Dự Báo Phát Triển Ngành Dịch Vụ Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam Theo Lộ Trình Cam Kết Wto

còn khiến cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành phải thay đổi để tồn tại. Những nguyên nhân sâu xa này đã góp phần tạo ra những tác động tích cực đến thị trường phân phối bán lẻ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

2.2.3.2. Tác động tiêu cực 2.2.3.2.1. Tác động tiêu cực

Khi mở cửa thị trường bên cạnh những cơ hội và động lực để phát triển, sẽ tồn tại không ít những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, một lĩnh vực khá nhạy cảm và có ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều bộ phận dân cư trong xã hội.

Thứ nhất, nhà bán lẻ nước ngoài tạo ra cuộc chạy đua về giá

Các nhà bán lẻ nước ngoài do có lợi thế về vốn, kinh nghiệm, thương hiệu và công nghệ nên sẽ có rất nhiều thuận lợi khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Do vậy, hiển nhiên là giá cả của các mặt hàng cũng sẽ hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Điều này dẫn đến hiện tượng người tiêu dùng thích mua hàng hóa ở các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hơn và đồng nghĩa với nó là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ lâm vào tình trạng suy thoái. Để không rơi vào tình huống này, nhà bán lẻ trong nước sẽ tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm xuống mức càng thấp càng tốt. Điều này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua về giá giữa các doanh nghiệp bán lẻ, cả trong nước và nước ngoài khiến cho giá cả bất ổn định.

Thứ hai, sự có mặt của các nhà bán lẻ nước ngoài gây ra sự chèn

ép đối với các doanh nghiệp sản xuất

So với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thì hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng như của các nhà sản xuất trong nước còn rất yếu kém. Do đó, một trong những yêu cầu mà nhà bán lẻ nước ngoài đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt với độ an toàn cao. Trong khi đó, hệ thống

kiểm tra chất lượng và công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này nên việc họ bị nhà bán lẻ nước ngoài chèn ép là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sau khi chiếm được thị phần bán lẻ trong nước sẽ đặt ra những đòi hỏi về lợi nhuận và giá cả với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đây cũng là một ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta cần lường trước để có biện pháp đối phó kịp thời.

Tuy nhiên, hiện tại, mặc dù vẫn có những tác động tiêu cực như đã nói ở trên, tuy nhiên những ảnh hưởng tới đại bộ phận người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế là chưa thực sự đáng kể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, các đại gia bán lẻ nước ngoài là những người có tiềm

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 9

lực lớn về kinh tế và đã rất kinh nghiệm trên thị trường bán lẻ.

Chính vì thế, khi tham gia vào thị trường bán lẻ còn non yếu của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài này sẽ có nhiều thủ đoạn và điều kiện để tạo áp lực lên các nhà sản xuất cũng như các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước. Họ có nhiều nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu và hàng hóa: từ các nhà sản xuất nội địa, nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài…, cộng thêm lợi thế có nguồn vốn dồi dào, mối quan hệ tốt từ lâu với các nhà sản xuất nước ngoài, do đó sẽ có thuận lợi mua các mặt hàng với giá rẻ, chất lượng tốt mà chủng loại lại phong phú. Việc này sẽ khiến người tiêu dùng muốn mua hàng của họ hơn của các nhà bán lẻ khác trong nước, dần dần sẽ tạo thành áp lực buộc các nhà bán lẻ trong nước phải nhảy vào cuộc chạy đua về giá. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp bán lẻ giàu tiềm năng như: Metro Cash & Carry hay Big C thì việc chấp nhận thua lỗ trong một thời gian dài để giành được thị phần là điều có thể làm được, trong khi đó lại là một điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước vốn ít lại thiếu tiềm lực. Mặt khác, các tiêu chuẩn về kĩ thuật, an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm… mà các doanh nghiệp nước ngoài đặt ra cũng sẽ là một rào cản khá lớn cho các nhà sản xuất trong nước

nếu muốn cung cấp hàng hóa cho họ, bởi với công nghệ như hiện nay, rất khó cho nhà sản xuất nội địa đáp ứng các yêu càu khắt khe này. Từ đó, việc các nhà sản xuất trong nước bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài chèn ép là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với dịch vụ bán lẻ còn nhiều bất cập.

Quản lý nhà nước đối với dịch vụ phân phối hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng và giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển. Nhiều vấn đề bất cập trong quản lý chưa được giải quyết đồng bộ như: công tác quy hoạch theo vùng, lãnh thổ và theo loại hình kết cấu hạ tầng, chính sách đầu tư phát triển, mô hình thương mại hiện đại, các phương thức kinh doanh gắn với lộ trình mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, tổ chức quản lý kinh doanh một số mặt hàng quan trọng đặc thù, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường giá cả, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô để điều tiết quá trình lưu thông hàng hóa trong nước. Nhiều giải pháp về kinh tế, tổ chức và kĩ thuật do thiếu nguồn đảm bảo về tài chính nên khó thực thi.

