Ba Hình Ảnh Đều Là Ảnh Nạn Nhân Trong Bài Viết “Chồng Trung Quốc Chém 5 Người Gia Đình Vợ” (Tt, 19/2/2016)

lại không che mặt và không có bức ảnh nào của thủ phạm, dù là ảnh thẻ hay ảnh hộ chiếu. Đây vẫn là lỗi thường gặp trong các bài viết liên quan đến các chủ đề như bạo lực gia đình, mại dâm… Có lẽ nguyên nhân khách quan là khi thủ phạm đã bị cơ quan chức năng bắt giữ điều tra, nguồn tin còn lại dễ dàng tiếp cận hơn chính là nạn nhân, vì thế thủ phạm - đối tượng phải nhận sự chỉ trích của dư luận

- lại thường vắng bóng trong các bản tin, trong khi hình ảnh nạn nhân thì lại bị phơi bày trên mặt báo. Sự vô tình này chỉ cần một chút tinh tế, một chút nhạy cảm là sẽ không mắc phải. Khi đó, bản tin sẽ mang lại cho độc giả cảm giác nhân văn hơn nhiều.

Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung Quốc chém 5 người gia đình vợ” (TT, 19/2/2016)

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Trong truyền thông đại chúng, đặc biệt là loại hình BMĐT, hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông điệp trực tiếp tới công chúng và thu hút sự chú ý của độc giả khi tiếp nhận tin tức. Cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh tốt là việc có được những bức ảnh có ý nghĩa, mang nhiều thông tin, giúp tác giả bài báo miêu tả được những điều không thể diễn tả hết bằng lời, đồng thời đạt được hiệu quả thẩm mỹ giúp bài viết thông thoáng, hài hòa, giúp đôi mắt của độc giả được nghỉ ngơi thư giãn. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng sai có thể khiến cho hiệu quả nội dung và hình thức của bài báo không đạt được yêu cầu như mong đợi, đồng thời khiến độc giả có những suy diễn không chính xác.Theo đó, hình ảnh trên BMĐT có thể góp phần quan trọng dần phá vỡ “bức tường kính vô hình” trong nhận thức và tư duy của xã hội về giới và bình đẳng giới, đồng thời cũng có thể củng cố vững chắc hơn bức tường vô hình đó nếu người

làm báo thiếu đi những kiến thức, kỹ năng cần thiết về vấn đề này.

2.2.4. Ngôn ngữ:

Áp dụng lý thuyết nghiên cứu về sự kì thị giới trong ngôn ngữ của Robin Lakoff [172], chúng tôi đã bắt gặp phần lớn những biểu hiện của sự kỳ thị về giới trong ngôn ngữ được thể hiện trong cách thức sử dụng ngôn từ trên BMĐT. Chẳng hạn như: Sử dụng những từ giống đực với mục đích bao gộp như quan hệ thầy trò (mà không phải là quan hệ cô trò), duy trì các khoảng trống từ vựng (lexical gap) như tác giả Trần Xuân Điệp giải thích - “là sự thiếu vắng các từ để biểu đạt người phụ nữ đảm đương những nghề nghiệp, việc làm được cho là có uy tín xã hội cao, đồng thời là sự thiếu vắng các từ để biểu đạt nam giới với những nghề nghiệp, việc làm được quan niệm là có uy tín xã hội thấp” [31, 43].

Theo đó, BMĐT sử dụng các từ bác sỹ, kỹ sư, công an, lái xe… với hàm ý mặc định đó là nam, và thường dùng các từ chỉ nữ giới để đánh dấu về giới cho những nghề nghiệp này như nữ bác sĩ, nữ tài xế, nữ phi công, bà bộ trưởng… Những khoảng trống từ vựng như vậy vô tình làm tăng thêm tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ. Bên cạnh đó, BMĐT cũng sử dụng các cách diễn đạt rập khuôn về giới như “Anh đi đâu là việc của anh, em đàn bà con gái biết gì, rõ là lắm chuyện” (Chuỗi ngày tủi nhục của người vợ bù nhìn, Giadinh, 9/9/2015), “Chuyện xã hội em hiểu gì” (Chồng tôi ít tài nhiều tật, VnE, 15/01/2016) … Cách diễn đạt này củng cố quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ thuộc của nữ giới đối với nam giới.

Có những từ/cụm từ đặc trưng mang tính so sánh, ẩn dụ được sử dụng để ca ngợi giới nữ nhưng lại ẩn chứa định kiến một cách khó nhận biết, ví dụ như: Nữ hoàng trong gian bếp, nội tướng, người giữ lửa, người xây tổ ấm... Những cách diễn đạt này được BMĐT sử dụng với tần suất cao vô hình trung tạo hiệu ứng ngược “trói chặt” người phụ nữ vào bổn phận chăm sóc gia đình.

BMĐT cũng sử dụng các từ/cụm từ định danh mang tính định kiến, mang nhiều nghĩa mới ám chỉ người phụ nữ với hàm ý tiêu cực, thiếu thiện cảm.

Bảng 2.1:Những từ/cụm từ định danh mang định kiến giới nữ


Từ/Cụm từ

Hàm ý

Máy bay bà già

Người phụ nữ lấy chồng hoặc có mối quan hệ với

người đàn ông trẻ tuổi hơn mình.

Người đẹp dao kéo

Người phụ nữ đẹp nhờ phẫu thuật thẩm mỹ

Yêu nữ hàng hiệu

Người phụ nữ yêu thích và mua sắm nhiều mặt hàng

(chủ yếu là thời trang, mỹ phẩm) cao cấp đắt tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Cô gái gợi cảm, nóng bỏng - chủ yếu nói đến vẻ đẹp

hình thể.

Chân dài, kiều nữ (trong

tương quan với đại gia)

Người phụ nữ đẹp biết sử dụng vẻ đẹp hình thể của

mình để kiếm tiền và tiến thân.

Gà già, bò già

Người phụ nữ luống tuổi, kém nhan sắc

Bình hoa di động

Người phụ nữ chỉ có vẻ đẹp hình thức mà thiếu trí tuệ

Nữ hoàng + danh từ (dao

kéo, nội y, phẫu thuật thẩm mỹ…)

Người phụ nữ trở nên nổi tiếng, trở nên nổi bật nhờ một lĩnh vực nào đó - thường là lĩnh vực làm đẹp.

Tiểu tam, trà xanh, con giáp thứ 13

Người thứ 3 (thường là nữ) xen vào một mối quan hệ nam nữ có trước, là nguyên nhân ta vỡ hạnh phúc gia

đình người khác.

Hot girl

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ mang tính kì thị giới tính, BMĐT còn thường xuyên sử dụng các tiêu đề khai thác yếu tố nhân thân mang màu sắc định kiến. Chẳng hạn như trong các bài viết về tai nạn xe hơi, chi tiết “nữ tài xế” thường được nhấn mạnh ở ngay tiêu đề với hàm ý: phụ nữ không giỏi lái xe, từ đó hình thành định kiến về việc phụ nữ lái xe, thậm chí trở thành những quan niệm đóng

đinh rằng “bán xăng cho phụ nữ là tội ác”.

Cách gọi tên nhân vật theo mối quan hệ với người yêu/chồng, vợ/bạn trai, bạn gái giàu có, nổi tiếng hơn cũng góp phần làm “vô hình hóa” nữ giới: Vợ Đan Trường lần đầu dự sự kiện (VnE, 10/01/2014), Vợ Đan Trường diện váy quay khoe vai trần (VnE, 05/11/2015), Vợ Đan Trường mang bầu con trai (VnE, 23/9/2016), Bạn gái cũ của MC Trấn Thành quyến rũ khi làm mẫu ảnh (Giadinh, 13/6/2014), Nhan sắc đời thường của cơ trưởng sắp cưới Trương Thế Vinh (VnE, 9/6/2016) …

Thêm vào đó, các tít bài dài với các từ, cụm từ chỉ cảm xúc mang tính chất giật gân như: Dân mạng "dậy sóng" với bộ ảnh Thanh Lam mặc áo trắng toát đứng trên cầu Long Biên (Giadinh, 02/12/2016), Bi hài “bùa phép” giữ chồng (3): Hôn nhân bế tắc vì cho chồng uống bùa mê thuốc lú (Giadinh, 27/10/2016), Chết lặng khi nghe lý do hủy hôn của nhà chồng tương lai (Giadinh, 21/9/2016) cũng khiến người đọc khắc sâu thêm tâm lý bài xích nữ giới.

Đặc biệt, BMĐT thường xuyên sử dụng các câu hỏi phỏng vấn khắc sâu định kiến giới, duy trì chuẩn mực kép với nam và nữ. Bài viết Ca sĩ Phương Thảo kể

chuyện làm mẹ đơn thân (Giadinh, 12/3/2014) là một ví dụ. Bài viết sử dụng hàng loạt câu hỏi xoáy sâu vào đời tư nhân vật với những “lẽ thường” tưởng như hiển nhiên nhưng lại gây ra những cản trở về tâm lý đối với phái nữ:

“Cho em thôi tròng trành”, nghe rất đồng điệu với cuộc sống riêng tư của chị?

Vậy bây giờ, cuộc sống của chị đã hết “tròng trành” chưa?

Có nghĩa là giờ chị đã có người đàn ông mới sau 4 năm ly hôn?

Lẽ ra ở thời điểm này, là người khác thì họ đã có cuộc hôn nhân khác rồi nhưng chị thì vẫn chỉ yêu chứ chưa tiến tới hôn nhân. Phải chăng là vì “chim sợ cành cong”?

Nhiều phụ nữ khi ly hôn, do không tìm được một nửa như mong muốn thì quay ra nuối tiếc tình cũ: giá như thế này, giá như thế kia thì hôn nhân sẽ không tan vỡ. Chị có ở trong trạng thái này không?

Nhưng chị có thấy sốt ruột không khi mà lẽ ra ở tuổi này, nếu “xuôi chèo mát mái” thì chị đã có một gia đình và những đứa con rồi? …

Bài phỏng vấn không dài nhưng tác giả liên tục đưa ra những câu hỏi vận dụng “lẽ thường” để khai thác nguồn tin, mà điều đáng chú ý là những “lẽ thường” đó đầy định kiến. Vì sao người phụ nữ thiếu đàn ông lại thấy cuộc sống “tròng trành”? Tại sao phụ nữ cứ phải tiến tới hôn nhân mới được coi là “bình thường”? Tại sao sau khi ly hôn, phụ nữ luôn bị nhìn nhận là người thiệt thòi, đáng thương, nếu không sớm ổn định cuộc sống thì sẽ bị coi như chưa thoát được quá khứ? Việc viện dẫn “lẽ thường” là một thói quen của nhà báo khi đặt câu hỏi khai thác nguồn tin, hướng nguồn tin đưa ra câu trả lời phù hợp với mục tiêu bài báo. Tuy nhiên, việc viện dẫn một cách thiếu nhạy cảm giới không chỉ khiến cho nội dung cuộc trò chuyện trở nên gượng ép mà còn mang đến cảm giác người phỏng vấn đang “đuổi cùng giết tận”, thiếu đi sự nhân văn cần thiết khi khai thác chủ đề nhạy cảm này.

Cũng là duy trì ĐKG về mẹ đơn thân, bài phỏng vấn Hoa hậu du lịch 2008 Ngọc Diễm - Ngọc Diễm: Có con là quyết định đúng đắn nhất đời tôi (VnE, 6/8/2015) đã hơn một lần nhấn mạnh vào những khó khăn, áp lực khi làm mẹ đơn thân của nhân vật: Chị gặp những áp lực gì khi là một bà mẹ đơn thân? Một mình trải qua những tháng ngày sóng gió, hiện tại, chị mong mỏi gì cho tương lai? Rõ ràng, nhân vật là một người phụ nữ trưởng thành, xinh đẹp, thành đạt, tràn đầy tự tin và hạnh phúc với cuộc sống hiện tại cũng như trân quý những gì

đã trải qua trong quá khứ. Bản thân cô cũng phản ứng với các nhìn nhận của số đông về cụm từ “bà mẹ đơn thân”: “Tôi không thích khái niệm "bà mẹ đơn thân". Cụm từ này nghe sao cô đơn, tội nghiệp quá. Nó cũng vô tình gạt người đàn ông vào thế bị phủ nhận hoàn toàn mọi trách nhiệm và tình cảm của họ đối với đứa con. Xã hội có thể gọi những người phụ nữ chỉ sống với con là "bà mẹ đơn thân". Nhưng những người phụ nữ trong hoàn cảnh đó đừng nên có ý nghĩ như thế để cuộc sống dễ chịu hơn”. Lẽ ra, nhà báo nên là người tiên phong cổ vũ, nâng niu những quan điểm tốt đẹp, tiến bộ - giống như quan điểm rất hiểu biết, hiện đại và cũng rất nhân văn của nữ diễn viên kia thay vì xoáy sâu vào quá khứ và nhìn nhận nhân vật như một người thất bại và thua thiệt - thì đáng trân quý biết bao nhiêu.

