Thị Trường Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Việt Nam Trước Khi Gia Nhập Wto

Một giao dịch trong thị trường chứng khoán ngày này thường bao gồm nhiều nghiệp vụ và liên quan đến một trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ. Ví dụ như việc bảo lãnh các chứng khoán nợ có thể cần đến việc gặp mặt trực tiếp với quản lý của nhà phát hành, cùng với đó là trao đổi thông tin qua điện thoại hoặc thư tín (Phương thức 1, 2, 3 và 4). Nhà phát hành còn có thể thực hiện một hợp đồng chứng khoán phái sinh với người bảo lãnh nhằm giảm bớt rủi ro về lãi. Các thành viên nên có cam kết trong tất cả loại hình dịch vụ và bốn phương thức cung cấp dịch vụ để thực sự hội nhập khách hàng với thị trường tài chính thế giới và đảm bảo những lợi ích của thị trường chứng khoán tự do. Sau đây là một số cam kết gợi ý của tổ chức tài chính Securities Industry and Financial Markets Association (viết tắt là SIFMA) đưa ra cho các thành viên WTO vào năm 2005 nhằm tối đa hóa lợi ích từ việc tự do hóa thị trường dịch vụ chứng khoán.

2.1. Cung cấp qua biên giới

Các thành viên nên cho chép các tổ chức kinh doanh và khách hàng của dịch vụ chứng khoán giao dịch qua biên giới, và những nhà cung cấp này cùng với những dịch vụ của họ phải được hưởng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.

Theo báo cáo của IOSCO, nhiều thành viên WTO đang tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ thông qua một số ngoại lệ trong các quy định cấp phép, như:

- xem xét nhà đầu tư có “lão luyện” hay không (được định nghĩa theo luật quốc gia), bằng cách đó thừa nhận rằng luật chứng khoán không cần bảo vệ các “nhà đầu tư lão luyện” trong một số trường hợp nhất định;

- xem xét các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có được điều hành tốt trong phạm vi luật pháp quốc gia đó hay không (nghĩa là đơn phương hay cùng thừa nhận luật pháp quốc gia khác);

- xem xét các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thu hút khách hàng hoặc thực hiện quảng bá sản phẩm trong phạm vi luật pháp quốc gia mình hay không; và

- xem xét các giao dịch chứng khoán có được thực hiện qua các nhà cung cấp dịch vụ được cấp phép ở trong nước hay không.

Cũng theo báo cáo của IOSCO, những quy định về các nhà cung cấp dịch vụ qua biên giới được dựa trên những cân nhắc liên quan đến mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, thị trường chứng khoán có hiệu quả và sự cân bằng hợp lý giữa hai mục tiêu này. Ngay cả khi các nhà cung cấp dịch vụ không được đề cập đến trong các quy định về cấp phép hoạt động, họ cũng không nằm ngoài các quy định về quản lý doanh nghiệp và thị trường.

2.2. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các thành viên nên cho phép khách hàng trong nước du lịch ra bên ngoài lãnh thổ và tiêu dùng các loại dịch vụ chứng khoán. Rất nhiều thành viên đã cam kết như vậy, dựa trên việc cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư và thị trường chứng khoán hiệu quả như đã được đề cập ở báo cáo của IOSCO.

2.3. Hiện diện thương mại

Thành viên nên cho phép các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán thiết lập một hiện diện thương mại mới hoặc mua lại một hiện diện thương mại đang hoạt động trên lãnh thổ của thành viên đó. Những nhà cung cấp này có thể tùy chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp (ví dụ như chi nhánh 100% vốn tự có hoặc liên doanh) và được hưởng nguyên tắc đối xử quốc gia.

2.4. Hiện diện thể nhân

Thành viên nên cho phép các thể nhân nước ngoài được có mặt tạm thời tại lãnh thổ của thành viên đó và cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng hoặc tự mình thành lập một hiện diện thương mại.

Rất nhiều thành viên đã có những thiết lập cơ cấu gia nhập thị trường phù hợp với những gợi ý như trên. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp,

mức độ cơ cấu này lại không phản ánh trong các cam kết GATS. Những thành viên – cả những quốc gia đã hoặc đang phát triển – đều nên có những sự chắc chắn trong các cam kết phản ánh đúng thị trường dưới tác động của luật pháp quốc gia. Điều này sẽ tạo ra sự tin trưởng vào luật pháp trong nước cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

2.5. Tính minh bạch của pháp luật

Pháp luật phải được minh bạch hóa: cả nhà cung cấp và khách hàng của dịch vụ chứng khoán phải hiểu được luật pháp và có sự tin tưởng rằng các quy định sẽ được áp dụng một cách phù hợp và công bằng. Mặc dù có những cách khác nhau, nhưng nói chung các nhà làm luật cần: (i) đề xuất các quy định dự thảo và tiếp thu các ý kiến đóng góp nếu cần thiết; (ii) công bố rộng rãi những yêu cầu mà nhà cung cấp dịch vụ cần đáp ứng; và (iii) đưa các quy định vào thực tế theo tiêu chí công bằng và minh bạch.

SIGMA còn đưa ra một bản dự thảo mô hình cam kết theo GATS cho khu vực dịch vụ chứng khoán. Mô hình phản ánh cách nhìn về các cam kết thực sự đem lại lợi ích như đã được đề cập ở trên.

Phải thừa nhận rằng các quy định về các loại dịch vụ tài chính rất phức tạp. Việc các nước phát triển cung cấp những hỗ trợ về kĩ thuật cho các nước đang phát triển là cần thiết và giúp tăng khả năng quản lý thị trường của những nước này. Những sự hỗ trợ này nên được thực hiện theo các nguyên tắc song phương và đa phương. Thêm vào đó, những tổ chức kinh doanh dịch vụ được cam kết sử dụng chính vốn kinh nghiệm của họ trong việc điều hành thị trường, hợp tác với những nhà làm luật ở các nước phát triển và đang phát triển để giúp việc thực thi các cam kết một cách có hiệu quả.

Nói tóm lại, thị trường dịch vụ chứng khoán mở sẽ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế và sự ổn định hệ thống tài chính của các quốc gia.

CHƯƠNG 2‌‌

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐẾN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM


I. Thị trường dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO

1. Các nhà cung cấp trên thị trường dịch vụ chứng khoán

1.1. Công ty chứng khoán

Thị trường và dịch vụ chứng khoán mới chỉ bắt đầu được hình thành ở Việt Nam, nên trong những năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các công ty kinh doanh dịch vụ chứng khoán còn ở mức khiêm tốn. Trong 5 năm hoạt động từ năm 2000 đến 2005 số lượng công ty chứng khoán mới chỉ là 14 công ty. Cụ thể là năm 1999, khi thị trường chứng khoán chưa đi vào hoạt động, có 2 công ty chứng khoán. Sau khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động vào năm 2000, số lượng các công ty chứng khoán tăng trong các năm như sau: năm 2000 có 7, năm 2001 có 8, năm 2002 có 9, năm 2003 và

2004 có 13, cuối năm 2005 có 14.

Trong năm 2005, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và lãi đầu tư của các công ty chứng khoán đạt 680,3 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt 298,7 tỷ đồng (chiếm 44%) và lãi đầu tư đạt 382 tỷ đồng (chiếm 56%). Lãi đầu tư có giá trị lớn tập trung chủ yếu ở một số công ty như ARSC đạt 218,7 tỷ đồng. VCBS đạt 74,3 tỷ đồng, IBS đạt 36,1 tỷ đồng và ACBS đạt 31 tỷ đồng. Hầu hết các công ty chứng khoán đều đạt mức lợi nhuận khá khả quan với tổng lợi nhuận thu được đạt 167 tỷ đồng, tăng 38,8% so với tổng lợi nhuận năm 2004 của các công ty, riêng công ty Mê Kông vẫn tiếp tục bị thua lỗ 2,8 tỷ đồng. Công ty đạt mức lợi nhuận cao nhất là VCBS (40,3 tỷ đồng), thấp nhất là Haseco (1,2 tỷ đồng).

Đầu năm 2006 khi số lượng các công ty chứng khoán chỉ khoảng hơn 15 công ty, thì tính trạng quá tải thường xuyên xảy ra, thậm chí có những công ty đưa ra những yêu cầu nhằm hạn chế giao dịch do không đáp ứng được, ví dụ như VCBS đã từng quy định chỉ có giao dịch từ 20 triệu đồng mới được thực hiện trong giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển nóng, hoặc như việc hạn chế mở tài khoản bằng cách buộc phải có một khoản tiền tương đối. Đến cuối tháng 11/2006, có 19 công ty chứng khoán được cấp phép chính thức. Trong cả năm 2006, Ủy bản chứng khoán nhà nước đã cấp phép hoạt động cho 41 công ty chứng khoán, tuy nhiên trên thực tế mới chỉ có hơn 1/3 số đó đi vào hoạt động. Nguyên nhân ra đời hàng loạt các công ty chứng khoán vào cuối năm chính là nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối năm 2006, một loạt các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đầu tiên chính là sự kiện Việt Nam sắp gia nhập WTO mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội đón nhận các luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài kì vọng vào sự phát triển của Việt Nam. Tiếp theo là việc Việt Nam tổ chức thành công hội nghị bộ trưởng tài chính cao cấp APEC lần thứ 13 vào tháng 9/2006 trong đó có bàn về vấn đề “Cải cách khu vực tài chính nhằm thu hút các luồng luân chuyển vốn” đã mở cửa thị trường chứng khoán để đón nhận các nhà đầu tư nhân nước ngoài vào Việt Nam.

Trong năm 2006, các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán đã có vị trí trên thị trường chứng khoán, chiếm thị phần lớn trên thị trường, đều đạt mức siêu lợi nhuận. Dẫn đầu là SSI với hơn 242 tỷ đồng, gấp 1,4 lần tổng doanh thu cả năm 2005 của 14 công ty chứng khoán. Tiếp theo là VCBS với 108,85 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, HSC với 90,9 tỷ, ACBS với 84,11 tỷ, BSC và BVSC đều đạt trên 50 tỷ. Công ty chứng khoán Hải Phòng có lợi nhuận là hơn 20 tỷ đồng trong khi doanh thu là hơn 28 tỷ đồng. Những con số trên cho thấy, các công ty chứng khoán đã đạt mức siêu

lợi nhuận mà ít có ngành dịch vụ nào có thể đem lại tương tự như vậy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của sự ra đời ồ ạt của các công ty chứng khoán trong năm 2006.

Tuy nhiên, bên cạnh những công ty đã hoạt động có thâm niên, đạt được mức siêu lợi nhuận thì những công ty mới thành lập gặp phải không ít những khó khăn do chưa có khách hàng và chí phí để duy trì công ty lại khá lớn. Theo bảng thống kê hoạt động môi giới hàng tháng từ các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), chỉ khoảng 20 trên tổng số hơn 50 công ty thành viên có lãi hoặc hòa vốn. Số còn lại lỗ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có công ty chỉ thu được 200.000 đồng mỗi ngày phí giao dịch.

Các công ty chứng khoán đã giúp Chính phủ thực hiện quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn khá lơn từ các nhà đầu tư, đồng thời mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các loại phí, lệ phí và thuế do hầu hết các công ty chứng khoán đều làm ăn có lãi trong thời gian đó. Tính đến hết ngày 31/12/2006, đã có 193 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tổng giá trị vốn đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005.

1.2. Công ty quản lý quỹ

Tính đến cuối năm 2006, trên thị trường Việt Nam nổi bật có 4 công ty quản lý quỹ nước ngoài là DragonCapital, VinaCapital (VOF, DFJV và VNJ), Mekong Capital và Indochina Capital. Trong đó, chỉ có DragonCapital tập trung vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán, với ba quỹ nước ngoài là VEIL, VGF và VDF. VinaCapital đang dạng hơn trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế (bao gồm cả chứng khoán như quỹ VOF), bất động sản (VNL), quỹ đầu tư mạo hiểm (DFJV), v.v. Mekong Capital thì chủ yếu ở mảng doanh nghiệp và Indochina tập trung vào bất động sản.

Ngành quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam mới chỉ hình thành từ năm 2003 và đến cuối 2006 cũng chỉ mới có những bước đi đầu. Ngày 15/7/2003 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam mang tên công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Viet Fund Management – VFM) chính thức ra đời theo giấy phép số 01/GPĐT- UBCKNN với số vốn pháp định ban đầu là 8 tỷ đồng do ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đóng góp 70% và công ty DragonCapital đóng góp 30%.

Tính đến tháng 6/2006, trên thị trường mới có 7 công ty quản lý quỹ của Việt Nam. Hết năm 2006, số lượng các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam được cấp phép hoạt động đã là 16 công ty. Lúc đó ở Việt Nam mới thành lập được 6 quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó VFM quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1). VF1 là quỹ công chúng dạ ng đóng đầu tiên của Việt Nam.

2. Các loại hình dịch vụ chứng khoán cung cấp trên thị trường

Tính đến cuối tháng 11/2006 số lượng công ty chứng khoán đã được ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận về mặc nguyên tắc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán là 19 doanh nghiệp, và có khoảng 21 công ty chứng khoán đang hoạt động. Do đó kết quả hoạt động trong năm 2006 tập trung chủ yếu vào 21 công ty chứng khoán này.

2.1. Môi giới chứng khoán

Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán qua các năm đều tăng. Năm 2001 mới chỉ có 8.780 tài khoản, năm 2002 tăng lên 13.609 tài khoản, năm 2003 là 16.000 tài khoản, từ năm 2002- 2003, số lượng tài khoản tăng thêm 2.881 tài khoản, năm 2004 số lượng là 21000 tài khoản, năm 2005 là 31.000, tăng thêm 10.000 tài khoản. Sang tới năm 2006, số lượng tài khoản mở tại các công ty chứng khoán tăng đột biến, gấp 3,22 lần từ 31.316 tài khoản lên hơn 100.000 tài khoản trong năm 2006.

Bảng 1: Cơ cấu thị phần môi giới chứng khoán cuối năm 2006


22 25 VCBS BVSC SSI ACBS Các CTCK khác 12 22 19 Nguồn Sở Giao dịch Chứng khoán 1

22%

25%





VCBS BVSC SSI ACBS

Các CTCK khác

12%


22%

19%


(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh)

Tính đến cuối năm 2006, các công ty chứng khoán đứng đầu về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản là VCBS với 35.000 tài khoản chiếm 25% tổng số tài khoản toàn thị trường, tiếp đó là BVSC và SSI đều chiếm khoảng 20% thị phần, tiếp theo là ACBS và BSC, IBS chiếm hơn 10% thị phần môi giới. Năm công ty lớn là SSI, BVSC. BSC, VCBS và ACBS chiếm tới 80% thị phần nhờ có lợi thế và kinh nghiệm cũng như uy tín. Chính vì thế các công ty chứng khoán ra đời sau cũng phải cạnh tranh gay gắt để chi nhau thị phần nhỏ bé ngày càng thu hẹp lại, chỉ còn khoảng 22%.

- Cơ cấu tỷ trọng hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2006: trên thị trường có hơn 458 loại trái phiếu được giao dịch với tổng giá trị 70.000 tỷ đồng, chiếm 7,7%GDP, chiếm hơn 70% trong cơ cấu hàng hóa, 193 loại cổ phiếu niêm yết tại thị trường giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng giá trị đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với năm 2005, chiếm khoảng 29 % trong cơ cấu hàng hóa, chỉ có 2 loại chứng chỉ quỹ chiếm 0,3% trong cơ cấu hàng hóa toàn thị trường. Năm 2006, tổng giao dịch toàn thị trường tăng hơn 300% so với 2005.

- Về khối lượng giao dịch hàng hóa trên thị trường: qua các năm 2000- 2006, khối lượng và giá trị giao dịch tăng đều qua các năm. Trong 4 năm từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022