Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nội hàm 19 giá trị theo Shalom. H. Schwartz 51

Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là cha, mẹ 65

Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là học sinh 65

Bảng 3.3. 19 giá trị khảo sát của Shalom H. Schwartz 69

Bảng 4.1. Định hướng giáo dục giá trị cho con của cha mẹ 79

Bảng 4.2. Sự khác nhau giữa nhóm tuổi của cha mẹ 82

Bảng 4.3. Sự khác nhau giữa nghề nghiệp của cha mẹ 83

Bảng 4.4. Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục giá trị cho con giữa cha, mẹ

và đánh giá của con 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Bảng 4.5. Các giá trị cha mẹ lựa chọn để giáo dục con trong gia đình 88

Bảng 4.6. So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo địa bàn sinh sống

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 2

của cha mẹ 92

Bảng 4.7. So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo nghề nghiệp

của cha mẹ 93

Bảng 4.8. Những điểm khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị

con hướng tới 97

Bảng 4.9. Các nhóm giá trị mà cha, mẹ và con hướng tới 99

Bảng 4.10. Mối tương quan của các nhóm giá trị giữa các cặp cha - mẹ - con 100

Bảng 4.11. Các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em mà cha mẹ lựa chọn 104

Bảng 4.12. So sánh việc lựa chọn các PPGD giá trị cho con theo nghề nghiệp

của cha mẹ 106

Bảng 4.13. Đánh giá của cha mẹ về việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 108

Bảng 4.14. Mong muốn của trẻ giúp cha mẹ có định hướng giáo dục giá trị

cho con tốt hơn 109

Bảng 4.15. Ảnh hưởng một số yếu tố từ phía gia đình và xã hội đến việc ĐHGDGT cho trẻ em 112

Bảng 4.16. Thực trạng định hướng giá trị của cha mẹ 116

Bảng 4.17. Dự báo ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 120

Bảng 4.18. Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và nhóm giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con 123

Bảng 4.19. Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và mức độ lựa chọn các PPGD

giá trị cho trẻ trong gia đình 124

Bảng 4.20. Dự báo ảnh hưởng ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn các giá trị

giáo dục con 126

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến các PPGD giáo dục giá trị

mà cha mẹ lựa chọn 128

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Mười giá trị thúc đẩy theo S.H. Schwartz. 33

Biểu đồ 4.1. Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em

trong gia đình 81

Biểu đồ 4.2. Các giá trị mà cha, mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ và giá trị mà trẻ

hướng tới 96

Biểu đồ 4.3. Nhận thức của cha mẹ về các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình 102

Biểu đồ 4.4. Mối tương quan giữa Định hướng giá trị của cha mẹ và Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình 118

Biểu đồ 4.5. Các giá trị mà chị Th lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em T hướng tới. 132

Biểu đồ 4.6. Các giá trị mà anh M lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em Đ hướng tới 137

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giá trị là những điều quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội. Giá trị đóng vai trò như là những quy tắc, chuẩn mực, thúc đẩy và điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân trong xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc hình thành giá trị ở cá nhân là một quá trình lâu dài, chủ yếu là từ sự tác động qua lại giữa xã hội hóa và tiếp thu văn hóa (Segall, Dasen, Barry & Poortinga, 1999) [7]. Cùng với đó, giá trị thường xuyên được điều chỉnh thông qua hoạt động và giao lưu, để tạo nên những giá trị bền vững của mỗi người. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị đóng vai trò quan trọng, tạo ra sự thống nhất và ổn định về tâm lý, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi người.

Trong các giai đoạn của cuộc đời, những giá trị đầu tiên mà cá nhân có được và tương đối bền vững theo thời gian, được hình thành trước hết là từ trong gia đình. Gia đình là cội nguồn của tình cảm, là nền tảng định hướng cho cá nhân, tạo tiền đề giúp cá nhân hòa nhập với môi trường xã hội. Với các chức năng đặc thù, gia đình góp phần quan trọng vào việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối sống văn hóa... Sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ củng cố các mối quan hệ gia đình và kiến tạo một môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa và toàn diện [39, tr. 12].

Thực tế cho thấy, quá trình định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở Việt Nam đang tồn tại một số hạn chế: hệ thống giáo dục trong nhà trường còn nặng về cung cấp kiến thức, các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức còn thiên về giảng dạy lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh chưa đạt yêu cầu [4]. Mặt khác, trong gia đình, việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của cha mẹ, nên thiếu sự nhất quán: có khi cha mẹ coi nhẹ giáo dục giá trị, có khi họ lại phát triển ở trẻ những giá trị không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Các nghiên cứu dưới góc độ Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học… đã chỉ ra, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó, một phần nguyên nhân là do thiếu sự định hướng giáo dục đúng đắn từ trong gia đình.

Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên truyền thụ cho cá nhân các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị nhân cách của mỗi người. Định hướng giáo dục giá trị của gia đình có tác động đến từng cá nhân, tạo lập những nền tảng cơ bản về nhân cách công dân cho xã hội [32, tr. 55]. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, đi sâu nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình ở Việt Nam. ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình phụ thuộc vào sự hiểu biết của cha mẹ và các giá trị mà cha mẹ coi trọng, phụ thuộc vào sự phát triển tâm lý của trẻ và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xã hội tác động vào gia đình. Điều này càng trở nên khó khăn khi môi trường xã hội có nhiều biến động: hệ thống giá trị cũ đang bị xáo trộn, hệ thống giá trị mới đang hình thành, tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Vì vậy nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình dưới góc độ Tâm lý học nhằm làm rõ thực trạng trên; qua đó đưa ra những kiến nghị giúp các bậc cha mẹ có ĐHGDGT cho con đúng đắn, phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách tốt. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐHGDGT của cha mẹ cho trẻ em trong gia đình, qua đó đưa ra một số kiến nghị giúp cha mẹ ĐHGDGT cho con một cách phù hợp hơn trong bối cảnh CNH - HĐH đất nước.

3. Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của các bậc cha mẹ, thể hiện qua việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị để hướng con tới mục tiêu đề ra.

4. Khách thể nghiên cứu

490 cha mẹ (245 cặp cha - mẹ)

245 trẻ em ở lứa tuổi học sinh THCS - từ 11 đến 15 tuổi, là con của các bậc cha mẹ nêu trên.

5. Giả thuyết nghiên cứu

5.1. Đa số cha mẹ định hướng mục tiêu giáo dục con trở thành người coi trọng truyền thống và tuân theo các quy định; cha mẹ ít định hướng mục tiêu giáo dục con trở thành người giàu sang và quyền lực.

5.2. Các giá trị mà cha mẹ ưu tiên lựa chọn giáo dục con là công bằng bình đẳng, quan tâm chăm sóc người khác; cha mẹ ít lựa chọn giáo dục con các giá trị tự chủ, mạo hiểm, và kiểm soát con người. Có sự khác biệt nhất định theo địa bàn sinh sống và nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn giá trị giáo dục con.

5.3. Các phương pháp giáo dục giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là làm gương và phân tích, giải thích. Có sự khác biệt theo nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn các phương pháp giáo dục giá trị cho con.

5.4. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình thì yếu tố định hướng giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐHGDGT cho trẻ.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ĐHGDGT cho trẻ em.

6.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.

6.3. Làm rõ thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình qua việc tìm hiểu mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục cho trẻ; cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.

6.4. Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các bậc cha mẹ có ĐHGDGT cho con phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội hiện nay.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình dựa vào các quan điểm phương pháp luận khoa học sau:

7.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng

Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tượng tâm lý con người đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào các tác động bên ngoài (các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể) tác động vào con người thông qua các điều kiện bên

trong. Các động bên ngoài tác động đến sự hình thành giá trị ở trẻ em đó là các điều kiện của hoàn cảnh xã hội - lịch sử cụ thể; đặc điểm của nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội mà trẻ sống trong đó; các điều kiện kinh tế - văn hóa của gia đình, cùng với đó là các đặc điểm tâm lý của cha mẹ... Các điều kiện bên trong chính là những đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ; các đặc điểm nhân cách như tính cách, khí chất, tính tích cực của trẻ… Đây chính là quan điểm chủ đạo khi nghiên cứu vấn đề ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.

7.1.2. Quan điểm hoạt động - giá trị - nhân cách

Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: Tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình là một hoạt động có ý thức của cha mẹ, được thể hiện qua hoạt động và giao tiếp giữa cha mẹ và con: những hành vi, việc làm của cha mẹ là hình mẫu cho trẻ noi gương; những ý kiến đánh giá, ý kiến nhận xét của cha mẹ là điều kiện củng cố những hành vi tốt và loại trừ những hành vi xấu ở trẻ. Thông qua giao tiếp xúc cảm

- tình cảm, cha mẹ có thể hướng trẻ tới các giá trị mà họ đặt ra. Trẻ tiếp thu các giá trị từ cha mẹ, từ nền văn hóa xã hội để hình thành nên giá trị cốt lõi, từ đó nhân cách ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, theo quan điểm này, quá trình ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình đòi hỏi cha mẹ phải nhìn nhận mỗi đứa trẻ là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, là sản phẩm của giáo dục, rèn luyện và tự rèn luyện. Bởi mỗi trẻ có các thuộc tính tâm lý, các phẩm chất tâm lý đặc trýng với cả những điểm mạnh vŕ điểm yếu của chúng. Vì vậy, ĐHGDGT cho trẻ em không phải là việc áp dụng đồng loạt với các trẻ trong gia đình, mà cha mẹ cần có những định hướng phù hợp với tâm lý từng trẻ.

7.1.3. Quan điểm phát triển

Sự phát triển tâm lý ở trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau và gắn liền với hoạt động chủ đạo ở từng lứa tuổi, trên cơ sở đó các đặc điểm tâm lý, các thuộc tính tâm lý mới về chất được hình thành. Nghiên cứu về trẻ em dựa vào 4 hướng phát triển ở trẻ là 1. Phát triển thể chất; 2. Phát triển nhận thức và ngôn ngữ; 3.Phát triển nhân cách; 4. Phát triển văn hóa xã hội. Trong đó, nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ phần lớn dựa vào sự phát triển nhận thức, nhân cách và văn hóa xã hội ở trẻ: Trẻ

hình thành giá trị qua các giai đoạn phát triển nhận thức đạo đức khác nhau, sự phát triển nhân cách ở trẻ bao gồm các đường nét ổn định, bền vững và tình cảm độc đáo của cá nhân. Trên thực tế, việc hình thành giá trị ở trẻ em chủ yếu qua quá trình xã hội hóa, thể hiện ở việc cha mẹ hình thành cho trẻ các giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó trẻ có được các giá trị bằng sự nỗ lực của bản thân, thông qua quan sát, học hỏi và lĩnh hội văn hóa.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình

8. Phạm vi nghiên cứu

8.1. Về nội dung

Có nhiều nguồn lực tham gia vào ĐHGDGT cho trẻ em như ông bà, cha mẹ, anh chị em... Bên cạnh đó là truyền thống văn hóa gia đình, địa phương, chương trình giáo dục quốc gia cũng tham gia vào quá trình định hướng này. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu việc ĐHGDGT cho trẻ em của cha mẹ, cụ thể là việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ cho trẻ, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị để hướng trẻ tới mục tiêu đã đề ra.

Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình đó là: (1) Sự thống nhất về quan điểm ĐHGDGT cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình; (2) kiến thức của cha mẹ; (3) môi trường xã hội, phương tiện truyền thông; (4) định hướng giá trị của cha mẹ.

8.2. Về địa bàn và khách thể

Bậc học THCS kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9, trẻ em lứa tuổi THCS nói chung có độ tuổi từ 11, 12 đến 15, 16 tuổi. Luận án lựa chọn khách thể là học sinh THCS và cha mẹ của các em ở huyện Mê Linh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đại diện cho các trường ở nông thôn và thành phố Hà Nội. Các gia đình được nghiên cứu thuộc loại hình gia đình đầy đủ, có cha mẹ cùng chung sống.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí