Cam Kết Của Việt Nam Trong Wto Về Dịch Vụ Phân Phối Và Những Vấn Đề Đặt Ra‌‌

Tính cân xứng của quy định trong nước: Rất nhiều dịch vụ được các chính phủ điều tiết để đảm bảo việc cung cấp diễn ra một cách có trật tự với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng. GATS thừa nhận chủ quyền của các chính phủ thành viên trong việc điều tiết các dịch vụ trong nước, do vậy, GATS chỉ chú trọng vào xây dựng quy định trong các lĩnh vực mà quy tắc trong nước ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ quốc tế. Thứ nhất, GATS đặt mục tiêu loại trừ sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài với nhau, giữa người nước ngoài với công dân trong nước. Thứ hai, GATS đưa ra mục tiêu tăng cường tính công khai (minh bạch). Điều khoản về quy định trong nước đưa ra các quy tắc đảm bảo các biện pháp trong nước được xây dựng một cách hợp lý, khách quan và công bằng. Những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải được quyền kháng nghị lại các quyết định hành chính và phải được thông báo nếu như đơn xin cấp phép của mình bị từ chối. Điều VI.6.1(a) yêu cầu các thành viên đã đưa ra các cam kết đối với các dịch vụ chuyên môn phải xây dựng các thủ tục để xác định thẩm quyền của những người cung cấp dịch vụ chuyên môn của các thành viên khác. Theo Điều VI.2 GATS, các thành viên cam kết cung cấp các cơ chế trong nước (“toà án tư pháp, trọng tài hoặc toà án hành chính và thủ tục”) trong trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ cá nhân yêu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý. Theo yêu cầu của một nhà cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng, các cơ chế này cần phải đảm bảo “xem xét nhanh chóng và đưa ra biện pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đến thương mại dịch vụ”. Điều VI.3 yêu cầu các thành viên WTO phải đảm bảo rằng các quyết định hành chính phải được đưa ra trong một khoảng thời gian hợp lý. Điều VI.4 trao thẩm quyền đàm phán đối với bất kỳ nguyên tắc cần thiết nào, có tính đến những cân nhắc nêu trên. Các cuộc đàm phán nhằm ngăn cản những quy định trong nước tạo nên những rào cản không cần thiết đối với thương mại. Điều VI.5 yêu cầu đảm bảo rằng các cam kết cụ thể không bị vô hiệu hoặc giảm bớt mức độ cam kết bởi các yêu cầu về cấp phép và chuyên môn và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Các yêu cầu này phải khách quan và minh bạch và không được phiền toái hơn mức cần thiết. Phạm vi áp dụng của những quy định này hạn chế, tuy nhiên nhằm bảo vệ những mong muốn hợp lý tại thời điểm cam kết.

CHƯƠNG 2: CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA‌‌

TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT

I. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối


1. Cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối nói chung


Khi cam kết tiến hành mở cửa dịch vụ phân phối nói riêng và dịch vụ nói chung, các nước phải tiến hành cam kết theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ như đã phân tích ở chương 1 và theo bốn mức cam kết đó là: Cam kết toàn bộ; Cam kết kèm theo những hạn chế; Không cam kết; hoặc Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật.

Cam kết toàn bộ: Là cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế mở cửa thị trường hoặc đối xử quốc gia (tự do hoá hoàn toàn);

Cam kết kèm theo hạn chế: Là cam kết với một số điều kiện về mở cửa thị trường và đối xử quốc gia. Với dạng cam kết này, các nước thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp được liệt kê, ngoài ra sẽ không áp dụng các biện pháp mở cửa thị trường hay đối xử quốc gia khác.

Không/chưa cam kết: Là trường hợp nước thành viên có thể áp dụng bất kỳ điều kiện nào đối với việc mở cửa thị trường hay đối xử quốc gia.

Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: Là trường hợp nước thành viên không đưa ra cam kết đối với một số dịch vụ do không thể được cung cấp theo một số phương thức (ví dụ không thể cung cấp dịch vụ xây dựng qua biên giới).

Trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam cũng đã có những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (Xem bảng 1) và với Nhật Bản (theo Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt - Nhật) .

Bảng 1 – Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ


Các lĩnh vực – ngành

Các giới hạn về tiếp cận thị

trường

Các giới hạn về đối xử

quốc gia

- Dịch vụ bán buôn, bán lẻ.

- Dịch vụ đại lý trừ đại lý cho các pháp nhân nước ngoài.

