Giải Pháp Để Việt Nam Thực Hiện Tốt Các Cam Kết Trong Wto Về Mở Cửa Dịch Vụ‌‌

(Economic Needed Test). ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) được xem là một công cụ vô cùng hữu ích, là hàng rào kỹ thuật để hạn chế các đại gia bán lẻ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành bán lẻ trong nước vốn còn rất non trẻ. ENT hiểu nôm na là kiểm tra nhu cầu kinh tế dựa trên 3 tiêu chí: số lượng các nhà bán lẻ trên một địa bàn cụ thể, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý của khu vực dân cư. Ngoài ra, còn có thêm hai tiêu chí khác đã được Chính phủ quy định trong thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 07 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép cho DN FDI trong lĩnh vực phân phối, là “mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở thứ 2 và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố”. Như vậy, nếu thị trường cần thêm một điểm bán thì địa phương sẽ cấp phép còn nếu cho rằng chưa cần, nhà quản lý có quyền từ chối cấp phép. Theo kinh nghiệm ở một số nước đi trước, trong vòng bán kính 3 km, khi một đại siêu thị mở ra thì có khả năng hàng trăm các cửa hàng, các sạp tạp hóa bán lẻ, các siêu thị nhỏ bé, manh mún sẽ bị đóng cửa vì không cạnh tranh được, nhất là về sự đa dạng phong phú của hàng hóa, giá cả, chất lượng phục vụ cũng như chất lượng kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm,...Tuy nhiên, dường như trong thời gian qua Việt Nam đã thả nổi việc kiểm tra nhu cầu kinh tế trong cấp giấy phép. Mặc dù tiêu chí đã đưa ra thế nhưng các cơ quan chức năng của Việt Nam lại rất “thoáng” trong việc cấp phép xây dựng siêu thị cho các nhà phân phối nước ngoài mà lại thường ở những vị trí có thể nói là đẹp, những vị trí trung tâm ở các thành phố. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp tại Hà Nội bức xúc cho rằng không có nước nào như VN lại quá dễ dãi trong cấp phép cũng như giám sát việc thực hiện cam kết đối với các doanh nghiệp FDI và cũng không có quốc gia nào lại cùng một lúc cấp phép đầu tư xây dựng hàng loạt siêu thị ngay tại trung tâm các TP của Việt Nam. Trong khi đó, tại Ấn Độ một đất nước rộng lớn, đông dân nhưng họ cũng chỉ có thể cấp phép cho mỗi đối tác chừng 2-3 dự án là cùng nhưng có điều kiện phải cách xa trung tâm TP khoảng 30 km.

Tóm lại, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế quốc tế với việc thực hiện theo các cam kết gia nhập WTO của mình trong lĩnh vực phân

phối nhưng đồng thời cũng giành được một số ưu tiên nhằm bảo vệ ngành phân phối trong nước còn non trẻ. Thời điểm mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực phân phối được diễn ra đã tác động mạnh tới lĩnh vực phân phối của Việt Nam, đặt ra cho chúng ta một số vấn đề nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, không bị các nhà phân phối nước ngoài thâu tóm thị trường. Do vậy, để vừa đảm bảo thực hiện đúng những cam kết trong WTO vừa kiểm soát được thị trường phân phối đòi hỏi Việt Nam cần phải tìm kiếm các giải pháp cho mình.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CÁC CAM KẾT TRONG WTO VỀ MỞ CỬA DỊCH VỤ‌‌

PHÂN PHỐI

I. Dự báo sự phát triển của dịch vụ phân phối ở Việt Nam


1. Cơ sở để dự báo


1.1. Dân số đông, thu nhập tăng sẽ thúc đẩy DVPP phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một thị trường có lượng cầu lớn, có khả năng thoả mãn nhu cầu luôn là mục tiêu cho sự lựa chọn của các nhà cung cấp. Hiện nay, Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hằng năm tăng trên 1 triệu người (đứng thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong 50 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), trở thành thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ. Ngoài ra, dân số Việt Nam có tới 65% là dân số trẻ, có một số lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi có thu nhập tăng đều với thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi. Thu nhập bình quân đầu người dần được cải thiện và kéo theo đó là mức chi tiêu của người dân cũng tăng lên. GDP bình quân đầu người

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 10

của Việt Nam cũng liên tục tăng, năm 2005 là 638,4 USD, năm 2006 là 725,3 USD, năm 2007 là 835 USD và năm 2008 đã đạt 1.024 USD1. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%...). Thị hiếu tiêu dùng

của người dân Việt Nam cũng đang thay đổi, tạo điều kiện cho các hình thức phân phối hiện đại phát triển. Khoảng 60-70% người dân ở Tp.HCM và 20% dân số ở Hà Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là các khu chợ ngoài trời. Dự đoán trong 10 năm tới, con số này có thể lên tương ứng đến 90% dân số ở TP.HCM và 50% ở Hà Nội2.



1 Thu nhập bình quân đầu người vượt 1.000 USD năm 2008: Việt Nam sắp ra khỏi ngưỡng nước nghèo, http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=64941.

2 Siêu thị vẫn “yếu” hơn chợ, http://vietbao.vn/Kinh-te/Sieu-thi-van-yeu-hon-cho/65050455/88/.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình khoảng 20%/năm. Theo đánh giá về sự phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu của công ty tư vấn thị trường bán lẻ A.T.Kearney – USA được công bố năm 2008, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 1/30 quốc gia hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài1. Đây là điểm hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thời thúc đẩy ngành phân phối Việt Nam phát triển. Mặc dù bước vào năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính địa ốc ở Mỹ, nhưng chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực để vực dậy nền kinh tế và do đó chắc chắn năm 2010 dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại.

Căn cứ vào xu hướng và tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết về mở cửa DVPP trong WTO, trong những năm tới, DVPP của Việt Nam sẽ phát triển mạnh do nguyên nhân là sự gia tăng đáng kể của các chủ sản xuất và kinh doanh vào hệ thống phân phối. Với mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2006-2010 là 7,5-8%/năm thì quy mô về tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ ở thị trường trong nước vào năm 2010 sẽ ở mức 900-1.000 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sẽ có sự gia tăng lớn các chủ thể kinh tế vào hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Dự báo tỷ trọng bán lẻ theo thành phần kinh tế đến năm 2010 là khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 90% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10%. Tỷ trọng này được dự báo vào năm 2020 sẽ tương ứng là 80% và 20%. Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi…) đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỷ đồng) vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 40% (khoảng 640 nghìn tỷ đồng).


1 Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, http://www.vnexpress.net/GL/Kinh- doanh/2008/06/3BA02EEB.

1.2. Hệ thống phân phối ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng sẽ thúc đẩy dịch vụ phân phối phát triển hơn.

Đối với thị trường Việt Nam, hệ thống phân phối truyền thống sẽ được duy trì, đặc biệt là khu vực nông thôn; hệ thống phân phối liên kết dọc ngày càng lớn mạnh và phát triển theo hướng hiện đại. Phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu. Các nhà phân phối trong nước sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hoá hệ thống phân phối của các nhà phân phối nước ngoài để tự củng cố, phát triển hệ thống của mình. Người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi nhiều từ những cải cách này. Trước mắt, các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao tận nhà…Các hình thức này bước đầu đã được du nhập, và hứa hẹn có nhiều phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong nước sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn…Đối với thị trường trong nước thì hệ thống phân phối sẽ hình thành và phát triển các dạng liên kết dọc theo kiểu tập đoàn hoặc theo dạng hợp đồng.

1.3. Các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường phân phối Việt Nam khiến cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn sẽ tác động tích cực tới chất lượng của dịch vụ phân phối.

Theo lộ trình mà Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN cộng), các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ. Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ thực hiện những cải cách về môi trường kinh doanh nhằm tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Với việc mở cửa DVPP thì ngày càng có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống phân phối của Việt Nam. Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt

Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora, Parkson…và trong những năm tới đây có khả năng sẽ có thêm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tham gia, đổi mới mình đáp ứng nhu cầu của thị trường nếu không muốn bị loại ra khỏi sân chơi.

Sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và sự liên kết giữa hệ thống phân phối trong nước với nước ngoài để hình thành hệ thống phân phối lớn mạnh hơn ngày càng phát triển. Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ…). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Việt Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình giao dịch điện tử.

Tóm lại, hệ thống phân phối ở nước ta mặc dù vẫn còn mang nặng đặc điểm của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ nhưng đang chuyển mình theo hướng hiện đại hoá và dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ về hình thức, phương thức, quy mô trong thời gian tới. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trên “sân chơi” sẽ xuất hiện nhiều gã khổng lồ đến từ nước ngoài, các loại hình phân phối cũng sẽ phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối trong nước cộng với ý thức thay đổi trong phương thức

kinh doanh tập hợp thành một khối, đủ sức làm đối trọng với các nhà phân phối nước ngoài trong giai đoạn hậu WTO.

2. Số liệu dự báo

2.1. Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phân phối hiện đại.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, với tình hình mở cửa DVPP khi chúng ta thực hiện các cam kết gia nhập WTO như hiện nay thì đến năm 2010, kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40% và đến năm 2020 kênh này sẽ chiếm đến 60% trong tổng số các kênh phân phối. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn của Việt Nam. Theo thống kê, cả nước hiện có 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần 2000 cửa hàng tiện ích. Hệ thống này đang ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, đan xen, hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

Như vậy, trong một vài năm tới, hình thức chợ nhỏ, chợ cóc truyền thống sẽ dần dần bị thu hẹp lại, thay vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các siêu thị và đại siêu thị cũng như các cửa hàng tiện lợi. Người tiêu dùng sẽ dần hình thành thói quen đi “siêu thị” thay vì “đi chợ” để mua sắm hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Theo dự báo trong vòng 10 năm tới, số người dân ở 2 thành phố lớn nhất nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thích đi mua sắm ở siêu thị hơn là ở chợ sẽ tương ứng là 90% và 50%. Và Việt Nam sẽ từng bước trở thành một nước công nghiệp.

Lĩnh vực DVPP đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Hiện tại, DVPP đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng từ 13-15%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến (20%) và nông nghiệp (18%). Và theo dự báo của Bộ Công Thương thì DVPP sẽ chiếm từ 15-20% trong tổng GDP trong những năm tới1.



1 Hệ thống phân phối chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa, http://www.haiphong.gov.vn/lienminhhtx/vn/index.asp?menuid=583&parent_menuid=512&fuseaction=3&a rticleid=4906

2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều tác động tích cực đối với DVPP trong thời gian tới.

Để củng cố và phát triển thương mại nội địa trước thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ. Cuối năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và 2020”. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại nội địa đề ra 2 định hướng lớn:

Thứ nhất, là tổ chức lại thương mại nội địa, theo 2 hướng: Xây dựng các nhà phân phối gắn liền với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống, dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng. Trong đó có hệ thống phân phối chuyên ngành như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón…và hệ thống phân phối đa ngành như các trung tâm bán buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ…

Thứ hai, hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Sau khi hoàn thiện chiến lược, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các nhà phân phối trọng điểm.

2. Các giải pháp cụ thể


2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô.


2.1.1. Cần tích cực cải cách hệ thống các chỉ tiêu thống kê đối với ngành dịch vụ

phân phối

Hiện nay, sự không đồng nhất và thiếu chi tiết của các chỉ tiêu thống kê theo các phân ngành DVPP đã và đang gây khó khăn cho việc phân tích, đánh giá một cách chính xác các xu hướng phát triển và hoạch định chính sách phát triển của Nhà nước. Thực tế, các số liệu thống kê về ngành DVPP của Việt Nam hiện nay mới chỉ bao gồm chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp phân theo địa phương và phân theo loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, các chỉ tiêu quan trọng về các doanh

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí