Phục Hồi Thần Kinh Chi Trên Sau Mổ 3 – 6 Tháng = 80%


Nhóm liệt tủy hoàn toàn (n = 3, tỷ lệ phục hồi = 33,3%): không phục hồi vận động 2 BN (66%), phục hồi 1 phần 1 BN (33%). Không phục hồi cơ vòng (còn bí tiểu) 1 BN, phục hồi cơ vòng hoàn toàn (tiểu tự chủ) 1 BN, phục hồi cơ vòng 1 phần (tiểu tự động) 1 BN.

Nhóm liệt tủy 1 phần (n = 22, tỷ lệ phục hồi = 95,5% (21/22 BN)): gồm từ nhóm số 2, 3, 4, 5, 6, 7.

- Nhóm 2: liệt 1 phần chi trên, hoàn toàn chi dưới, bí tiểu (n = 9, tỷ lệ phục hồi = 100%): có 1 BN phục hồi hoàn toàn, phục hồi 1 phần 88,8% (8 BN). Liệt bàng quang 9 BN, phục hồi tiểu tự động 5 BN, tiểu bình thường 4 BN.

- Nhóm 3: liệt 1 phần tứ chi bí tiểu (n = 4, tỷ lệ = 100%): phục hồi tốt hơn nhiều, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn 3 BN, phục hồi 1 phần 1 BN. Không có BN nào không phục hồi.

- Nhóm 4: liệt 1 phần 4 chi, khó tiểu (n = 1, tỷ lệ phục hồi 100%).

- Nhóm 5: liệt 1 phần tứ chi, tiểu bình thường (n = 2, tỷ lệ phục hồi = 100%).

- Nhóm 6: H/C Brown Séquard (n = 1, tỷ lệ phục hồi = 100%).

- Nhóm 7: H/C Tủy trung tâm (n = 5, tỷ lệ phục hồi = 80%): có tần xuất cao hơn H/C Brown Séquard, tỷ lệ phục hồi thần kinh kém hơn. Tuy nhiên, số liệu thu thập ở 2 nhóm này chưa đủ để mang ý nghĩa thống kê. Phục hồi hoàn toàn 20% (1 BN) phục hồi 1 phần 60% (3 BN). Không phục hồi 20% (1* BN), đó là BN nặng thêm sau mổ (BN số 55). 4 BN bí tiểu đều phục hồi hoàn toàn.

Nhóm liệt tủy hoàn toàn có tỷ lệ phục hồi thần kinh thấp hơn nhóm liệt tủy 1 phần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, có p < 0,001.

3.3.3.2 Diễn biến phục hồi thần kinh

Khác với tổn thương cột sống lưng, tổn thương cột sống cổ ảnh hưởng đến tứ chi. Liệt vận động và sự phục hồi ở tứ chi có khi không đồng đều, tay nhiều chân ít hoặc ngược lại, làm khó khăn cho việc đánh giá tình trạng thần kinh. Vì vậy, để có cái nhìn chi tiết và đánh giá xác thực hơn, chúng tôi dùng phân loại Frankel (bảng 1.5) để xác định mức độ tổn thương và theo dõi sự hồi phục thần kinh tủy, tổn thương rễ; ảnh hưởng liệt tay, liệt chân. Các dấu hiệu được ghi nhận vào các thời


điểm trước mổ, sau mổ khoảng 10 ngày, sau mổ 3 - 6 tháng, và lần tái khám cuối cùng là sau 6 tháng ( thường là 9 tháng, 12 tháng hoặc lâu hơn nữa).

Sự phục hồi thần kinh chi trên

Bảng 3.13: Phục hồi thần kinh chi trên sau mổ = 48%

Ô đỏ: số BN phục hồi; Ô vàng: số BN không phục hồi;Ô xanh: số BN nặng thêm


FRANKEL

Chi trên

Sau mổ

A

B

C

D

E


Trước mổ

A : 3 BN

2

1




B : 4


3

1



C : 9



5

3

1

D : 9



1

2

6

E : 0






T/C

25 BN

2

4

7

5

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Điều trị chấn thương cột sống thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến - 14


Ở bảng 3.13 cho thấy, khoảng 10 ngày sau mổ tỷ lệ phục hồi thần kinh chỉ mới bắt đầu, sự phục hồi như vậy là ít. Tỷ lệ chưa phục hồi (ô vàng) còn khá nhiều chiếm 48% (12/25). Tuy nhiên, nhìn toàn cục cũng thấy hứa hẹn một sự phục hồi lạc quan, với phục hồi 1 phần (ô đỏ)chiếm 20% (5/25), và phục hồi hoàn toàn 28% (7/25). Có 1BN (BN số 55) nặng thêm Fr. C (ô xanh)

Như vậy, sự phục hồi thần kinh chi trên sau mổ chiếm tỷ lệ 48% (12/25).

