Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Năng Lực Đội Ngũ Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội

DVCTXH hiện nay vẫn chưa bao phủ lên số đông NLĐNC làm việc tại khu vực này. Mạng lưới cung cấp DVCTXH cho người lao động nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng hiện nay trên địa bàn TP.HCM chưa thực sự mang tính phổ biến mà chỉ là những nỗ lực của chính quyền các địa phương riêng lẻ. Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN.

3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố năng lực đội ngũ đến dịch vụ công tác xã hội

3.3.1.1. Năng lực đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội

DVCTXH có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra các điều kiện thuận lợi để cho cá nhân, gia đình, nhóm NLĐNC cần sự giúp đỡ có thể tự lực giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải; đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội nhằm phòng ngừa, can thiệp, phục hồi để NLĐNC hòa nhập cộng đồng xã hội tại nơi đến tốt hơn

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVCTXH của NLĐNC. Tùy thuộc vào đặc điểm nhu cầu của NLĐNC, nguồn lực cũng như năng lực phục vụ của các quận thì khả năng sử dụng DVCTXH khác nhau, mỗi yếu tố tác động đến dịch vụ là không giống nhau như: Yếu tố về đội ngũ NVCTXH có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận DVCTXH của họ. NLĐNC khu vực KTNNN rất cần các DVCTXH để đảm bảo chất lượng cuộc sống tại nơi cư trú. Các đối tượng yếu thế nói chung và NLĐNC nói riêng thường gặp nhiều vấn đề về mặt xã hội, họ thường mặc cảm, thụ động và ít khi họ tìm đến các hoạt động trợ giúp. Một số kết quả nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra, việc cung cấp DVCTXH có hiệu quả cần phải có đội ngũ cung cấp dịch vụ được đào tạo bài bản từ các trường chuyên nghiệp [29]; [66].

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, năng lực đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN với ĐTB=3,75. CTXH là một nghề mới phát triển ở Việt Nam, chưa được nhiều người biết đến. Đa số xã/ phường tại TPHCM hiện nay chưa có NVCTXH chuyên nghiệp mà chủ yếu thực hiện bởi nhân viên bán chuyên nghiệp. Các cán bộ thực hiện cung cấp DVCTXH hỗ trợ NLĐNC tại địa phương thường là cán bộ không chuyên trách, kiêm nhiệm, cán bộ hội phụ nữ hoặc các ban, ngành khác nhau. Tùy thuộc vào từng vấn đề của NLĐNC mà NVCTXH cung cấp các DVCTXH hỗ trợ khác nhau như: khai báo tạm trú do công an khu vực, các vấn đề liên quan an sinh xã hội thì cán bộ văn hóa LĐTBXH phường hỗ trợ. Do vậy, họ không có nhiều thời gian

để hỗ trợ mà chỉ tập trung vào lĩnh vực mình đang phụ trách. Bên cạnh đó, những cán bộ này ít được tham gia hoặc chưa từng được tham gia một khóa tập huấn, bồi dưỡng về nghề CTXH. Chính vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ đến cung cấp dịch vụ cho NLĐNC khu vực này.

Bảng 3.13. Nhận định của người lao động nhập cư về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội

TT

Yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với người lao động nhập cư

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Năng lực đội ngũ của nhân viên cung cấp DVCTXH

3,75

0,69

1

2

Thông tin truyền thông về DVCTXH ở địa phương

3,71

0,89

2

3

Nguồn lực/mạng lưới cung cấp DVCTXH

3,66

0,89

3

4

Đặc điểm của người lao động nhập cư

3,61

0,94

4

5

Cơ sở vật chất

3,48

0,72

5

6

Chính sách, pháp luật đối với NLĐNC

3,42

0,76

6


ĐTBC

3,61

0,82


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 15

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Qua dữ liệu nghiên cứu định tính cho thấy, nhân viên cung cấp dịch vụ phải có nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết về CTXH tiếp cận và xác định vấn đề lên kế hoạch trị liệu và kết nối với các nguồn lực dịch vụ trợ giúp thân chủ giải quyết được vấn đề của mình và hướng tới một cuộc sống hữu ích hơn. Một cán bộ LĐTBXH cho biết: “Những hoạt động tư vấn tham vấn cho NLĐNC khu vực KTPNN chủ yếu là chia sẻ nhằm giải tỏa căng thẳng cho họ, thực tế khi NLĐNC gặp khủng hoảng về tâm lý thì NVCTXH có kiến thức về CTXH cũng không thể tham vấn điều trị, can thiệp được mà cần chuyển gửi NLĐNC đến chuyên gia về lĩnh vực này. Do đó, NVCTXH phải được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về CTXH”. (Cán bộ LĐTBXH quận 12).

Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 32, Đề án phát triển nghề CTXH đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đảng bộ, chính quyền các cấp và xã hội về nghề CTXH. Hiện nay các tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện Đề án và đã hình thành được gần 40 trung tâm cung cấp DVCTXH ở các cấp tỉnh, huyện; một số văn phòng tư vấn CTXH ở các huyện và hàng trăm điểm tư vấn ở tại cộng đồng, bệnh viện; trường học; nâng tổng số cơ sở có liên quan đến cung cấp

dịch vụ CTXH hiện nay lên 418 cơ sở, với tổng số cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở và mạng lưới tại cấp xã/phường là 30.000 người [60].

Năng lực đội ngũ nhân viên cung cấp DVCTXH được đánh giá qua các biểu hiện như: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, thâm niên trong nghề. Những yếu tố này tác động trực tiếp và gián tiếp tới quá trình cung cấp DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN tại các địa phương. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.14 cho thấy, một trong những biểu hiện về trình độ chuyên môn là kiến thức và kỹ năng nghề với ĐTB= 4,06 tương ứng 20,9% ý kiến cho biết rất ảnh hưởng và 49,3% là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực này.

Bảng 3.14. Nhận định về đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội


TT


Đội ngũ nhân viên cung cấp DVCTXH (F4)

Phương án trả lời (%)


ĐTB


ĐLC

Hoàn toàn đúng như vậy

Đa phần là đúng như vậy

Phân vân

Đúng một phần như vậy

Không đúng như vậy


1

Nhân viên cung cấp DV được đào tạo nền tảng kiến thức, kỹ năng về CTXH sẽ có kế hoạch

cung cấp DV một cách tốt hơn


29,0


49,3


20,7


1,0


0,0


4,06


0,73


2

Nhân viên cung cấp DV có thái độ với nghề tốt, đam mê công việc sẽ có kinh nghiệm

trong quá trình cung cấp DV


8,1


28,3


63,3


0,2


0,0


3,44


0,64

ĐTBC

3,75

0,69

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Nhân viên CTXH được đào tạo bài bản sẽ có tâm thế tự tin, vững vàng hiệu quả hơn trong các hoạt động trợ giúp thân chủ và ngược lại nếu NVCTXH thiếu kiến thức, kỹ năng thì sẽ lúng túng hơn trong các hoạt động trợ giúp. Điều này phù hợp với nhận xét của lãnh đạo của dự án cho biết: “Đối với một NVCTXH sự nhiệt tình, tận tâm chưa đủ, mà họ phải được đào tạo, bồi dưỡng để có kiến thức, kỹ năng làm việc với từng thân chủ cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi thân chủ thường gặp nhiều vấn đề cùng lúc không chỉ mình NVCXTH có thể giải quyết được mà cần huy động nhiều ngành cùng tham gia giải quyết. Nếu NVCTXH có kiến thức, kỹ năng trong quá trình hỗ trợ thân

chủ thì dễ tiếp cận và đồng hành cùng gia đình để đánh giá, xác định vấn đề và tuân thủ nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp sẽ tốt hơn”. (Lãnh đạo Dự án E&D ở quận 8).

Thực tế cho thấy, hiện nay còn có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu nguồn nhân lực về CTXH và chính sách tuyển dụng còn rất lớn, một số xã/phường không có chỉ tiêu tuyển dụng hoặc khó tuyển được. Mặt khác, mạng lưới các cơ sở cung cấp DVCTXH bước đầu mới hình thành ở ngành LĐTBXH là chủ yếu. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên còn mỏng hoặc chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH nên không phát huy được kỹ năng nghề nghiệp trong việc cung cấp DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Vấn đề này cũng được phản ánh qua ý kiến của một lãnh đạo phường: “Đa số cán bộ xã/ phường của chúng tôi hiện nay chưa được đào tạo tập huấn, bồi dưỡng hoặc nếu có thì rất ít về CTXH. Họ rất nhiệt tình trong công việc, song họ chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhiều năm công tác để giải quyết các vấn đề nên hiệu quả trợ giúp chưa cao”. (Lãnh đạo phường BTĐ B, quận Bình Tân).

Qua việc phân tích kết quả trên cho thấy, đội ngũ cán bộ làm việc ở xã/phường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phần lớn trong số họ chưa được đào tạo về CTXH hoặc rất ít được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng CTXH. Đây là một vấn đề bất cập đang diễn ra không chỉ riêng TP.HCM mà các địa phương trên cả nước. Kết quả này khẳng định vai trò của NVCTXH về trình độ chuyên môn, thái độ với nghề nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN cũng như đến uy tín của các cơ sở, địa phương cung cấp DVCTXH. Vì vậy, cần phải tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn cho họ có kiến thức, kỹ năng trong việc xác định được vấn đề, đánh giá nhu cầu cũng như lên kế hoạch để cung cấp các DVCTXH để NLĐNC khu vực KTPNN ổn định hơn trong cuộc sống.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, chất lượng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN ảnh hưởng rất lớn từ nhân viên cung cấp dịch vụ. Việc nhân viên cung cấp dịch vụ được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CTXH giúp cho họ nắm vững được phương pháp, kỹ năng, cách thức cũng như nguyên tắc hành động và giá trị đạo đức nghề đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ được đảm bảo. Lãnh đạo Phường cho biết: “Cán bộ phường không được đào tạo về CTXH sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình cung cấp dịch vụ cho NLĐNC khu vực KTPNN, vì họ thường có đa nhu cầu cần trợ giúp, nếu không có kiến thức, kỹ năng thì nhân viên không hiểu được tâm lý, tâm tư nguyện vọng, đánh giá được vấn đề và nhu cầu để lên kế hoạch cung cấp, kết nối, chuyển gửi cho NLĐNC khu vực KTPNN đến các dịch vụ cần thiết để giải quyết vấn đề của họ”. (LĐ phường ĐHT, quận 12).

Đối với nhân viên cung cấp DVCTXH chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng về CTXH thì ảnh hưởng rất lớn đến cung cấp dịch vụ cho người dân tại cộng đồng. Bên cạnh đó, mạng lưới cung cấp DVCTXH tại cộng đồng hiện nay chưa đa dạng, còn thiếu những dịch vụ mang tính chất chuyên sâu hỗ trợ, tính xã hội hóa chưa cao và chưa đáp ứng nhu cầu cho người dân sử dụng dịch vụ. Vì vậy, NVCTXH không thể hiện được vai trò vận động, kết nối nguồn lực để hỗ trợ NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết vấn đề của họ. Đối với những cơ sở nào có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp thì việc cung cấp dịch vụ sẽ tốt hơn. Đây là vấn đề cần lưu ý khi Đề án phát triển nghề CTXH đang vào giai đoạn kết thúc với các mục tiêu từng bước được hoàn thành.

Việc xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm cung cấp DVCTXH; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH nhất là ở cộng đồng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Kết quả nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra, theo quy định NVCTXH làm việc theo đúng nguyên tắc hành động như đặt lợi ích thân chủ lên hàng đầu; tôn trọng quyền tự quyết; tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của thân chủ để thúc đẩy việc trao quyền và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp CTXH, đồng thời phải đảm bảo cung cấp DVCTXH phù hợp và chất lượng cho thân chủ [15].

Ngoài năng lực chuyên môn thì ý thức, thái độ của nhân viên cung cấp dịch vụ cũng có tác động lớn tới chất lượng dịch vụ. Để thực hiện tốt các nguyên tắc này thì NVCTXH phải có kiến thức nền tảng về CTXH, trong quá trình cung cấp dịch vụ NVCTXH tuân thủ tốt các tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường trau dồi chuyên môn cũng như phát triển năng lực tự nhận thức bản thân để có khả năng cung cấp các DVCTXH phù hợp, đảm bảo có chất lượng cho NLĐNC khu vực KTPNN.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, yếu tố về đội ngũ nhân lực cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Việc cung cấp các DVCTXH đối với NLĐNC đạt hiệu quả cao rất cần một đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm, sự nhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp làm việc tại các xã/phường. Nhân viên CTXH tại một cơ sở cung cấp dịch vụ cho biết: “Nhân viên cung cấp dịch vụ cho NLĐNC được đào tạo kiến thức, kỹ năng về nghề CTXH sẽ áp dụng được các phương pháp can thiệp phù hợp, đúng quy trình, lựa chọn được cách tiếp cận phù hợp và thực hiện tốt nguyên tắc hành động trong quá trình cung cấp dịch vụ góp phần mang lại hiệu quả cho NLĐNC. Tuy nhiên, đa số nhân viên, cộng tác viên CTXH ở tại các xã/phường hiện nay chưa có phương pháp, kỹ năng cung cấp dịch vụ phù hợp với

NLĐNC. Mặt khác, một số lại kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào chuyên môn, hiệu quả cung cấp dịch vụ cho NLĐNC khu vực KTPNN chưa cao”. (NVCTXH, quận 12).

Thái độ tốt với nghề cũng là một trong những biểu hiện của nhân viên cung cấp dịch vụ, với ĐTB= 3,4 tương ứng 8,1% ý kiến NLĐNC cho biết là rất ảnh hưởng và 28,3% là ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Một bộ phận cán bộ xã/phường chưa được đào tạo kiến thức về CTXH thì làm việc theo những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình công tác hoặc người đến sau học hỏi từ người đến trước hay chủ yếu làm việc xuất phát từ cái tâm, cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH. Điều này khiến cho hiệu quả cung cấp các DVCTXH cho NLĐNC tại các địa phương không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay và quá trình hội nhập quốc tế. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho biết vai trò NVCTXH rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp của DVCTXH. “Sự am hiểu về CTXH thực hành của nhân viên CTXH ảnh hưởng rất nhiều đến cung cấp dịch vụ. Nếu không phải là nhân viên CTXH thì không đảm bảo tiến trình đồng hành theo đúng tiến trình CTXH và rất khó để chấp nhận thân chủ, tôn trọng thân chủ mà sẽ làm thay làm dùm cho họ, vì hỗ trợ họ mất nhiều thời gian hơn là mình làm trực tiếp…” [128, tr66].

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, thái độ với nghề ảnh hưởng rất lớn đến DVCTXH. Một cán bộ LĐTBXH cho biết: “Tôi tham gia công tác này được hơn mười năm, phần lớn các công việc hỗ trợ cho các đối tượng là làm theo kinh nghiệm và theo những gì mình cho là đúng, chứ thực tế có được học gì về CTXH đâu mà biết sử dụng kỹ năng nào, lập kế hoạch gì cho đối tượng nên hiệu quả hỗ trợ chưa cao”. (Cán bộ LĐTBXH, quận 8). Bên cạnh đó, do một số nhân viên quá tin tưởng có nhiều năm công tác nên thường có khuynh hướng áp đặt ý kiến của mình lên thân chủ và không tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề của họ dẫn đến việc cung cấp dịch vụ không hiệu quả. Như vậy, thái độ nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên, thái độ nghề tốt thì mối quan hệ thuận lợi hơn trong việc huy động và kết nối nguồn lực cho thân chủ. Mặt khác, NVCTXH khi làm việc với NLĐNC cần nắm vững các khía cạnh về đặc điểm tâm lý xã hội của họ để thiết lập tốt mối quan hệ nghề nghiệp thực hiện đúng quy điều, đạo đức nghề nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong xác định vấn đề và đánh giá nhu cầu lên kế hoạch trợ giúp cho thân chủ sử dụng DVCTXH hiệu quả.

Để đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới, hoạt động cung cấp DVCTXH cũng cần có những thay đổi để đào tạo ra nguồn nhân lực cung cấp DVCTXH chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của ngành CTXH. Theo

báo cáo của Sở LĐTB&XH TPHCM cho biết, trong những năm qua thực hiện Đề án 32 trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Sở Nội vụ và Sở LĐTB và XH TPHCM phối kết hợp với Cơ sở II, trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức được 38 lớp tập huấn từ cơ bản đến chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.574 học viên là cán bộ thuộc ngành hoặc làm việc có liên quan đến lĩnh vực CTXH, bao gồm một số thành viên Ban chỉ đạo triển khai Đề án 32 của TPHCM, nhân viên các cơ sở tổ chức xã hội, cán bộ làm CTXH cấp quận, huyện, xã, phường, cán bộ các đoàn thể, tổ chức tôn giáo, giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhân viên y tế cấp phường/xã [34]. Vì vậy, nhiều xã/phường đã tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn cũng như học chuyên ngành về CTXH nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp DVCTXH và từng bước khẳng định vị thế, vai trò của mình trong xã hội, trở thành hướng tiếp cận hiệu quả để đối phó, giải quyết nhiều vấn đề xã hội.

Một cán bộ LĐTBXH cho biết: “Trong thời gian qua địa phương tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CTXH và đang theo học lớp vừa làm vừa học chuyên ngành CTXH do Sở LĐTBXH phối hợp với trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức nên mới biết được các phương pháp hỗ trợ, cách thức lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ”. (Cán bộ LĐTBXH, quận 12). Điều này cho thấy, nếu cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CTXH càng nhiều thì sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH tại cộng đồng.

Việc đội ngũ các bộ xã/phường chưa được tập huấn, bồi dưỡng về CTXH nên trong quá trình cung cấp dịch vụ chưa hiểu được hết tâm lý, tâm tư nguyện vọng, phương pháp làm việc cũng như thái độ đúng mực với NLĐNC. Bên cạnh đó, cùng lúc kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc nên không toàn tâm với các hoạt động hỗ trợ NLĐNC nên gặp khó khăn trong việc huy động tìm kiếm nguồn lực đảm bảo chất lượng, phối kết hợp với các ban/ngành, đoàn thể để tổ chức các chương trình, hoạt động cung cấp, kết nối, chuyển gửi cho NLĐNC tiếp cận được dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề của mình. Do còn hạn chế về năng lực nên NVCTXH không thể giúp gì cho NLĐNC khắc phục được những khó khăn. Các hoạt động này không diễn ra thường xuyên mà mới chỉ thực hiện theo phong trào, tập trung vào các ngày lễ, tết.

Thực tế cho thấy, ngoài tấm lòng yêu thương con người và tận tâm chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ đảm bảo tính chuyên nghiệp của nhân viên trong cung cấp DVCTXH tại cộng đồng. Tính chuyên nghiệp này chỉ có thể được thông qua đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho NVCTXH tại các xã/phường một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CTXH cũng như những chuyên ngành, kiến thức bổ trợ cần thiết

khác. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến thái độ của NVCTXH khi làm việc với NLĐNC và giúp họ nhận thức rõ về vai trò và làm việc đúng trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kết nối, chuyển gửi thân chủ đến nguồn lực cần thiết bằng các kế hoạch can thiệp phù hợp và thúc đẩy thực hiện những chương trình/hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội để tăng cường hiệu quả của hệ thống cung cấp DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

3.3.1.2. Mức độ tương quan giữa năng lực nhân viên công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội

Kết quả phân tích tương quan bảng 3.15 cho thấy, yếu tố năng lực NVCTXH có tương quan mạnh với việc thực hiện DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN (với trị số p < 0,01). Nhìn chung, mức độ tương quan của yếu tố năng lực NVCTXH đến từng DVCTXH là khác nhau. Mức độ tương quan của yếu tố này đến dịch vụ tư vấn, tham vấn với (r= -0,460**, p<0,00) và dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế (r= 0,416**, p<0,00) có tương quan mạnh, ngược lại các dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập; hỗ trợ thông tin nhà trọ an toàn và kết nối nguồn lực có mức tương quan yếu hơn. Điều này cho thấy, khi các yếu tố năng lực NVCTXH thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi theo chiều cùng tăng hoặc cùng giảm về khả năng tiếp cận DVCTXH đối với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN.

Qua phân tích hồi qui tuyến tính đa biến (R2, F –Test) với giá trị p<0,000 cho

thấy, cả 05 yếu tố đưa vào mô hình là phù hợp, các biến độc lập đội ngũ nhân viên; Truyền thông về dịch vụ; Nguồn lực/mạng lưới; Đặc điểm NLĐNC; Cơ chế chính sách và pháp luật đều ảnh hưởng đến DVCTXH. Cụ thể trong trường hợp này, 05 biến độc lập cùng đưa vào mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc là DVCTXH với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN (R2= 49,7%; p=0,00), còn lại là do các biến ngoài mô hình mà luận án chưa có điều kiện phân tích và sai số ngẫu nhiên

(xem phụ lục số 3.3.1.2).

Các yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến DVCTXH là không giống nhau. Cụ thể: yếu tố năng lực NVCTXH có hệ số Beta là -0,461 và p = 0,000 < 0.001. Điều này cho thấy, yếu tố này có ảnh hưởng đến DVCTXH và khi các yếu tố khác không đổi mà yếu tố năng lực NVCTXH (kiến thức, kỹ năng, thái độ,…) thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi đến biến phụ thuộc (C7 - DVCTXH) đến 21,1% (R2=0,211; p<0,001). Đồng thời

thông qua kiểm định F trong bảng ANOVA, giá trị (sig) của kiểm định F là 0,000 < 0,05 (phụ lục 3.3.2.1). Bên cạnh đó, yếu tố năng lực, ý thức, thái độ của nhân viên cung cấp DVCTXH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ kết nối nguồn lực cho NLĐNC. Bởi vì nhân viên CTXH cần hiểu rõ các nguồn lực đang ở đâu trong cộng

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí