Khả Năng Liên Kết Giữa Các Nhà Phân Phối Trong Nước Còn Yếu

của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 11% tổng số doanh nghiệp không thoả mãn với năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác phân phối, thực hiện các kỹ năng marketing thương mại. Còn đội ngũ nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp phân phối Việt Nam cũng chưa được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ mua hàng, trương bày và bán hàng nên chưa giúp cho hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại đạt được kết quả cao nhất.

1.3. Khả năng liên kết giữa các nhà phân phối trong nước còn yếu


Chúng ta đều thừa nhận rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối của Việt Nam phát triển với một quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Các doanh nghiệp Việt Nam có điểm yếu cố hữu là tính liên kết, hợp tác kém, ngay cả trong phạm vi địa phương, trong nước chứ chưa nói tới liên kết, hợp tác với bên ngoài. Mặc dù hiện nay bước đầu giữa các nhà phân phối đã có những sự hợp tác như việc liên kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA của bốn nhà phân phối lớn nhất Việt Nam và Hiệp hội bán lẻ Việt Nam với 100 thành viên ban đầu, tuy nhiên sự liên kết này mới chỉ được hình thành không lâu và vẫn còn trong giai đoạn tìm ra biện pháp phát triển chung có lợi nhất cho tất cả các thành viên. Liên kết hợp tác là để chia sẻ thông tin, tri thức và kinh nghiệm, để tập hợp sức mạnh về vốn, về khoa học công nghệ và thực hiện chuyên môn hoá sâu sắc hơn. Gia nhập vào một sân chơi lớn là chúng ta phải chấp nhận luật chơi một cách bình đẳng. Vì vậy, yếu tố quyết định sự sống còn của hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, liên kết những chủ tiệm tạp hoá, các sạp chợ cộng với ý thức thay đổi trong phương thức kinh doanh sẽ tạo thành một khối thống nhất, hình thành một kênh phân phối nội địa đủ mạnh, làm đối trọng với hệ thống phân phối đa quốc gia.

1.4. Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam chưa đa dạng.


Trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài thì phương thức kinh doanh có thể là một ưu thế của doanh nghiệp phân phối trong nước bởi những lý do sau:

Một là, phương thức kinh doanh mà các doanh nghiệp phân phối Việt Nam đang áp dụng có nguồn gốc từ phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài. Phương thức này du nhập nhờ những thương nhân nước ngoài tham gia quản lý, điều hành hệ thống phân phối hoặc nhờ những cán bộ quản lý được đào tạo ở nước ngoài. Do đó xét về nền tảng, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp phân phối Việt Nam và doanh nghiệp phân phối nước ngoài là một.

Hai là, qua quá trình áp dụng tại nước ta, phương thức kinh doanh đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, ví dụ: cách đặt hàng, thanh toán tiền đối với các nhà sản xuất Việt Nam phải khác so với đặt hàng của các nhà sản xuất ở các nước phát triển vì nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế quy mô nhỏ, các nhà sản xuất Việt Nam không đủ sức cung ứng hàng hoá với số lượng lớn trong thời gian ngắn nên rất có thể phải kéo dài thời hạn giao hàng hoặc đặt hàng ở nhiều nhà sản xuất, thậm chí phải ứng vốn để các nhà sản xuất mua nguyên vật liệu…

Tuy nhiên, phương thức kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng có một số hạn chế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Thứ nhất, doanh nghiệp phân phối Việt Nam chỉ mới quen với việc quản lý một vài cơ sở bán lẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức chuỗi cơ sở bán lẻ với quy mô lớn như các doanh nghiệp phân phối nước ngoài.

Thứ hai, doanh nghiệp phân phối trong nước chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức hệ thống hậu cần (logistics) phục vụ cho hoạt động của các điểm bán lẻ, phần lớn vẫn dựa vào khả năng giao hàng của các nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá. Hệ thống kho bảo quản, xe tải chuyên dùng chưa đồng bộ; việc cung ứng hàng hoá chủ yếu có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định. Tính chủ động trong việc hợp tác, liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc. Vì vậy, khá nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước chưa tạo được nguồn cung ứng, dự trữ hàng hoá ổn định cho hoạt động bán buôn, bán lẻ của mình.

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 9

Ngoài ra công tác xúc tiến thương mại, marketing, dự báo thông tin thị trường chưa được các công ty quan tâm và chưa chuyên nghiệp. Với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của thương mại điện tử tới dịch vụ phân phối song các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức tới nhân tố này để tăng cường năng lực

cạnh tranh của mình. Có 60-70% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh, khoảng 20% mới xây dựng được trang web ở mức độ đơn giản, và công tác xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa chưa được coi trọng...

Từ những phân tích về thực lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam đang hoạt động trên thị trường, có thể thấy nguy cơ thâm nhập, chiếm lĩnh thị phần bán lẻ, bán buôn của các “đại gia” phân phối nước ngoài là một viễn cảnh có thể xảy ra. Vấn đề là các doanh nghiệp trong nước phải biết phát huy ưu điểm, xác định đúng phân khúc thị trường phù hợp để đầu tư khai thác thì mới có thể tồn tại và phát triển.

2. Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trong năm năm tới


Trước khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa lĩnh vực phân phối theo các cam kết gia nhập WTO thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đã diễn ra rất mạnh mẽ. Với sự tăng trưởng hơn 18%/năm trong giai đoạn 2000-2005 thì đã tạo ra sức hút gia nhập lĩnh vực này rất lớn đối với các doanh nghiệp. Có thể thấy qua số liệu điều tra số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Số lượng này đã tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000-2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%1. Và vì vậy cũng có thể dự đoán được rằng cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối sẽ gay gắt hơn trong những năm sau này đặc biệt là trong vòng năm năm tới đây khi mà thời điểm mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối (trừ một số mặt hàng mà Việt Nam được bảo lưu) đã diễn ra từ ngày 1/1/2009 vừa qua.

Quá trình cạnh tranh của các nhà phân phối sẽ diễn ra khá phức tạp với nhiều quan hệ đan xen nhau giữa rất nhiều đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Sự cạnh tranh sẽ xuất hiện giữa các nhà phân phối trong nước và nước ngoài; cạnh tranh do các nhà sản xuất tự thiết lập hệ thống phân phối riêng; các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối mới được thành lập và có khả năng tham gia thị trường


1 Dịch vụ phân phối dưới sức ép cạnh tranh -http://www.vcad.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=59&lang=vi- VN

phân phối; cạnh tranh với các phương thức phân phối khác như giao hàng tại nhà, qua Internet...

Trong vòng năm năm tới đây, các nhà phân phối trong nước không chỉ tìm cách cạnh tranh nhằm tăng thị phần với nhau mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh đối với các nhà phân phối lớn của nước ngoài. Theo lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, thị trường phân phối đã chính thức mở cửa hoàn toàn từ ngày 1/1/2009 vừa qua khi cho phép các nhà phân phối nước ngoài được thành lập công ty phân phối 100% vốn nước ngoài. Như vậy, các nhà phân phối trong nước sẽ gặp vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với các nhà phân phối nước ngoài mà họ vượt hơn hẳn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh…Hơn nữa, thị trường phân phối Việt Nam trong thời gian tới chắn chắn sẽ đón nhận không chỉ một mà có thể rất nhiều nhà phân phối nước ngoài và trong đó sẽ có những nhà phân phối hàng đầu thế giới. Bởi thị trường phân phối Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Theo sự đánh giá của công ty A.T. Kearney, Việt Nam đã từ hạng tư về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2007 đã vươn lên đứng hạng nhất trong năm 2008, trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong số 30 thị trường bán lẻ mới nổi vượt qua cả hai thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Thực tế là đã có Wal-mart, nhà phân phối bán lẻ lớn nhất thế giới đã có những bước khảo sát, tìm hiểu thị trường Việt Nam với ý định đầu tư vào Việt Nam. Tuy rằng với những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra tác động rất lớn tới những kế hoạch đầu tư nhưng một khi tình hình được cải thiện thì tất yếu rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện kế hoạch đó của mình.

Ngay trong hiện tại, các nhà phân phối hiện có mặt trên thị trường vẫn đang cạnh tranh nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động của mình nhằm gia tăng thị phần của mình. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần 2000 cửa hàng tiện ích. Và dự kiến đến năm 2010 thôi, số siêu thị và trung tâm thương mại sẽ tăng lên lần lượt là 62,5% và 150%. Các nhà phân phối của Việt Nam như Sài Gòn Co.op, Citi Mart, Hapro Mart,…liên tục cho khai trương các siêu thị của mình. Chẳng hạn như chỉ trong tháng 12 năm 2008, Sài Gòn Co.op đã tiến

hành mở thêm 4 siêu thị tăng tổng số siêu thị của mình lên 35 và có kế hoạch trong năm 2015 họ sẽ đạt được số lượng là 100 siêu thị bán lẻ. Ngoài ra cũng phải kể đến sự mở rộng hoạt động của các nhà phân phối nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro đã tăng số siêu thị của mình lên con số 8 và Big C cũng với dự định tăng lên 8 siêu thị. Tập đoàn Lotte Mart của Hàn Quốc tại Việt Nam cũng có kế hoạch là sẽ đầu tư 30 siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô tương tự Lotte Mart đầu tiên tại khu Nam Sài Gòn (TPHCM) và các thành phố lớn khác với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ trong vòng mười năm.

Các nhà phân phối không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ chính đối thủ trong ngành của mình mà còn phải đối mặt với áp lực từ phía các nhà sản xuất khi họ tự thiết lập hệ thống phân phối riêng cho sản phẩm của mình. Đó là một xu hướng phát triển mới của các nhà sản xuất khi trước đây họ thường tìm tới các trung gian của mình nhằm đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, nhưng với sự gia tăng về tiềm lực tài chính, tích luỹ kinh nghiệm hoạt động…họ muốn tự mình phân phối cho chính sản phẩm mà họ đã sản xuất ra để tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn phương pháp phân phối này như chuỗi siêu thị và cửa hàng thời trang Vinatex thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Mức độ gay gắt của cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối trong vòng năm năm tới còn thể hiện ở việc sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường. Bởi sự hấp dẫn mà lĩnh vực phân phối này tạo ra. Đặc biệt là đối với lĩnh vực bán lẻ. Doanh thu bán lẻ liên tục tăng. Năm 2007, tổng doanh thu bán lẻ đạt 44 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2006, năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007. Và với sự tăng hạng lên vị trí thứ nhất trong sự đánh giá về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam của công ty A.K.Keaney đồng thời cam kết gia nhập WTO được thực hiện sẽ là những động lực đối với các nhà phân phối nước ngoài muốn tham gia vào thị trường phân phối Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh còn gia tăng hơn nữa khi có sự tác động của thương mại điện tử đối với lĩnh vực phân phối. Các phương thức kinh doanh như siêu thị ảo và các sàn giao dịch thương mại điện tử đã bắt đầu xuất hiện, đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa.

3. Chưa tận dụng được các quy định về S&D của WTO trong việc mở cửa dịch vụ phân phối

Theo quy định Điều IV của GATS, các nước thành viên đang phát triển được hưởng quy tắc đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and Differential Treatment – S&D) nhằm tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi từ thương mại dịch vụ. Các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển trong WTO được chia thành 3 nhóm chính1:

- Nhóm 1: Những quy định, theo đó các nước thành viên WTO, đặc biệt và các nước phát triển phải áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các nước đang và kém phát triển.

Nhóm các biện pháp này chia thành:

Các biện pháp ưu đãi đơn phương của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Các nước phát triển dành cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở ưu đãi: Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập (Generalised System of Preference – GSP) và những đối xử ưu đãi hơn đối với các nước kém phát triển và những thuận lợi tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi cho một số nước nhất định.

Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán thương mại về cắt giảm và loại bỏ thuế MFN. WTO đưa ra quy định kêu gọi các nước phát triển phải dành ưu tiên cao hơn cho các nước đang và kém phát triển trong đàm phán thương mại về cắt giảm thuế, thậm chí xoá bỏ thuế MFN đối với sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của các nước này, cũng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan cản trở về buôn bán các sản phẩm đó. Các quy định này được nêu ra trong phần IV điều 37 của Hiệp định GATT.

- Nhóm 2: Các quy định cho phép các nước đang và kém phát triển hưởng sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định của WTO quy định.



1 GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại Số 23-2007.

Nhóm này cho phép sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ bắt buộc theo các hiệp định của WTO.