Thêm vào đó, nhiều chính sách của chúng ta vẫn còn chung chung, chưa cụ thể đã tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vin vào đó để thực hiện một số thủ đoạn trong kinh doanh và gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

2.2.3.2.3. Những nguy cơ có thể xảy ra

Thứ nhất, sự biến đổi trong tình trạng việc làm

Sự biến đổi trong tình trạng việc làm có thể được coi là một trong những mặt tác động đáng quan tâm nhất đối với Việt Nam khi mở cửa thị trường dịch vụ của mình theo các cam kết trong WTO. Với đặc điểm của một thị trường còn mang nặng tính truyền thống, hoạt động phân phối được thực hiện qua hệ thống các chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ lẻ của tư nhân vẫn chiếm đa số... thì mối quan tâm này là hoàn toàn có cơ sở. Như đã trình bày ở các phần trên, sự cạnh tranh giữa khu vực các nhà

phân phối chuyên nghiệp với các hộ kinh doanh cá thể là không cân sức. Trong khi các nhà phân phối chuyên nghiệp có khả năng để thay đổi phương thức kinh doanh cũng như mở rộng quy mô phân phối để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng thì khu vực các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có điều kiện để làm được điều này.

Trong thời gian trước đây, khi nước ta chưa có những cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ, sự lấn át của những nhà phân phối chuyên nghiệp trong nước với khu vực các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng đã diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều do họ không gặp phải áp lực mới về việc thay đổi phương thức kinh doanh cũng như củng cố hệ thống một cách để cạnh tranh một cách cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay, trước sự nhận biết ngày càng rõ về nguy cơ phải đối đầu với các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, các nhà phân phối chuyên nghiệp trong nước trong thời gian qua đã ngay lập tức có những phản ứng nhanh chóng để nâng cao sức cạnh tranh chuẩn bị đối đầu với các nhà phân phối nước ngoài. Và điều này tất yếu dẫn tới sự thu hẹp dần thị phần của khu vực các hộ kinh doanh cá thể. Kết quả là sẽ có những hộ kinh doanh bị đánh bật khỏi thị trường mà chưa kịp chuẩn bị để chuyển sang hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực khác. Về mặt xã hội, lượng lao động bị thất nghiệp do kết quả của tình trạng này sẽ là sức ép trực tiếp tạo ra cho các cơ quan nhà nước trong việc tạo việc làm mới. Nếu xét tới số lượng khoảng 900 nghìn hộ kinh doanh cá thể kiểu này ở Việt Nam và thời điểm mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo cam kết không còn xa thì rất có thể tác động này sẽ là không nhỏ.

Thứ hai, các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường

Việc thu hút số lượng lớn các khách hàng của các siêu thị và trung tâm thương mại có thể dẫn đến tình trạng phá sản dây chuyền của nhiều hộ cá thể buôn bán nhỏ lẻ. Vì thế các cơ sở sản xuất nhỏ thường phải phụ

thuộc vào các tập đoàn phân phối. Sự phụ thuộc vào các tập đoàn phân phối nước ngoài cũng có thể phải trả một giá đắt vì ảnh hưởng chi phối của nó đến các nhà cung cấp nhỏ. Các siêu thị thường đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao đối với người nông dân, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lượng khổng lồ. Để đáp ứng được yêu cầu rất cao của các siêu thị, người nông dân phải đầu tư máy móc thiết bị, giống, phương pháp canh tác, nhưng họ lại không có vốn và phải đi vay ngân hàng, nếu các nhà phân phối nước ngoài không mua hàng, họ sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Điều này không dễ dàng gì so với trước đó khi họ chỉ phải chuyển tất cả nông sản làm ra với các hình thức khác nhau tới các chợ. Đối với hàng gia dụng và trang trí là mặt hàng có thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn phân phối nước ngoài thường áp dụng mức giá cao trong các đơn đặt hàng các sản phẩm gia công đồng thời cũng đặt ra các quy định ngặt nghèo về thời hạn giao hàng, sử dụng lao động, nguồn nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ. Có đối tác lo đầu ra, các doanh nghiệp nhỏ chỉ phải tập trung sản xuất, không phải lo các khâu bao bì, thiết kế, marketing, xây dựng hệ thống phân phối và tạo dựng thương hiệu, nên hình thức liên kết này thu hút nhiều nhà sản xuất nhỏ, nhưng sau đó, phía nước ngoài càng giảm giá đặt hàng, các nhà sản xuất trong nước bị lỗ nặng. Tiền vốn đổi mới công nghệ theo yêu cầu của nhà phân phối hàng hóa nước ngoài lại là vay của ngân hàng, không bán được hàng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Với vốn đầu tư lớn, mặt hàng kinh doanh rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lưu kho, vận chuyển có tính ưu việt, các khâu Logistics được thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước; các tập đoàn phân phối nước ngoài hàng hóa sẽ dần khống chế hệ thống phân phối hàng hóa nội địa.

Tóm lại, hiện nay, tốc độ tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam ngày cà ng tăng, tuy nhiên, sau hơn 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào ngành này vẫn còn nhỏ và chưa quy mô như mong đợi. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ cùng lúc tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực không chỉ đối với sự phát triển của lĩnh vực này mà còn đối với sự phát triển trong nhiều mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung. Mặc dù rất khó để có thể lượng hoá và so sánh được những lợi ích và tổn thất có thể tạo ra, song trên cơ sở xem xét những đặc điểm, tính chất cũng như xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam như đã trình bày ở những phần trên, có thể đưa ra nhận định chung là Việt Nam nhận được những lợi ích nhiều hơn là những thiệt hại đối với dòng vốn này.

Gia nhập WTO là tham gia vào nền kinh tế thị trường thế giới, được điều tiết bằng những luật chơi rõ rang, khắt khe, đem lại không chỉ cơ hội mà cả thách thức. Cơ hội lớn nhất là đẩy mạnh cải cách, phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển có chất lượng cao và tốc độ nhanh hơn. Thách thức là phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn ngay trên thị trường nội địa, tuân thủ những quy định khắt khe hơn trước đây. Cơ hội và thách thức không tồn tại hay bất biến, không đồng đều cho mọi người, mọi địa phương mà là tương quan động có thể chuyển hóa cho nhau. Càng chủ động, quyết tâm học hỏi, cải cách, phát huy lợi thế của mình thì càng có cơ hội lớn và thách thức giảm đi. Ngược lại, thụ động, không chịu đổi mới tư duy, không “biết mình biết người” thì có cơ hội hiển nhiên cũng không nắm bắt được.

Sự tăng trưởng cao của ngành và những chuyển biến tích cực từ nhiều doanh nghiệp đã cho thấy doanh nghiệp Việt Nam không hoàn toàn bó tay trước sự cạnh tranh nếu biết tận dụng am hiểu thị trường. Nhà bán lẻ nước ngoài với quy chuẩn toàn cầu hóa chưa chắc đã phù hợp thị trường. Chính vì vậy, thu hút FDI có chọn lọc sẽ tác động tích cực nhiều hơn là tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

CHƯƠNG 3‌

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM MỘT CÁCH HỢP LÝ VÀ CÓ CHỌN LỌC THEO LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO


3.1. Dự báo phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam theo lộ trình cam kết WTO

3.1.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ bán lẻ Việt Nam

3.1.1.1. Thuận lợi

3.1.1.1.1. Xu hướng đầu tư của thế giới

Xu thế toàn cầu hoá:Trên thế giới hiện nay, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn cầu. Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất. Trong lĩnh vực bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng kinh doanh truyền thống bằng những hệ thống kinh doanh hiện đại. Quy mô trung bình của các loại hình này (diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên, đồng thời mật độ của chúng ngày càng giảm xuống. Nhiều siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn, kinh doanh theo chuỗi… xuất hiện. Đã có không ít các tập đoàn bán lẻ thực hiện hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Tập đoàn Wal-Mart (Mỹ) có tới 7.343 cửa hàng trên 14 quốc gia, Carefour (Pháp) có 15.000 cửa hàng trên 30 nước. Như đã nói ở trên, cả hai

tập đoàn này đã lên kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Điều đó sẽ mang đến những tác động không nhỏ đến lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng. [38] [39]

Xu hướng chuyển dịch FDI sang lĩnh vực dịch vụ:Vai trò của FDI trong lĩnh vực dịch vụ khác với trong lĩnh vực chế tạo, với số lượng việc làm tạo ra ít hơn và giá trị gia tăng cũng ít hơn. Mua lại và sáp nhập (M&A) là những hình thức thâm nhập thị trường nhanh nhất và thực tiễn nhất. Đặc biệt, trong các dịch vụ kinh doanh, các hình thức đầu tư phi cổ phần khá phổ biến - ủy thác đặc quyền, hợp đồng quản lý, quan hệ đối tác, xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO)…Sự tăng trưởng FDI vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sức ép cạnh tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia phải tìm kiếm thị trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. Tỷ lệ của FDI trong lĩnh vực dịch vụ so với tổng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển tăng lên nhanh chóng từ 7% năm 1990 lên 38% năm 2002. Các công ty dịch vụ xuyên quốc gia chiếm tới 52% trong Top 100 công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu năm 2003 và 52 công ty này đều có mức doanh số cao hơn GDP của Việt Nam. Các công ty này thậm chí còn vượt các nhà sản xuất hàng hóa về mặt doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn tự có tính theo đầu công nhân. Sự chi phối của các dịch vụ tài chính đã giảm xuống, còn các dịch vụ máy tính, giải trí, sức khỏe và bán lẻ đã nổi lên chiếm ưu thế. [30, tr.48]

Xu hướng chuyển dịch địa bàn đầu tư:Chi tiêu thương mại ở mỗi nước tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đó. Theo như cách tính chỉ số chi tiêu thương mại (CCE) dựa trên 4 dữ liệu chính là: lượng mua bán hàng hóa - dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất; doanh số bán buôn và bán lẻ các thành phẩm; một vài chi phí vốn kinh doanh và chi tiêu của Chính phủ cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thì năm 2006 các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 5 lên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí