Cam Kết Gia Nhập Wto Của Việt Nam Về Dịch Vụ Du Lịch Và Dịch Vụ Liên Quan


thi các chương trình hợp tác cụ thể về xây dựng sản phẩm, kết nối chương trình du lịch, quảng bá, nâng cao năng lực quản lý, tiêu chuẩn hóa.

- Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong KTDL. Đối với dịch vụ khách sạn - nhà hàng, trong vòng 8 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nếu muốn cung cấp dịch vụ, phải đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Quy định này nhằm khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bỏ vốn đầu tư để nâng cấp hệ thống khách sạn của Việt Nam.

Đối với dịch vụ lữ hành - điều hành tour du lịch, nước ta cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn góp nước ngoài. Tuy nhiên, nước ta không cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đối với dịch vụ lữ hành. Ngoài ra, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ đưa khách từ Việt Nam ra nước ngoài (outbound) và dịch vụ lữ hành nội địa (domestic). Họ chỉ được cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa như là một phần của các dịch vụ đưa khách vào Việt Nam.

Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức cung cấp qua biên giới (1) và tiêu dùng ngoài lãnh thổ (2), (xem bảng 4.1)

Bảng 4.1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan

Ngành và phân

ngành (i)

Hạn chế tiếp cận thị trường

(ii)

Hạn chế đối xử Quốc gia (iii)

A. Khách sạn và nhà hàng:

- Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn

- Dịch vụ cung cấp thức ăn

(1) Không hạn chế

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế, ngoại trừ

(3) Không hạn chế

trong vòng 8 năm kể từ


ngày gia nhập, việc cung


cấp dịch vụ cần tiến hành


song song với đầu tư xây


dựng, nâng cấp, cải tạo


hoặc mua lại khách sạn. Sau


đó không hạn chế


(4) Chưa cam kết, trừ các


cam kết chung


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 16



Ngành và phân

ngành (i)

Hạn chế tiếp cận thị trường

(ii)

Hạn chế đối xử Quốc gia (iii)

B. Dịch vụ đại lý lữ

(1) Không hạn chế

(1) Không hạn chế

hành & điều hành

(2) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

tour

(3) Không hạn chế, ngoại trừ

(3) Không hạn chế, trừ hướng dẫn viên


các nhà cung cấp dịch vụ

du lịch trong DNDL có vốn đầu tư nước


nước ngoài được phép cung

ngoài phải là công dân Việt Nam. Các


cấp dịch vụ dưới hình thức

DNDL cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư


liên doanh với đối tác Việt

nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào


Nam mà không bị hạn chế

du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành


phần góp vốn của phía nước

nội địa đối với khách vào du lịch Việt


ngoài.

Nam như là một phần của dịch vụ đưa


(4) Chưa cam kết, trừ các

khách vào du lịch Việt Nam.


cam kết chung

(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Phương thức cung cấp:

(1) cung cấp qua biên giới; (2) tiêu dùng ở nước ngoài;

(3) hiện diện thương mại; (4) hiện diện thể nhân.

Diện cam kết, Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch, không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch.

Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch:

Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh.

Đối xử quốc gia: Không hạn chế, ngoại trừ: hướng dẫn viên du lịch trong DNDL có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam; các DNDL cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

- Những cơ hội mới:

+ Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực, toàn cầu và song phương, tạo cơ hội cho phát triển các quan hệ


kinh tế trong KTDL. Đồng thời, cùng với việc nâng cấp và mở rộng hoạt động các cửa khẩu đường bộ nối Bắc Trung Bộ với các nước thuộc GMS qua tuyến EWEC, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cầu Treo, với việc hình thành khu kinh tế, đã tạo cơ hội lớn để KTDL Bắc Trung Bộ thu hút khách quốc tế.

+ Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đang tiến hành cấu trúc lại nền kinh tế: chuyển sản xuất từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng phát triển bền vững… đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở KTDL của các tỉnh trong vùng.

+ Việt Nam đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, đây là cơ hội để phát triển CSVC - HT cho KTDL. Hiện nay, hệ thống các sân bay ở các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thọ Xuân (Thanh Hóa) Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên - Huế)… đã được nâng cấp và đưa vào sử dụng, trong đó sân bay Phú Bài trở thành sân bay quốc tế, v.v... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KTDL.

+ Trình độ nhận thức của các cấp, ngành và người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được nâng lên một cách đáng kể. Các tỉnh đều quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển KTDL nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, làm căn cứ cho đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách. Các tỉnh trong vùng đều có Nghị quyết riêng về phát triển KTDL. Sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phát triển KTDL, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH chung của địa phương.

+ Sự phát triển về nguồn nhân lực du lịch. Người Việt Nam nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy trong việc tiếp thu yếu tố mới, đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Với cơ cấu dân số trẻ, nhiều lao động ở độ tuổi còn sung sức, Bắc Trung Bộ có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói


chung và đối với phát triển KTDL nói riêng. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

- Những khó khăn, thách thức:

+ Việc khai thác tài nguyên, môi trường du lịch và nhân văn chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ thể: hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp. Thực tế cho thấy, sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển KTDL bền vững.

+ Nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa thì chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp. Mặt khác, chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng HNKTQT và cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

+ Khả năng đáp ứng về nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế. Do mới được hình thành nên thị trường vốn của Bắc Trung Bộ còn yếu về tiềm lực. Vì vậy, thị trường vốn ấy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết của nó. Các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KTDL tuy đã chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tình trạng treo do thiếu các điều kiện liên quan: CSVC - HT, nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ.

+ Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là ngành còn non trẻ và tồn tại nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia,


Philippin, Campuchia đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư, khả năng thu hút khách quốc tế, cả về chất lượng, hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các tỉnh Bắc Trung Bộ phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế.

4.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Dựa vào tiềm năng, xu hướng phát triển du lịch và chủ trương của các tỉnh trong vùng, có thể xác định mục tiêu của phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ theo hướng HNKTQT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần coi trọng tăng thu nhập từ hoạt động du lịch. Lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế là trọng tâm, coi trọng chất lượng tăng trưởng, không chạy theo số lượng mà kiểm soát số lượng tương xứng với quy mô, sức chứa đảm bảo chất lượng ổn định, bền vững về xã hội và môi trường. Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ hiệu quả thu nhập từ hoạt động du lịch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần gìn giữ tài nguyên biển và văn hóa bản địa.

Đảm bảo sự hài lòng của du khách. Hoạt động du lịch đặt mục tiêu hướng đến việc gia tăng mức độ hài lòng của khách trong từng hoạt động du lịch làm phương châm hành động để xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch, tổ chức dịch vụ đón tiếp phục vụ đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách. Phát triển các công trình, dịch vụ du lịch gắn liền với việc từng bước không ngừng nâng cao chất lượng thụ hưởng, giá trị trải nghiệm du lịch của du khách. Mục tiêu hàng đầu là chỉ số hài lòng của khách du lịch cần đạt được của mỗi tỉnh, mỗi khu, điểm du lịch và DNDL .

Tạo dựng thương hiệu du lịch có tính cạnh tranh. Chỉ tiêu tổng thể trong chiến lược phát triển đánh giá bằng sức cạnh tranh của vùng và thể hiện


ở những thương hiệu nổi bật về điểm đến, sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch và trên cơ sở đó hình thành thương hi ệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Những thương hiệu điểm đến cần tập trung xây dựng và phát triển: thành nhà Hồ, Làng Sen quê Bác, Phong Nha - Kẻ Bàng, Thừa Thiên - Huế v.v…

Một số chỉ tiêu cụ thể:

- Về khách du lịch, đến năm 2015, toàn vùng sẽ đón tiếp và phục vụ được 2.150 ngàn lượt khách quốc tế và 8.380 ngàn lượt khách nội địa; đến năm 2020 đạt 2.950 ngàn lượt khách quốc tế và 10.800 ngàn lượt khách nội địa và dự báo đến năm 2030 sẽ đạt 5.200 ngàn lượt khách quốc tế, 17.000 ngàn lượt khách nội địa.

- Về thu nhập từ khách du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 954 triệu USD, đến năm 2020 đạt khoảng 1.823 triệu USD và dự báo đến năm 2030 con số đó sẽ đạt 3.591 triệu USD.

- Về cơ sở lưu trú và lao động đến năm 2015, toàn vùng sẽ có khoảng 33.700 buồng lưu trú với khoảng 53.400 lao động trực tiếp; đến năm 2020 số buồng lưu trú tăng lên khoảng 50. 500 buồng và số lao động trực tiếp tăng lên khoảng 75.600 người và dự kiến đến năm 2030 toàn vùng sẽ có 81.000 buồng, 126.000 lao động trực tiếp.

Bảng 4.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ

(theo phương án trung bình)


Tăng trưởng

Các chỉ tiêu

2015

2020

2030

1

Số lượt khách quốc tế (ngàn)

2. 150

2. 950

5.200


Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,54

2,70

2,80

2

Số lượt khách nội địa (ngàn)

8. 380

10. 800

17.000


Ngày lưu trú trung bình (ngày)

1,55

1,70

1,80

3

Thu nhập từ khách du lịch

(triệu USD)

954

1.823

3.591

4

Lao động trực tiếp (người)

53. 400

75. 600

126.000

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.


Để đạt được các mục tiêu trên, dưới đây là đề xuất phương hướng phát triển KTDL các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4.1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Phát triển du lịch di sản gắn với du lịch biển đảo: Theo hướng này, tập trung khai thác di sản cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ, di tích Kim Liên, di tích Quảng Trị gắn với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cừa Tùng - Cửa Việt, Cồn Cỏ, Lăng Cô - Cảnh Dương. Hệ thống sản phẩm hình thành trên nền văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương; sản vật địa phương và ẩm thực miền biển. Các địa bàn trọng điểm:

+ Thanh hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh gắn với Thành Nhà Hồ, Sầm Sơn, Cửa

Lò, Kim Liên, biển Thiên Cầm, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam...

+ Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

+ Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…

- Phát triển sản phẩm du lịch theo các loại hình du lịch: du lịch lễ hội (Festival Huế, các lễ hội truyền thống); du lịch làng nghề (nghề làm nón Huế, dệt thổ cẩm của người Bru - Vân Kiều); du lịch gắn với thiên nhiên (du thuyền trên sông Hương, tham quan các Vườn quốc gia: Bến En, Pù Mát, Bạch Mã; du lịch MICE (chủ yếu ở Huế, Quảng Bình); du lịch đường biên (du lịch cửa khẩu EWEC, mua sắm tại các khu kinh tế cửa khẩu: Cầu Treo, Lao Bảo…); du lịch cộng đồng (homestay ở Huế, các địa bàn dân tộc vùng cao) v.v…

- Phát triển các sản phẩm du lịch khác:

+ Sản phẩm du lịch sinh thái: với thế mạnh về tài nguyên DLST, trong những năm tới vùng cần tập trung phát triển sản phẩm DLST nhằm khắc phục tính mùa vụ trong phát triển KTDL của vùng.


+ Sản phẩm du lịch lễ hội: phát triển sản phẩm du lịch này nhằm phát huy các giá trị và sức mạnh thương hiệu đã đ ịnh hình ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt là lễ hội Festival ở Huế.

+ Sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa, lối sống: các nét văn hóa, lối sống giản dị, thủy chung, cần kiệm, … của con người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và người dân Huế nói riêng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút và nét đặc trưng để tạo dựng thương hiệu du lịch.

+ Sản phẩm du lịch đường bộ caravan: đây là loại hình sản phẩm du lịch đặc thù mà Bắc Trung Bộ cần đưa vào khai thác mạnh mẽ trong những năm tới, nhằm tạo nên những nét độc đáo, khác biệt, riêng có của sản phẩm du lịch ở các tỉnh Băc Trung Bộ.

4.1.2.2. Mở rộng đầu tư cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Mở rộng vốn đầu tư cho phát triển KTDL bằng nhiều kênh thu hút vốn khác nhau. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo “cú hích” cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển; tạo ra “hình ảnh du lịch của Bắc Trung Bộ”; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ... Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư (ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân...), trong đó ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn cần nhiều vốn, coi trọng thu hút nguồn đầu tư trong nước, trong dân, phát huy tối đa nguồn nội lực để đầu tư phát triển KTDL. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào CSVC - HT ở những khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống CSVC - HT du lịch ở các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ và có chất lượng cao. Trong đó, ưu tiên xây dựng các khách sạn, công trình dịch vụ cao cấp có đủ khả năng tổ chức các hội nghị, sự kiện quốc tế lớn. Đầu tư bảo tồn các di sản, di tích; khôi phục và phát triển các lễ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022