năm 2000 đến năm 2003, tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt khoảng hơn 100 triệu giao dịch, nhưng đến năm 2004 và 2005 khối lượng giao dịch đã tăng mạnh đạt khoảng 250 và 350 triệu giao dịch. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của thị trường chứng khoán. Có thể nói năm 2006 là năm thăng hoa của các công ty chứng khoán tại Việt Nam với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.120 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt 86.830 tỷ đồng. Về khối lượng giao dịch năm 2006 toàn thị trường tăng 300% so với năm 2005, đạt 1.120,78 triệu giao dịch trong đó cao nhất là giao dịch cổ phiếu đạt gần 540 triệu giao dịch, tăng 5,67 lần so với năm 2005, tiếp theo là trái phiếu chiếm 477,5 triệu giao dịch (tăng 200% so với năm 2005), chứng chỉ quỹ chỉ đạt khoảng 100 triệu giao dịch tăng 400%. Các công ty chứng khoán Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đó đồng thời cũng hoạt động hiệu quả và thu được những khoản lợi nhuận lớn. Chỉ riêng hoạt động môi giới, với phí môi giới là 0,5% thì lợi nhuận từ hoạt động này trong giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ là rất lớn.
2.1.1. Hoạt động môi giới cổ phiếu
Khối lượng và giá trị cổ phiếu qua mỗi năm đều tăng. Tại sàn HOSTC số lượng cổ phiếu niêm yết từ 33 cổ phiếu cuối năm 2005 tăng lên 107 cổ phiếu vào cuối năm 2006. Tổng khối lượng giao dịch 2006 tăng 5,7 lần so với năm 2005 từ 94.846.187 cổ phiếu lên 538.536.869. Giá trị giao dịch năm 2006 tăng hơn 12,7 là so với năm 2005 từ 2.784 tỷ lên tới 35.472 tỷ đồng. Trong năm 2005, hai công ty chứng khoán luôn dẫn đầu về thị phần giao dịch cổ phiếu là BVSC chiếm 23,04% thị phần và SSI chiếm 16,09% thị phần. BVSC là công ty đầu tiên và có nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín trong việc thu hút khách hàng, còn SSI là công ty có khả năng tiếp thị và nắm bắt được nhu cầu thị trường nên đã thu hút được một lượng khách hàng khá đông. Tiếp theo là công ty chứng khoán BSC chiếm 11,67% thị phần, ACBS chiếm 11,48%,
IBS chiếm 10,07%, VCBS chiếm 8,05%. Trong năm 2006, 2 công ty SSI và BVSC vẫn dẫn đầu thị trường về thị phần hoạt động môi giới cổ phiếu. Với việc tham gia thị trường ngay từ đầu, cùng với SSI, BVSC là công ty có thị phần cao nhất trong hoạt động môi giới chứng khoán với khoảng 20% khoảng
16.000 tài khoản, SSI quản lý khoảng 15.000 tài khoản trong tổng số 80.000 tài khoản trên thị trường chứng khoán (tính đến 30/11/2006) chiếm thị phần 19%. Riêng khối đầu tư nước ngoài SSI chiếm trên 60% thị phần với trên
1.000 tài khoản trong số 1.700 tài khoản của đối tượng này. Về giá trị giao dịch, SSI phụ trách 20% giá trị giao dịch tại sàn thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 40% tại sàn Hà Nội.
2.1.2. Hoạt động môi giới trái phiếu
Khối lượng và giá trị giao dịch trái phiếu tăng đều qua các năm tuy nhiên trong giai đoạn 2000-2003 khối lượng và giá trị giao dịch còn nhỏ bé. Từ năm 2004-2006 tình hình giao dịch trái phiếu có nét nổi trội hơn. Năm 2005, tổng giá trị giao dịch đạt 23.883 tỷ đồng, tăng 32,83% so với năm 2004. Tuy nhiên việc thực hiện giao dịch cũng chỉ tập trung ở một số công ty chứng khoán như VCBS (chiếm 48,34%), BSC (chiếm 21,35%), ACBS (chiếm 13,08%).
Năm 2006, giá trị giao dịch đạt 48.654 tỷ tăng 104% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2006, đã có 456 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và trái phiếu các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 70.000 tỷ đồng, chiếm 7,7%.
Các công ty chứng khoán luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ thông tin tư vấn cho người đầu tư, hoàn thiện hơn cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như thực hiện đúng quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn diện tích sàn giao dịch tối thiểu để phục vụ tốt các nhà đầu tư, hệ thống công nghệ thông tin cũng được đổi mới, nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin và thực hiện đặt lệnh giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Ngoài ra các công ty chứng khoán còn áp dụng chính
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 2
- Lưu Ký, Bù Trừ, Thanh Toán Và Đăng Ký Chứng Khoán
- Thị Trường Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Việt Nam Trước Khi Gia Nhập Wto
- Thị Trường Dịch Vụ Chứng Khoán Tại Việt Nam Dưới Tác Động Của Các Cam Kết Gia Nhập Wto
- Sự Gia Tăng Về Nhu Cầu Và Các Loại Dịch Vụ Chứng Khoán
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Một Số Nước Sau Khi Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch (giảm phí môi giới cho khách hàng có giá trị giao dịch lớn) phù hợp với điều kiện thị trường nên đã thu hút được đông đảo nhà đầu tư đến với công ty của mình. Các công ty chứng khoán ra đời sau, do chưa có nhiều khách hàng nên đã đưa ra nhiều chính sách khá ưu đãi như miễn phí mở tài khoản, giảm phí giao dịch trong 2 tháng đầu. Các công ty chứng khoán cũng phối hợp thường xuyên và đồng bộ với các tổ chức tài chính – tín dụng như các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán và cổ tức, cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán niêm yết.
Nhìn chung, môi giới là nghiệp vụ cơ bản và được các công ty chứng khoán chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động môi giới kinh doanh của một số công ty chứng khoán như SSI tính đến hết năm 2006 đạt 49,2 tỷ đồng, chiếm 14,47% tổng doanh thu, Heseco là 1,59 tỷ chiếm 13,6% doanh thu, ACBS là 23,8 tỷ chiếm 21,09% tổng doanh thu.
2.2. Tự doanh chứng khoán
Về mặt đầu tư, danh mục đầu tư tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán tính tại thời điểm 31/12/2005 bao gồm các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm 1,17% tổng giá trị chứng khoán tự doanh, cổ phiếu chiếm 3,23%, trái phiếu chính phủ chiếm 40,23%, trái phiếu đô thị và chứng khoán chưa niêm yết chiếm 55,37%. Năm 2005, các công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng tiếp tục đầu tư vào trái phiếu chính phủ niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết khác. Các công ty chứng khoán còn lại chủ yếu tập trung vào cổ phiếu chưa niêm yết, một số công ty chứng khoán có chứng khoán tự doanh dưới hình thức giao dịch kỳ hạn khá cao như HSC. Tổng giá trị chứng khoán do các công ty nắm giữ vào ngày 31/12/2005 đạt 4.136 tỷ đồng, tăng 28,18% so với cùng kỳ năm 2004. Có những công ty có giá trị chứng khoán tự doanh nắm giữ cuối kỳ cao hơn vốn chủ sở hữu, như VCBS có giá trị chứng khoán
tự doanh cao hơn vốn chủ sở hữu là 965 tỷ đồng, tức cao hơn 16,09 lần so với vốn chủ sở hữu, tiếp theo là ARSC gấp 12,17 lần so với vốn chủ sở hữu.
Về tình hình giao dịch tự doanh, năm 2005 là năm các công ty chứng khoán bắt đầu triển khai mạnh hoạt động tự doanh, trong đó tự doanh dưới dạng Repo chiếm tỷ trọng khá lớn. Tổng giá trị giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán đạt 34.786 tỷ đồng, tăng 62,98% so với năm 2004. Tuy nhiên hoạt động tự doanh chỉ diễn ra mạnh ở một số công ty như công ty chứng khoán ARSC với tổng giá trị trong năm đạt 14.370 tỷ đồng, chiếm 41,31% thị phần tự doanh, tiếp theo là VCBS chiếm 32,46% thị phần và IBS đạt 14,57% thị phần.
Theo kết quả kinh doanh năm 2006 của SSI, trong tổng doanh thu 378,48 tỷ đồng thì doanh thu từ hoạt động tự doanh đã đến 194,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất và bằng 51,3% tổng doanh thu, gấp 5,58 lần tổng doanh thu của các công ty chứng khoán trong năm 2006, chứng tỏ hoạt động tự doanh ngày càng là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán. Doanh thu từ hoạt động này của ARGISECO là 20 tỷ đồng, doanh thu tự doanh của ACBS là 51,056 tỷ chiếm 45,2%, của BVSC cũng đạt khoảng 20 tỷ đồng chiếm 27% tổng doanh thu. Công ty Hasecp có doanh thu tự doanh là 9,793 tỷ chiếm tới 88% tổng doanh thu.
Nhìn chung hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán tập trung vào trái phiếu chính phủ và chứng khoán chưa niêm yết. Tiền đầu tư vào chứng khoán tự doanh chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Một số công ty có điều kiện và lợi thế về tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nên đã có doanh số tự doanh khá cao. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động nêu trong báo cáo tài chính của các công ty, với tổng doanh số tự doanh của các công ty chứng khoán trong năm 2005 chiếm 52,46% doanh thu từ hoạt động kinh doanh cả năm. Công ty có tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh so với tổng doanh
thu hoạt động kinh doanh chứng khoán cao nhất là BSC chiếm 75,5%, thấp nhất là BVSC chiếm 7,67%.
2.3. Bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
Hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán năm 2005 vẫn tập trung chủ yếu và các loại: trái phiếu Chính phủ của Kho bạc nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị của Quỹ đầu tư và phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh, với phương thức bảo lãnh là cam kết chắc chắn. Việc thực hiện bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu vẫn còn ở mức hạn chế, trong năm qua chỉ có một số công ty chứng khoán triển khai được hợp đồng bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu, như BVSC thực hiện bảo lãnh phát hành cho Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc.
Công ty chứng khoán triển khai tích cực nhất hoạt động làm đại lý phát hành cho các doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2005 là BSC với tổng số 11 hợp đồng, chiếm 80% tổng số hợp đồng đại lý phát hành của các công ty chứng khoán, tiếp theo là IBS với 4 hợp đồng ký trong năm. Tổng giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán trong năm 2005 của công ty chứng khoán đạt 21.548 tỷ, tăng 155,7% so với năm 2004. Đồng thời doanh thu từ hoạt động này cũng đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 129% so với năm 2004. Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh phát hành trong năm 2005 chỉ tập trung ở một số công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng quốc doanh và có một số công ty đã hạch toán tiền thu được từ dịch vụ đại lý phát hành vào doanh thu bảo lãnh phát hành như TSC và SSI. Công ty chứng khoán có giá trị bảo lãnh phát hành cao nhất trong năm 2005 là ARSC đạt 12,010 tỷ đồng, tiếp theo là VCBS đạt 4,434 tỷ đồng…
Trong năm 2006, BVSC chiếm hơn 70% thị trường về tổng số lượng các đợt phát hành cổ phiếu và giá trị nhận làm đại lý, bảo lãnh phát hành cho các đơn vị phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mới được SSI bổ sung vào tháng 5/2006, nhưng công ty đã thực hiện bảo lãnh cho 3 doanh nghiệp niêm yết gồm Sacom, Bibica, và mới hơn SSI cộng tác với
ANZ bảo lãnh thành công 900 tỷ đồng trái phiếu cho EVN, kết thúc năm 2006 bằng việc hoàn tất hợp đồng bảo lãnh 1000 tỷ đồng cổ phiếu cho Vinashin.
Doanh số bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành của một số công ty chứng khoán như AGRISECO là 3.290 tỷ chiếm khoán 8,25% doanh số, BVSC là khoảng 13 tỷ chiếm 19,72 doanh số, SSI là 8,91 tỷ chiếm 2,67% tổng doanh thu.
2.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán
Đến cuối năm 2006, hầu như các công ty chứng khoán đều mới thực hiện tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư quan tâm. Hoạt động này vẫn chưa được đẩy mạnh. Chất lượng tư vấn còn thiên về việc cung cấp thông tin mà chưa có tính chất chuyên nghiệp. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các công ty chứng khoán đều đưa ra những bản báo cáo phân tích thị trường có chiều sâu nhưng lại thiếu tính cập nhật. Chính vì thế mà các công ty chứng khoán vẫn chưa có được niềm tin của các nhà đầu tư. Ở các nước phát triển, nhà đầu tư phải trả dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên cả 60 công ty chứng khoán đều cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán miễn phí. Do thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành nên hầu như các công ty chứng khoán chưa có được những nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kiến thức để nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư.
Về hoạt động tư vấn niêm yết, trong năm 2005 dịch vụ này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005, số tổ chức phát hành được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp phép niêm yết còn rất khiêm tốn, mới chỉ có 15 tổ chức. tăng 7 tổ chức so với năm 2004. Trong năm 2006, hoạt động này đã được các công ty chứng khoán chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến 30/11/2006, SSI đã tư vấn niêm yết và phát hành cho 28 doanh nghiệp trên sàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Doanh thu từ hoạt động này của một số công ty chứng khoán lớn năm 2006 là: BVSC là hơn 5 tỷ, chiếm khoảng
10% doanh thu, SSI là 7,35 tỷ chiếm khoảng 2,2% doanh số, ACBS là 6,05 tỷ chiếm 5,35%.
2.5. Quản lý danh mục đầu tư
Trong năm 2005, có 9 công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ này, tăng 4 công ty so với năm 2004. Tổng giá trị vốn ủy thác quản lý danh mục đầu tư trong năm 2005 đạt 1.533 tỷ đồng với 77 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư được ký, cao hơn năm 2004 là 43,36%. Tổng giá trị chứng khoán trong danh mục đầu tư tồn cuối kỳ năm 2005 đạt 1.114 tỷ đồng, tăng 22,99% so với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục cuối kỳ năm 2004.
Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư đạt 7,8 tỷ đồng, bằng 0,7% tổng giá trị chứng khoán đầu tư. Công ty có doanh thu cao nhất là ARSC đạt 3,7 tỷ đồng và công ty có doanh thu thấp nhất là Haseco đạt 3 triệu đồng.
Mảng quản lý danh mục đầu tư tại SSI có tổng giá trị 300 tỷ, với doanh thu từ phí quản lý đạt 35-40 tỷ đồng. Tuy mới triển khai nhưng giá trị quản lý và lợi nhuận mang lại cho SSI tương đương với hiệu quả của một quỹ đầu tư lớn.
II. Những tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam
1. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán
Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 (nước thứ 150, ngày 7/11/2006 WTO kết nạp Việt Nam) chính thức là thành viên vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 (Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nghị định thư).
Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán được cụ thể hóa trong hai bảng tại Phụ lục 1 (Các cam kết WTO cụ thể theo phương thức cung cấp dịch vụ chứng khoán của Việt Nam) và Phụ lục 2 (Các cam kết WTO cụ thể theo các loại hình dịch vụ chứng khoán của Việt Nam). Sau đây là diễn giải các cam kết đó:
1.1. Mode 1: cung cấp qua biên giới:
a. Về hạn chế tiếp cận thị trường: Việt Nam cam kết đối với các dịch vụ C(k) và C(l), các dịch vụ chưa cam kết.
C(k): Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.
C(l): Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, ngoại trừ các hoạt động tại tiểu mục (f), bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về thâu tóm công ty và chiến lược và cơ cấu công ty.
b. Hạn chế về đối xử quốc gia: Việt Nam chưa cam kết về đối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới.
1.2. Mode 2: tiêu dùng ở nước ngoài
a. Về hạn chế tiếp cận thị trường: Việt Nam cam kết không hạn chế về tiếp cận thị trường với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài đối với mọi dịch vụ.
b. Hạn chế về đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết không hạn chế về đối xử quốc gia đối với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài
1.3. Mode 3: hiện diện thương mại
a. Về hạn chế tiếp cận thị trường:
Các dịch vụ Việt Nam cam kết cho phép hiện diện thương mại:
- Ngay khi gia nhập, công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%.
- Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài.
- Đối với các dịch vụ C(i) quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ; C(j) thanh toán, bù trừ chứng khoán; C(k) cung cấp thông tin tài chính; C(l) tư vấn, trung gian, dịch vụ phụ trợ liên quan tới chứng khoán (trừ môi giới, tự