Bảng 3.14: Phục hồi thần kinh chi trên sau mổ 3 – 6 tháng = 80%


FRANKEL

Chi trên

Sau mổ 3 – 6 tháng

A

B

C

D

E


Trước mổ

A : 3 BN

2


1



B : 4


1

2

1


C : 9



1

4

4

D : 9




1

8

E : 0






T/C

25 BN

2

1

4

6

12


Vào thời gian 3 - 6 tháng sau mổ, sự phục hồi thần kinh ở tay khá hơn nhiều, số bệnh nhân chưa phục hồi giảm xuống còn 20% (5/25). Phục hồi 1 phần 32% (8/25). Phục hồi hoàn toàn tăng lên 48% (12/25). BN (số 55) liệt nặng hơn sau mổ, ở thời điểm 3 - 6 tháng thần kinh phục hồi từ Fr. C lên Fr. D, tiểu tự chủ.


Sự phục hồi thần kinh chi trên sau mổ 6 tháng chiếm tỷ lệ 80% (20/25).

Bảng 3.15: Phục hồi thần kinh chi trên ở lần khám cuối cùng = 84%

Lần khám cuối là sau 6 tháng: 9 tháng, hoặc 12 tháng, hoặc lâu hơn nữa


FRANKEL

Chi trên

Lần khám cuối cùng

A

B

C

D

E


Trước mổ

A: 3 BN

2



1


B : 4


1

1

2


C : 9




4

5

D : 9




1

8

E : 0






T/C

25 BN

2

1

1

8

13


Thời điểm khám lần cuối là 9 tháng, 1 năm hay vài ba năm sau, với thời gian theo dõi trung bình là 30 tháng. Bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ không phục hồi 16 % (4/25). Phục hồi 1 phần 32% (8/25). Tỷ lệ phục hồi hoàn toàn tăng thêm 52% (13/25). Như vậy sự phục hồi thần kinh chi trên ở lần khám cuối cùng chiếm tỷ lệ 84% (21/25).

Nhận xét: Sau 6 tháng sự phục hồi thần kinh chậm lại rất rõ. Tỷ lệ không phục hồi có giảm ít từ 5/25 (20%) xuống còn 4/25 (16%). Tỷ lệ phục hồi tăng thêm từ 20/25 (80%) lên 21/25 (84%). So sánh với sự phục hồi ở thời điểm trước 6 tháng tại cột D tăng 2 BN và cột E tăng 1 BN. Đây là sự phục hồi hữu dụng, rất có ý nghĩa.

Sự phục hồi thần kinh chi dưới

Bảng 3.16: Phục hồi thần kinh chi dưới sau mổ= 36%


FRANKEL

Chi dưới

Sau mổ

A

B

C

D

E


Trước mổ

A : 12 BN

10

2




B : 3


3




C : 5



1

3

1

D : 5



1

1

3

E : 0






T/C

25 BN

10

5

2

4

4

Cũng như ở tay, bảng 3.16 cho thấy sự phục hồi thần kinh ở chi dưới vào những ngày sau mổ cũng chưa đáng kể. Tỷ lệ chưa phục hồi khá nhiều 60% (15/25). Phục hồi 1 phần cũng còn ít 20% (5/25). Phục hồi hoàn toàn 16% (4/25). BN số 55


sau mổ tình trạng thần kinh chi dưới liệt Fr. C cũng như chi trên. Như vậy, sự phục hồi thần kinh chi dưới sau mổ chiếm tỷ lệ 36% (9/25).

Bảng 3.17: Phục hồi thần kinh chi dưới sau mổ 3 – 6 tháng = 84%


FRANKEL

Chi dưới

Sau mổ 3 – 6 tháng

A

B

C

D

E


Trước mổ

A : 12 BN

4

2

6



B : 3



1

2


C : 5




1

4

D : 5





5

E : 0






T/C

25 BN

4

2

7

3

9


Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ phục hồi thần kinh ở chi dưới tốt hơn 84% (21/25), trong đó phục hồi hoàn toàn 36% (9/25) BN, phục hồi 1 phần 48% (12/25) BN, chưa phục hồi 16% (4/25) BN. Bệnh nhân số 93 đã phục hồi chi dưới hoàn toàn.

Bảng 3.18: Phục hồi thần kinh chi dưới lần khám cuối cùng = 88%

Lần khám cuối là sau 6 tháng: 9 tháng, hoặc 12 tháng, hoặc lâu hơn nữa


FRANKEL

Chi dưới

Lần khám cuối cùng

A

B

C

D

E


Trước mổ

A : 12 BN

3

1

7

1


B : 3



1

2


C : 5




1

4

D : 5





5

E : 0






T/C

25 BN

3

1

8

4

9


Lần khám cuối cùng cho thấy tỷ lệ phục hồi thần kinh 88% (22/25). Tỷ lệ phục hồi hoàn toàn 36% (9/25). Tỷ lệ phục hồi 1 phần 52% (13/25), tỷ lệ không phục hồi 12% (3/25).

So với kết quả phục hồi thần kinh vào thời điểm 6 tháng là 84% thì kết quả phục hồi ở lần khám cuối cùng có khá hơn 88%.

Diễn biến phục hồi rễ thần kinh

Để đánh giá tổn thương và sự phục hồi rễ thần kinh, chúng tôi chỉ dựa vào lâm sàng là chủ yếu, vì bệnh viện chưa có máy đo điện cơ. Đây cũng là một thiếu sót.


Bảng 3.19: Phục hồi rễ thần kinh = 91,6%


FRANKEL

Trước mổ

Sau mổ

6 tháng sau

Khám lần cuối

B

2

1

1

1

C

4

3

1


D

6

5

2

1

E


3

8

10

T/C

12 BN

12 BN

12 BN

12 BN


Có 12 BN bị tổn thương rễ thần kinh, chiếm tỷ lệ 18% trong mẫu nghiên cứu (12/66). Nếu chỉ so sánh trong nhóm tổn thương thần kinh thì tổn thương rễ chiếm 32,4% (12/37). Trong đó, rễ C4 không bị tổn thương, C5: 6 BN, C6: 4 BN và C7: 2 BN. Tỷ lệ phục hồi rất tốt, có đến 11/12 BN (91,6%) phục hồi. Và tỷ lệ phục hồi hoàn toàn cũng khá cao 10/12 BN (83,3%), một BN không phục hồi, và 1 BN phục hồi một phần.

Vậy tỷ lệ phục hồi của tổn thương rễ là 91,6%. Vì bệnh viện lúc đó chưa có điện cơ nên sự đánh giá chỉ dựa vào lâm sàng, đây cũng là một nhược điểm.

3.3.3.3 Diễn biến di lệch sau mổ


6


5


4


3


2


1


0

Trước mổ

Ngay sau m

Sau m3 tháng

Ln tái khám cui


Biểu đồ 3.15: Diễn biến độ di lệch trung bình theo thời gian (mm)

Trên bảng 3.20 và biểu đồ 3.15 cho thấy rõ sự di lệch trung bình trước mổ = 5mm. Sau mổ độ di lệch giảm hẳn xuống còn trung bình 0,3mm, và ở lần tái khám 3 - 6 tháng độ di lệch trung bình vẫn 0,3mm. Lần tái khám cuối cùng độ di lệch là 0,4mm, có tăng chút xíu không đáng kể.


Bảng 3.20: Diễn biến mức độ di lệch trung bình (dùng phép kiểm T test)


Độ di lệch

(mm)

Trước mổ

Ngay sau

mổ

Sau mổ

3 -6 tháng

Lần khám

cuối

Trung bình

5,0

0,3

0,3

0,4

Độ lệch chuẩn

σ = 2,0

σ = 1,4

σ = 0,9

σ = 1,4

p

p < 0,01

p > 0,05

p = 0,5

p = 0,3

So sánh từng cặp: sự nắn chỉnh di lệch trước – sau mổ có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Sự di lệch thứ phát: sau mổ - 6 tháng sau có p = 0,5; 6 tháng - lần khám cuối có p = 0,3 không có ý nghĩa thống kê.

3.3.3.4 Diễn biến góc gù sau mổ

Bảng 3.21: Số đo trung bình diễn biến góc gù


Góc gù

(độ)

Trước mổ

Ngay sau mổ

Sau mổ 3 - 6

tháng

Khám

lần cuối

Trung bình

14,7

-1,6

-0,9

-0,5

Độ lệch chuẩn

σ = 7,3

σ = 4,6

σ = 4,5

σ = 4,1

p

p < 0,01

p < 0,01

p < 0,01

p = 0,02


16

14

12

10

8

6

4

2

0

-2 Trước mổ Ngay sau mSau m3 tháng Ln tái khám cui

-4


Biểu đồ 3.16: Diễn biến góc gù trung bình theo thời gian (độ)


Ở bảng 3.21 và biểu đồ 3.16 chúng ta thấy độ gập góc trung bình là 14,70. Sau mổ độ gập góc giảm xuống bình thường là -1,60. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p

< 0,01. Sau đó, ở lần khám 3-6 tháng góc gù trung bình là -0,90 , có tăng lên chút ít nhưng vẫn còn nằm ở trị số (-) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Lần khám cuối cùng góc gù là -0,50, không thay đổi nhiều, có ý nghĩa thống kê p=0,02.

3.3.3.5 Độ liền xương

Tiêu chuẩn liền xương được đánh giá theo tiêu chuẩn Bridwell (1995). Sự liền xương chia thành 4 độ. Liền xương độ I: thấy được các thớ xương trên phim X- quang, liền xương cả mỏm khớp, mỏm ngang 2 bên. Liền xương độ II: liền xương 1 bên, bên kia khó thấy. Liền xương độ III: nghi ngờ có thấu quang hoặc tiêu xương trong khối xương ghép. Liền xương độ IV: tiêu xương ghép kèm gãy dụng cụ.

Bohlman (1979), Cao Peng (2008), và nhiều tác giả khác đồng ý rằng sự liền xương bắt đầu từ 3 tháng sau mổ. Và cũng vì lý do đó mà sự cố định ngoài tăng cường không cần lâu quá 3 tháng. Chúng tôi đánh giá sự lành xương vào thời điểm 3 tháng, 6 tháng và lần khám cuối cùng.


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Độ II

Độ I

Sau mổ 3 - 6 tháng Lần tái khám cuối

Biểu đồ 3.17: Diễn biến độ liền xương của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu


Tại thời điểm sau mổ 3 - 6 tháng, có 3/66 bệnh nhân liền xương độ I chiếm tỷ lệ (4,5%) và 63/66 bệnh nhân còn lại liền xương ở độ II chiếm tỷ lệ (95,5%).

Trong khi đó, ở lần tái khám cuối, liền xương độ I là 54/66 BN chiếm tỷ lệ (82%), và liền xương độ II có 12/66 BN, chiếm tỷ lệ (18%). Như vậy, tỷ lệ liền xương độ I tại 2 thời điểm sau mổ 3 - 6 tháng và ở lần tái khám cuối hoàn toàn khác biệt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

140

160

3.3.3.6 Thời gian mổ


100

120

80

Biểu đồ 3.18: Thời gian mổ (phút)

Thời gian mổ trung bình: 92,4 ± 18,6 phút; ca mổ nhanh nhất diễn ra trong 75 phút, ca mổ lâu nhất kéo dài 120 phút.

Thời gian mổ được tính từ lúc rạch da đến lúc khâu da xong. Thời gian mổ là biến số phụ của mẫu nghiên cứu, nhưng nó cũng phản ánh một phần tính chất đơn giản hay phức tạp của một phương pháp mổ.

3.3.3.7 Lượng máu mất

Tính lượng máu mất trong lúc mổ phần nào phản ánh tính phức tạp của cuộc mổ. Sự đo lường lượng máu mất do nhân viên phòng mổ ghi nhận. Kết quả lượng máu mất trung bình của một cuộc mổ Bohlman cải tiến là: 170ml (mất máu ít nhất là 100ml, nhiều nhất là 300ml).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024