Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có một số tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam đã có những chương trình, dự án với các hoạt động CTXH can thiệp để hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN như: hoạt động tư vấn pháp luật, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em gia đình; đồng hành cùng gia đình; xây dựng nhóm di cư nòng cốt,... Có thể thấy, những hoạt động CTXH hỗ trợ này sẽ dần cải thiện sinh kế cho NLĐNC, quan trọng hơn là giúp họ hiểu và tiếp cận các chính sách ASXH, DVXH để có thể bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, số lượng NLĐNC khu vực KTPNN được hưởng lợi từ các dự án không nhiều, thiếu tính liên tục và chưa có các mạng lưới cung cấp các dịch vụ. Bởi vì, nguồn lực phụ thuộc vào rất nhiều từ khả năng tài chính của mỗi dự án nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, các xã/ phường cũng rất quan tâm đến NLĐNC trên địa bàn. Khi kết nối được nguồn lực thì hàng năm vẫn có những hoạt động hỗ trợ nhưng không thường xuyên chỉ mang tính chất trợ cấp đột xuất, những phần quà cho NLĐNC. Điều này cho thấy, biến độc lập (nguồn lực) có mối tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc trong việc sử dụng hiệu quả DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Việc huy động nguồn lực cần chú ý không chỉ tập trung huy động từ mạng lưới chính thức mà còn huy động ở mạng lưới phi chính thức (tổ chức xã hội, bạn bè, người thân, mạng lưới NLĐNC). Lãnh đạo phường cho biết: “Công tác chăm lo cho người dân nói chung và NLĐNC nói riêng là trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Việc chăm lo này không thực hiện được thường xuyên mà chỉ thực hiện vào những dịp lễ, tết. Số lượng NLĐNC ở địa phương quá đông, có tính biến động cao, không ổn định, trong khi đó nguồn lực hỗ trợ cho NLĐNC không có, chủ yếu các hội ban/ngành, đoàn thể, mặt trận,… đi vận động các doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, cán bộ phụ trách cùng lúc phải kiêm nhiệm nên ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động cung cấp DVCTXH cho NLĐNC, như tình hình dịch bùng phát vừa rồi cả hệ thống chính trị ở địa phương phải vào cuộc để huy động nguồn lực từ nhà nước, cộng đồng xã hội với hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân và NLĐNC”. (Nam Lãnh đạo phường Tân Tạo, quận Bình Tân).
3.3.3.2. Mức độ tương quan giữa yếu tố nguồn lực hỗ trợ đến DVCTXH
Kết quả phân tích tương quan cho thấy, yếu tố nguồn lực hỗ trợ đưa vào mô hình nghiên cứu đều có tương quan chặt đến DVCTXH (với trị số p < 0,01). Nhìn chung, mức độ tương quan của yếu tố này đến từng DVCTXH là khác nhau. Mức độ tương quan của yếu tố nguồn lực hỗ trợ có tương quan mạnh đến dịch vụ tư vấn, tham vấn với (r= -0,778**; p<0,00) và dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế
(r= 0,637**, p<0,00), ngược lại các dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn với (r=
-0,295**, p<0,00); dịch vụ hỗ trợ giáo dục với (r= 0,283**, p<0,00),… có tương quan ở mức độ trung bình (xem phụ lục 3.3.1.1). Điều này khẳng định, khi nguồn lực thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về khả năng sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Để có nguồn lực hỗ trọ thì ngoài phần kinh phí ngân sách cấp để sử dụng nhiều địa phương còn vận động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và mạnh thường quân hỗ trợ, nhất là trong đợt dịch bùng phát vừa qua. Nếu không có các gói an sinh của nhà nước, huy động nguồn lực trong cộng đồng và ngoài cộng đồng thì rất khó trong việc hỗ trợ người dân và NLĐNC vượt qua được khó khăn.
Với hệ số Beta là -0,589 và p = 0,000 < 0.001 cho thấy, yếu tố nguồn lực hỗ trợ khi đưa vào mô hình phân tích có ảnh hưởng đến DVCTXH và mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. Điều này cho thấy, yếu tố này có ảnh hưởng đến DVCTXH và khi các yếu tố khác không đổi mà yếu tố thông tin truyền thông thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi đến biến phụ thuộc dịch vụ CTXH đến 34,6% (R2=0,346; p<0,001). Đồng thời thông qua kiểm định F trong bảng ANOVA, giá trị (sig) của kiểm định F là 0,000
< 0,05 (xem phụ lục 3.3.2.3). Kết quả này cho thấy, yếu tố nguồn lực có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến mạnh đến DVCTXH. Vì vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ ngoài nguồn lực của nhà nước thì NVCTXH cần huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, mạnh thường quân để hỗ trọ cho NLĐNC sử dụng hiệu quả DVCTXH.
3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm người lao động nhập cư đến dịch vụ công tác xã hội
3.3.4.1. Đặc điểm của người lao động nhập cư
Người lao động nhập cư vào TPHCM phần lớn thường là những người trẻ chưa lập gia đình, có học vấn tương đối cao và có xu hướng trẻ hóa. NLĐNC thường tập trung vào những địa bàn đang diễn ra đô thị hóa rất cao, có khu chế xuất, khu công nghiệp, tạo nên một lực hút NLĐ từ nơi khác nhập cư vào sinh sống và làm việc làm cho tình trạng đô thị quá tải tạo ra sức ép dân số cho Thành phố. Những đối tượng này thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách ASXH và DVCTXH.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18, với ĐTB= 3,61 và độ lệch chuẩn 0,96 cho thấy, đặc điểm của NLĐNC ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận dịch vụ của họ. Thực tế cho thấy, tình trạng quá tải về DVXH như hiện nay thì NLĐNC khu vực KTPNN có rất ít khả năng và cơ hội đến được hệ thống các DV và các chính sách công tại nơi đến. Đặc điểm của NLĐNC khu vực KTPNN được đánh giá qua một số biểu hiện như nhận
thức; tình trạng việc làm, tính chất công việc; tính di động,…Với ĐTB=4,18, tương ứng có 42,9% và 3,6% ý kiến cho biết, sự chủ động của NLĐNC trong việc tìm kiếm thông tin ảnh hưởng rất lớn đến tiếp cận DVCTXH. Ngược lại, có 5,5% ý kiến cho biết là không ảnh hưởng.
Bảng 3.18. Đánh giá của người trả lời về ảnh hưởng của đặc điểm người lao động nhập cư đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội
Đặc điểm của NLĐNC (F1) | Phương án trả lời (%) | ĐTB | ĐLC | |||||
Hoàn toàn đúng như vậy | Đa phần là đúng như vậy | Phân vân | Đúng một phần như vậy | Không đúng như vậy | ||||
1 | NLĐNC ít chủ động tìm hiểu về DVCTXH | 42,9 | 37,6 | 14,0 | 5,5 | 0,0 | 4,18 | 0,87 |
2 | Tính chất, loại hình công việc ảnh hưởng đến DVCTXH | 28,1 | 14,8 | 42,4 | 14,8 | 0,0 | 3,56 | 1,05 |
3 | NLĐNC thường xuyên di chuyển nơi ở nên không kịp thời nắm bắt thông tin về DVCTXH | 7,4 | 23,6 | 39,3 | 29,8 | 0,0 | 3,09 | 0,91 |
ĐTBC | 3,61 | 0,94 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Sử Dụng Dịch Vụ Giới Thiệu Hỗ Trợ Học Nghề, Việc Làm Và Sinh Kế Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Năng Lực Đội Ngũ Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội
- Tương Quan Giữa Yếu Tố Năng Lực Nhân Viên Công Tác Xã Hội Và Khả Năng Sử Dụng Dvctxh Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Mức Độ Tương Quan Giữa Yếu Tố Cơ Chế Chính Sách Đến Dvctxh
- Đào Tạo Nâng Cao Năng Lực Cho Đội Ngũ Nhân Viên Cung Cấp Dịch Vụ Công Tác Xã Hội
- Tổ Chức Thực Nghiệm Và Cách Đánh Giá Kết Quả Tác Động
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Việc tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN còn gặp nhiều rào cản, bao gồm các quy định về phân bổ ngân sách dựa vào số dân thường trú làm tăng gánh nặng cho các địa phương có nhiều NLĐNC nhất là lên cơ sở hạ tầng vốn đã quá tải. Chính quyền địa phương thường ưu tiên trước hết cho những người có hộ khẩu thường trú nhất là về y tế, giáo dục. NLĐNC và con của họ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo tại nơi đến. Bên cạnh đó, NLĐNC còn phải trả tiền điện, nước cao gấp nhiều lần so với người dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Học vấn cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Học vấn càng cao thì nhận thức về các chương trình ASXH, DVCTXH càng tăng lên. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình NLĐNC có trình độ học vấn thấp thường là những hộ có mức sống thấp nên không có điều kiện cho con được tiếp cận giáo dục, không quan tâm nhiều đến đầu tư giáo dục cho con đi học nghề, mà trước hết gia đình phải lo kiếm tiền để có cái ăn, cái mặc hàng ngày, và đôi khi cho con nghỉ học để kiếm sống. Chính điều này tác động không nhỏ đến lựa chọn khu vực làm việc, NLĐNC có trình độ học vấn cao thường
được đào tạo chính quy và lựa chọn khu vực kinh tế chính thức để làm việc thì mức độ ổn định cao hơn, đặc biệt là họ vào làm ở các cơ quan, đoàn thể hay doanh nghiệp nhà nước quản lý và họ được tham gia đầy đủ vào các chương trình ASXH và DVCTXH. Bên cạnh đó, nhận thức của NLĐNC cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng DVCTXH. Nếu các hoạt động trợ giúp được cung cấp trong hoàn cảnh NLĐNC nhận trợ giúp không mong muốn thì trợ giúp có thể bị coi là không hữu ích và phù hợp với nhu cầu của họ [144, 68]. Mặc dù, các dữ liệu trong nghiên cứu này chưa đủ cơ sở để chứng minh, theo quan sát trên thị trường lao động ở TPHCM hiện nay thì đang diễn ra, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm được việc làm tốt và mức độ ổn định cao hơn cũng như thuận lợi hơn trong việc sử dụng DVCTXH.
Các dữ liệu nghiên cứu định tính cũng cho thấy, trình độ học vấn thấp của NLĐNC ảnh hưởng rất lớn đến cách thức cung cấp dịch vụ cũng như khả năng tiếp cận DVCTXH. Nhân viên CTXH cho biết: “Trong quá trình cung cấp DVCTXH hỗ trợ NLĐNC khu vực KTPNN họ thường mất nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động trợ giúp như tạo lập mối quan hệ, lên kế hoạch trị liệu. Vì nhiều NLĐNC chưa hiểu về nghề CTXH, xem CTXH là từ thiện, họ trông chờ vào sự giúp đỡ về vật chất hơn nên sự tương tác với NVCTXH còn thụ động và chưa tích cực làm cho quá trình can thiệp chưa thật sự hiệu quả”. (Nam nhân viên CTXH).
Nhiều NLĐNC biết đến các địa chỉ tìm kiếm, cập nhật thông tin về DVCTXH qua các thiết bị điện tử. Đa số NLĐNC đều sử dụng điện thoại thông minh kết nối được với Internet để trò chuyện với bạn bè, cập nhật thông tin liên quan. Tuy nhiên, họ thường không chủ động trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin về DVCTXH, chỉ khi nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ họ mới quan tâm. Đây chính là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức của NLĐNC khu vực KTPNN khi sử dụng DVCTXH tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN khó tiếp cận được các chương trình vay vốn ưu đãi từ các chương trình giảm nghèo tại địa phương. Do thiếu địa vị pháp lý, tính chất công việc không ổn định nên thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và thường bị loại ra khỏi các chương trình giảm nghèo hay vay vốn tạo việc làm ở tại địa phương. Một NLĐNC cho biết: “Em vào đây và đi làm cũng gần 10 năm rồi đã nhưng chưa có hộ khẩu, em muốn vay vốn để gia đình kinh doanh nhỏ, nhưng rất khó được vay vì thủ tục vay vốn căn cứ vào tình trạng hộ khẩu mà tụi em chưa có hộ khẩu làm sao vay được…”. (Nữ lao động nhập cư, quận 12).
NLĐNC khu vực KTPNN là một trong những nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương tại các đô thị. Khi họ di cư đến làm việc ở một đô thị thường chỉ quan tâm đến tiền lương và điều kiện làm việc, mà không quan tâm nhiều đến việc tham gia các chế độ bảo hiểm. Với ĐTB= 3,56, tương ứng có đến 28,1% và 14,8% ý kiến cho biết, tình trạng việc làm và tính chất công việc không ổn định cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC, ngược lại chỉ có 14,8% ý kiến cho biết là chỉ ảnh hưởng một phần đến sử dụng DVCTXH của họ. Đa số NLĐNC khu vực này chưa có được hợp đồng lao động và chưa được được đào tạo kỹ năng nghề. Đáng chú ý, đa số họ làm các công việc không ổn định, thu nhập thấp. Mức thu nhập này chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu và thường họ không được tiếp cận đến các chính sách ASXH, DVXH và bị loại ra khỏi các chương trình giảm nghèo, vay vốn cũng như không được tham gia vào các loại hình bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội khác. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, đa số là những người nghèo, dân nhập cư, không bằng cấp, không hộ khẩu, tay nghề thấp,... họ thường làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức, quy mô sản xuất nhỏ, hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật. Việc làm của họ không ổn định, không có hợp đồng lao động, các quyền lợi và nghĩa vụ không được pháp luật bảo vệ [80].
Qua phỏng vấn sâu cho thấy, một số NLĐNC không biết có các hoạt động CTXH hỗ trợ, hiếm khi họ chủ động tìm kiếm nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ giải quyết các vấn liên quan, bởi tâm lý tự ti, mặc cảm hoặc việc của mình thì mình tự lo. “Khi gặp khó khăn hay vấn đề vướng mắc nào đó trong cuộc sống tôi cũng sẽ cố gắng tự tìm cách giải quyết, nếu chưa giải quyết được thì tìm kiếm hỗ trợ từ người thân, bạn bè cùng nhà phòng trọ hay cùng công ty. Đôi khi tôi cũng nhờ chủ trọ hỗ trợ hoặc cũng có tìm đến cán bộ phụ nữ, tổ dân phố nhưng để được giải quyết khó khăn thì không giải quyết được. Tôi cũng nghe nói sơ qua ở địa phương có NVCTXH có thể chia sẻ, giúp đỡ những như tôi nhưng tôi chưa tìm đến” (Nữ NLĐNC, quận 12).
Bên cạnh đó với ĐTB=3,09 cho thấy, do tình trạng nơi ở không ổn định thường xuyên di chuyển của NLĐNC khu vực KTPNN nên họ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các DVCTXH tại địa phương. Đối với những thân chủ đủ điều kiện được nhận dịch vụ từ các cơ sở cung cấp cũng làm cho họ gặp nhiều khó khăn vì việc di chuyển này có thể làm cho quá trình trợ giúp bị gián đoạn hoặc việc hỗ trợ phải kết thúc sớm hơn, trong khi đó chưa đạt được các mục tiêu đề ra của kế hoạch can thiệp. Thân chủ có nơi ở ổn định thì việc lập kế hoạch can thiệp cũng như kết nối, chuyển gửi thân chủ tiếp cận DVCTXH sẽ thuận lợi hơn.
Nhiều NLĐNC khu vực KTPNN hiểu về ý nghĩa lợi ích và tầm quan trọng của việc sử dụng DVCTXH nhằm để phòng ngừa, đối phó, khắc phục với những rủi ro có thể xẩy ra trong cuộc sống nhưng do điều kiện thu nhập chưa cao, việc làm, nơi ở không ổn định nên không thể tiếp cận các DVCTXH tại nơi đến. Bên cạnh đó, vẫn còn một số NLĐNC không có thời gian để tìm hiểu, nâng cao kiến thức, chưa nhận thức đúng đắn về DVCTXH cũng như nguyên tắc đạo đức nghề CTXH có khả năng phục hồi, phát triển cho họ ảnh hưởng rất lớn đến quyền tiếp cận DVCTXH. Đối với những người có trình độ học vấn thấp thì NVCTXH gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận hỗ trợ, một số NLĐNC chưa hiểu về nghề CTXH nên sự hợp tác chưa tốt, chưa thật sự cố gắng dù họ rất muốn thay đổi. Nhân viên CTXH cho biết Dự án “Phát triển Gia đình” được tổ chức E&D thực hiện trên địa bàn quận 8: “Trực tiếp làm việc đồng hành cùng gia đình có nhu cần giúp đỡ dựa trên nguyên tắc: đơn giản, ít tốn kém, hiệu quả, thực tế và bền vững. Khác với một số cách hỗ trợ trực tiếp trước đây của các tổ chức như tặng hiện vật, hiện kim thì dự án này nhằm cung cấp cho thân chủ những dịch vụ mang tính gián tiếp, tìm kiếm, vận động và phát triển nguồn lực sẵn có từ bản thân cá nhân, gia đình và môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, thân chủ không mặn mà với hình thức này mà họ vẫn mong đợi được hỗ trợ bằng hiện vật để họ giải quyết các khó khăn hiện tại hơn là tự nâng cao năng lực bản thân”. (NVCTXH, Tổ chức E&D).
3.3.4.2. Mức độ tương quan giữa yếu tố đặc điểm NLĐNC đến DVCTXH
Kết quả phân tích tương quan cho thấy, yếu tố đặc điểm của NLĐNC như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tính di động nghề nghiệp khi đưa vào mô hình nghiên cứu đều có tương quan chặt đến DVCTXH (với trị số p < 0,01). Nhìn chung, mức độ tương quan của yếu tố này đến từng DVCTXH là khác nhau. Cụ thể, dịch vụ hỗ trợ thông tin nhà trọ an toàn với (r= -0,470**, p<0,00) và dịch vụ tư vấn, tham vấn với (r= -0,444**, p<0,00) là có tương quan mạnh, ngược lại các dịch vụ còn lại có tương quan ở mức độ trung bình (xem phụ lục 3.3.1.1). Như phân tích ở trên các biểu hiện về đặc điểm của NLĐNC bao gồm: Học vấn, độ tuổi, loại hình, tính chất công việc,… ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng DVCTXH. Điều này cho thấy, khi các yếu tố này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về khả năng sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC lam việc ở khu vực KTPNN.
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy, yếu tố đặc điểm của NLĐNC đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dịch vụ của NLĐNC nhưng mức độ là không giống nhau. Khi các yếu tố khác không đổi mà yếu tố đặc điểm của NLĐNC thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi biến phụ thuộc là DVCTXH đến 11,2% (R2=0,112;
p<0,001), còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên (xem phụ lục 3.3.2.4). Như vậy, yếu tố đặc điểm NLĐNC đưa vào mô hình hồi quy phù hợp và đều có ảnh hưởng đến DVCTXH. Vì vậy, trong quá trình trợ giúp NVCTXH cần kết nối mạng lưới các hội ban, ngành, đoàn thể để tạo ra sân chơi, diễn đàn trực tuyến cho NLĐNC có thể giao lưu, trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, NVCTXH cần chú ý đến vai trò mạng lưới bạn bè, người thân của NLĐNC để phổ biến các thông tin về DVCTXH đang triển khai tại địa phương.
3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế chính sách đến dịch vụ công tác xã hội
3.3.5.1. Cơ chế chính sách, pháp luật
Công tác xã hội là một nghề mới phát triển ở Việt Nam, nhưng đã có được vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế và vấn đề ASXH hướng tới xã hội phát triển bền vững. Đối tượng hỗ trợ của nghề CTXH trước hết là những người yếu thế, các đối tượng khó khăn có nhu cầu cần trợ giúp của NVCTXH, thông qua việc cung cấp các dịch vụ nhằm giúp đối tượng giải quyết được các vấn đề của mình. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp lý, các quy phạm pháp luật liên quan đến nghề CTXH và thực hành nghề CTXH chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ.
Kết quả trung bình chung ở bảng 3.19 với ĐTB=3,42 cho thấy, yếu tố về cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiếp cận các DVCTXH tại cộng đồng. Nghiên cứu của Ellis cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm và cải thiện đời sống cho người dân và có đề cập đến vai trò rất quan trọng của chính sách, chương trình, dịch vụ hỗ trợ người dân cải thiện cuộc sống và giảm nghèo bền vững [145]. Hiện nay, NLĐNC khu vực KTPNN vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống tại nơi đến. Nhận thức của xã hội vẫn còn định kiến khiến không ít NLĐNC phải chịu sự phân biệt đối xử. Việc phối hợp thiếu đồng bộ và không hiệu quả trong hệ thống chính sách ASXH như y tế, giáo dục, học nghề, việc làm cũng là một rào cản đối với NLĐNC, không những vậy một số NLĐNC còn sống khép kín, không hòa đồng với cộng đồng nên chưa thể hiện được tiếng nói của mình.
Trong bối cảnh bùng phát dịch cho thấy, còn nhiều khoảng trống trong thực thi chính sách ASXH đối với NLĐ nhất là NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN. Thực tế cho thấy, chính quyền Thành phố đã thực hiện nhiều gói ASXH hỗ trợ nhưng nhiều đối tượng khó khăn và NLĐNC chưa thể tiếp cận được một cách đầy đủ, vì nhiều lý do khác nhau. Phần thì vướng thủ tục, phần thì do quy trình triển khai thiếu đồng bộ tại
các địa phương. Việc xác định các đối tượng cần trợ giúp, đa phần phải nhờ vào các cán bộ cơ sở như tổ dân phố, công an khu vực, hoặc UBND phường, xã. Tuy nhiên, chỉ cần có một chút sơ suất hoặc thiếu công tâm, việc bỏ sót nhất là NLĐNC hoặc trợ cấp sai đối tượng rất dễ xảy ra [137]. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, để thực hiện đầy đủ các chính sách ASXH đến người dân với một địa bàn rộng, quy mô dân số đông như TPHCM là việc không dễ dàng. Chính quyền Thành phố đang tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân vượt qua được khó khăn.
Bảng 3.19. Mức độ đồng ý của người trả lời về ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư
Cơ chế chính sách (F2) | Phương án trả lời (%) | ĐTB | ĐLC | |||||
HT đúng như vậy | Đa phần là đúng như vậy | Phân vân | Đúng một phần như vậy | Không đúng như vậy | ||||
1 | Các quy định về DVCTXH đối với NLĐNC là chưa rõ ràng và khó tiếp cận | 9,3 | 33,3 | 52,9 | 4,5 | 0,0 | 3,47 | 0,73 |
2 | Các quy định về cách thức tổ chức hỗ trợ tiếp cận về DVCTXH là chưa phù hợp | 18,8 | 27,4 | 37,1 | 16,7 | 0,0 | 3,48 | 0,98 |
3 | Chưa xác định rõ vị trí, vai trò của nhân viên và các đơn vị phối hợp trong cung cấp DVCTXH | 0,0 | 36,7 | 56,7 | 6,7 | 0,0 | 3,30 | 0,59 |
ĐTBC | 3,42 | 0,76 |
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Nhiều chính sách, chương trình ASXH và DVXH đối với người nhập cư nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng chỉ quy định chung chung, thiếu các hướng dẫn cụ thể, thiếu các nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách. Một số chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của NLĐNC khu vực KTPNN nên chưa tạo ra được sự thay đổi mạnh mẽ. Ví dụ như các chính sách, đề án dạy nghề mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của người lao động và chỉ mới tập trung vào lao động nghèo chứ chưa đề cập nhiều đến NLĐNC. Các chính sách về đào tạo nghề thường tập trung vào đào tạo nghề và cung cấp thông tin về việc làm chung mà không tính tới đào tạo các kỹ năng mềm trong công việc và xã hội để NLĐNC thích ứng được với môi trường mới ở đô thị. Kết quả nghiên cứu của UNDP (2010) cũng chỉ ra rằng, do không có hộ khẩu nên NLĐNC ở đô thị không đủ điều kiện để được hưởng