Khái Niệm Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững

- Phương pháp thống kê

Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được sử dụng triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý dựa vào kết quả các cuộc điều tra, các báo cáo của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, của UBND thành phố Hải Phòng; UBND huyện Cát Hải nhằm gia tăng giá trị thực tiễn của luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài bao gồm chính sách, du lịch, chính sách phát triển du lịch bền vững với những nội dung cơ bản là khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa chính sách phát triển du lịch và các chính sách kinh tế- xã hội …

- Đánh giá được nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hải Phòng bao gồm mục tiêu và các giải pháp dựa trên các phương pháp điều tra có độ tin cậy cao và dựa trên các tài liệu thu thập được.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn “Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng” được nghiên cứu thông qua 3 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục):

- Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững.

- Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Chương 3. Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

CHƯƠNG 1

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 3

CƠ SỞ Ý LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG


1.1. Khái niệm chính sách phát triển du lịch bền vững

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Chính sách công

Ra đời vào những năm 1950, với cuốn sách Khoa học chính sách: sự phát triển gần đây về phạm vi và phương pháp (Harold D. Lasswell và Daniel Lerner), Bài Định hướng chính sách (Harold D. Lasswell) đã đặt nền móng cho khoa học chính sách. Khoa học chính sách công phát triển nhanh chóng từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, nổi bật nhất là một loạt công trình của Yehezkel Dror. Khác với những ngành khoa học xã hội truyền thống, hoạt động nghiên cứu chính sách công định hướng đề ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề thực tế. Việc nghiên cứu chính sách công không chỉ hiểu rõ những vấn đề lý thuyết, mà cao hơn là nhằm vận dụng lý thuyết và bằng chứng thực tiễn để thiết kế, triển khai và đánh giá chính sách, từ đó cải thiện điều kiện sống của người dân ở các quốc gia.

Theo James Anderson: "Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm". Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…

Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng.

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung, nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Thomas R. Dye lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công, song định nghĩa này lại được nhiều học giả tán thành. Theo ông, "chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm". Ba mặt quan trọng của định nghĩa này là:

Thứ nhất, không giống như các định nghĩa khác, nó không bàn luận về "mục tiêu" hay "mục đích" của chính sách. Các chính sách là các chương trình hành động riêng biệt; việc áp dụng các chính sách không có nghĩa là tất cả những ai đồng tình với chính sách sẽ có cùng một mục đích như nhau. Trên thực tế, một số chính sách ra đời không phải vì sự nhất trí về mục tiêu, mà bởi vì nhiều nhóm người khác nhau đồng tình với chính sách đó với nhiều nguyên do khác nhau.

Thứ hai, định nghĩa của Dye thừa nhận rằng, các chính sách phản ánh sự lựa chọn làm hay không làm. Việc quyết định không làm có thể cũng quan trọng như việc quyết định làm. Điều này hoàn toàn hợp lý trong trường hợp Chính phủ ra quyết định không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, một điểm được nhấn mạnh ở đây là các chính sách không chỉ là những đề xuất của Chính phủ về một vấn đề nào đó, mà cũng là cái được thực hiện trên thực tế. Nói cách khác, định nghĩa của Dye về những cái mà Chính phủ làm hoặc không làm, chứ không phải là cái mà họ muốn làm hoặc lập kế hoạch để làm.

Wiliam N. Dunn cho rằng "chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra". Ông dùng thuật ngữ "sự lựa chọn" – đây là điểm đáng lưu ư để tránh sự nhầm lẫn giữa chính sách với các khái niệm khác như quyết định hành chính.

B. Guy Peter đưa ra định nghĩa: "chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân". Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: "chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…". Định nghĩa này không làm rõ được thực chất của chính sách, chỉ đưa ra một cách hiểu chung chung là những chuẩn tắc để thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định và trên những lĩnh vực cụ thể. Định nghĩa như vậy không chỉ nói về chính sách, mà có thể hiểu là bất kỳ một kế hoạch, một hoạt động nào đó.

Cuốn Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Khoa học và Kĩ thuật 2008 của TS.Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) đã xác định "chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển"[9,45]. Khái niệm này đã bao quát được các đặc trưng cơ bản của chính sách công, vừa thể hiện được bản chất của công cụ chính sách với tư cách là công cụ định hướng của nhà nước.

Tuy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách công như đã nêu trên, song điều đó không có nghĩa là chính sách công mang những bản chất khác nhau. Thực ra, tùy theo quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Những đặc trưng này phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song chúng đều hàm chứa những nét đặc thù thể hiện bản chất của chính sách công, bao gồm:

Một là, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Nếu chủ thể ban

hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị –

xă hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó thì chủ thể ban hành chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vấn đề ở đây là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành "chính sách tư". Sự khác biệt là ở chỗ các "chính sách tư" do các cơ quan nhà nước ban hành là những chính sách chỉ nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi cơ quan.

Hai là, các quyết định này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên. Chính sách công trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Song, nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chính sách. Chính sách công cần phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.

Ba là, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xă hội theo những mục tiêu xác định. Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương t nh hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc điểm của chính sách công là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống xã hội. Chính sách công chỉ xuất hiện trước khi đó đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết.

Bốn là, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ.

Song, chính sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản nào đó. Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Một chính sách có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lý cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.

Tóm lại, chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý do các chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết các vấn đề công cộng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

1.1.1.2. Du lịch

Trước thế kỷ XIX, du lịch là hiện tượng của xã hội, đi du lịch chủ yếu những người giàu có, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Khái niệm về du lịch theo quan điểm rộng rãi hiện nay được Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa - Canada tháng 6 năm 1991 đưa ra: "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm".

Khái niệm về du lịch được sử dụng rộng rãi hiện nay thường dựa vào sự chuyển động của con người trên một khoảng cách nơi xuất phát và nơi đến, thời gian và mục đích chuyến đi. Vì vậy, thuật ngữ du lịch là chuyển động của con người đã được Tổ chức Du lịch Thế giới và các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, chấp thuận . Nhưng điều này gây ra những khó khăn về thông tin thống kê cho các học giả khi sử dụng để phát triển cơ sở dữ liệu, mô tả hiện tượng du lịch và phân tích nó.

Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm): Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đó được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ.

Khái niệm về du lịch theo Luật Du lịch năm 2005 quy định "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.

Khái niệm về du lịch bao gồm khái niệm các yếu tố dưới đây:

- Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch là những người đi du lịch với mục đích là luôn muốn khám phá thế giới tự nhiên, xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm lý và tinh thần. Vì vậy, khách du lịch thường quan tâm sản phẩm du lịch nơi họ đến. Nên vấn đề khai thác tài nguyên, tổ chức các dịch vụ tại các điểm du lịch là một trong yếu tố quan trọng để khách du lịch sẽ quyết định đến việc lựa chọn điểm đến và các hoạt động du lịch trong chuyến đi của họ.

- Hoạt động du lịch: trên cơ sở mục đích của khách du lịch có thể thấy. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, của cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong hoạt động du lịch các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch là những nhà kinh doanh họ coi du lịch là một cơ hội lớn để thu lợi bằng việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ mà thị trường du khách yêu cầu. Chính phủ của các nước, những nhà chính trị coi hoạt động du lịch là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh tế thông qua các khoản thuế từ chi tiêu của du khách và gắn liền với thu nhập của người dân. Dân cư tại điểm du lịch là người dân địa phương tại các điểm du lịch họ thường coi du lịch như một nhân tố văn hoá và việc làm.

Với cách hiểu trên đây cho thấy du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Bản chất của du lịch là “ngành kinh tế dịch vụ”. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch. Du lịch một mặt mang ý nghĩa thông thường việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí mặt khác, du lịch là hoạt động gắn chặt với kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra.

1.1.1.3. Phát triển bền vững

Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong các chính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.

Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng.

Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.

Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và

sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí