Đánh Giá Khái Quát Thực Trạng Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân Việt Nam Hiện Nay


lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3 - 10%. [PVS9,12,13, mục 2.2, câu 4; PVS10, mục 2.2, câu 7].

> Nội dung đơn thư cuả công dân có nội dung khiếu nại, tố cáo:

Về mọi lĩnh vực trong đời sống dân sinh. Cụ thể:

Nội dung khiếu nại: Nội dung chủ yếu về những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, quyền lợi thiết thân của công dân, như: tranh chấp lối đi chung; phân chia tài sản; nhà lún, nứt do các công trình xây dựng xung quanh mà không được đền bù; điện, nước sinh hoạt, bồi thường giải phóng mặt bằng, quyền lợi nghỉ thai sản ở doanh nghiệp,...

Ví dụ: vnn.vn/ Đơn thư bạn đọc đầu tháng 8/2020: Đơn phản ảnh của tổ dân phố số 6, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về việc tranh chấp giữa 2 nhà 135, 137 khu đất lưu không. Người dân đặt câu hỏi có sự tiếp tay của cán bộ địa chính để cho 2 hộ này chiếm đất không còn đất để phòng chống cháy nổ. Chúng tôi đề nghị phường Đồng Tâm xem xét, giải quyết.

Nội dung tố cáo: Nội dung chủ yếu về những vấn đề mang tầm quốc gia, như: quản lý nhà nước về đất đai còn yếu kém để xảy ra sai phạm; dự án thu hồi đất của dân không đúng trình tự; tình trạng biển thủ công quỹ; thất thoát tài sản công; chặt phá rừng; cá nhân lãnh đạo sai phạm,... Ví dụ: nhandan.com.vn/ Kết quả thư bạn đọc: (i) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng xem xét, giải quyết đơn tố cáo Bí thư Huyện ủy Long Phú; (ii) Trả lời đơn tố cáo của nhiều hộ dân ở Khu tập thể Trường đại học Ngoại thương (Hà Nội),...

Đề nghị tư vấn: Trong đơn thư của công dân, có những đơn thư đề nghị được tư vấn về kiến thức pháp luật, hoặc gỡ rối mâu thuẫn tình cảm, hoặc giải đáp về chế độ chính sách. Với những đơn thư dạng này, BMĐT thường phối hợp với chuyên gia hoặc cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề. Ví dụ: Dantri.com.vn có chuyên mục “3 phút cùng luật sư”, giải đáp rất nhiều vấn đề của cuộc sống đời thường mà công dân có thư hỏi, như: Ông Phạm Trọng Đạt

- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) khẳng định, dùng tiền ngân sách nhà nước để mua quà Tết tặng nhau thì dù 1.000 đồng cũng là vi phạm, cần phải xử lý [ngày 6/02/2015]; hoặc: Làm “Suger Dady”, coi chừng nguy cơ dính án tù chung thân [ngày 12/8/2020];...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nhìn chung, BMĐT chỉ tự mình thực hiện tiếp nhận, xử lý đăng tải những đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân về những vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh. Những đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo mang tính bảo mật Nhà nước cần phải bảo vệ, thì quy trình thực hiện cũng phải tuân theo quy định pháp lý về bảo mật, thậm chí, không được thông tin công khai trên hệ thống của Tòa soạn.

* Phương thức gián tiếp: Báo mạng điện tử chỉ là cầu nối tiếp nhận đơn - thư có nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân, chuyển cơ quan chức năng xử lý, khi có kết quả thì đăng tải trên báo:

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 19

Một số lượng lớn trong tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến, BMĐT phải tìm đến cơ quan chức năng có liên quan đến vụ việc trong đơn thư để họ giải quyết và trả lời công dân. Khi có kết quả cụ thể, BMĐT sẽ đăng tải thông tin trên tờ báo, hoặc cơ quan chức năng sẽ trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản cho công dân. Còn những thắc mắc cần giải đáp, hoặc cần tư vấn của công dân về pháp luật, về chế độ, BMĐT sẽ mời chuyên gia trong từng lĩnh vực để giải đáp hoặc tư vấn, đến khi nào công dân thỏa mãn về những thông tin nhận được mới thôi. Ví dụ: nhandan.com.vn/ Kết quả thư bạn đọc: Thứ Hai, 23/09/2019, 05:51:21: Giao Công an tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo kiểm tra, làm rõ đơn của ông Nguyễn Hồng Phương; Ðề nghị ông Nguyễn Văn Dương gửi đơn đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam để thực hiện quyền tố cáo theo quy định; Chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) xem xét, giải quyết,...

Khi đơn thư chuyển đi, các cơ quan chức năng tiếp nhận giải quyết theo đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, tuy nhiên, thời gian giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nhanh hay chậm, kết quả đến đâu, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, “sức ép dư luận” là một yếu tố có tác động lớn đến quy trình này.

Tóm lại, từ đơn - thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến, BMĐT tiếp nhận, xử lý, có kết quả đăng báo đều được thực hiện theo đúng quy trình và đúng pháp luật, công khai và dân chủ, bảo đảm tối đa quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân. Đơn thư nhận đến đâu, được xử lý kịp thời đến đó. Qua điều tra của tác giả luận án, (câu B13, mục 3): không ai trong số


781 người có ngôn luận trên BMĐT có đơn thư khiếu nại, tố cáo, với nhiều lý do, trong đó: không có gì để gửi; không muốn liên lụy; chưa nắm rõ luật.

Để thực hiện được quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân, BMĐT cần có đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm xử lý nhanh công việc, giỏi giao tiếp,... Trên thực tế, bộ phận Ban Bạn đọc của BMĐT chưa thực sự có đủ cán bộ để xử lý công việc, chứ chưa nói đến chất lượng cán bộ. Hiện nay bộ phận này còn chưa được quan tâm đúng mức, nên xảy ra sai sót là không tránh khỏi [xem: PVS 8, mục 2.2, câu 7].

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

* Thành công:

> Với nhiệm vụ thực hiện cung cấp thông tin cho công dân, BMĐT đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong vai trò là chủ thể pháp luật thực hiện QTDNL của công dân. Theo góc nhìn của người hưởng thụ QTDNL trên báo chí, công dân đã đánh giá rất công bằng về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay, qua chỉ báo mức độ hài lòng ở câu hỏi C3:

Biểu đồ 2.10: Tương quan trong đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với báo mạng điện tử

1%

12% 14%

35%

38%

Không hài lòng Có chút hài lòng Hài lòng

Khá hài lòng

Rất hài lòng

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, tháng 3/2018 - tháng 12/2018)

Kết quả này cho thấy, công dân đã “hài lòng” và “khá hài lòng” với những gì BMĐT đã làm cho công dân. “Phải đến 97% - 98% các tòa soạn BMĐT đang làm tốt việc vừa đảm bảo được QTDNL của người dân trên BMĐT, vừa đảm bảo được quy định của luật pháp vì lợi ích của đất nước, của dân tộc” [PVS2, mục


1.1, câu 3]. Như vậy, có thể khẳng định, BMĐT đã thực hiện tốt nội dung thứ nhất trong QTDNL của công dân: “Quyền được biết thông tin” từ báo chí.

> Với vai trò là một “diễn đàn”, BMĐT đã thành công trong việc tạo điều kiện thuận lợi tối đa để công dân được tự do thể hiện bản thân, nói lên tiếng nói yêu nước của mình, thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật tiện ích của BMĐT và đăng tải tin - bài trên trang Bạn đọc. Công dân đều có thể dễ dàng thực hiện QTDNL trên báo chí, có thể chia sẻ, đăng tải các thông tin mình yêu thích một cách dễ dàng, nhanh chóng, do đó mức độ hài lòng của công dân khi tham gia ngôn luận trên BMĐT hiện này là rất lớn” [PVS1, mục 1.1, câu 3]. Tiếng nói của công dân trên BMĐT được Đảng, Chính phủ, cộng đồng xã hội lắng nghe và thấu hiểu, từ đó có những hành động tích cực, để không ai bị bỏ lại phía sau, không một tội ác nào làm hại dân mà không bị nghiêm trị.

> Từ những ước vọng mà công dân muốn gửi gắm, muốn tờ báo đại diện cho công dân để giải quyết vấn đề, BMĐT đều thực hiện theo đúng chức năng, quyền hạn của mình và theo đúng trình tự pháp lý, công khai và dân chủ, đúng vai trò là một phương tiện truyền thông thực thi QTDNL của công dân, bảo đảm tối đa quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân. “Tất cả những vụ việc mà người dân gửi đến đều được xử lý và giải quyết khá gọn gàng, hợp tình, hợp lý, tránh những việc khiếu kiện không đáng có xảy ra” [PVS 2, mục 1.1, câu 3].

> Công dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về QTDNL trên báo chí, cho nên, đã chủ động và ý thức hơn trong việc đưa ra ý kiến bình luận, gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan báo chí. Điều mà nhà báo “sợ nhất khi đi điều tra lấy tư liệu theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân mà bị những người trong cuộc né tránh, thờ ơ, không cung cấp thông tin, hoặc nói sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin” [PVS12, mục 2.2, câu 4], hoặc công dân không nói vì sợ vướng vào pháp luật và dư luận xã hội. Điều mà “nhà báo sợ nhất” thì chỉ có 4,62 % (theo kết quả điều tra ý kiến công dân). Con số này thể hiện đúng bản tính “trọng tình” của người Việt đối với báo chí Việt Nam, thể


hiện tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân khi hưởng thụ QTDNL trên báo chí.

Có thể khẳng định, BMĐT đã phát huy vai trò là một diễn đàn tự do, dân chủ, để công dân hưởng thụ tối đa “quyền được biết, quyền được nói, quyền được khiếu nại, tố cáo” trên báo chí. “Thành công lớn nhất của BMĐT trong quá trình thực hiện QTDNL của công dân là đã kết nối được công dân với Đảng và Chính phủ, cơ quan báo chí với công chúng và ngược lại, góp phần định hướng dư luận xã hội và phản bác lại những thông tin sai trái, thù địch” [PVS 13, mục 1.1, câu 3].

* Nguyên nhân của thành công:

- Nhờ có sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí nói chung, BMĐT nói riêng, cho ra đời những văn bản pháp lý đúng thời điểm để xử lý các vấn đề nổi cộm trong thực hiện QTDNL: “Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về việc thực hiện QTDNL rất nhất quán, được đề cao. Phần lớn BMĐT được phép làm tất cả những gì tối thiểu nhưng theo quy định của pháp luật” [PVS2, mục 1.1, câu 1].

- Nhân tố không kém phần quan trọng góp phần vào sự thành công ấy là sự thông minh, quyết đoán của đội ngũ lãnh đạo tờ báo: “BMĐT thực hiện tốt QTDNL của công dân là do sự nhìn nhận, đánh giá đúng, triển khai phù hợp của Ban Biên tập” [PVS8, mục 2.2, câu 7] và đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp. Đằng sau mỗi tác phẩm báo chí, mỗi dòng comment được đăng tải, là những giọt mồ hôi, thậm chí, máu và nước mắt của nhà báo.

- Hầu như mỗi cơ quan BMĐT lớn đều có sự hỗ trợ của các tập đoàn công nghệ, BMĐT nào không có sự hỗ trợ của các tập đoàn công nghệ thì cũng có đủ khả năng tài chính, hoặc được giúp đỡ về tài chính để phát triển tờ báo của mình. Không có công nghệ hiện đại, BMĐT chỉ là một mô hình trên giấy, không có giá trị, còn công dân sẽ không có công cụ và phương tiện để thực hiện QTDNL trên báo chí.

- Công chúng BMĐT đã thay đổi về “chất”: trình độ văn hóa và nhận thức về vai trò “làm chủ đất nước”, về pháp luật, đã được nâng cao, cho nên,


công chúng BMĐT luôn hết lòng vì đất nước, đem tiếng nói cá nhân hòa vào tiếng nói chung của toàn dân tộc Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, có một số hạn chế: (i) Thông tin sai sự thật, thông tin vô bổ; (ii) Thông tin chậm hơn so với MXH nên khó thu hút ngôn luận của công dân; (iii) Quản trị comment chưa chặt, còn để lọt comment tiêu cực; (iiii) Chưa có những bài báo sắc nét, có chất lượng cao để “định hướng” cho nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tư tưởng sai trái, thù địch; (iiiii) Sử dụng lời nói của thường dân còn ít và chưa có biện tích cực để khuyến khích công dân ngôn luận; (iiiiii) Chưa thực sự đón đầu được trí tuệ nhân tạo thông minh trong kỹ thuật làm báo.

Trong Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2017, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT& TT cũng đã chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cơ bản theo luật pháp quy định, báo chí đã có những thành công nhất định nhưng vẫn còn 10 khuyết điểm, hạn chế, gây hậu quả nghiêm trọng rất nghiêm trọng [114], trong đó, có những khuyết điểm liên quan đến nhiệm vụ BMĐT thực hiện QTDNL của công dân: “2. Thông tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, nhân dân, không phù hợp định hướng, tiết lộ bí mật nhà nước; 4. Tác nghiệp còn sơ suất, thiếu sót, lỏng lẻo, chưa kiểm soát được hoàn toàn nội dung bình luận”. Chính những khuyết điểm này đã dẫn đến hệ lụy là: mỗi năm, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí (Bộ TT&TT) đã phải mạnh tay xử phạt vi phạm hành chính và nhắc nhở rất nhiều cơ quan báo chí. Theo thông báo trong các Hội nghị báo chí toàn quốc vào cuối năm, từ năm 2015 đến 2019, tổng cộng đã có 449 vụ xử phạt báo chí vi phạm hành chính và 2.346 nhắc nhở, trong đó, có những vụ việc bị phạt hàng trăm triệu đồng và bị đình bản trong thời hạn nhất định. Đặc biệt, năm 2016, 2017 là những năm báo chí bị xử phạt hành chính nhiều nhất, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể niềm tin của công dân đối với báo chí: “Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, giới báo chí nước nhà


không khỏi phiền lòng khi xã hội có cái nhìn khắt khe, soi mói hơn về nhà báo. Dư luận xã hội đã xuất hiện những từ ngữ không hay về nghề báo, như: “Nhà báo đếm tầng”, “đánh hội đồng”, “truyền thông bẩn”, “báo ít, chí nhiều”, “bảo trợ truyền thông đen”, “nhóm nhà báo IS”,...” [171]. Nguyên nhân của hạn chế là do phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của một bộ phận nhà báo chưa xứng tầm nhiệm vụ. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam ngày 31/12/2021, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã nhắc nhở về điều này: “Một bộ phận nhà báo còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; thậm chí có tình trạng chữ nghĩa vụng về, cẩu thả; trình độ tin học , ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ, luật pháp quốc tế và giao lưu quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông kỹ thuật số”[Báo điện tử Dân tộc và phát triển, ngày 31/12/2021]. Mặt khác, công nghệ kỹ thuật làm báo của một số cơ quan BMĐT chưa thực sự hiện đại để bắt kịp với xu thế phát triển rất nhanh của loại hình báo chí số. Theo các nhà lãnh đạo, nhà báo trong PVS, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này không thể tách bạch, bởi có hạn chế nằm trong nguyên nhân và ngược lại, có nguyên nhân nằm trong hạn chế nhưng tất cả đều do hai yếu tố cơ bản: con người và kỹ thuật [PVS 1-13].

Tiểu kết chương 2

1. Thực hiện QTDNL của công dân là một nhiệm vụ quan trọng của BMĐT. Toàn bộ chương 2 luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân theo các chức năng báo chí và nội dung QTDNL: (i) BMĐT cung cấp thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, khơi nguồn để công dân ngôn luận, thực hiện “quyền được tự do biết thông tin từ báo chí” của công dân; (ii) BMĐT làm diễn đàn dân chủ để công dân thực hiện “quyền được tự do nói trên báo chí”; (iii) BMĐT tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện “quyền được tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí”của công dân. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng này, có thể khẳng định rằng, BMĐT đã hoàn thành nhiệm vụ của mình theo


đúng tinh thần đạo đức nghề nghiệp và đúng quy định của luật pháp. Có được thành công này là nhờ tổng hòa của nhiều yếu tố: sự định hướng tư tưởng rõ ràng của Đảng; Nhà nước ban bố chính sách và văn bản luật đúng thời điểm; lãnh đạo, phóng viên tờ báo trên dưới đồng lòng, tâm huyết với công việc.

2. Sẽ có kết quả thực hiện QTDNL của công dân tốt hơn gấp nhiều lần hiện tại, nếu BMĐT không có những hạn chế nhất định, như: thông tin sai sự thật, thông tin phản cảm và vô bổ; quản trị comment chưa chặt chẽ; sử dụng không cân bằng lời nói giữa các chủ thể phát ngôn; chưa tổ chức Ban Bạn đọc chuyên nghiệp với những con người có đủ phẩm chất và năng lực của một nhà báo chuyên nghiệp tầm cỡ khu vực và quốc tế; đầu tư nhiều hơn cho công nghệ làm báo hiện đại. Đây là việc cần phải giải quyết trong thời gian tới.

3. Từ kết quả thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân (dựa trên các luận cứ, luận chứng đã phân tích, chứng minh), có thể khẳng định rằng, chỉ có công dân muốn ngôn luận trên BMĐT hay không, tuyệt nhiên không có bất cứ một tờ BMĐT nào gây khó dễ, ngăn cản công dân không được TDNL trên tờ báo của mình. Tuy nhiên, BMĐT cũng cần có những phương thức khuyến khích để công dân tích cực, mạnh dạn hơn, tham gia ngôn luận nhiều hơn trên báo chí.

Như vậy, tổng hợp các luận cứ, luận chứng nghiên cứu được từ thực tiễn, tác giả luận án có thể kết luận rằng, BMĐT đã và đang thực hiện tốt QTDNL của công dân và công dân thực sự hài lòng vì mình đã hoàn toàn tự do thực hiện QTDNL trên báo chí. Những chứng cứ khoa học này có thể bác bỏ hoàn toàn luận điệu của những thế lực thù địch, những kẻ phản bội Tổ Quốc đang ngày đêm cố gắng bịa đặt, vu cáo báo chí Việt Nam không thực hiện QTDNL của công dân.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí