỵt tiền giặt chính là người nhà ấy, nó mang giặt đồ bên này, rồi lấy tiền giặt bên kia, mất mỗi cái công đóng túi. Cả đêm hôm ấy, Oanh tức không ngủ được. Buôn bán có bạn có phường, ngay sát nách mình đây mà nó dám chơi mình” [20, tr154]. Không chỉ vậy, vì đồng tiền mà những người buôn bán còn bỏ qua vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng, lừa lọc người mua, “khuất mắt trông coi”. Vợ chồng nhà Ụt đi lấy thịt lợn thì phải “trông vào mối quen” phải “quen thì mới không lấy phải lợn bệnh, lợn chết.” Rồi rất nhiều mối thực phẩm bẩn rình rập con người như “rau thuốc trừ sâu”, “thịt thuốc kích thích”, “nước thì ô nhiễm”… Con người phát minh ra những cái mới để phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng xã hội càng hiện đại thì con người lại đang càng phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính mình.

Trong ăn uống, những món mới lạ, đồ ăn Tây lại càng được ưa thích. Những món ăn truyền thống đã không còn hấp dẫn nữa. Bây giờ người ta chỉ thích ăn những món ăn nhanh tiện lợi mà bỏ quên những đặc sản ẩm thực của quê hương. Vợ chồng thằng Đức cưới nhau về thì xin ra ăn riêng “mười bữa

có một bữa cơm nhà, chín bữa lang thang ngoài đường hết đồ Tây lại đồ ta” [20, tr207]. Bữa cơm gia đình cũng đang dần bị coi nhẹ nhường chỗ cho những sở thích ham muốn những điều mới lạ của giới trẻ.

Dưới sự tác động của chính sách mở của hội nhập quốc tế, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, con người đô thị đã có những biến đổi so với giai đoạn trước. Không ít người có xu hướng vọng ngoại, chạy theo lối sống phương Tây, biểu hiện của nó trong đời sống là lối sống tự do, phóng khoáng trong quan hệ tình yêu, tình dục của giới trẻ. Sự phóng khoáng trong quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình, chưa có hiểu biết về kiến thức giới tính, sinh sản đã dẫn đến những hệ quả vô cùng đáng tiếc đó là mang thai ngoài ý muốn. Điều này đã khiến cho tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ ngày càng tăng cao. Đây cũng là vấn đề mà nhà văn Đỗ Bích Thúy đề cập đến trong tác phẩm của mình. Lê là nhân viên cửa hàng giặt là nhà Oanh, vốn là gái quê lên kiếm việc làm ở thành phố. Những rung cảm đầu đời với Vinh và sự kém hiểu biết về kiến thức giới tính khiến Lê đã có thai ngoài ý muốn. Oanh phải đưa Lê đến bệnh viện để giải quyết hậu quả. Câu chuyện của Lê thật không khó để bắt gặp trong đời sống hiện nay “Lại nhìn đám con gái có đứa mặt non choẹt, có khi chỉ mười sáu mười bảy ra vào phòng thủ thuật cứ nườm nượp như đi chợ, rùng mình” [20,tr130].

Lối sống phóng khoáng còn biểu hiện ở chuyện tình yêu đương công sở Trong đời sống hiện đại, những mối tình công sở dường như diễn ra công khai hơn. Phút giây yếu mềm của Phương – chồng oanh đối với Trinh là phút “say nắng”, dù Phương cũng chưa đi quá giới hạn với Trinh, nhưng “tất cả những thứ trên người Trinh đều toát ra một vẻ trinh nguyên khó tả. Từ đôi mắt trong trẻo, ngơ ngác tới gò má bầu bĩnh, tới những cái móng tay nhỏ, trong vắt, tới những sợi tóc mai hơi quăn, mềm mại” [20,tr158]. Hay “chỉ cần nghe cái giọng con bé là lại thấy mọi thứ trong trẻo, dễ thương. Ngay cả gương mặt cau có,

giọng nói hằm hè, dáng đi có phần cục súc của tân chủ tịch cũng trở nên dễ chịu”[20,tr159]. Dù những mối tình ấy không được miêu tả một cách trực tiếp, cũng chưa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình nhưng nó cũng cho thấy những thay đổi trong tâm tư tình cảm của con người đô thị khi sống trong một xã hội phức tạp hơn. Con người mải chạy theo những xu thế của thời đại, theo lối sống Tây hóa mà quên mất những bản sắc văn hóa cội nguồn của người Việt.

2.2.2. Con người với lối sống ích kỉ

Con người với lối sống ích kỉ, đề cao cá nhân vô trách nhiệm với những người thân trong gia đình. Đức - đứa con trai duy nhất của bà Minh. Chồng mất sớm, bà Minh vất vả nuôi hai chị em thằng Đức nên người. Là đứa con trai duy nhất trong nhà đáng lẽ khi mẹ đã lớn tuổi nó phải là người gánh vác trách nhiệm trong gia đình nhưng với bản chất ích kỉ cá nhân Đức không quan tâm đến gia đình, chỉ biết “rượu chè be bét”, “lớn tướng như con voi còi vẫn cứ mẹ chăm bẵm từ miếng cơm trở đi. Mà ăn thì phải có kiểu riêng. Thức ăn ngon mấy thì ngon, chỉ ăn một bữa. Còn thừa nó bắt đổ đi. Bảo ăn lại sẽ bị đau bụng. Nhà nghèo mà cảnh vẻ như công tử bột”,[20,tr206] ngay cả đến khi lập gia đình Đức vẫn không tự lo liệu được cho vợ con mà cứ phó mặc cho mẹ, cho chị “Lấy vợ, con vợ đòi ăn riêng, nó gật đánh rụp. Hai đứa nó được cái nết ăn đến là giống nhau.Mười bữa có một bữa cơm nhà, chín bữa lang thang ngoài đường hết đồ Tây lại đồ ta. Đi làm được bao nhiêu lương chỉ đổ vào ăn bằng hết. Đẻ một thằng con thì tiền điện nước, bỉm sữa, quần áo tã lót nhất nhất là bà Minh chi ra [20,tr 207]. Nhân vật Đức thờ ơ, vô cảm với chính những người thân trong gia đình, bỏ mặc mẹ già không phụng dưỡng, ngay cả con mình đẻ ra cũng không chăm lo mà ỉ lại cho mẹ và chị. Sự ích kỉ cá nhân cộng với lối sống hưởng thụ, lười lao động đã tạo nên một thằng Đức trong Cửa hiệu giặt là. Khi khép lại cuốn sách, nhân vật Đức ở lại trên trang giấy nhưng lối sống của Đức,

sự ích kỉ hèn mạc của nhân vật Đức trong Cửa hiệu giặt là vẫn còn hiển hiện rất nhiều trong đời sống đô thị đương đại. Rất nhiều bài báo đã đưa tin những cụ già có con cái đông đủ thành đạt nhưng vẫn phải một mình kiếm sống ở tuổi xế bóng. Rồi có cả những đứa con không chịu làm việc ăn bám bố mẹ, đánh đập mẹ già… Thật tiếc thay, “thói ích kỷ” vẫn đang tồn tại như một xu thế của xã hội hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của giành giật, bon chen và những toan tính vật chất. Những vấn đề nhức nhối đó trong cuộc sống, mặt trái của văn minh đô thị chính là vấn đề nhà văn muốn phản ánh vào trong tác phẩm của mình.

Sự ích kỷ còn thể hiện ở những toan tính vụ lợi cho cá nhân mà bỏ qua danh dự, đạo đức. Cô nhân viên bên cửa hàng giặt là Oa – oa là một ví dụ. Để kiếm thêm chút tiền tiêu, cô nhân viên này sẵn sàng lừa dối chủ, không ghi hóa đơn, lấy tiền tăng lên để bớt tiền riêng cho mình “Thiếu gì cách. Ví dụ như khách quen không lấy hóa đơn thì mày cứ ghi tiền trong hóa đơn ít thôi thu nhiều lên. Thậm chí mày chẳng ghi hóa đơn cứ thế mà thu tiền ai biết đấy là đâu” [20,tr122]. Những hành động này chỉ đang ở mức độ không nghiêm trọng nhưng nó cũng phần nào phản ánh đạo đức con người, niềm tin của con người với nhau đang dần đổ vỡ.

2.2.3. Con người cô đơn

Cuộc sống đô thị hiện đại với rất nhiều mối quan hệ, nhiều phương tiện để thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người, thế nhưng chính xã hội hiện đại lại đem đến cho con người sự cô đơn trong chính đời sống nội tại của mình. Đỗ Bích Thúy là cây bút có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm, cũng như tài tình khắc họa tâm lí nhân vật.

Bà Minh có hai người con, trai có, gái có, cuộc sống gia đình bà vẫn diễn ra êm đẹp nhưng người đọc có cảm giác nhân vật này đang vẫy vùng trong sự cô đơn giữa thế giới hiện đại “Bà Minh nhấp một ngụm trà nhỏ, thở dài. Tiếng

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí