Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân


CHƯƠNG 3

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN TỐT HƠN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN TRONG THỜI GIAN TỚI


3.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân

3.1.1. Từ những hạn chế của thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay đặt ra vấn đề về chất lượng đội ngũ nhà báo

Có những tờ BMĐT năm nào cũng mắc lỗi thông tin sai sự thật; hoặc thông tin vô bổ, moi móc đời tư; hoặc còn để lọt comment tiêu cực; hoặc sử dụng không cân đối lời nói của các chủ thể công dân trên sản phẩm BMĐT, hoặc có những cán bộ quản lý, PV, BTV bị kỷ luật,... Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do trong đội ngũ nhà báo vẫn còn có một số người hạn chế về năng lực quản lý, lãnh đạo tờ báo; hạn chế về phẩm chất và năng lực nghiệp vụ làm báo: “Phần lớn các sai phạm dẫn đến việc phải xử phạt trong thời gian qua đều có nguyên nhân từ việc chủ quan, thiếu trách nhiệm, hoặc không hội tụ đủ những yếu tố thuộc về phẩm chất nghề nghiệp làm báo. Thậm chí, vì năng lực nghiệp vụ yếu kém, vì suy thoái đạo đức nghề nghiệp, vì động cơ vụ lợi, mà một số nhà báo tự hạ thấp nhân phẩm của mình bằng cách chạy theo thông tin giật gân, câu khách, bóp méo thông tin, đưa thông tin sai lệch. Chưa kể, một người làm báo, dù đạo đức nghề nghiệp tốt mà kém cỏi về năng lực nghiệp vụ thì vẫn có thể gây hậu quả khôn lường” [152].

Mỗi cơ quan BMĐT có một đội ngũ nhà báo có chất lượng không giống nhau và đội ngũ ấy sẽ thường xuyên bị “vơi” dần đi, bởi người về hưu, người “nhảy việc”, thậm chí, có người bị kỷ luật. Mỗi nhà báo lại có cách làm nghề khác nhau, có các mối quan hệ xã hội khác nhau để tạo được “nguồn tin độc quyền” - điểm nhấn để tạo ra “thương hiệu” cho tờ báo và cũng cho chính nhà báo. BMĐT có “thương hiệu” thì công dân mới tin tưởng truy cập vào tờ


báo, mới tham gia ngôn luận trên tờ báo. Cho nên, không ít cơ quan BMĐT đã chịu khó bỏ ra một số tiền lớn để “săn lùng” nhà báo giỏi, coi đó như một chiến lược để phát triển tờ báo, tuy nhiên, cách làm này không thể được coi là “giải pháp căn cơ”, bởi có nhiều nhà báo giỏi rất “trọng tình”, không muốn rời khỏi tờ báo mà mình đã gắn bó. Theo một số nhà báo, việc bổ sung đội ngũ của BMĐT trên thực tế tùy thuộc vào nhu cầu của từng thời điểm, hoặc ngẫu nhiên bắt gặp được một ứng viên phù hợp mà cơ quan đang cần hoặc đang tìm.[PVS 13, mục 2.2, câu 7]. Mặt khác, việc tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nhận thức chính trị và kiến thức chuyên môn cho nhà báo đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đúng mức, chưa thường xuyên, do đó, đã xuất hiện tình trạng nhà báo nhận thức “mơ hồ” về bản chất chính trị của báo chí cách mạng - trở thành “nhà báo hai mặt”, làm ảnh hưởng đến danh hiệu “nhà báo” khi thực hiện QTDNL của công dân. Từ năm 2016, nhà báo Hồ Quang Lợi đã cảnh báo: “Nhà báo thông tin “ 2 mặt” - không ổn” [139], bởi có một số PV, BTV của một số cơ quan báo chí hàng ngày họ thực hiện nhiệm vụ của một nhà báo theo đúng quyền lợi và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, đồng thời, họ lại lợi dụng chính cái danh nghĩa nhà báo đang thực hiện quyền tự do báo chí, QTDNL của báo chí để phát tán trên MXH hoặc trên web cá nhân những thông tin chưa được kiểm định kỹ càng, ngôn luận thể hiện sự bất mãn, chống phá chế độ. Thậm chí, có người còn nhận tiền của tổ chức phản động ở nước ngoài để tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. “Trên hành trình chạy đua, tranh giành thông tin với MXH, một bộ phận nhà báo đã bị chênh chao bản lĩnh, ngả nghiêng tâm thế, bị đồng tiền chi phối, bị danh lợi mê hoặc nên không làm tròn bổn phận, sứ mệnh thiêng liêng của người làm báo cách mạng” [171]. Điều này bộc lộ rất rõ vào khoảng thời gian cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở diễn ra. Ví dụ: nhóm KOL (gồm các cựu nhà báo, PV, BTV, có cả những người mạo nhận là PV), lập ra fanpage “Nhà báo công dân”, “Báo sạch”,... phát tán trên MXH với mật độ khá dày đặc những thông tin sai sự thật, cố tình bóp méo thông tin, bình luận ác ý, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khối đại đoàn kết toàn dân,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


làm hại uy tín của tổ chức, cá nhân. Đã có những “nhà báo hai mặt” này bị vạch trần, chịu xử lý kỷ luật cả về trách nhiệm nhà báo và nghĩa vụ công dân, chắc chắn họ sẽ còn tiếp tục bị vạch mặt, chỉ tên (Ngày 11/5/2021, Trương Châu Hữu Danh và 3 người trong nhóm Báo sạch đã bị truy tố theo Khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự, tuoitre, ngày 19/5/2021), tuy nhiên, họ đã làm cho danh hiệu “nhà báo” phần nào bị ảnh hưởng.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 20

Vấn đề đặt ra là, để thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí, để nhân dân tin tưởng tham gia ngôn luận nhiều hơn trên báo chí, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng, luôn bổ sung và rèn luyện được một đội ngũ đủ mạnh, trung thành với quyền lợi của đất nước, vừa có trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm công dân, vừa có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp nhà báo, có đủ phẩm chất và năng lực vượt trội, có thể tự “miễn dịch” trước “truyền thông đen”, có thể đấu tranh chống lại các thế lực thù địch một cách hiệu quả nhất, có thể vận hành nền báo chí phát triển đúng xu thế tự do, nhân văn, hiện đại trong bối cảnh truyền thông số phát triển và hội nhập quốc tế. Đây là bài toán cũng cần có lời giải trong thời gian tới.

3.1.2. Cùng một sự kiện, báo mạng điện tử thường bị “trễ thời gian” thông tin so với MXH nên khóthu hút công dân truy cập vào tờ báo và tham gia ngôn luận trên báo

Dù được sinh ra trong bối cảnh lịch sử nào, (năm 1864 ở TK19 là Gia Định báo, hay năm 1925 ở TK20 là Báo Thanh Niên), thì báo chí Việt Nam cũng chỉ có một mục tiêu chung là làm diễn đàn để người dân Việt Nam được nói lên tiếng nói yêu nước của mình, bảo vệ đất nước độc lập, tự do và trường tồn, không bị “nô dịch” về văn hóa. Thông tin của BMĐT có thu hút được nhanh nhất, nhiều nhất tiếng nói của công dân, thì mới có thể dẫn dắt được dư luận xã hội (ngày càng đa chiều) đi theo chiều hướng tích cực, hướng con người tới những giá trị nhân văn, chân - thiện - mĩ. Trong thư gửi lớp học báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 1947, Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn các nhà báo: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng; một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo”[71, tr. 226 - 228]. Cho


nên, vấn đề đặt ra đối với BMĐT là phải thu hút được công chúng truy cập và ngôn luận trên tờ báo của mình, trong bối cảnh sự bùng nổ của MXH hiện nay đã góp phần “làm tăng đột biến” mức độ sử dụng QTDNL của toàn xã hội. Mỗi một sự kiện xảy ra đều “lôi kéo” sự chú ý của toàn xã hội và tạo ra “phản ứng” của từng cá nhân theo từng mức độ khác nhau, rất đa dạng và phức tạp, thậm chí, thúc đẩy họ gây áp lực với chính quyền. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã từng chia sẻ: “Internet giúp mọi người trút bỏ sự bực bội, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để tạo ra những sự giận dữ mới. Mối nguy hiểm mà chúng ta sẽ phải đối diện trong tương lai là, phản đối lúc nào cũng sẽ dễ làm hơn là ủng hộ. Kinh nghiệm xã hội cho thấy, chống đối lại nhà chức trách thì giới trẻ không cần phải có kế hoạch cụ thể nào. Những sự kiện nhỏ nhặt nhất cũng có thể dễ dàng leo thang căng thẳng và biến thành đủ mọi hoạt động trên Internet để các nhóm đối lập có thể sử dụng.” [27, tr. 247 - 248]. Với nhu cầu hưởng thụ thông tin ngày càng cao, công chúng luôn hướng đến tìm kiếm thông tin mới, xuất hiện nhanh nhất trên bất cứ phương tiện truyền thông nào, dù đó là báo chí chính thống hay MXH. Điều này dẫn đến tình trạng báo chí chính thống, trong đó có BMĐT, phải đối mặt với sự cạnh tranh “không sòng phẳng” với MXH trong việc thu hút công dân truy cập tờ báo và tham gia ngôn luận trên tờ báo. So với MXH, tuy cũng là loại hình “báo chí số - phi định kỳ” với đủ tính năng ưu việt nhưng BMĐT vẫn “vấp” phải vấn đề “trễ thời gian” trong đưa tin, bởi dù có nhiều PV tài giỏi đến đâu, hay có nhiều cộng tác viên ở khắp mọi nơi, BMĐT vẫn không thể phản ứng đủ nhanh trong mỗi thời khắc. Trong khi đó, gần 97 triệu dân Việt Nam luôn là “người đầu tiên biết chuyện” ở khắp mọi miền Tổ quốc; với 62 triệu người sử dụng MXH trên thiết bị di động, với mức sử dụng trung bình là 2 giờ 32 phút mỗi ngày, thì công dân sẽ luôn là “người đầu tiên đưa tin mới nhất” trên MXH. Nếu sự kiện “mới nhất, nóng nhất” đã được thông tin trên MXH, thì công chúng sẽ không còn muốn đọc BMĐT nữa, nếu như BMĐT cũng chỉ thông tin đơn giản như thế, bởi độ “trễ thời gian” đã phần nào làm mất đi tính thời sự của thông tin. Có nhiều lý do phải “trễ thời gian”, tuy


nhiên, quan trọng nhất vẫn là BMĐT phải thực hiện sứ mệnh của báo chí chính thống: luôn phải cân nhắc kỹ càng để đưa hay không đưa một thông tin nào đó; lựa chọn thông tin cung cấp cho công dân phải thực sự ích nước, lợi dân, phải luôn chính xác, đúng đường lối và chính sách, đúng pháp luật, đúng truyền thống văn hóa dân tộc, để công dân có thể tin tưởng vào thông tin của báo chí chính thống, lấy đó làm hệ quy chiếu với các loại thông tin trên các phương tiện truyền thông khác và trên MXH. Chính vì vậy, BMĐT phải “mất rất nhiều thời gian” để sàng lọc, kiểm chứng thông tin - ngôn luận một cách cẩn trọng, kỹ càng. Đặc biệt là khi khai thác thông tin về những vụ việc “nóng” như chống tham nhũng, BMĐT thường phải “đợi” thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng nhà nước, mà không phải lúc nào cũng nhanh, cũng dễ dàng, trong khi MXH không có bất cứ “màng lọc” nào, chỉ qua nhãn quan của cá nhân chủ tài khoản. Như vậy, phải làm gì để khắc phục vấn đề “trễ thời gian” này, để thông tin của BMĐT chính thống luôn đảm bảo tính thời sự, tính hấp dẫn, có thể nhanh nhất “thu hút” được nhiều nhất số lượng công dân truy cập vào tờ báo và chia sẻ, comment trên tờ báo theo mục tiêu mà tờ báo hướng đến?. Đây là một vấn đề đặt ra đối với những nhà lãnh đạo, những người làm BMĐT chính thống cần phải giải quyết trong quá trình thực hiện QTDNL của công dân trong thời gian tới.

3.1.3. Ban Bạn đọc chưa được tổ chức độc lập, chuyên nghiệp để

chăm sóctốt nhất cho bạn đọc

Vai trò của Ban Bạn đọc là thay mặt tờ báo tiếp công dân, liên hệ với công dân, xử lý tin, bài, ngôn luận, comment, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Quan trọng như vậy nhưng hiện nay Ban Bạn đọc của một số cơ quan BMĐT chưa được tổ chức thành một bộ phận chuyên nghiệp chuyên về “chăm sóc bạn đọc - công dân”: “Phần lớn BMĐT ở Việt Nam chưa có bộ phận chăm sóc/tương tác với bạn đọc chuyên nghiệp - đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến việc BMĐT thực hiện QTDNL của công dân” [PVS8, mục 2.2, câu 3]. Ban Bạn đọc có vai trò vô cùng quan trọng. Ban này mạnh thì báo thêm mạnh, cho nên, phải đầu tư cho Ban này. Tuy nhiên, ở một số tờ báo


hiện nay, Ban này chưa được xem trọng”[PVS12, mục 2.2, câu 3]. Chính vì vậy, để lọt comment tiêu cực, hoặc bỏ sót comment tích cực, là điều không tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là, BMĐT cần phải coi trọng vai trò “kết nối công dân” của Ban Bạn đọc, đầu tư cho Ban Bạn đọc nhiều hơn để Ban này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

3.1.4. Công nghệ làm báo của BMĐT thời gian qua chưa thực sự hiện đại, dẫn đến những bất cập trong quá trình thực hiện QTDNL của công dân

Ở kỷ nguyên của khoa học và công nghệ, báo chí tích hợp sản xuất nội dung “số” sẽ là một xu hướng phát triển tương lai của hệ thống báo chí trong một quốc gia cũng đang thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, Đảng và Chính phủ không ngừng quan tâm đầu tư vật chất, kỹ thuật để hiện đại hóa hệ thống báo chí. Dự án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng đặt ra vấn đề ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong hoạt động báo chí. Cùng với Nhà nước, các nguồn lực xã hội cùng chung tay xây dựng Quỹ phát triển báo chí, với mục đích hỗ trợ công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới trong việc quy hoạch phát triển và quản lý báo chí quốc gia. (Ví dụ: Vinamilk hỗ trợ 25 tỷ đồng). Theo số liệu của Vnetwork.vn, đến năm 2019 nước ta đã có 74 triệu người sử dụng internet (năm 2000 mới chỉ có

200.000 người), trong đó, số người truy cập bằng thiết bị di động là 71,73 triệu người, với mức sử dụng bình quân 6 giờ 42 phút mỗi ngày. Số thuê bao điện thoại là 143,3 triệu số/gần 97 triệu dân, trong đó, có 45% đăng ký 3G và 4G; trong một ngày, trung bình mỗi người chạm vào điện thoại khoảng 150 lần,... Có thể thấy, công nghệ truyền thông số đã “len lỏi” vào mọi ngõ ngách của đời sống con người, trợ giúp cho con người thực hiện mọi điều mình muốn và cũng giúp cho BMĐT tích cực hơn trong hội nhập quốc tế, tiếp cận nhanh với những tri thức mới của nhân loại. Thiếu tướng Phan Khắc Hải, nguyên TBT báo QĐND, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT cũng cho rằng, báo chí muốn cạnh tranh thì phải tận dụng tất cả tiến bộ của công nghệ số. Nếu


báo chí không ứng dụng, lợi dụng những thế mạnh tiến bộ của công nghệ số thì không thể nào làm được nhiệm vụ của mình [128]. Tuy nhiên, khi công nghệ truyền thông số trở thành công cụ thiết lập liên minh nước này với các nước khác, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, mà còn trên các lĩnh khác, như; chính trị, quân sự,... thì cũng xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng (như: phá hoại dữ liệu, chèn thông tin giả vào trang báo chính thống, khủng bố ngôn từ,...), đe dọa an ninh mạng trên phạm vi toàn cầu, gây không ít khó khăn cho BMĐT thực hiện QTDNL của công dân. Công nghệ tạo cho mỗi người một sức mạnh, do đó, truyền thông số (trong đó có BMĐT) cũng rất dễ bị lợi dụng - không chỉ để can thiệp vào vấn đề thực hiện QTDNL của công dân trong một quốc gia dưới danh nghĩa nhân quyền, hoặc dưới mác “bất đồng quan điểm”, mà còn bị lợi dụng trong những vấn đề mang tính toàn cầu khác, như: tổ chức phong trào khủng bố, kêu gọi biểu tình chống phá quốc gia, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; gây chiến tranh thế giới trên không gian mạng, mạo danh cơ quan báo chí để đưa tin giả,... (Ví dụ: ông T.V.N. (ngụ ở Lâm Đồng) lập Fanpage giả danh Báo Lâm Đồng điện tử để đăng tải thông tin sai sự thật về Covid-19, ngày 8/9/2020 đã bị xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng).

Vấn đề đặt ra là, BMĐT sẽ có biện pháp gì để tránh được những nguy cơ đang hiện hữu trên không gian mạng và có thể thúc đẩy nhanh nhất sự giao tiếp thông tin đa chiều giữa BMĐT với công dân (ngày càng cao về trình độ văn hóa, ngày càng “khó tính” về nhu cầu tiếp cận thông tin từ báo chí, ngày càng nhạy cảm hơn về quyền riêng tư), trong khi nền tảng công nghệ của BMĐT Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định? (Ví dụ: Năm 2016 hàng loạt Fanpage của một số báo điện tử lớn ở Việt Nam đã phải tạm dừng để củng cố lại phần công nghệ kiểm soát comment trên MXH). Làm gì để “đón đầu” công nghệ mới cho công việc làm báo cũng là vấn đề bức thiết đối với BMĐT hiện nay.


3.1.5. Nhu cầu thông tin của công dân ngày càng chuyên biệt sẽ góp phần “cá thể hóa nội dung thông tin” của Báo mạng điện tử, vấn đề đặt ra cho Báo mạng điện tử là phải thường xuyên nghiên cứu công chúng thị trường”:

* Công dân đã thay đổi về “chất”

Trong lịch sử phát triển báo chí, mỗi tờ báo được ra đời đều là vì có một lượng công chúng nhất định đang chờ đợi. Định hướng nội dung thông tin của mỗi tờ báo một phần là căn cứ vào nhu cầu của nhóm công chúng mà tờ báo muốn hướng đến để phục vụ và thuyết phục. Ngày nay, “đại đa số công chúng” đối với BMĐT chính là những công dân Việt Nam có tiếp xúc với BMĐT, hoặc được BMĐT hướng tới tác động, là chủ thể QTDNL trên BMĐT. Từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến kém phát triển trước năm 1945, gần 30 triệu người dân có trình độ học vấn thấp kém, tỷ lệ mù chữ cao, không thể và không được tham gia thảo luận trên báo chí về các vấn đề của đất nước, của xã hội, thì ngày nay Việt Nam là một nước dân chủ XHCN, công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền và tự do, được Hiến pháp và pháp luật công nhận, bảo vệ và được tạo điều kiện tốt nhất để thực thi. Gần 97 triệu dân Việt Nam đã phổ cập tiểu học, chỉ còn một lượng rất ít ỏi người còn chưa được tiếp cận với giáo dục phổ cập (khoảng 2 triệu người vào tháng 12/2017), chủ yếu ở vùng sâu, xa, hải đảo - nơi đang còn những khó khăn nhất định [168]. Thực tế điều tra của tác giả luận án, với 821 công dân có trả lời/900 phiếu gửi đi, kết quả tổng hợp cho thấy, công chúng BMĐT có đặc điểm nổi trội là rất trẻ: (i) Đa số là ở độ tuổi trẻ (năm sinh từ 1960 đến 2005): chiếm 97,92%; chỉ có 2,07% ở độ tuổi già (năm sinh từ 1950 đến 1959); (ii) Mức độ hiểu biết luật pháp về QTDNL: từ “biết chút ít đến biết rất rõ”: 100%. Kết quả khảo sát thực trạng này cho thấy, công dân - công chúng báo chí Việt Nam ngày nay đã thay đổi cả về lượng và về chất: (i) Về “lượng”: đã đạt gần 97 triệu công dân - chủ nhân quyền lực của đất nước (trước năm 1945 chỉ có gần 30 triệu dân); (ii) Về “chất”: với trình độ học vấn ngày một cao (Trình độ học vấn: từ THPT đến sau đại học: 100%, không có ai ở trình độ Tiểu học, THCS, hoặc mù chữ; Đại học: 53,22%; Sau đại học: 19,36%). Với nền tảng chất

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí