Thực Trạng Mở Cửa Dịch Vụ Phân Phối Kể Từ Khi Gia Nhập Wto

Từ sau năm 2000 đã xuất hiện một làn sóng các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bởi Việt Nam là một thị trường năng động, dân số đông và trẻ hứa hẹn nhu cầu tiêu dùng lớn. Và cuộc đua kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và ngoài nước đã bắt đầu nhen nhóm và đã nổi lên trên hai lĩnh vực là dược phẩm và hàng tiêu dùng.

Về hàng tiêu dùng, trước năm 2007, Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho ba Tập đoàn kinh doanh siêu thị nước ngoài là Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp) (Big Customer), Parkson (tập đoàn Lion Group - Malaysia). Metro mới được cấp phép kinh doanh bán buôn, Big C đã được cấp phép bán lẻ tại 4 siêu thị và Big C Thăng Long trở thành siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 12 triệu USD. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của người dân sử dụng các loại hình phân phối hiện đại văn minh ở các thành phố lớn có xu hướng tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu các loại hình phân phối và các nhà phân phối nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng được xu thế này. Người dân đã chán phong cách bán hàng nhỏ lẻ manh mún, chất lượng giá cả ổn định và có nhiều hình thức khuyến mãi. Số lượng các điểm phân phối nhỏ lẻ sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức phân phối mới như siêu thị, trung tâm thương mại. Một câu hỏi được đặt ra về sự tồn tại của các chợ, cửa hàng quy mô nhỏ bán hàng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, hình thức phân phối nhỏ lẻ vẫn giữ được vai trò của mình ngay cả trong các thành phố lớn do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam và vị trí nằm sát khu vực có nhiều dân cư sinh sống có thể bán hàng trực tiếp cho các hộ tiêu dùng.

Phân phối qua mạng cũng đang thu hút được sự quan tâm vì những tiện ích đáng kể của nó. Hiện nay ở Việt Nam đang có một làn sóng phân phối trực tuyến, có vô số trang web tiếng Việt khác nhau thực hiện các giao dịch trên mạng.

Nhượng quyền thương mại (franchising) cũng có nhiều tiềm năng phát triển với hai nhà tiên phong là Trung Nguyên (hệ thống G7 Mart) và Kinh Đô.

Cùng với sự xuất hiện của các nhà phân phối nước ngoài là những loại hình phân phối hiện đại, một thế mạnh của họ đã gây ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều khó khăn. Gần đây, tuy các nhà phân phối Việt Nam có nhiều động thái củng

cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài, nhưng đây có thể là một cuộc đua không cân sức vì các tập đoàn phân phối nước ngoài đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường các nước phát triển, nguồn vốn lớn; họ lại tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức kinh doanh, thậm chí vận động hành lang rất bài bản và đưa ra giá bán buôn thấp hơn nhiều so với các nhà bán buôn trong nước, các dịch vụ bán hàng thuận tiện và các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Việc thu hút số lượng lớn các khách hàng của các siêu thị và trung tâm thương mại có thể dẫn tới tình trạng phá sản dây chuyền của hàng triệu hộ cá thể buôn bán nhỏ lẻ, đe doạ đời sống của người dân. Sự mở rộng của hệ thống các siêu thị có thể dẫn tới các vấn đề về môi trường vì siêu thị là nơi tập trung các phương tiện đi lại của người dân nhất là vào các dịp cuối tuần. Sự phụ thuộc vào các Tập đoàn phân phối nước ngoài cũng có thể sẽ phải trả một giá đắt vì nó đe doạ cuộc sống của người nông dân và các hộ buôn bán nhỏ. Các siêu thị thường đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao đối với người nông dân, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lượng khổng lồ. Để đáp ứng được yêu cầu rất cao của các siêu thị, người nông dân phải đầu tư máy móc thiết bị, giống, phương pháp canh tác, nhưng họ lại không có vốn và phải đi vay ngân hàng, nếu các nhà phân phối nước ngoài không mua hàng, họ sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Điều này không dễ dàng gì so với trước đó khi họ chỉ phải chuyển tất cả các nông sản làm ra với các hình thức khác nhau tới các chợ. Đối với hàng gia dụng và trang trí là mặt hàng có thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn phân phối nước ngoài áp dụng mức giá cao trong các đơn đặt hàng các sản phẩm gia công đồng thời cũng đặt ra các quy định ngặt nghèo về thời hạn giao hàng, sử dụng lao động, nguồn nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ. Có đối tác lo đầu ra, các doanh nghiệp nhỏ chỉ phải tập trung sản xuất, không phải lo các khâu bao bì, thiết kế, marketing, xây dựng hệ thống phân phối và tạo dựng thương hiệu nên họ rất ham. Lúc đầu, các nhà sản xuất ăn theo còn ăn nên làm ra, nhưng sau đó, phía nước ngoài càng giảm giá đặt hàng, các nhà sản xuất trong nước bị lỗ nặng. Tiền vốn đổi mới công nghệ theo yêu cầu của nhà phân phối nước ngoài lại là vay ngân hàng, không

bán được hàng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Với vốn đầu tư lớn, mặt bằng kinh doanh rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lưu kho, vận chuyển có tính ưu việt, các khâu logistics được thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước; các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ dần khống chế hệ thống phân phối nội địa.

Tuy nhiên, việc tham gia của các tập đoàn phân phối quốc tế lớn trên thị trường Việt Nam cũng mang lại một số lợi ích. Sự xuất hiện của các đại siêu thị góp phần vào việc giải quyết tình trạng lao động trình độ trung bình dư thừa ở các thành phố lớn. Đặc biệt là ngành bán lẻ là một ngành tuyển dụng rất nhiều lao động nên có thể giảm bớt gánh nặng về công ăn việc làm cho chính quyền địa phương. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi, được sử dụng hàng hoá có chất lượng ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn, các nhà phân phối trong nước có thể học hỏi được các kinh nghiệm quản lý điều hành tiên tiến từ nước ngoài.

Ngành phân phối là ngành rất nhạy cảm trong nền kinh tế nước ta vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu dùng, đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu. Ngay cả một số quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao như Nhật Bản, Ấn Độ cũng có xu hướng bảo hộ ngành phân phối của mình rất chặt chẽ. Ví dụ, hệ thống phân phối ở Nhật Bản được tổ chức theo kiểu khép kín giữa nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ và có xu hướng bài ngoại, hàng hoá Nhật Bản xuất hiện khắp nơi trên thế giới nên hàng của các nước khác rất khó khăn để có thể len chân vào hệ thống phân phối của Nhật Bản. Mô hình quản lý hệ thống phân phối của các nước này có những ưu điểm mà ta có thể học tập vận dụng một cách có chọn lọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2. Thực trạng mở cửa dịch vụ phân phối kể từ khi gia nhập WTO


Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 7

2.1. Đã tích cực phổ biến về các cam kết của Việt Nam trong WTO.


Kể từ khi thời điểm chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam đã nghiêm túc từng bước thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, trong đó có dịch vụ phân phối.

Trong từng ngành, phân ngành cụ thể, các văn bản pháp luật liên quan đã được hầu hết các bộ, ngành đã ban hành sửa đổi để thực thi các cam kết trong phạm vi các phân ngành dịch vụ do chính các bộ, ngành phụ trách, đặc biệt trong các phân ngành quan trọng như ngân hàng, chứng khoán, phân phối, giao thông vận tải…

Nhìn chung, môi trường kinh doanh đã có những cải thiện với việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm thực thi theo các cam kết khi gia nhập. Việt nam đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO, từ đó góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực DVPP bán lẻ.

Việc phổ biến nội dung cam kết đã được thực hiện trên diện rộng, tới nhiều đối tượng, bao gồm cả các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, từ đó đã nâng cao nhận thức về cam kết trong từng ngành, từng phân ngành dịch vụ, giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn trong quá trình Việt Nam thực thi các cam kết này.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, nhìn chung việc thực thi các cam kết gia nhập WTO còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa xử lý đầy đủ mối quan hệ giữa cam kết dịch vụ với khuôn khổ pháp lý hiện hành, giữa cam kết và nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế, nhận thức về các cam kết trong một vài lĩnh vực dịch vụ còn chưa đầy đủ, trong đó nhận thức về tầm quan trọng của phân ngành DVPP cũng còn một số hạn chế.

2.2. Đã từng bước mở cửa 4 phân ngành dịch vụ phân phối.


Trong lĩnh vực bán lẻ, hai năm sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện từng bước các cam kết mở cửa, hàng loạt tập đoàn bán lẻ hùng mạnh các nước trong khu vực và trên thế giới đã để ý tới Việt Nam và có một số tập đoàn đã tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Thương hiệu nước ngoài đang tạo ra sức ép lớn đối với các doanh nghiệp nội địa cùng ngành.

Nếu như năm 2006, sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào thị trường nội địa còn ở mức thăm dò thì đến năm 2007, sự khởi động của họ khá rõ ràng. Đầu tháng 10 năm 2007, Tập đoàn bán lẻ Dairy Farm (Hồng Kông) đã khai trương hệ thống siêu thị với thương hiệu Wellcome tại thành phố Hồ Chí Minh qua việc “đổi tên” chuỗi siêu thị Citimart. Với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng

Việt Nam những sản phẩm trong nước với dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, siêu thị Wellcome đã giới thiệu hơn 10.000 mặt hàng, trong đó 90% là sản xuất trong nước.

Ngày 18/12/2008, nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc với thương hiệu Lotte Mart đã khai trương một đại siêu thị ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương), tập đoàn Guoco Group (Singapore) cũng được cấp phép xây dựng trung tâm mua sắm với quy mô lớn. “Đại gia” siêu thị bán lẻ của Mỹ, thương hiệu Wal-mart cũng đang xúc tiến việc mở văn phòng đại diện để tìm hiểu thị trường trước khi chính thức bước vào hoạt động…

Bên ngoài đó các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng đang ra sức mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Ví dụ như sự phát triển của Metro Cash & Carry tại Việt Nam. Metro Cash & Carry là tập đoàn thương mại lớn thứ ba ở châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới; Metro Cash & Carry Việt Nam là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư lên đến 120 triệu đô la Mỹ, công ty sẽ thành lập 12 trung tâm bán buôn tại Việt Nam và sử dụng hơn 3.900 nhân viên chính thức trên toàn quốc. Hiện nay đã có 8 trung tâm bán buôn Cash & Carry đứng đầu trong

lĩnh vực bán buôn ở nước ta1. Metro Cash & Carry Việt Nam đang có dự định mở

thêm 4 trung tâm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đồng Nai, đây là những kiểu mẫu cho loại hình hệ thống phân phối liên kết dọc do thành viên là nhà bán buôn có quy mô lớn và có ảnh hưởng lớn quản lý. Nhờ phương thức kinh doanh mới đầy năng động và phương pháp quản lý hiện đại nên mặc dù ra đời muộn (năm 1964), tập đoàn Metro đã nhanh chóng phát triển với gần 500 trung tâm ở 26 quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…và chiến lược dài của tập đoàn này là nhằm đầu tư vào Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh hệ thống siêu thị Cash & Carry, tập đoàn Metro còn tiến hành năm dạng khác bao gồm: các cửa hàng bách hoá lớn, cửa hàng tổng hợp, các đại lý và các cửa hàng điện tử. Hiện nay, Metro là đối thủ cạnh tranh nổi bật và mạnh nhất về bán buôn, và về một mức độ đáng kể là bán lẻ trước các nhà phân phối trong nước. Đồng thời,

1 Nguồn: Metro Cash-Carry đóng góp vào phát triển Việt Nam,

http:// www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns070920091153/view

đây cũng là một hệ thống phân phối hàng hoá triển vọng của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Ngoài Metro, hệ thống siêu thị Big C đang chuẩn bị xây dựng thêm 4 siêu thị mới tại Hà Nội, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để làm tròn chuỗi 10 siêu thị tại Việt Nam, Tập đoàn Parkson (Malaysia) vừa mới khai trương thêm hai trung tâm mua sắm nữa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…đang tạo ra nhưng áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị như Hapro, Fivimart, Intimex…

Theo lộ trình hội nhập WTO mà Việt Nam đã cam kết, từ ngày 1/1/ 2009 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước đây. Đây là thời điểm được đánh giá là cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực phân phối đặc biệt là về bán lẻ sẽ diễn ra và sẽ có những tác động xấu đối với các nhà phân phối trong nước. Tuy nhiên, thực tế là do những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra khiến cho các nhà phân phối lớn của nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường phân phối của Việt Nam cũng phải cân nhắc lại. Vì thế mà tình hình đầu tư vào lĩnh vực phân phối đặc biệt là bán lẻ kể từ thời điểm ngày 1/1/2009 cho tới nay vẫn trầm lắng không như những dự đoán trước đó cho rằng các “đại gia” bán lẻ đang xếp hàng để “đổ bộ” vào Việt Nam. Chứng minh cho điều này, bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương cho biết, suốt hai năm qua, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO chưa có thêm doanh nghiệp phân phối nước ngoài nào đăng ký mở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, chủ yếu là đơn xin mở thêm cơ sở bán lẻ của những tên tuổi cũ như Metro, Big C. Ngay cả đại siêu thị Lotte Mart mới khai trương cũng đã đăng ký từ năm 1996. Song điều này cũng không có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước không phải lo lắng mà họ cần phải nhận thức được rằng đây là cơ hội để đổi mới mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để sẵn sàng đối đầu với các đối thủ nước ngoài khi họ thực sự bước chân vào Việt Nam thay vì đứng nhìn họ dần chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam đã toan tính nhiều phương án nhằm giữ vững thị phần.

Để lớn mạnh hơn về tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng sức mạnh cộng đồng, theo đó, hiện 4 nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam là Saigon Co- op, Satra (TP. Hồ Chí Minh), Tổng công ty thương mại Hà Nội và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Hà Nội) đã liên kết hình thành tập đoàn bán lẻ VDA. Tập đoàn này sẽ xây dựng các tổng kho hàng tại các khu vực trong cả nước làm nơi tiếp hàng cho mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, làm nơi thu mua hàng hoá phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu và tiến hành xây dựng các đại siêu thị…

Không chỉ cần sự chủ động đối đầu của các doanh nghiệp như thế mà về phía chính phủ cũng cần tính toán kỹ càng và cân nhắc vị trí của ngành thương mại quốc gia. Nếu xem đây là ngành quan trọng thì Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành phát triển, đây không chỉ chuyện đất đai, vốn liếng mà kể cả chuyện nguồn nhân lực cho ngành thương mại..

Một khi đã tạo được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng.

Chẳng hạn Co-op Mart hoàn toàn có thể hợp tác với các nhà cung ứng để yêu cầu cung cấp sản phẩm cốt lõi với chất lượng đảm bảo để đóng gói bằng chính bao bì mang thương hiệu Co-op Mart (trứng gà, gạo, thịt, nước tương…). Xu hướng nhãn hiệu riêng phát triển khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu.

3. Đánh giá những tác động do việc mở cửa dịch vụ phân phối


3.1. Những tác động tích cực


Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã tác động tích cực và mang lại nhiều cơ hội đối với lĩnh vực phân phối.

Thứ nhất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển thị trường phân phối của Việt Nam:

Sự xuất hiện của các “đại gia” bán lẻ quốc tế làm thay đổi diện mạo của thị trường bán lẻ Việt Nam và tạo nên một cuộc đua tranh quyết liệt trong sự kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và ngoài nước.

Những siêu thị hiện đại không những làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm sôi động mà còn giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình phân phối mới. Phân phối qua mạng hay thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ với vô số trang web tiếng Việt thực hiện các giao dịch trên mạng. Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại cũng có nhiều tiềm năng phát triển. Trung Nguyên và Kinh Đô là hai nhà tiên phong trong lĩnh vực này.

Sự xuất hiện của các tập đoàn phân phối nước ngoài cũng đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ trong nước:

- Trước những thay đổi mới trên thị trường bán lẻ, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch củng cố, phát triển hệ thống phân phối nội địa. Bộ Công Thương sẽ tập trung hình thành và phát triển khoảng 15-20 nhà phân phối hàng hoá lớn, tạo ra một hệ thống phân phối mạnh, một số kênh lưu thông hàng hoá ổn định, làm nòng cốt cho việc bình ổn và phát triển thị trường nội địa, góp phần tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu.

- Tại các thành phố lớn, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bộ Công thương sẽ chú trọng xây dựng và phát triển các trung tâm bán buôn nông sản, thực phẩm với những dịch vụ bổ trợ kèm theo như môi giới, tư vấn, cung cấp thông tin, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá, cung cấp vật tư sản xuất, xử lý chất thải.

- Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp phân phối nội địa cũng đã chuẩn bị đương đầu với những nhà bán lẻ quốc tế. Tổng công ty thương mại Sài Gòn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp cá cơ sở hiện có, xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đầu mối lớn. Công ty xuất nhập khẩu Intimex, doanh nghiệp phân phối chủ lực của Bộ Công Thương cũng đề ra chiến lược phát triển 10 năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, trong đó sẽ xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 3 cấp gồm: Hệ thống cửa hàng tự chọn phục vụ cho từng khu vực dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022