Thị Trường Dịch Vụ Chứng Khoán Tại Việt Nam Dưới Tác Động Của Các Cam Kết Gia Nhập Wto

doanh) sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh.

b. Hạn chế về đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết không hạn chế về đối xử quốc gia đối với phương thức hiện diện thương mại.

1.4. Mode 4: hiện diện thể nhân

a. Hạn chế về tiếp cận thị trường: Việt Nam chưa cam kết cho phép hiện diện thể nhân đối với các dịch vụ chứng khoán, trừ các cam kết nền chung.

b. Hạn chế về đối xử quốc gia: Việt Nam chưa cam kết về đối xử quốc gia đối với phương thức hiện diện thể nhân, trừ các cam kết nền chung.

Bên cạnh đó, WTO cũng yêu cầu về minh bạch hóa. Do đây là nghĩa vụ quan trọng nên trong phần Minh bạch hóa, Việt Nam đã cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định về minh bạch hóa của WTO. Ngoài ra, Việt Nam cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố công khai dự thảo của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của WTO do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn dành cho việc góp ý tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện tử (websites) của các Bộ, ngành. Việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp quy trong lĩnh vực chứng khoán cần tuân thủ các quy định về minh bạch hóa và cụ thể là thời gian tối thiểu để các bên liên quan đóng góp ý kiến.

2. Thị trường dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam dưới tác động của các cam kết gia nhập WTO

2.1. Những nhận định ban đầu về các tác động

Với các mức cam kết tối thiểu như trên, có thể dễ dàng đánh giá rằng các cá nhân cũng như các tổ chức nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam hơn so với những gì mà Trung Quốc và Hàn

Quốc đã cam kết. Thời điểm gia nhập cũng như thời gian đàm phán khác nhau giữa các nước có thể lý giải cho việc này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các cam kết cụ thể của Việt Nam với WTO trong phân ngành dịch vụ chứng khoán. Đây cũng là nhận định đã được các chuyên gia Bộ Tài chính đưa ra tại Hội thảo "Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế-tài chính Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội ngày 10/4/2007. Với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường vốn, quy mô thị trường chứng khoán và nhu cầu về dịch vụ chứng khoán trong nước được dự báo sẽ tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập. Số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán có thể tăng gấp 3-4 lần vào năm 2010.

Sự xuất hiện và tham gia ngày càng nhiều và dễ dàng của các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài có tác động mạnh đến phát triển thị trường, dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ cao khi cơ sở hạ tầng chứng khoán không phát triển tương ứng với thị trường. Đồng thời, kết hợp với xu thế mở rộng áp dụng công nghệ thông tin, thì đây cũng là những thách thức đối với việc giám sát, quản lý rủi ro, duy trì sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 6

Kết quả khảo sát của Nhóm tư vấn chính sách của ông Đỗ Ngọc Huỳnh đã cho thấy nhu cầu về các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ về tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, pháp lý, dịch vụ quản lý tài sản còn thiếu hụt trên thị trường có xu hướng phát triển và chuyên môn hoá cao hơn. Đối với các công ty niêm yết, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu định giá doanh nghiệp, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngoài) là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các công ty chứng khoán. Về phía các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán

trong nước, sự phát triển của thị trường sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng sẽ mang lại những bước phát triển đáng kể cho các doanh nghiệp.

Một điểm đáng chú ý khác là sự tham gia của bên nước ngoài trên thị trường chứng khoán trong thời điểm đầu năm 2007 chủ yếu là dưới góc độ nhà đầu tư/quỹ đầu tư tham gia thị trường, hơn là từ góc độ của nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán, ngoại trừ một số công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài. Mặc dù sự tham gia của phía nước ngoài trên thị trường dịch vụ chứng khoán còn tương đối hạn chế, tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia thì với nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán và các cam kết trong WTO, cạnh tranh chắc chắn sẽ gay gắt hơn. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các tổ chức trung gian, dưới áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho thị trường cũng như nâng cao khả năng quản lý rủi ro tại các định chế này.

Với việc tăng cường số lượng các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường, trong đó có cả các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên sự tham gia của bên nước ngoài trên thị trường dịch vụ chứng khoán sẽ tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, dẫn dắt thị trường chuyên môn hoá.

Theo chuyên gia của Bộ Tài chính, nếu xem xét ngành dịch vụ chứng khoán một cách tổng thể, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trong nước lẫn các nhà cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề nâng cao năng lực của ngành cần được xem xét trong một tổng thể chung để đảm bảo thực hiện được vai trò trung gian cung cấp dịch vụ hạ tầng về tài chính trên thị trường vốn.

2.2. Các tác động thực tế

2.2.1. Sự gia tăng về quy mô và sức cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán

- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ trong nước:

Các tác động có thể thấy ngay khi mà trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, hàng loạt các công ty chứng khoán ra đời. Tính đến hết 2006, 55 công ty chứng khoán đc cấp phép hoạt động trong đó có 39/55 cty đc cấp phép đủ cả 5 nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán. Trong quá trình hoạt động, các công ty chứng khoán đã không ngừng đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng cũng như quy mô hoạt động. Trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, một số công ty chứng khoán liên tiếp tăng vốn. Trong thời điểm giao thoa giữa 2006 và 2007, các công ty chứng khoán đã đồng loạt thực hiện một đợt tăng vốn đáng chú ý. Mở đầu là công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương (VCBS) có bước tăng ấn tượng nhất, từ 60 tỷ đồng lên 200 tỷ, chứng khoán Âu Lạc tăng từ 22,68 tỷ lên 50 tỷ, Đại Việt từ 10 tỷ lên 44 tỷ, SSI từ 300 tỷ lên 500 tỷ, hiện tại là 800 tỷ, BVSC từ 49,45 tỷ lên 150 tỷ, BSC từ 100 tỷ lên 200 tỷ, ACBS từ 250 tỷ lên 500 tỷ.

Với việc tăng vốn này với các công ty chứng khoán có thâm niên như SSI, BVSC, VCBS, ACBS là để đẩy mạnh hoạt động và tăng cạnh tranh thì các công ty chứng khoán mới thành lập mới có mục đích là để tiến dần tới những yêu cầu về vốn tối thiểu để được hoạt động.

Tính đến hết tháng 6/2006 tổng số vốn điều lệ của 15 công ty chứng khoán là 1482 tỷ đồng thì tính đến hết tháng 6/2007 tổng số vốn điều lệ của 60 công ty chứng khoán được cấp phép đã là hơn 8000 tỷ đồng. Bình quân vốn điều lệ của mỗi công ty đạt hơn 133,3 tỷ. Nhiều công ty chứng khoán liên tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh, đưa thêm nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm tháng 9/2007, công ty chứng khoán Sài Gòn thương tín dẫn đầu với 1100 tỷ đồng, tiếp theo là SSI với 800 tỷ, tiếp theo là DAS với 500 tỷ.

Thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã ký biên bản ghi nhớ với sở giao dịch chứng khoán New York nhân chuyến viếng thăm

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007. Sự kiện này cũng góp phần vào việc gia tăng số lượng các công ty công ty chứng khoán. Cuối tháng 7 năm 2007 đã có tới 60 công ty chứng khoán tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sự ra đời của nhiều công ty chứng khoán trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng mạnh đã góp phần phục vụ lượng khách hàng có phần quá tải so với số lượng và điều kiện vật chất của các công ty chứng khoán. Mặc khác, việc ngày càng nhiều các công ty chứng khoán tham gia hoạt động đã và đang tạo ra động lực và áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty chứng khoán, nên các công ty chứng khoán buộc phải ngày càng hoàn thiện về mọi mặt như tự hoàn thiện và nâng tầm, nâng cao chất lượng dịch vụ, có các chính sách khuyến mãi và giữ khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ của cán bộ nhân viên để đem lại những dịch vụ tốt hơn, đa dạng, phù hợp hơn cho khách hàng và thực hiện tốt nhiệm vụ nhà tạo lập môi trường, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn: đến tháng 9/2007 hầu hết các công ty chứng khoán đã phối hợp với các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán và cổ tức, cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán niêm yết, điều chỉnh linh hoạt mức phí theo hướng khuyến khích giao dịch phù hợp với thị trường.

Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam đã ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có quy mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa

cuối năm 2007 với quy mô vốn lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ 30 tỷ đồng).

Trong năm 2007 số lượng các công ty chứng khoán đã tăng lên tới 78 công ty. Tính đến tháng 4/2008, số lượng công ty chứng khoán được cấp phép chính thức tại Việt Nam là 98 công ty và một số công ty trong quá trình thẩm định. Trong đó, hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn. Cùng vào thời gian đó, thị trường chứng khoán Việt Nam có 25 công ty quản lý quỹ trong nước trong nước hoạt động, có các loại hình quỹ đầu tư khác nhau. Các công ty quản lý quỹ trong nước đã hoạt động trong giai đoạn đầu, như: Prudential Việt Nam, VFM, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lý Quỹ VCB, Vietnam Partners Investment Management (BVIM), Bảo Việt,… Trong các công ty quản lý quỹ được cấp phép thì có ba quỹ đầu tư đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như: VFM với quỹ đầu tư VF1 được lập năm 2004, quỹ đầu tiên được niêm yết có quy mô 300 tỷ đồng, quỹ đã tiến hành hơn 2 đợt huy động thêm vốn với tổng vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Công ty quản lý quỹ Prudential VN, chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2005, đã thành lập quỹ cân bằng Prudential-PRUBF1, hiện đang triển khai kế hoạch lập các quỹ đầu tư khác nhau để có thể sớm đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng VN. Công ty quản lý quỹ Manulife VN thành lập quỹ MAFPF1 (Quỹ tăng trưởng MANULIFE) với số tiền quỹ ban đầu gần 214 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 7 năm và niêm yết vào 28/12/2007.

Đến thời điểm hiện nay (tháng 4/2009), trên thị trường đã có 102 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Bảng 2: Số lượng công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ qua các năm


120

100

80

60

40

20

0


1999 2001 2003 2005 Nov-

06


Dec- 06


Công ty chứng khoán

Công ty quản lý quỹ


2007 Apr-

09


(Nguồn: Trang web Ủy ban chứng khoán nhà nước http://www.ssc.gov.vn)

Nhiền vào bảng 2 ta thấy ngay số lượng các công ty tăng mạnh từ thời điểm tháng 12/2006, là thời điểm ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Với việc tăng số lượng các công ty chứng khoán, chiếc bánh thị trường cũng bị chia nhỏ dần, điển hình là trong việc giành thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Bảng 3: Cơ cấu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty chứng khoán 10 tháng đầu năm 2008

8%

6

60%

6%

5%

15%





SSI BVSC VCBS ACBS TSC

Các CTCK khác

%


(Nguồn: Báo cáo của CTCK Ngân hàng Sacombank)

Năm công ty lớn là SSI, BVSC, VCBS, ACBS và TSC đã chiếm đến 40% thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong 10 tháng đầu năm 2008. Như vậy hơn 90 công ty chứng khoán còn lại trên thị trường chia nhau

60% thị phần, cho thấy sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt đối với các công ty chứng khoán mới.

Về các biện pháp cạnh tranh, trong tình cảnh thị trường ảm đảm như hiện nay thì hàng loạt các công ty chứng khoán phải xoay xở cạnh tranh với hàng loạt các công ty khác để tồn tại, như áp dụng các biện pháp giảm phí, giảm dịch vụ… Thông thường, chi phí trung bình để duy trì hoạt động cho một công ty chứng khoán khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng/tháng. Trong năm qua, không tính đến kết quả hoạt động tự doanh đáng thất vọng, hoạt động tư vấn không hiệu quả, thì nguồn thu đem lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán là doanh thu môi giới. Tuy nhiên, nguồn thu này không những giảm dần với khối lượng giao dịch toàn thị trường mà các công ty chứng khoán cũng tự động giảm mạnh phí giao dịch để thu hút và giữ chân khách hàng, từ mức 0,4

- 0,3%/giá trị giao dịch xuống còn 0,1-0,05%. Tính đến thời điểm này, đã có trên 30 công ty chứng khoán tuyên bố giảm phí giao dịch cho khách hàng, phổ biến đang áp dụng mức phí 0,1% - 0,2%/giá trị giao dịch...

Mặc dù chưa thực sự gay gắt nhưng hiện cũng đã có sự cạnh tranh giữa các công ty quản lý quỹ trong nước, nhiều công ty liên doanh và văn phòng đại diện của các quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Mỗi quỹ có một chiến lược đầu tư khác nhau nhưng chắc chắn với sự tham gia của các công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài thì sự cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn. Và khi đó, đơn vị nào có điều kiện tốt hơn thì sẽ thắng. Mặt khác, chính sự cạnh tranh trong hoạt động đầu tư của các quỹ sẽ có tác động rất tích cực đến tâm lý đầu tư của khối nhà đầu tư trong nước. Bởi khi đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường thì họ cần phải thay đổi tâm lý đầu tư, xây dựng cho mình chiến lược đầu tư riêng và phải chuyên nghiệp hơn. Thị trường đang trong trạng thái thừa “hàng” và trong tương lai, vấn đề này chưa được cải thiện nên họ thoải mái lựa chọn và mua mà không sợ thiếu “hàng”.

- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ nước ngoài:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022