Bài Viết Chỉ Trích Mai Phương Thúy “Chỉ Mong Cởi Để Lên Báo”

khoe vòng một nở rộ trong Vbiz (Giadinh, 02/6/2014) Tinna Tình trút bỏ xiêm y làm từ thiện (Giadinh, 8/01/2014), Hà Anh diện bikini len khoe vẻ nóng bỏng chào Giáng sinh (VnE, 11/12/2015), 6 mỹ nữ Việt ngoại tứ tuần vẫn không ngại mặc hở (Giadinh, 25/02/2015), Dàn mẫu không mặc nội y trình diễn váy voan mỏng (VnE, 5/9/2016), Mốt không nội y hâm nóng đường phố London, New York (VnE, 21/9/2016), Ngọc Trinh khoe ba vòng với váy hở lườn (VnE, 20/6/2016), Tóc Tiên, Hà Anh đọ vẻ sexy với đầm khoét ngực (VnE, 5/1/2016)… Những tin bài như thế này xuất hiện với tần xuất dày đặc đi cùng với số lượng ảnh khổng lồ đặc tả khiến cho người xem có cảm giác các nữ diễn viên, người mẫu, người dẫn chương trình… hiện nay đang đua nhau ăn mặc hở hang, gợi cảm. Sẽ rất nguy hiểm nếu “hở” và “hở bạo” được xem như là tiêu chí của cái đẹp, của sự xa hoa và nổi tiếng. Nhất là khi một bộ phận không nhỏ giới trẻ coi những nhân vật nổi tiếng như thần tượng, nhất cử nhất động của thần tượng đều trở thành khuôn mẫu để họ làm theo. Và ở một khía cạnh đáng lo ngại hơn - BMĐT đường như đang trở thành sân khấu và các người đẹp vô tình trở thành những nhân vật phô diễn hình thể để mua vui, để người ta bình phẩm, soi mói, chỉ trích đầy khiếm nhã.

Bài viết Thi nhau cởi để hâm nóng tên tuổi (Giadinh, 10/06/2014) treo sapo như sau: “Những người đẹp Việt sau thời gian chìm khuất trong vô vàn những tên tuổi mới trẻ đẹp, hot hơn muốn làm "nóng" hình ảnh của mình trở lại bằng cách bỏ bớt váy áo ngày càng nhiều. Đây có thể coi là công thức quen thuộc của showbiz Việt”. Sau đó trong bài viết lần lượt đưa ra minh chứng bằng những trường hợp cụ thể, chẳng hạn: “Không còn sang, chảnh, đài các với những ca khúc pop balad, cô ca sĩ đã bước sang tuổi 30 có vẻ hốt hoảng với thời gian nên đã cởi bạo trong những sự xuất hiện gần đây”, “Thủy Tiên hậu thẩm mỹ và “cởi mở” mới thực sự rực rỡ trên sân khấu. “Một nửa” của danh thủ Công Vinh giờ đã trở thành cái tên hot của các show ca nhạc lớn, nhỏ. Thủy Tiên có quá nhiều thứ mà các ca sĩ khác mơ ước như sự nghiệp, tiền bạc, hạnh phúc khi chịu thẩm mỹ và ăn mặc thoáng hơn”, rồi “Showbiz Việt mới phong biệt danh mới trong năm ngựa cho người mẫu Cao Thùy Linh là “Cao ngựa”. Biệt danh xuất phát từ bộ ảnh khỏa thân chụp chung với ngựa nhái lại “thô thiển” bộ ảnh minh tinh Angelina Jolie chụp cùng ngựa của người mẫu họ Cao này. Một thời gian từ khóa “cao ngựa” trở thành một từ hot trên mạng xuất phát từ bộ ảnh của chân dài này”… Điều đáng tiếc và thiếu nhạy cảm giới của bài viết chính là giọng điệu