Ngay cả trong những bài viết gần đây nhất, tuoitre.vn (vốn rất ít các bài viết chứa ĐKG) vẫn mắc phải lỗi này. Trong bài viết phỏng vấn diễn viên Bảo Thanh với tiêu đề: Diễn viên Bảo Thanh: Tôi rất ghét câu “Đàn bà thì biết cái gì” (08/03/2020), chủ đề bài viết hướng đến tôn vinh người phụ nữ trong ngày 8/3, nội dung trả lời phỏng vấn của diễn viên cũng thể hiện sự bình đẳng giới rất thú vị, tuy nhiên, các câu hỏi của tác giả bài viết thì lại ẩn chứa định kiến khá rõ nét: Là diễn viên nữ gánh rất nhiều rủi ro trong hôn nhân, chị làm gì để chồng yên tâm cho chị theo đuổi công việc nhiều cám dỗ, cũng như dễ dính phải thị phi này? (Mặc định diễn viên nữ sẽ chịu nhiều rủi ro trong hôn nhân do công việc này nhiều cám dỗ, thị phi), hay Người Việt Nam rất coi trọng hôn nhân, và cho rằng phụ nữ “hơn nhau là ở tấm chồng”. Quan điểm của chị về điều này? (Mặc định rằng người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác trong hôn nhân), rồi “Người ta cũng cho rằng hôn nhân có bền chặt, hạnh phúc hay không đều phụ thuộc vào mâm cơm gia đình. Với lịch làm việc bận rộn, thường xuyên xa nhà, chị giữ mâm cơm gia đình thế nào?” (Mặc định vai trò giữ lửa cho hạnh phúc gia đình của người phụ nữ trong gian bếp)… Những câu hỏi như thế này chắc chắn sẽ không bao giờ được thấy sử dụng trong những bài phỏng vấn nam giới, nguyên nhân là vì ẩn sâu trong tiềm thức của chính những người làm báo, vai trò giới truyền thống vẫn tồn tại vững chắc. Rất may những câu trả lời thông minh, sắc sảo, tự tin của cô diễn viên đã “cứu” cho thông điệp BĐG của bài viết một bàn thua trông thấy, nhưng những câu hỏi thiếu nhạy cảm giới như thế này hoàn toàn không nên có ở một tờ báo lớn có lượng độc giả đông đảo như Tuổi trẻ.

Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí được ví như “cội nguồn của sự thuyết phục”, vì nhờ đó “người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng” [2, 20]. Việc sử dụng ngôn ngữ đòi hỏi người cầm bút phải thận trọng và chú tâm đến từng từ ngữ. Bởi những gì nhà báo viết ra sẽ lan truyền thông điệp không phải chỉ đến một vài người mà đôi khi là cả một thế hệ, làm thay đổi cả một nền văn hóa. Roumeen Isalam (2006) trong cuốn “Quyền được nói - vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế” đã đề cập đến vấn đề “Văn hóa và sự kỳ vọng có thể thay đổi thông qua thông tin do truyền thông cung cấp”. Văn hóa là cái tồn tại lâu dài, vô cùng bền vững và khó bị tác động cũng có thể biến đổi theo chiều hướng khắc họa của truyền thông đại chúng [131, 164]. Trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng định kiến giới, bất bình đẳng giới, những thông điệp khách quan, chân thực, khoa học mà vẫn đảm bảo tính nhân văn, sự hiệu quả của truyền thông đại chúng nói chung, BMĐT nói riêng sẽ giúp cộng đồng và xã hội có những nhận thức, thái độ đúng đắn và hành vi chuẩn mực.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương nội dung quan trọng nhất của luận án này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung tin tức để thống kê và luận giải chi tiết về tình trạng ĐKG trong nội dung và hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT Việt Nam dựa trên kết quả phân tích định lượng và định tính hơn 3000 tin bài trong diện khảo sát.

- Theo đó, tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức BMĐT được biểu hiện trên các phương diện sau: ĐKG trong cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ; ĐKG khi nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trong mối quan hệ với gia đình và xã hội.

- Bóc tách các yếu tố hình thức của tác phẩm BMĐT, chúng tôi đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của ĐKG trong cách thức sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, thể loại, tần suất xuất bản tin bài cũng như các chuyên mục thường đăng tải các tin bài về giới. Kết quả phân tích định lượng và các dẫn chứng chi tiết của việc phân tích định tính nội dung tin bài đã cung cấp những thông tin xác đáng về tình trạng ĐKG trong hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT.

Kết quả thu được ở chương này là căn cứ quan trọng để chúng tôi xây dựng những chỉ báo cụ thể cho nội dung chương tiếp theo - giải pháp cho tình trạng ĐKG trên BMĐT.


CHƯƠNG 3

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM‌

Trong chương này, trên cơ sở thực trạng thông tin ẩn chứa ĐKG trên BMĐT, chúng tôi khái quát những vấn đề đặt ra, từ đó phân tích và đề xuất các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lí báo chí, các tòa soạn báo, các đơn vị đào tạo báo chí, các tổ chức hoạt động và nghiên cứu về giới, và đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng như độc giả, đồng thời đề xuất bộ tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới nhằm giảm thiểu tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam.

3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.

3.1.1. Biểu hiện tích cực của báo mạng điện tử Việt Nam trong nhiệm vụ truyền thông về giới.

Có một thực tế đáng ghi nhận là so với khoảng 2 thập niên trở về trước, nhận thức của cơ quan báo chí và của nhà báo về vấn đề bình đẳng giới và ý thức trách nhiệm phải tuyên truyền bình đẳng giới đã có những thay đổi tích cực.

Về mặt định lượng, kết quả khảo sát cho thấy, sự xuất hiện của nam và nữ trên các bản tin có tỉ lệ khá cân bằng, trong đó nam là 23%, nữ là 22%, cả nam và nữ là 26 % (Xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài

Nguồn NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát Điều này so với các nghiên cứu 1

Nguồn: NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát

Điều này so với các nghiên cứu của 10 - 20 năm về trước là một sự tiến bộ đáng kể. Dự án Kiểm soát truyền thông toàn cầu (2005) dựa trên khoảng 13.000 bản tin trên các kênh truyền thông của 76 quốc gia đã chỉ ra rằng: Phụ nữ (chiếm 52% dân số thế giới) nhưng chỉ được phỏng vấn hoặc nhắc đến trong các bản tin với tỉ lệ 21%, trong khi tỉ lệ này là 79% cho nam giới, nghĩa là cứ năm nam giới được phỏng vấn hoặc xuất hiện trong các bản tin thì mới có một phụ nữ [83, 50]. Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự, phụ nữ hầu như vắng bóng trong các bản tin, đặc biệt là với vai trò lãnh đạo. Phụ nữ chỉ xuất hiện chủ yếu ở các chuyên mục quảng cáo thương mại, thường được cột chặt vào các vai trò truyền thống như nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình (88%) (Nguyễn Quý Thanh, Phạm Phương Mai, 2004), hoặc bị lạm dụng, khai thác trắng trợn yếu tố liên quan đến dục vọng để gây sự chú ý của người tiêu dùng (Nguyễn Ngọc Hùng, 2000). Chứng tỏ, xét ở yếu tố định lượng, BMĐT Việt Nam hiện nay đã có ý thức hơn về sự cân đối khi phản ánh hình ảnh nam nữ trên các bản tin.

Đi sâu tìm hiểu nội dung tin bài, chúng tôi nhận thấy yếu tố nhạy cảm giới, có ý thức về việc phản ánh giới trong nội dung tin tức trên các trang BMĐT thuộc diện khảo sát đã rõ rệt hơn rất nhiều. Trong thời gian khảo sát, các báo đều có khá nhiều tin bài xoay quanh chủ đề giới, bình đẳng giới.

- Thứ nhất, các hoạt động, phong trào, các câu chuyện thúc đẩy bình đẳng giới trong nước và trên thế giới đã được các báo cập nhật trong nội dung tin tức. Các chính sách, pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới cũng như các hoạt động chống bất bình đẳng giới của các tổ chức, cá nhân đã được các báo đăng tải kịp thời. Có thể thấy những tin bài như thế này trên các báo: Nhiều ngôi sao tranh đấu cho quyền bình đẳng giới (Tuoitre, 8/3/2016), 30% phụ nữ thế giới bị bạo hành (Tuoitre, 22/11/2014), Tháng 6 hàng năm là Tháng phòng chống bạo lực gia đình (Tuoitre, 14/3/2016), Hoàng Bách kêu gọi bảo vệ 'bình đẳng giới' tại Việt Nam (VnE, 21/10/2015), Bà phó chủ tịch tỉnh đấu tranh bình đẳng giới cho chị em (VnE, 15/3/2016), Nỗ lực nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái (Giadinh, 11/7/2016), Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (Giadinh, 14/11/2016), Phụ nữ và nam giới đều có thể trở thành lãnh đạo giỏi (Giadinh, 28/10/2015)…

- Thứ hai, vào các ngày lễ dành riêng cho phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10, các báo cũng tập trung đăng tải các bài viết tôn vinh người phụ nữ. Những nhân vật truyền cảm hứng, những tâm tư, cảm xúc của chị em, những câu chuyện liên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024