Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-----------


PHẠM THỊ THÙY LINH


ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-----------


PHẠM THỊ THÙY LINH


ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)


Ngành: BÁO CHÍ HỌC Mã số: 9 32 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. HOÀNG ANH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội, tháng năm 2021

Tác giả luận án


Phạm Thị Thùy Linh

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT


Chữ viết tắt


Từ/Cụm từ

TTĐC

:

Truyền thông đại chúng

BMĐT

:

Báo mạng điện tử

ĐKG

:

Định kiến giới

BĐG

:

Bình đẳng giới

BLGĐ

:

Bạo lực gia đình

XHH

PVS

:

:

Xã hội học

Phỏng vấn sâu

Tuoitre

:

Tuoitre.vn

Giadinh

:

Giadinh.net.vn

VnE

:

VnExpress.net

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5

5. Cơ sở lí luận và thực tiễn 8

6. Phương pháp nghiên cứu 8

7. Điểm mới của luận án 17

8. Kết cấu của luận án 18

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 19

1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử 19

2. Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng 24

3. Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung, báo mạng điện tử nói riêng. 33

4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu trong tổng quan 46

TIỂU KẾT 49

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 50

1.1. Hệ thống khái niệm liên quan 50

1.2. Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử 60

1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. 61

1.4. Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền bình đẳng giới 63

1.5. Lý thuyết nghiên cứu 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 78

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 79

2.1. Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử 79

2.2. Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử 106

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 119

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 120

3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.120

3.2. Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử 132

3.3. Tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam 144

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 150

KẾT LUẬN 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên của Riffe, et al. 13

Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks 15

Bảng 1.1: Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong ngày) .77 Bảng 2.1:Những từ/cụm từ định danh mang định kiến giới nữ 115


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin bài trong diện khảo sát 16

Biểu đồ 2.1: Giới tính nhân vật trong tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ 79

Biểu đồ 2.2: Từ khóa mô tả tính cách truyền thống của mỗi giới 84

Biểu đồ 2.3: Từ khóa mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới 85

Biểu đồ 2.4: Từ khóa mô tả khiếm khuyết của mỗi giới 86

Biểu đồ 2.5: Việc gia đình và giới tính đề cập trong tin bài 89

Biểu đồ 2.6: Các vai trò giới thể hiện trong nội dung tin bài trên BMĐT 89

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nam/nữ được mô tả là nạn nhân/thủ phạm trên BMĐT 101

Biểu đồ 2.8: Vị thế và giới tính của nam/nữ trên BMĐT 101

Biểu đồ 2.9: Giới tính và tiếng nói của nhân vật trong tin bài trên BMĐT 102

Biểu đồ 2.10: Giới tính của nhân vật là lãnh đạo, quản lý trên các báo 103

Biểu đồ 2.11: Lĩnh vực đề cập của tin bài trên BMĐT 107

Biểu đồ 2.12: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật, 108

Biểu đồ 2.13: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về sắc đẹp, 108

Biểu đồ 2.14: Thể loại tin bài trên BMĐT 109

Biểu đồ 2.15: Bối cảnh bức ảnh và giới tính nhân vật trong ảnh 111

Biểu đồ 2.16: Trang phục và giới tính của nhân vật trong ảnh 112

Biểu đồ 2.17: Tương quan tờ báo và số lượng ảnh nữ xuất hiện trong tin bài 113


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam 7

Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn 14

Hình 3: Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị 17

Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo” 83

Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) 93

Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp vẫn độc thân (VnE, 27/9/2015) 95

Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung Quốc chém 5 người gia đình vợ” (TT, 19/2/2016) 114

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hơn 190 quốc gia trên thế giới đã đồng thuận hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình đẳng giới. Không phải ngẫu nhiên, trong mười bảy mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Chương trình, có tới hai mục tiêu liên quan đến bình đẳng (bình đẳng giới - SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10). Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới hiển nhiên là câu chuyện của mọi quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu 2020” (Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%). Ở Việt Nam, công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới vẫn liên tục được thực hiện và ngày càng được đặc biệt chú trọng. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2019 của Liên hợp quốc, Việt Nam có giá trị GII (chỉ số bất bình đẳng giới) là 0,314, xếp thứ 68 trong số 162 quốc gia (chỉ số càng nhỏ, mức độ bất bình đẳng giới càng cao), so sánh với Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia lần lượt xếp thứ 98, 84, 39 và 58. Vị trí này trong báo cáo năm 2020 đã tăng lên ba bậc - là 65/162 quốc gia. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước”. Yêu cầu lồng ghép giới trong luật pháp chính sách, chương trình, dự án phát triển vẫn liên tục được nêu rõ trong Luật Bình đẳng giới (2006), Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2009, Luật Hôn nhân và gia đình (2000, 2014), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2015), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Mục tiêu phát triển quốc gia để hỗ trợ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030… Rõ ràng, bình đẳng giới vẫn đang được xác định là cuộc cách mạng lớn, khó khăn và lâu dài bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất chính là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới trong xã hội, tạo thành những lối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024