Ví dụ: Hiệp định GATS cho phép các nước đang phát triển có những linh hoạt nhất định để mở cửa ít ngành dịch vụ hơn hoặc tự do hoá ít loại hình giao dịch hơn trong đàm phán thương mại.

Cho phép được hưởng một khoảng thời gian quá độ để tạo điều kiện cho các nước đang và kém phát triển chuẩn bị.

- Nhóm 3: Những quy định yêu cầu các nước thành viên WTO phải có sự hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang và kém phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia vào WTO.

Nhóm ưu đãi này còn dành cho cả các nền kinh tế chuyển đổi trong việc thực thi các cam kết của họ trong các hiệp định WTO. Điều này giúp các nước đang và kém phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và nâng cao năng lực thực thi nghĩa vụ, các cam kết của họ trong WTO.

Ở dịch vụ phân phối thì Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển chủ yếu dành được những ưu đãi theo những quy định về S&D trong WTO thuộc nhóm 2 tức là các quy định cho phép các nước đang và kém phát triển hưởng sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định của WTO quy định. Dịch vụ phân phối là một lĩnh vực rất nhạy cảm khi tiến hành đàm phán gia nhập WTO, vì vậy mà Việt Nam đã rẩt cố gắng nhằm đạt được những ưu đãi để có thể bảo vệ tối đa ngành dịch vụ phân phối trong nước.

Theo đó, Việt Nam đã đạt được kết quả là mở cửa thị trường phân phối theo lộ trình. Ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%, kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ được bãi bỏ và đến ngày 1/1/2009 thì mở cửa hoàn toàn. Với từng bước mở cửa như thế này, Việt Nam sẽ có thời gian chuẩn bị về mọi mặt để có thể sẵn sàng cạnh tranh với nhà phân phối nước ngoài khi thời điểm 1/1/2009 đến. Tuy nhiên, trong hai năm qua Việt Nam đã không tận dụng thời gian này thật tốt để thực hiện những công việc cần thiết nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh cho ngành phân phối như: xây dựng hệ thống pháp luật, thiết lập hệ thống phân phối hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, nhân lực…

Thứ hai, trong cam kết gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã bảo lưu được một số mặt hàng xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Đây là một thành công lớn đối với Việt Nam khi mà giành được thoả thuận không mở cửa khá nhiều loại mặt hàng, Trung Quốc cũng chỉ bảo lưu được hai mặt hàng là thuốc lá và muối. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giành được quyền bảo lưu có thời hạn một số mặt hàng như xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu và phân bón. Việc không cho phép hoặc tạm thời chưa cho phép các doanh nghiệp FDI phân phối các mặt hàng này là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành dịch vụ phân phối nói riêng. Đây là “vùng đất” nhất định dành cho các DN trong nước, nhất là ở các mặt hàng có ảnh hưởng quan trọng tới quốc kế dân sinh hoặc dành cho họ một khoảng thời gian chuẩn bị nhất định trước khi phải đối mặt với cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài. Thế nhưng, Việt Nam lại không thể kiểm soát thị trường nhằm tận dụng có hội này. Trong thời gian qua, hàng loạt mặt hàng trong danh mục loại trừ vĩnh viễn vẫn được kinh doanh tại các siêu thị có vốn FDI. Người tiêu dùng có thể mua gạo hoặc đường với số lượng không giới hạn và bất kỳ ai cũng mua được. Tương tự, một số mặt hàng nằm trong danh mục bảo lưu có thời hạn như rượu cũng đang được bày bán thoải mái tại các siêu thị này. Và điều đáng ngạc nhiên là đến nay các bộ, ngành chức năng vẫn chưa có ý kiến và chưa một lần “thổi còi” về những vấn đề này. Đối với các DN VN đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng không mở cửa theo cam kết, số liệu thống kê không chính thức cho thấy, hiện có khá nhiều DN trong ngành dược đã bán tới 30% cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài. Tương tự, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và một số DN ngành hàng khác cũng không loại trừ có thể họ đã và sẽ bắt tay với DN nước ngoài vì luật của chúng ta không cấm…

Thứ ba, Việt Nam còn nhận được một ưu tiên nữa để hạn chế việc các nhà phân phối nước ngoài mở rộng điểm bán lẻ là công cụ nhu cầu kiểm tra kinh tế ENT

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí