Khái Lược Các Trường Hợp Báo Mạng Điện Tử Được Khảo Cứu


năng thông thường (quyền tự nhiên, bẩm sinh đã có) với quyền nói có quan điểm riêng (quyền pháp lý, quyền không tuyệt đối, vừa có những điều được hưởng thụ và có những nghĩa vụ phải thực hiện, có những giới hạn không được vi phạm);

(ii) Ở Việt Nam, trong các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định quyền con người và quyền công dân là một, cho nên, không ai có thể lấy lý do là đang hưởng thụ tự do vô hạn quyền con người” để quậy phá, không tuân thủ những quy định của pháp luật về nghĩa vụ công dân khi hưởng thụ QTDNL.

Thứ hai, Báo chí là một phương tiện truyền thông có mục đích hướng tới phục vụ cho từng con người trong xã hội. Khi báo chí là đại diện cho quyền lực của nhân dân, báo chí sẽ trở thành diễn đàn dân chủ để nhân dân tự do ngôn luận. Để làm rõ vấn đề này, tác giả luận án đã dựa vào lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về vai trò của báo chí vô sản là “làm diễn đàn tự do ngôn luận của nhân dân”, lấy đó làm tư tưởng cốt lõi xuyên suốt cho mọi khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả luận án cũng tiếp cận một số lý thuyết báo chí học và lý thuyết khoa học liên ngành, như: Thông tin giao tiếp, Chức năng báo chí, Người gác cổng, Thiết lập chương trình nghị sự, Vòng xoắn im lặng, sử dụng các lý thuyết này làm mạch chảy chủ đạo về mặt lý luận, soi chiếu cho những phân tích, đánh giá và đề xuất của tác giả trong toàn bộ luận án. Dù là chủ thể pháp luật (BMĐT), hay chủ thể QTDNL (công dân), dưới ánh sáng của các lý thuyết này, vai trò của mỗi chủ thể sẽ được “định vị” rõ ràng trong mối quan hệ hai chiều “bất di bất dịch” giữa người đưa tin và người nhận tin, mặc dù trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, vai trò của các chủ thể này có thể sẽ được hoán đổi cho nhau.

Thứ ba, khi BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam, nhất thiết phải dựa vào cơ sở pháp lý Quốc tế và pháp luật Việt Nam, bởi quy định của pháp luật là một trong những cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu và đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.


Thứ tư, căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án đã xây dựng được các tiêu chí để khảo cứu, phân tích, đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, luận án đã giới thiệu khái quát thực tiễn báo chí thực hiện QTDNL của công dân ở hai quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới nhưng tương đối khác biệt nhau về bản chất: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là dân chủ tư sản, còn Trung Quốc là dân chủ XHCN và thực tiễn ở Việt Nam khái quát từ năm 1945 đến thời gian trước năm 2015. Từ việc nghiên cứu mô hình hai nước này và thực tiễn của Việt Nam, tác giả luận án rút ra kết luận rằng, dù thể chế chính trị có khác nhau nhưng việc báo chí thực hiện QTDNL của công dân vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế quy định về điều được làm và điều không được làm, trên cơ sở truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam thực hiện QTDNL của công dân cũng có nét đặc thù riêng: Cả hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý, có cơ quan chủ quản luôn theo sát mọi hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, được nhân dân hết lòng ủng hộ và cộng tác, cho nên, BMĐT thực hiện QTDNL của công dân không chỉ dựa trên “lý”, mà còn nặng về “tình”, qua đó có thể hiểu sâu thêm bản chất tự do, dân chủ của nền báo chí Việt Nam, tính chất nhân văn của luật pháp Việt Nam và truyền thống văn hóa, tâm lý dân tộc Việt.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. Khái lược các trường hợp báo mạng điện tử được khảo cứu

2.1.1. VnExpress.net: Tập đoàn FPT cho ra đời VnExpress.net vào ngày 26/02/2001, đến ngày 25/11/2002 được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp giấy phép số 511/GP-BVHTT, chính thức là tờ BMĐT độc lập (không có phiên bản báo In). VnExpress.net nhanh chóng được công chúng biết đến và đứng trong TOP 100 của bảng xếp hạng các trang web được đọc nhiều nhất thế giới do Alexa.com bình chọn vào tháng 6/2007. Theo Google Analytis, VnExpress.net hiện có hơn 17 triệu độc giả thường xuyên, khoảng 34 triệu lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày.

2.1.2. Vietnamnet.vn: BMĐT Vietnamnet (địa chỉ: http://vnn.vn) là sản phẩm của công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC Orient ra đời năm 1997) - thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Ngày 23/01/2003, Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 27/GP-BVHTT, vietnamnet.vn chính thức trở thành tờ BMĐT độc lập (không có phiên bản là báo In), xuất bản bằng Tiếng Việt và ngày 08/06/2003 xuất bản trang Tiếng Anh. Từ ngày 15/5/2008, Vietnamnet.vn trở thành cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ TT&TT - một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Vietnamnet. Theo Google Analytis, Vietnamnet.vn hiện nay đã đạt 2 tỷ pageviews/tháng, đạt khoảng 2,7 - 2,8 triệu visitor/ngày. Vietnamnet còn có 10 tạp chí chuyên sâu, như: Tuần Vietnamnet, Vietnamnet TV, Vietnamnet Jobs, ....

2.1.3. Nhandan.com.vn: Một năm sau khi tờ BMĐT Quê Hương (02/02/1997) ra đời, ngày 5 tháng 3 năm 1998, Ban biên tập báo Nhân dân đã làm tờ trình Bộ Chính trị cho phép ra tờ BMĐT trên internet. Đúng 15 giờ, ngày 21 tháng 6 năm 1998, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng đã ấn nút chính thức hòa mạng internet báo Nhân dân điện tử (địa chỉ: http://nhandan.com.vn). Ngày 01/01/2000 Nhandan.com.vn chính thức ra


hàng ngày. Ngày 02/9/2000 Nhandan.com.vn bản tiếng Anh cũng bắt đầu ra hàng ngày. Theo PVS7, hiện nay Nhandan.com.vn có khoảng hơn 500 ngàn lượt truy cập mỗi ngày.

2.1.4. Dantri.com.vn: Tháng 4/2005, kế thừa giao diện và bố cục nội dung của trang tin điện tử tổng hợp Tintucvietnam.com, trang tin điện tử Dantri.com.vn ra đời, trực thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Ngày 15/7/2008, được Bộ TT&TT cấp phép thành BMĐT (Giấy phép số 1050/GP-BTTTT), với địa chỉ: http://dantri.com.vn. Năm 2009, lần đầu tiên thay đổi giao diện, từ đó trở đi, giao diện luôn được cải tiến. Ngày 15/11/2009, bản tin tiếng Anh của Dantri.com.vn được thử nghiệm và chính thức đi vào hoạt động sau đó một tháng, với tên miền Dantri international, viết tắt là DtiNews. Ngày 16/3/2010, dantri.com.vn cho ra đời phiên bản mobile. Từ năm 2014 dantri.com.vn đã đạt 220 triệu/pageview/tuần. Hiện nay, theo Kantar Media, dantri.com.vn có bình quân khoảng 25 triệu lượt truy cập/ngày. Theo Giấy phép hoạt động số 298/GP-BTTTT ngày 15/7/2020, Dantri.com.vn là Cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.1.5. Tuoitre.vn: Báo Tuổi trẻ TP. HCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của TP. HCM, ra đời ngày 02/9/1975. Tuoitre Online (TTO-tên miền: tuoitre.com.vn) là của báo Tuổi trẻ, ra mắt chính thức ngày 01/12/2003. Đến ngày 20/3/2010, tuoitre.com.vn đổi tên miền thành tuoitre.vn và thay giao diện mới. Tháng 9/2010 Tuoitre Mobile ra đời. Theo Google Analytis, tuoitre.com.vn có khoảng 4 triệu lượt truy cập/ngày và lượng truy cập hàng tháng khoảng 63,6 triệu. Từ ngày 16/7/2018, tuoitre.vn tạm dừng hoạt động 3 tháng do vi phạm hành chính theo quyết định của Bộ TT&TT, đến tháng 10/2018 mới hoạt động trở lại với phiên bản được nâng cấp mới, hướng đến nhu cầu thông tin và trải nghiệm của người đọc báo. Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến công dân của tác giả luận án năm 2018, trong số 821 người có trả lời Phiếu Trưng cầu ý kiến công dân (100%) thì

mức độ công dân tiếp cận 5 tờ BMĐT như sau:


Bảng 2.1. Tương quan mức độ công dân tiếp cận BMĐT


BMĐT

Số lượng có

truy cập

Dưới 30

phút/ngày

30 phút

/ngày

Một giờ

/ngày

Trên một

giờ/ngày

vnexpress.net

754 (91,83%)

19

161

365

209

vnn.vn

732 (89,15%)

22

135

357

218

nhandan.com.vn

516 (62,85%)

31

274

126

85

dantri.com.vn

718 (87,45%)

63

213

379

214

tuoitre.vn

659 (80,26%)

16

151

233

259

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 13


(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án từ tháng 3/2018 - 12/2018)

Mức độ công dân tiếp cận ba tờ: vnexpress.net, vnn.vn, dantri.com.vn tương đối ngang nhau, cả về số lượng người tiếp cận và thời gian truy cập, cũng tương tự như vậy ở hai tờ: nhandan.com.vn, tuoitre.vn. Tuy nhiên, mức độ người sử dụng trên 1 giờ/ngày thì trong 5 tờ báo được khảo sát, ở tuoitre.vn là cao nhất (259 người/trên 1 giờ/ngày). Điều đó chứng tỏ, dù chỉ là tờ báo của Đoàn TNCS HCM của Tp. HCM nhưng tuoitre.vn vẫn có “thương hiệu” nhất định trong lòng công chúng cả nước.

2.2. Kết quả khảo cứu thực trạng báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay

2.2.1. Báo mạng điện tử cung cấp thông tin trung thực về tình hình đất nước và quốc tế để khơi nguồn ngôn luận của công dân (BMĐT thực hiện “quyền được biết thông tin từ báo chí” của công dân)

* Báo mạng điện tử cung cấp thông tin nổi bật, cụ thể, với số lượng lớn, tạo tiền đề để công dân ngôn luận:

Không giống với cách tổ chức thông tin trên trang nhất của báo chí ở TK20 theo lĩnh vực rộng, như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, cách tổ chức thông tin của BMĐT cụ thể theo nhu cầu của bạn đọc. BMĐT đã “bày” lên trang chủ một Menu chủ đề tên trang vừa phong phú, đa dạng, nổi bật, cụ thể về mọi mặt đời sống của đất nước và quốc tế, vừa sinh động, “bắt mắt” về hình thức trình bày đa phương tiện. Chỉ cần clik chuột vào tên trang ở Menu trang chủ (lớp 1), sẽ hiển thị tên các chuyên mục


hoặc các chủ đề “nóng”, “tin top” ở trang trong (lớp 2), bạn đọc đã có thể tiếp cận với mọi thông tin của tờ báo, thậm chí, thông tin của các tờ báo khác thông qua đường liên kết (link), lựa chọn ngay được thông tin nào muốn xem, cần xem, thích xem, nên phản hồi ý kiến, nên truy suất để sử dụng, dù người đó là nhà chính khách, nhà khoa học, hay người làm nội trợ bình dị không rành về công nghệ.

Bảng 2.2: Tương quan số lượng chuyên trang, chuyên mục trên Menu trang chủ các trường hợp BMĐT được khảo sát

(Những chữ có đánh dấu * là các trang có tên trùng nhau của 5 tờ BMĐT)


TT

Tên báo

Menu thông tin trên trang chủ

1

vnexpress.net:

Video, Thời sự*, Góc nhìn*, Thế giới*, Kinh doanh*,


19 chuyên

Giải trí*, Thể thao*, Pháp luật*, Giáo dục*, Sức khỏe,


trang và 90

Đời sống, Du lịch, Khoa học, Số hóa, Xe, Ý kiến, Tâm


chuyên mục

sự, Cười, Infographics.

2

vnn.vn:

Chính trị*, Talks, Thời sự*, Kinh doanh*, Giải trí*,


20 chuyên

Thế giới*, Giáo dục*, Đời sống, Pháp luật*, Thể thao*,


trang và 76

Công nghệ, Sức khỏe, Bất động sản, Bạn đọc*, Xe,


chuyên mục

Video, 24h, Multimedia, Thư viện, Tiện ích.

3

nhandan.com.

Chính trị*, Kinh tế*, Văn hóa*, Xã hội, Pháp luật*, Du


vn: có 14

lịch, Thế giới*, Thể thao*, Giáo dục*, Y tế, Khoa học -


chuyên trang

Công nghệ, Bạn đọc* và hai trang chuyên về địa


và 54 chuyên

phương: Tp. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.


mục


4

dantri.com.vn

Video, Sự kiện*, Xã hội, Thế giới,* Thể thao*, Việc


có 30 chuyên

làm, Sức khỏe, Nhân ái, Kinh doanh*, Bất động sản,


trang và 85

Xe++, Sức mạnh Số, Giáo dục*,Văn hóa*, Giải trí*,


chuyên mục

Du lịch, Pháp luật*, Nhịp sống trẻ, Khuyến học, Du



học, Fica, Đời sống, Diễn đàn, Tình yêu, Blog, Tuyển



sinh, Bạn đọc*, Chuyện lạ, English, An sinh.

5

tuoitre.vn:

Media, Thời sự*, Thế giới*, Pháp luật*, Kinh doanh*,


có 17 chuyên

Công nghệ, Xe, Du lịch, Nhịp sống trẻ, Văn hóa*, Giải


trang và 79

trí*, Thể thao*, Giáo dục*, Khoa học, Sức khỏe, Giả -


chuyên mục

Thật, Bạn đọc*.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án, năm 2015 - 2019)


Bám sát cuộc sống thực tiễn của đất nước và quốc tế, BMĐT phản ánh trung thực dòng chảy sự kiện theo diễn tiến trước - trong - sau, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của từng cá nhân hoặc một nhóm công chúng trong xã hội. Sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân tách chủ đề ở Menu trang chủ thành các nhóm nội dung phù hợp với các nhóm công chúng, sẽ thấy rất rõ là nhu cầu thông tin của công chúng đã góp phần tạo ra sự “cá thể hóa” giao diện của BMĐT: (i) Để đáp ứng nhu cầu thông tin mang tính phổ biến, có ý nghĩa đối với mọi công dân, với toàn xã hội, thì có các trang, như: Thời sự, Chính trị, Thế giới, Kinh doanh, Pháp luật, Văn hóa, Đời sống, Giáo dục, Giải trí, Du lịch, Thể thao, Bạn đọc, Diễn đàn,...; (ii) Để đáp ứng nhu cầu thông tin chuyên sâu theo lứa tuổi, nghề nghiệp, giai tầng xã hội, thì có các trang, như: Nhịp sống trẻ, Tình yêu, Khoa học, Sức khỏe,...; (iii) Để đáp ứng nhu cầu thông tin chuyên biệt của nhóm thiểu số công chúng, thì có các trang, như: Xe, Xe++, Sức mạnh số, Số hóa, Công nghệ,....

Với đặc trưng hypertext có cơ chế “nở ra” không hạn chế dung lượng, mỗi ngày/24 giờ, BMĐT sản xuất một khối lượng thông tin khổng lồ: khoảng 50 - 200 tin, 30 - 100 bài, 10 - 50 ảnh, 5 - 10 sản phẩm đa phương tiện (tương đương với một tờ tuần báo khổ A2 có khoảng 48 trang - 80 trang), luôn được cập nhật mới từ 4 - 6 phút/một tin, liên tục cập nhật 24/24 giờ; hầu như không bị trùng lặp trong một tờ BMĐT. Theo nhà báo Võ Hùng Thuật, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn của báo Tuổi trẻ, một ngày, Báo Tuổi Trẻ online (TTO) xuất bản khoảng 200 đến 250 tin - bài cho các chuyên mục [163]. Với số liệu cụ thể này thì mỗi chuyên mục (trong số 79 chuyên mục của tuoitre.vn) bình quân mỗi ngày đăng tải khoảng 2,53 đến 3,16 tin - bài, một con số khá lớn. Tuy nhiên, không phải chuyên mục nào cũng có tin - bài trong mỗi ngày, có chuyên mục lại có tới 5 - 15 tin - bài/ một ngày (như: chuyên mục Thời sự, Sự kiện).

Số lượng tin - bài trong những năm khác nhau cũng không giống nhau, bởi mỗi năm lại có những vấn đề thời sự “nóng” khác nhau. Theo lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự, BMĐT căn cứ vào mức độ “nóng”, tính chất quan trọng và ý nghĩa xã hội của sự kiện, mức độ thu hút sự quan tâm đối với


công chúng đến đâu, từ đó BMĐT sẽ có quyết định thông tin dồn dập, liên tục, hoặc kéo dài như một chiến dịch truyền thông, để khơi nguồn, thiết lập chương trình cho nhân dân bàn luận hay không. Chỉ riêng năm 2015 đã có quá nhiều vấn đề thời sự nổi bật, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, được BMĐT tổ chức tin - bài theo “vệt chủ đề” không chỉ trong năm 2015, mà còn thông tin kéo dài trong nhiều năm sau đó để công chúng bàn luận theo dòng sự kiện. Ví dụ: Ngoài việc đưa chứng cứ chính xác, có tính pháp lý cao trong tin - bài về vụ VNPharma nhập 9.300 hộp thuốc chữa ung thư giả, nâng khống giá thuốc 157 tỷ đồng để chi hoa hồng cho bác sỹ (từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017: vnexpress.net: 31 tin - bài; vnn.vn: 29 tin - bài; nhandan.com.vn: 4 tin - bài; dantri.com.vn: 25 tin - bài; tuoitre.vn: 18 tin - bài), BMĐT còn trích dẫn hoàn toàn chính xác, khách quan lời nói của nguyên Giám đốc VNPharma khi hầu tòa: “ Tôi không biết thuốc chữa ung thư là giả”, đã thực sự gây “sốc” và gây ra phản ứng trái chiều trong dư luận kéo dài hàng năm trời. Ngay sau khi vnexpress.net đăng bài có câu nói này (ngày 21/8/2017) lập tức đã có 163 bình luận, với những góc nhìn không giống nhau. Công dân còn theo dõi, bình luận nhiều năm sau đó.

Với thực tế sản xuất tin - bài trong ngày của BMĐT nhiều như vậy, (chưa kể tổng thể tin - bài của 816 cơ quan báo chí trong cả nước như hiện nay), có thể khẳng định rằng, công dân Việt Nam không thể “bị đói thông tin” như lời của một số thế lực thù địch “rêu rao” trên internet, mà ngược lại, họ đang có quá nhiều thông tin phải lựa chọn, phải mất thời gian suy nghĩ để quyết định đọc lướt hay đọc kỹ, trong khi bản thân họ không có nhiều thời gian trong một ngày để dành cho việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin từ báo chí.

Để đáp ứng nhu cầu của công dân là thông tin phải nhanh, nhiều, thời sự, “nóng” và hấp dẫn, BMĐT không tránh khỏi những sự cố nghề nghiệp không đáng có, như: không kiểm chứng thông tin kỹ càng, dẫn đến thông tin sai sự thật. Điển hình là vụ Bộ TT&TT xử phạt 50 cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về nước mắm có hàm lượng thạch tín (arsen) vượt ngưỡng quy định vào năm 2016. Bắt đầu từ thanhnien online đăng tải loạt 6 bài (từ ngày

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí