thuật để hạn chế TDNL của người dân, điều này dẫn đến xung đột lợi ích giữa QTDNL của người dân và việc quản lý mạng Internet của Chính phủ. Phân tích thực trạng Trung Quốc và một số kinh nghiệm của nước ngoài, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm bảo vệ TDNL và những biện pháp hạn chế TDNL trên môi trường mạng Internet.
- Ở Việt Nam:
Hầu như chưa có luận án, luận văn nào nghiên cứu về Báo chí, BMĐT thực hiện QTDNL của công dân. Đây còn là một khoảng trống cần được khai phá nghiên cứu.
Nhóm 3: Những công trình là bài báo khoa học
- Trên thế giới:
李良荣, 《论知情权与表达权 兼论中国新一轮新闻改革现代传播》,
2008 年 4 期 (Lý Lương Vinh, “Quyền được biết và quyền biểu đạt với cuộc thảo luận về cuộc cải cách báo chí truyền thông hiện đại của Trung Quốc" ): Nội dung bài viết đề cập đến Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc: phải bảo đảm thực hiện 4 quyền của công dân: quyền được biết, quyền tham dự, QTDNL, quyền giám sát, trong đó, quyền được biết và QTDNL có quan hệ mật thiết nhất với báo chí. Chính vì vậy, mục tiêu của cải cách hệ thống báo chí lần này đi từ việc xây dựng khung pháp lý để bảo vệ 4 quyền của công dân, thông qua báo chí, công dân công khai nhận được những thông tin mà họ cần hoặc quan tâm, công khai biểu đạt ý kiến, kể cả những ý kiến không đồng tình, phản đối.
沈栖:《表达权:人权保障新理念》,东方网, 2007 年 11 月 13 日
(Thẩm Tê, “Quyền được bày tỏ: Khái niệm mới về bảo vệ quyền con người", Báo Đông Phương, 13/11/2007): Theo tác giả, trong “bốn quyền” công dân ở Trung Quốc, QTDNL là hạt nhân. Không có TDNL, “bốn quyền” trở thành sắp đặt chính trị “trống rỗng”. Quyền được biết, QTDNL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xây dựng chế độ dân chủ XHCN, quyết định sự phát triển hài hòa của một quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 2
- Hướng Nghiên Cứu Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Báo Chí Của Công Dân
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 4
- Đánh Giá Khái Quát Về Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Luận Án
- Cơ Sở Lý Luận Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Lý Thuyết Tiếp Cận Nghiên Cứu Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
- Ở Việt Nam:
Đỗ Thị Thu Hằng, Ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong báo chí - truyền thông hiện đại: Tác giả cho rằng, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở pháp lý và đạo đức về các quyền con người, trong đó tập trung vào thúc đẩy mối quan hệ giữa những chủ thể chịu trách nhiệm đáp ứng quyền với chủ thể mang quyền. Phương pháp tiếp cận quyền con người khẳng định nguyên tắc mọi cá nhân, tổ chức, quốc gia đều phải tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền. [129]. Đây là những tri thức bổ ích, tác giả luận án sẽ kế thừa trong nghiên cứu đề tài luận án.
Đỗ Quý Dân (Mỹ), Defamation: phỉ báng, vu khống, mạ lỵ, bôi nhọ và quyền tự do ngôn luận: Theo tác giả, luật pháp Hoa Kỳ khẳng định: defamation (nói xấu, phỉ báng) là hành vi làm hại cộng đồng và nó được chia làm hai loại: phỉ báng bằng lời nói và phỉ báng bằng văn tự. Tòa án không bênh vực người có hành vi ngôn luận defamation với ý đồ xấu, nhưng nếu “bất cẩn”, “sơ xuất” lúc ngôn luận, có thể được xem xét giảm nhẹ hoặc tha bổng [118]. Như vậy, ngay cả đối với luật pháp, để cân đong, đo đếm ngôn luận nào tích cực hay tiêu cực cũng không dễ dàng, luôn phải đặt trong văn cảnh nhất định.
1.2. Hướng nghiên cứu báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân
Nhóm 1: Những công trình là Sách
- Trên thế giới:
* Về báo chí:
Trong sách Four Theories of the Press (Bốn học thuyết truyền thông) (2015), Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm nghiên cứu vai trò diễn đàn TDNL của báo chí trong mối quan hệ báo chí và chính trị. Báo chí có trở thành một diễn đàn để nhân dân thực hiện QTDNL của mình hay không, phụ thuộc phần lớn vào cấu trúc chính trị của quốc gia. Khi trình bày bốn học thuyết: Thuyết Độc đoán; Thuyết Tự do; Thuyết Trách nhiệm xã hội của báo chí; Thuyết Toàn trị Xô Viết, các ông cho rằng: (i) Theo Thuyết độc
đoán, ở những nước dưới chế độ độc tài (quyền lực thuộc về nhà Vua), báo chí chỉ thực hiện duy nhất chức năng thông tin, được sử dụng làm công cụ để truyền đạt thông tin từ cấp cao (chính phủ) xuống cấp thấp (người dân), mà không có chiều ngược lại từ người dân đến chính phủ. Những ai xuất bản một tờ báo hoặc tờ truyền đơn có ý công kích chính phủ sẽ bị buộc tội mưu phản và nổi loạn. Đây là điểm mấu chốt giúp cho tác giả luận án thấy rõ, vai trò diễn đàn của báo chí thực hiện QTDNL của công dân chưa thể tồn tại trong những quốc gia đang dưới sự cai trị của nhà Vua “độc đoán” này. (ii) Theo Thuyết Tự do, báo chí có vai trò tìm ra những sự thật ẩn khuất trong cuộc sống, tham gia giải quyết những vấn đề xã hội bằng hoạt động cung cấp thông tin cho dân chúng, làm diễn đàn cho dân chúng thể hiện ý kiến, quan điểm, từ đó tạo tiền đề cho chính phủ thảo luận và quyết định giải quyết những vấn đề của xã hội. (iii) Theo Thuyết trách nhiệm xã hội, báo chí có vai trò giám sát hoạt động của chính phủ; làm diễn đàn để người dân thảo luận về những vấn đề của quốc gia; thúc đẩy quá trình dân chủ bằng việc tăng cường cung cấp thông tin và kiến thức cho dân chúng. (iiii) Theo Thuyết Toàn trị Xô Viết, báo chí lấy lý luận Mác - Lê nin làm nền tảng, thông qua báo chí, nhân dân bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình với chính phủ; đường lối của Đảng Cộng sản, chính sách của chính phủ được phổ biến đến từng người dân. Báo chí Xô viết được xem là phương tiện liên kết giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ và ngược lại [28]. Những phân tích, lý giải trong bốn học thuyết truyền thông này có những điểm tác giả luận án không nhất thiết đồng tình, tuy nhiên, nhận định của các tác giả cuốn sách về sự khác biệt bản chất của các nền báo chí chính là do sự khác biệt về hệ tư tưởng chính trị thì vô cùng quan trọng. Tác giả luận án sẽ tham khảo, chắt lọc những nội dung cần thiết để vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý thuyết cho luận án.
Trong cuốn sách L’Explosion de la communication: La naissance d’une nouvelle idéologie (Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới) , (1996), Philippe Breton và Serge Proulx đã tập trung nghiên cứu thực tế về tác động của truyền thông đối với xã hội (đặc biệt là đối với chính trị) trong
bối cảnh các phương tiện kỹ thuật truyền thông bắt đầu bùng nổ vào những năm 40 - 50/TK 20. Các tác giả đã chỉ ra rằng, hiệu quả truyền thông đạt được ở mức độ cao hay thấp, không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật, mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của con người và các nền văn hóa của con người. Đáng chú ý là, các tác giả đã đề cập đến “không gian công” của báo chí dành cho sự TDNL của công chúng. Ở “không gian công” này, công chúng có thể đưa ra ý kiến phản biện, công khai đánh giá những vấn đề của chính quyền, tranh luận để tìm ra một ý kiến được đa số tán thành. Công chúng báo chí không chỉ là tham dự viên, mà còn chủ động làm “diễn giả” của “không gian công” này [87]. Tuy cuốn sách này không đề cập đến BMĐT, tuy nhiên, tác giả luận án sẽ áp dụng lý thuyết về “không gian công” này khi nghiên cứu về chức năng loại hình BMĐT.
Trong hai tập sách Cơ sở lý luận báo chí, (2004), E.P. Prôkhôrốp đã phân tích, lý giải về lý luận báo chí theo quan điểm hệ thống, toàn diện, từ khái niệm, chức năng, bản chất, nguyên tắc hoạt động, vai trò, phẩm chất của nhà báo - chủ thể của hoạt động thông tin đại chúng, đến cơ sở pháp lý của tự do báo chí. Có thể thấy, công trình nghiên cứu này là nền tảng lý luận căn bản nhất về báo chí, đặc biệt là những lý giải về tính nhân dân của báo chí: báo chí phải là người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân [26]. Đây là những tri thức khoa học mà tác giả luận án có thể kế thừa.
* Về BMĐT: Khi BMĐT mới ra đời vào những năm 90/TK20, có một số nhà nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học đã để tâm nghiên cứu, phác thảo một khung lý thuyết về BMĐT. Sự nghiên cứu lý thuyết về BMĐT đã giảm dần ở TK21, bởi thời điểm này người ta chỉ còn quan tâm đến thực tiễn BMĐT hoạt động ra sao, tác động, tạo ra dư luận xã hội đến đâu, lợi nhuận thu về là bao nhiêu.
Có thể xem cuốn Newspaper Publishing and the world wide web (1998), của Michel H. Jackson and Nora Paul là một trong những công trình sớm nhất nghiên cứu về lý thuyết BMĐT. Các tác giả đã đưa ra định nghĩa, chức năng
của BMĐT, cách viết cho BMĐT và cách vận hành tờ báo, trong đó, có nhận định rằng, trên nền tảng công nghệ số, BMĐT sẽ có ưu thế hơn các loại hình báo chí khác, đặc biệt là khả năng tương tác với công chúng của tờ báo [184]. Cho đến nay, một số tiêu chí trong định nghĩa về BMĐT trong công trình này không còn phù hợp nữa, tuy nhiên, đây vẫn là những cơ sở đầu tiên, rất quý báu cho nền móng nghiên cứu lý thuyết về BMĐT.
Trong cuốn sách Writing For The Web: Writer’s Edition, (1999), Crawford Kilian cho rằng, một tờ báo có địa chỉ là một trang web trên Internet không hoàn toàn giống báo chí truyền thống, bởi tờ báo có đường dẫn để người đọc báo có thể phản hồi thông tin, tương tác trực tiếp với tờ báo. Chính vì vậy, kỹ thuật viết cho web cũng phải ngắn gọn, nổi bật, để công chúng dễ dàng nắm bắt thông điệp của bài báo, phản hồi ý kiến đúng như những gì bài báo đăng tải. Với việc đúc kết lý thuyết và hướng dẫn kỹ năng viết cho BMĐT, Crawford Kilian cũng đã nhấn mạnh đến tính năng tương tác của BMĐT, giúp người làm BMĐT trong quá trình tác nghiệp phải tập trung hướng đến người đọc báo, dự đoán được những gì người đọc báo sẽ quan tâm, sẽ phản hồi ý kiến, từ đó tránh được những sai sót không đáng có [180]. Đây là luận điểm gần gũi với nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả luận án có thể kế thừa.
Trong sách Journalism Online, (2001), Mike Ward tiếp cận BMĐT từ góc độ người tiếp nhận thông tin từ BMĐT. Ông lý giải rằng, giá trị của tin tức báo chí chính là sự tham gia của độc giả vào câu chuyện mà nhà báo kể bằng những dòng comment. Chính sự tham gia này đã làm cho câu chuyện nhà báo kể được nối dài thêm và nội dung của tờ BMĐT thêm phong phú, đa dạng góc nhìn [185]. Cuốn sách giúp cho tác giả luận án có thêm một góc nhìn về vai trò của công dân khi tham gia phát biểu ý kiến trên diễn đàn BMĐT. Chính nhờ công dân thực hiện QTDNL của mình trên BMĐT mà tờ BMĐT được hưởng lợi, uy tín được nâng cao.
Trong sách The New Digital Age, Reshaping the Puture of People, Nation and Bisiness (Sống sao trong thời đại số - định hình lại tương lai của
con người, quốc gia và doanh nghiệp), (2014), Eric Schmidt và Jared Cohen (hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Thung lũng Silicol) đã cho rằng, Internet ra đời là một cuộc cách mạng công nghệ đầu tiên cho phép tất cả mọi người tự do phát biểu, tự do trao đổi thông tin; tự do sở hữu, tạo ra và truyền bá thông tin ngay lập tức mà không phải lệ thuộc vào những đối tượng trung gian, chỉ thông qua một công cụ nằm gọn trong lòng bàn tay. Ảnh hưởng có ý nghĩa nhất của sự lan truyền công nghệ truyền thông sẽ là sự tái phân bố quyền lực thông tin. Quyền lực thông tin không nằm trong tay các chính phủ và thể chế, mà sẽ được chuyển giao cho các cá nhân. Tác giả luận án cũng đồng tình với quan điểm này và sẽ kế thừa trong luận án.
Trong cuốn sách The Elements of Journalism (Những yếu tố của báo chí), (2013), Bill Kovach & Tom Rosenstiel cho rằng, trong một xã hội dân chủ, báo chí có nhiệm vụ giám sát độc lập đối với quyền lực, tuy nhiên, hiện nay, vai trò kiểm soát quyền lực của báo chí đang bị lạm dụng để chạy theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, hoặc bị chi phối bởi sự câu kết lợi ích nhóm [10, tr. 193]. Trong thời đại số, công nghệ mới sẽ làm cho vai trò diễn đàn của báo chí trở lên mạnh mẽ hơn, song, tốc độ cao, sức lan tỏa lớn của nó cũng làm tăng sức mạnh của công nghệ trong việc báo chí sẽ làm méo mó thông tin, dẫn dắt sai lạc và lấn át những chức năng khác của báo chí tự do; diễn đàn báo chí cũng dễ bị lạm dụng bởi những cuộc cãi vã giả tạo nhằm gây hấn và kích động. Tác phẩm này đem đến cho tác giả luận án những tri thức bổ ích, có thể vận dụng khi nghiên cứu thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.
- Ở Việt Nam:
* Về Báo chí: Báo chí Việt Nam hiện nay được thừa hưởng lý luận báo chí của thế giới, do đó, nghiên cứu lý thuyết báo chí tương đối nhất quán về mặt quan điểm và nội dung. Đã có một số công trình nghiên cứu về lý thuyết báo chí khá bài bản và hệ thống, đã được sử dụng trong các trường đào tạo báo chí - truyền thông trong nhiều năm, như: Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng; Tạ Ngọc Tấn (2005), Cơ sở lý luận báo chí; Dương Xuân
Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông
- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản; Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí; Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí,... Ngoài những công trình căn bản trên, còn có rất nhiều tài liệu nghiên cứu báo chí từ nhiều góc độ khác nhau, như: Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu (2012), Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương,... Nội dung một số công trình cụ thể:
Trong sách Truyền thông đại chúng (2001), trên cơ sở trình bày lý luận cơ bản của các phương tiện truyền thông đại chúng, như: khái niệm, chức năng, cơ chế tác động, giao tiếp với truyền thông, ... tác giả Tạ Ngọc Tấn đưa ra một nghịch lý đáng chú ý là, trong khi thực hiện các chức năng, bản thân các phương tiện thông tin đại chúng cũng nảy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các chức năng với nhau, như: giáo dục và kinh doanh,... [92, tr. 233 - 246]. Từ nghịch lý này, tác giả luận án có thể nhận thức và áp dụng trong nghiên cứu về mức độ và giới hạn của báo chí trong việc thực hiện QTDNL của công dân.
* Về BMĐT:
Trong công trình Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam (2007), tác giả Nguyễn Thị Thoa đã đề cập đến hầu hết những vấn đề lý thuyết về BMĐT, như: khái niệm, đặc trưng ưu việt của BMĐT trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống (báo In, PT, TH); quy trình xây dựng một tờ BMĐT; quy trình và nguyên tắc tổ chức nội dung BMĐT; quản lý BMĐT ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành. Điểm đáng chú ý của công trình này là nhấn mạnh tính năng tương tác trực tuyến của BMĐT với công chúng của tờ báo (tương tác chức năng và tương tác tùy biến), cho phép công chúng có thể giao tiếp trực tuyến với tờ BMĐT [97].
Trong công trình Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản (2011), tác giả Nguyễn Thị Trường Giang cũng đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản
của BMĐT, như: khái niệm, đặc trưng BMĐT, quy trình xây dựng và sản xuất thông tin, mô hình tòa soạn BMĐT, phẩm chất nhà báo BMĐT [36]. Công trình này hiện đang được sử dụng làm giáo trình để giảng dạy về BMĐT tại Học viện BC&TT.
Cuốn Giáo trình báo trực tuyến (2015), của nhóm tác giả: Huỳnh Văn Thông, Phan Văn Tú, Huỳnh Minh Tuấn, Triệu Thanh Lê, Ngô Thị Thanh Loan, có nội dung tương tự như các công trình trước đó, đề cập đến những vấn đề lý thuyết BMĐT và còn mở rộng thêm nghiên cứu về tương quan giữa truyền thông xã hội với BMĐT, sự tối ưu hóa cho BMĐT bằng các công cụ tìm kiếm [84].
Với các công trình nghiên cứu chuyên sâu về BMĐT này, tác giả luận án có thể kế thừa nền tảng lý luận cơ bản về BMĐT cho quá trình xây dựng khung lý thuyết của luận án.
Nhóm 2: Những công trình là luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ
- Trên thế giới:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thành Công (Vũ Hán, Trung Quốc, 2011),
中越党报改革与发展的比较研究- 以“人民日报”和“人民报”为例 - So sánh sự đổi mới và phát triển của báo Đảng Việt Nam - Trung Quốc qua khảo sát “báo Nhân dân” (Việt Nam) và “Nhân dân nhật báo” (Trung Quốc): đề cập đến báo chí ở Trung Quốc, Việt Nam là một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có chức năng thông tin, tuyên truyền về mọi lĩnh vực cuộc sống trong nước và quốc tế dựa trên nguồn tin chính thống, có nhiệm vụ kết nối sự giao tiếp của nhân dân với Đảng Cộng sản, với Nhà nước và ngược lại. Chính nhờ tính chất hệ thống này mà báo chí có thể ổn định phát triển.
- Ở Việt Nam:
Luận án Tiến sĩ của Triệu Thanh Lê (2015), Hiệu quả truyền thông báo mạng điện tử tiếng Anh của Việt Nam với công chúng nước ngoài: luận án cung cấp bức tranh về hệ thống BMĐT tiếng Anh của Việt Nam, đánh giá hiệu quả truyền thông của nhóm báo chí này đối với công chúng người nước ngoài sống tại Việt Nam, từ đó có thể cải tiến BMĐT tiếng Anh cho phù hợp.