miệt thị và thái độ phê phán rất rõ ràng đến mức quy chụp của tác giả. Lối diễn đạt nhấn mạnh bằng cách sử dụng các cụm từ đặt trong ngoặc kép hay các từ mang sắc thái hài hước, châm biếm trong trường hợp này mặc dù có làm câu văn trở nên sinh động, thu hút hơn, nhưng ngữ nghĩa của diễn ngôn lại thể hiện hàm ý châm biếm đối tượng rất rõ nét, thậm chí các nhân vật được đưa ra đều là minh họa sinh động cho việc: “hở bạo” là chìa khóa thành công của sao nữ. Thậm chí, việc hoa hậu Mai Phương Thúy cởi áo khoác bên ngoài đồ bơi trên bãi biển Hồng Kông xa xôi cũng bị nhận chỉ trích: “Những hình ảnh phơi mình khoe thân trên bãi biển hay “cởi phăng áo” cách đây vài hôm của Hoa hậu Mai Phương Thúy bị những bình luận “tím mặt”. Một hoa hậu làm được bao nhiêu việc thiện một thời giờ chẳng hơn gì mấy cô người mẫu mới nổi chỉ mong cởi để lên báo”.

Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo”

Nguồn Ảnh chụp màn hình báo giadinh net vn Trong ảnh Mai Phương Thúy mặc khá kín 1

Nguồn: Ảnh chụp màn hình báo giadinh.net.vn Trong ảnh, Mai Phương Thúy mặc khá kín đáo, cử chỉ trong tấm hình cũng không thể hiện là “cởi phăng áo” hay “phơi mình khoe thân” như bài báo mô tả, thậm chí, ở trên bãi biển mà một người đẹp như cô ăn mặc như vậy còn có phần hơi “kín cổng cao tường”. Thế nên việc bài báo dùng những lời lẽ nặng nề khi đánh giá sự việc khiến cho người đọc có cảm giác việc soi mói từng cử chỉ, hành động của người nổi tiếng trở thành thú vui của báo mạng. Họ - những người của công chúng - dưới sự nhiệt tình hăng hái vô tâm của các tay săn tin cừ khôi, dường như không chỉ mất đi quyền tự do riêng tư cá nhân, mà còn vô tình trở

thành tội đồ nhận “gạch đá” không đáng có từ những độc giả cũng vô tâm không kém của BMĐT. Ai đó sẽ nói rằng, văn hóa truyền thống Việt Nam không cổ xúy cho việc ăn mặc hở hang, và những người của công chúng càng cần giữ gìn hình ảnh. Điều này không sai. Nhưng có ai tự hỏi rằng: Tại sao nhiều diễn viên, người mẫu nam cũng không ít lần khoe thân, “lộ hàng”, dùng chiêu trò để đánh bóng tên tuổi lại không bị chỉ trích mạnh mẽ với những lời lẽ miệt thị như vậy? Phải chăng từ sâu trong suy nghĩ của tác giả bài báo cũng như những độc giả lên tiếng lăng mạ kia, phụ nữ phô bày thân thể là chuyện không thể chấp nhận được, bất kể lí do, hoàn cảnh, thân phận…?

2.1.1.2. Đặc điểm về tính cách, phẩm chất:

Nội dung tin bài trên BMĐT duy trì các khuôn mẫu giới khi mô tả tính cách, phẩm chất của mỗi giới:

Thứ nhất, những khuôn mẫu tính cách truyền thống vẫn được áp dụng riêng cho mỗi giới trong tin bài trên BMĐT. Nữ giới thường dễ bộc lộ tình cảm (39/51 tin bài), yếu đuối (37/48 tin bài), tế nhị (36/41 tin bài), dịu dàng, đảm đang (173/203 tin bài), còn nam giới thường nóng tính (22/29 tin bài), dũng cảm, táo bạo, quyết đoán, mạnh mẽ, hào phóng (64/89 tin bài)… (Xem biểu đồ 2.2).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2: Từ khóa mô tả tính cách truyền thống của mỗi giới

Nguồn NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát Có một điểm sáng khi chúng tôi 2

Nguồn: NCS tổng hợp từ dữ liệu khảo sát

Có một điểm sáng khi chúng tôi khảo sát về tính cách và giới được đề cập trong tin bài, đó là hình ảnh người phụ nữ tự tin, biết kiềm chế cảm xúc, tham vọng, quyết đoán đã xuất hiện nhiều hơn trong các tin bài trên BMĐT. Điều này cũng phần nào phản ánh đúng thực tế cuộc sống hiện đại khi mà người phụ nữ ngày càng tham gia nhiều công việc và vị trí quan trọng trong xã hội, ngày càng độc lập về tài chính cũng như tự tin thể hiện bản thân. Tuy nhiên, so với các tính cách truyền thống khác vẫn được “chia phe” rõ ràng cho hai giới thì biểu hiện này vẫn khá mờ nhạt, nhất là trong các bài viết về hình ảnh những người phụ nữ tự tin, táo bạo, quyết đoán ấy lại hàm chứa những chi tiết đầy định kiến. Chẳng hạn như việc đề cập đến “cái giá phải trả” khi người phụ nữ tham gia các trọng trách trong xã hội hoặc cái nhìn có phần kì thị của những người xung quanh dành cho người phụ nữ tự tin, thành đạt…

Chúng tôi khảo sát về các từ khóa được sử dụng trong các bản tin để mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới, kết quả đã thể hiện những mẫu hình giới truyền thống như: Đàn ông phải mạnh mẽ, hào hoa, ga lăng (41/55 tin bài), là trụ cột, là chỗ dựa (47/55 tin bài), phải thành đạt (39/62 tin bài), phải có công danh sự nghiệp (55/108 tin bài). Còn phụ nữ vẫn đóng khung trong vai trò hy sinh, giữ lửa (49/56 tin bài), dịu dàng, vị tha, nhường nhịn (57/72 tin bài). (Xem biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Từ khóa mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới


Nam

Nữ

Cả hai

100%

1

1

1

1

2

6

90%

6

13

13

80%

17

70%

40

60%

57

49

50%

16

47

40%

41

30%

39

55

20%


10%

14

6

0%

Mạnh mẽ, hào hoa, ga lăng, n=55

Soái ca, chuẩn

men, n=18

Trụ cột, chỗ

dựa, n=54

Có công danh, Thành đạt, n=62 Dịu dàng, vị tha, Hi sinh, giữ lửa,

sự nghiệp n=108

nhường nhịn, n=72

n=56


Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Như vậy, những định khuôn về tính cách đáng mong đợi của mỗi giới một lần nữa được khắc sâu trong nhận thức của công chúng nhờ phương tiện truyền thông. Điều này được duy trì và cổ xúy sẽ tạo áp lực cho mỗi giới khi không có được những biểu hiện tính cách như mong đợi.

Bên cạnh các tính cách được mong đợi thì khiếm khuyết của của mỗi giới cũng được mặc định sử dụng những từ khóa riêng cho nam và nữ. Trong các bài viết, hình ảnh xấu xí của nam giới thường là người lăng nhăng, có tính trăng hoa, thích của lạ, “chán cơm thèm phở” (62/89 tin bài), vô tâm, vô cảm, máu lạnh (35/42 tin bài), bạo lực, nghiện ngập (24/30 tin bài), trong khi đó, hình ảnh bị chỉ trích của nữ thường là người bị động, phụ thuộc, yếu đuối, an phận (33/41 tin bài) và đào mỏ, ham tiền (46/90 tin bài). (Xem biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.4: Từ khóa mô tả khiếm khuyết của mỗi giới


100%

1

9

2

90%

6

12

4

80%

18

70%


60%

33

46

50%

Cả hai

Nữ

40%

35

24

62

30%


20%

32

10%

8

0%

Lăng nhăn, trăng Vô tâm, vô Bạo lực, nghiện

hoa, thích của cảm, máu ngập, ngựa bất lạ, n=89 lạnh, n=42 kham, n=30

Yếu đuối, rụt rè, bị

động, an phận, n=41

Đào mỏ, ham

tiền, n = 90

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Ngoài ra, hình ảnh người đàn ông lười biếng, sống bừa bộn, không sạch sẽ, người phụ nữ lắm điều, thích buôn chuyện, lẳng lơ… cũng xuất hiện khá nhiều trong các bản tin, đặc biệt là trên chuyên mục Gia đình của báo Giadinh.net.vn

Tâm sự của báo VnExpress.net.

Rõ ràng, các hình mẫu truyền thống về nam và nữ vẫn đang được BMĐT duy trì bằng các bài viết cập nhật liên tục mỗi ngày.

Một điều dễ nhận thấy nữa là trong quá trình duy trì các khuôn mẫu về tính cách của nam và nữ, các tin bài trên BMĐT xây dựng rất nhiều nhân vật “tiêu chuẩn kép” - mang ưu điểm của giới này nhưng lại là nhược điểm của giới khác: tham vọng, độc lập, có năng lực lãnh đạo là các tố chất của nam nhưng lại là áp lực đối với nữ; đảm đang, tình cảm, dịu dàng là tố chất của nữ nhưng lại không được cổ vũ cho nam. Nam giới đào hoa thì được ngưỡng mộ, phụ nữ đào hoa lại là mối nguy. Tiết kiệm, tằn tiện, vun vén đối với phụ nữ là những đức tính đáng quý, nhưng đối với đàn ông thì lại trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ của chị em…

Trong bài viết Lời khuyên gây sốt dành cho phụ nữ nhân ngày 20/10 (Giadinh, 20/10/2016), anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú - một người nổi tiếng rất được cộng đồng yêu mến và tin tưởng, đã khuyên chị em rằng: “Những người đàn ông luôn tính toán việc họ bỏ ra bao nhiêu tiền cho người phụ nữ họ yêu luôn khiến tôi nghi ngờ vào tình yêu của họ. Và lo lắng cho người phụ nữ đang yêu họ, sẽ cưới họ. Bởi nếu đó là một người đàn ông hoàn toàn bình thường, ít khi họ quan tâm đến việc họ chi bao nhiêu cho người phụ nữ họ yêu. Bằng nếu họ tính toán, thì thường là bởi người phụ nữ ấy chỉ xếp hạng 2, hạng 3, hạng bét trong "thang ưu tiên" của họ. Thế nên mới lo thay cho hạnh phúc của người phụ nữ ấy. Làm sao hạnh phúc được khi họ chỉ xếp thứ 2, thứ 3, thứ bét trong ưu tiên của người đàn ông kia?”. Như lời khuyên này thì người đàn ông “hoàn toàn bình thường” phải là người hào phóng, ga-lăng, không được phép tiết kiệm trong các khoản “tình phí”, mặc kệ hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của anh ta ra sao. Cộng thêm vị trí “người nổi tiếng” của người đưa ra lời khuyên, cùng với sức mạnh lan tỏa của truyền thông, thiết nghĩ các chàng trai đang yêu sẽ phải cố gắng gấp nhiều lần để vượt qua áp lực của việc phải là người đàn ông hào phóng.

Cùng với quá trình học tập từ gia đình, từ môi trường xã hội, nhận thức của độc giả (đặc biệt là độc giả trẻ) thêm một lần được củng cố vững chắc bởi truyền thông rằng đó là những đặc điểm đương nhiên vốn có của mỗi giới, từ đó khó có thể xây dựng những thái độ, suy nghĩ khác biệt, càng khó để hình thành những hành vi khác biệt với số đông. Người ta dường như dễ thông cảm hơn với người đàn ông có quan hệ ngoài luồng nhưng người phụ nữ ngoại tình lại bị chỉ trích và lên án vô cùng gay gắt. Cũng như vậy, phụ nữ có thể yếu đuối, dựa dẫm, có thể căn cơ, “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”, nhưng đàn ông lại không được khuyến khích để có những phẩm chất này. Điều này chính là những định khuôn

về mặt tính cách của nam và nữ, trở thành định kiến gây áp lực với cả hai giới, tạo rào cản khiến họ khó có thể tự do thể hiện cá tính và năng lực của bản thân.

Thứ hai, báo mạng điện tử duy trì định kiến giới trong cách thức mô tả tính cách của người nổi tiếng.

Giadinh.net.vn ngày 15/2/2016 đăng tải bài viết: Vì sao Hồ Ngọc Hà chỉ yêu đại gia? với những quan điểm đầy định kiến về cả hai giới như thế này: “Phụ nữ mà lấy người thấp kém hơn mình thì không thể có hạnh phúc được. Đó là chân lý”; “Hôn nhân sẽ có hạnh phúc khi người phụ nữ yêu chồng. Mà người phụ nữ chỉ yêu chồng khi họ cảm thấy nể phục chồng. Mà muốn nể phục được chồng thì đương nhiên người chồng phải hơn vợ. Đó là quy luật tâm lý”; “Mà ở đời, đàn ông có tiền thường chọn những cô xinh đẹp. Trai thì ham sắc, gái thì ham tài, chuyện bao đời nay vẫn như vậy. Thế mới có chuyện Chân dài - Đại gia”. Với cách viết như thế này, tưởng như tác giả đang bênh vực Hồ Ngọc Hà, nhưng thực ra lại là hạ thấp giá trị của nữ ca sĩ cũng như tất cả phái nữ: “Vậy xét trên quy luật tâm lý đó, việc ca Hồ Ngọc Hà yêu đại gia có thể nói là sự thực dụng, nhưng cũng có thể nói là biết sống thực tế. Cô ta biết mình cần gì và phải làm thế nào. Sâu xa đó là sự khôn ngoan và hiểu biết”. Việc nhà báo viện dẫn quy luật tâm lý và những “chuyện bao đời nay” như “lẽ thường” trong cách nghĩ, cách đánh giá của cộng đồng để bao biện, bảo chứng cho quan điểm của cá nhân có lẽ chỉ là một thói quen trong cách viết, song thói quen này vô tình đã khiến cho tác phẩm trở thành áp đặt, thiếu sự tôn trọng cần thiết với nguồn tin.

2.1.2. Định kiến giới về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ

Dựa theo mô hình phân công lao động theo giới trong khung phân tích Giới Havard [113], chúng tôi tiến hành phân tích vị trí, vai trò, năng lực của phụ nữ so với nam giới trong nội dung tin tức theo hai phương diện: Thứ nhất là trong mối quan hệ gia đình và thứ hai là trong mối quan hệ xã hội của họ.

2.1.2.1. Trong mối quan hệ gia đình

Khảo sát về mối quan hệ giữa giới tính và công việc gia đình được đề cập trong tin bài, chúng tôi thu được kết quả như dự liệu. Các công việc gia đình như chăm sóc con cái, chăm sóc người già, người ốm phần lớn là do phụ nữ đảm nhiệm (69,3 %). Đặc biệt, việc hướng dẫn con học dường như được mặc định dành cho người phụ nữ trong gia đình (82,9 %), còn nam giới vẫn luôn được nhìn nhận là người đóng góp chính về mặt kinh tế cho gia đình (64,9 %). (Xem biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2.5: Việc gia đình và giới tính đề cập trong tin bài


90

82,9

80

Nam Nữ

Cả hai

69,3

70

64,9

60


50

42,4

40

36,4

30

20,3

21,2

21,6

20

10,4

13,5

10

8,6

8,6

0

Chăm sóc con cái, người Hướng dẫn con học, n=35 già, người ốm, n=163

Chia sẻ công việc gia đình, n=33

Người đóng góp chính về kinh tế gia đình, n=37

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Vai trò của mỗi giới trong gia đình và trong xã hội đã quy định vị trí xã hội của họ. Truyền thông vẫn đang tiếp tục củng cố vị trí cho nam giới khi các khuôn mẫu truyền thống về vai trò của nam và nữ vẫn hiển thị thường xuyên, liên tục trong nội dung tin bài. Ở đó, phụ nữ vẫn bị cột chặt với vai trò chăm sóc gia đình, nội trợ, “giữ lửa”, còn nam giới là “trụ cột kinh tế” với các công việc

sang trọng và quan trọng như tiếp khách, lãnh đạo, quản lí… (Xem biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6: Các vai trò giới thể hiện trong nội dung tin bài trên BMĐT


Cả hai

Nữ

Nam

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

48

12

9

52

6

26

4

3

19

12

11

14

134

66

158

27

150

40

24

17

114

34

18

3

Chăm sóc gia đình, con cái, n=240

Giữ lửa, chu toàn gia đình, n=96

Trụ cột kinh tế, n=61

Công danh, sự Công việc, tiếp Lãnh đạo, quản

nghiệp, n=300 khách, n=41

lý, n=195

Nhân Nội trợ, n=33 viên, n=35

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024