- Dịch vụ mượn danh (phụ thuộc vào quá trình xây dựng luật pháp về mượn danh).

Trừ đối với các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, bia rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, kim loại và đá quý, chất nổ, gạo và bột mì.

(1) Chưa cam kết

(2) Không cam kết (3)

a. Phụ thuộc vào các hạn chế được quy định tại Phụ lục D. 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và phần góp vốn của các công ty Hoa Kỳ trong liên doanh không vượt quá 40% vốn pháp định của liên doanh. 6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ.

b. Phụ thuộc vào hạn chế được quy định tại phụ lục D. 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được lập công ty 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ.

Việc thành lập các đơn vị phụ thuộc để bán lẻ (ngoài đơn vị thứ nhất) sẽ được xem xét theo từng trường hợp.

(4) Chưa cam kết ngoài các

cam kết nền chung.

(1) Chưa cam kết

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế

(4) Chưa cam kết ngoài các cam kết nền chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 5

Nguồn: UBQG về Hợp tác kinh tế quốc tế, Toàn văn Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, http://www.nciec.gov.vn/downloads/BTA.pdf.

Trong cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam, về cơ bản là như cam kết của Việt Nam với Hoa Kỳ trong BTA và có chặt hơn so với các nước mới gia nhập WTO khác. Cụ thể là:

- Cam kết về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là giống như BTA tức là từ thời điểm 1/1/2009.

- Cũng tương tự như cam kết trong BTA, trong GATS, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối đối với các mặt hàng xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài (Về điểm này, Việt Nam có thuận lợi hơn Trung Quốc khi nước này chỉ bảo lưu được thuốc lá và muối).

- Đối với các sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, ximăng...Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm.

- Việt Nam hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể. Việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm thứ nhất sẽ trên cơ sở Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT) phù hợp với thủ tục tiền thành lập, công khai và phê chuẩn và các tiêu chí khách quan, bao gồm số các nhà cung cấp dịch vụ hiện tại trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và khu vực địa lý), (Trung Quốc không bảo lưu hạn chế này).

- Theo cam kết, nhà phân phối nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh vốn góp nước ngoài không quá 49% ngay khi Việt Nam gia nhập WTO. Hạn chế về vốn này đã được bãi bỏ từ ngày 1/1/2008 tức là nước ngoài được góp vốn tới 99,99% vốn pháp định của liên doanh. Và đến ngày 1/1/2009 thì các nhà phân phối nước ngoài đã được phép được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

2. Cam kết về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ phân phối cụ thể


Trước hết về phạm vi cam kết, Việt Nam không cam kết đối với các mặt hàng: Thuốc lá và xì gà; Sách, báo, tạp chí và vật phẩm đã ghi hình; Kim loại quí, đá quí; Dược phẩm; Thuốc nổ; Dầu thô và đã chế biến; Gạo; Đường mía và đường củ cải.

2.1. Cam kết về mở cửa dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ.

Khi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam cũng như các nước thành viên khác của WTO cam kết mở cửa theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ. Cụ thể, cam kết đối với dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ của Việt Nam như sau:

Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới

Theo phương thức này thì chỉ có sự di chuyển của DVPP qua lãnh thổ mà không có sự di chuyển của người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ sang lãnh thổ của nhau.

Về mức độ cam kết, Việt Nam cam kết “tiếp cận thị trường đầy đủ” (nghĩa là cam kết không hạn chế đối với tiếp cận thị trường) trong việc:

o Phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;

o Phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại. Nhưng

o Chưa cam kết về tiếp cận thị trường của tất cả các dịch vụ khác.

Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài

Đối với phương thức cung cấp này đòi hỏi có sự di chuyển của người tiêu dùng dịch vụ từ lãnh thổ một nước sang lãnh thổ của một nước thành viên khác.

Về mức độ cam kết của Việt Nam đối với hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia trong loại hình dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ đều là đầy đủ và không có ngoại trừ.

Phương thức 3 - Hiện diện thương mại

Phương thức này, nhà cung cấp dịch vụ phân phối của một nước thành viên thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh...trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ phân phối.

Về mức độ cam kết, đối với hạn chế tiếp cận thị trường, Việt Nam cam kết không hạn chế nhưng có một số ngoại trừ. Đó là:

o Phải thành lập liên doanh số đối tác nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009 thì Việt Nam sẽ không hạn chế.

o Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.

o Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy.

o Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

o Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

Đối với hạn chế đối xử quốc gia, Việt Nam không hạn chế.

Phương thức 4 - Hiện diện thể nhân

Phương thức này, theo đó thể nhân là cá nhân nhà cung cấp dịch vụ phân phối của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ phân phối.

Đối với phương thức này, mức độ cam kết của Việt Nam là không hạn chế tiếp cận thị trường khi mở cửa dịch vụ phân phối trong WTO.

2.2. Cam kết về mở cửa dịch vụ nhượng quyền thương mại


Đối với phương thức 1 (Cung cấp qua biên giới) và phương thức 2 (Tiêu dùng ngoài lãnh thổ), khi cam kết mở cửa dịch vụ nhượng quyền thương mại, Việt Nam cam kết không hạn chế tiếp cận thị trường.

Phương thức 3 (Hiện diện thương mại), Việt Nam không hạn chế ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài thành lập chi nhánh.‌

Cam kết về hạn chế đối xử quốc gia theo phương thức 3, Việt Nam không hạn chế ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.

Phương thức 4 (Hiện diện thể nhân), Việt Nam chưa cam kết trừ các cam kết

chung.


II. Thực trạng dịch vụ phân phối ở Việt Nam


1. Thực trạng đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ


1.1. Những kết quả đạt được


Sau hai năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có nhiều sự thay đổi đáng kể trong đó dịch vụ phân phối cũng là một trong những nhân tố của sự thay đổi đó. Dịch vụ phân phối theo phân ngành đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ trong những năm qua đã đạt được sự phát triển đáng kể. Hệ thống đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ đang phát triển rộng khắp, gia tăng về số lượng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối rất chú trọng vào việc đầu tư mở rộng hoạt động ra với mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ trên khắp cả nước như Biti’s, Vinamilk, Việt Tiến,...

Riêng trong lĩnh vực bán lẻ thì số lượng siêu thị, trung tâm mại cũng tăng nhanh chóng. Từ chỗ chỉ xuất hiện một số ít ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác, đến nay cả nước đã có khoảng 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện ích. Và dự kiến đến năm 2010, số siêu thị và trung tâm thương mại sẽ tăng lần lượt là 62,5% và 150%. Về doanh thu từ hoạt động bán lẻ trong những năm gần đây đã không ngừng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, tổng mức bán lẻ của toàn xã hội giai đoạn 1995-2002 tăng trưởng 8 - 10%/năm. Đặc biệt, từ năm 2003-2007, con số này tăng lên 18-22%/năm. Năm 2007, tổng doanh thu bán lẻ đạt 44 tỷ USD, tăng 25% so với

năm 2006, năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 20071

Lĩnh vực phân phối cũng ngày càng thu hút được nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp. Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000-2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%2. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong

lĩnh vực này cũng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực cạnh tranh của mình. Trên thị trường hiện nay, bên cạnh một số nhà phân phối nước ngoài đang hoạt động như Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), Parson (Malaixia)... cũng đã hình thành nên một số các nhà phân phối lớn trong nước như Saigon co.op, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Hapro, Tập đoàn Phú Thái...và cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp phân phối phát triển các siêu thị chuyên dụng như các siêu thị điện máy Pico, Nguyễn Kim, HC…hay hình thành một số chuỗi siêu thị như Intimex, Maximark, Citimart, chuỗi siêu thị và cửa hàng thời trang Vinatex thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, chuỗi G7 Mart của Trung Nguyên, chuỗi 24-Seven của Công ty Cổ phần Hoàng Corp...Một số doanh nghiệp đã có những ghi nhận xứng đáng cho những thành công của mình như Sài Gòn Co.op, Nguyễn Kim đã trở thành hai trong 500 nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sài Gòn Co.op đã đạt danh hiệu này trong 4 năm liền (2004-2007) và cũng lọt vào top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) bình chọn. Các doanh nghiệp cũng dần nhận thức rõ hơn vai trò của việc liên kết nhau trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các nhà phân phối nước ngoài có lợi thế về vốn, kinh nghiệm hoạt động. Đầu tiên là phải kể tới sự thành lập của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) ngày 14/5/2007 từ sự hợp tác của 4 nhà bán lẻ lớn nhất nước bao gồm Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra),


1 Nguồn: Tổng cục Thống kê

2 DVPP dưới sức ép cạnh tranh.- http://www.aaa.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien/dich-vu-phan-phoi- duoi-suc-ep-canh-tranh.html

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí