vật có nguồn gốc hóa học để chất lượng chè tại đây được tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện môi trường xanh, sạch đẹp.
4.2.3.2. Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ
Để thấy được chi phí cho sản xuất cho 1 sào chè mỗi vụ một cách đầy đủ và chính xác. Tôi tiến hành điều tra 2 nhóm hộ nông dân sản xuất chè truyền thống và chè an toàn. Chi phí trong sản xuất sẽ được tính cho từng nhóm hộ. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.2.3.2:
Bảng 4.2.3.2:Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ
Đơn vị tính | Phương thức sản xuất | ||
Truyền thống | An toàn | ||
Thuốc BVTV | Nghìn đồng | 37.133 | 24.000 |
Bón phân | Nghìn đồng | 100.111 | 160.000 |
Tưới nước | Nghìn đồng | 0 | 0 |
Chăm sóc | Nghìn đồng | 0 | 0 |
Thu hoạch | Nghìn đồng | 148.000 | 150.000 |
Chế biến | Nghìn đồng | 20.455 | 27.000 |
Khác | Nghìn đồng | 0 | 0 |
Tổng | Nghìn đồng | 223.022 | 301.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Chè Trên Thế Giới
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Xã Tràng Xá
- Một Số Nét Cơ Bản Về Sản Xuất Chè Trên Địa Bàn Xã
- Nhận Thức Về Sản Xuất Chè Hữu Cơ Của Nông Hộ
- Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 8
- Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 9
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Qua bảng ta thấy chi phí đầu tư để sản xuất 1 sào chè mỗi vụ của hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với sản xuất chè truyền thống, cụ thể tổng chi phí cho sản xuất 1 sào chè/ 1 vụ của hộ an toàn là 301.000 đồng cao hơn hộ sản xuất chè truyền thống 77.978 đồng so với tổng chi phí là 223.022 đồng, duy nhất chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật của nhóm hộ sản xuất chè an toàn thấp hơn sản xuất chè truyền thống bởi số lần sử dụng ít hơn, cụ thể ít hơn 1 lần tương ứng với 13.133 đồng/sào/vụ. Sản xuất chè an toàn yêu cầu hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ có nguồn gốc hóa học, tăng cường sử dụng các loại phân vi
sinh. Do đó chi phí dành cho phân bón của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao hơn, sở dĩ như vậy bởi giá thành trên thị trường của các loại phân vi sinh thường cao hơn những loại phân bón hóa học thông thường.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lượng mưa hàng năm lớn, vào mùa khô khí hậu lạnh chè chậm phát triển nên những hộ điều tra chỉ tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.Khoảng thời gian này mưa nhiều, độ ẩm lớn nên họ không tiến hành tưới nước cho nương chè.
Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên họ quen với tư duy sản xuất lấy công làm lãi, rất ít hoặc không bao giờ hoạch toán kinh tế trong sản xuất. Những hộ điều tra cũng vậy, do đó những chi phí như chăm sóc hay những chi phí khác họ không bao giờ hoạch toán.
Chế biến là bước quyết định đến chất lượng thành phẩm của chè, đòi hỏi tay nghề của người chế biến cao. Cây chè đã có mặt tại Tràng Xá từ hơn 30 năm trước vậy nên người dân tại đây rất giàu kinh nghiệm trong cả sản xuất và chế biến.Qua quá trình điều tra, tôi thấy được tất cả các hộ chế biến chè ngay tại nhà, chi phí cho chế biến là tiền củi và tiền điện do đó chi phí chế biến không cao, đối với sản xuất chè thông thường là 20.455 đồng và chè an toàn là 27.000 đồng.
4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra
Qua quá trình điều tra tôi thấy, mức độ đầu tư thâm canh, hướng sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè. Năng suất của 2 nhóm hộ sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè an toàn được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra
Số lứa/ năm (lứa) | Năng suất/ lứa (kg) | |||
Truyền thống | An toàn | Truyền thống | An toàn | |
Chè hạt | 8 | 8 | 65 | 56 |
Chè cành LDP1 | 8 | 8 | 68 | 59 |
Chè cành F1 | 8 | 8 | 61 | 58 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Diện tích đất nông nghiệp lớn, chủ yếu là đất feralit, đất thịt phù sa,... cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây chè phát triển, thời gian sản xuất trong một năm kéo dài. Bình quân cả 2 hướng sản xuất đều đạt 8 lứa chè/năm. Nhìn chung năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/sào khá cao và có sự chênh lệch giữa 2 hướng sản xuất cụ thể:
Nhóm hộ sản xuất chè truyền thống có năng suất chè búp tươi mỗi lứa giống chè hạt đạt 65kg/lứa/sào, chè cành LDP1 đạt 68kg/lứa/sào, chè cành F1 đạt 61kg/lứa/sào. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/ sàothấp hơn so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Giống chè hạt đạt 56kg, giống chè cành LDP1 đạt 59kg, giống chè cành F1 đạt 58kg. Năng suất của giống chè hạt và chè cành LDP1 có sự chênh lệch rò ràng nhất, trung bình mỗi sào chè 2 loại giống này của hộ sản xuất chè truyền thống cao hơn 9kg/sào so với nhóm hộ sản xuất chè an toàn, giống chè cành F1 chỉ chênh lệch 3kg/sào. Sự chênh lệch đó là do sản xuất chè an toàn hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có tác dụng nhanh thay vào đó đẩy mạnh sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, sử dụng các biện pháp sinh học trong quá trình sản xuất đảm bảo không còn tồn dư chất hóa học trong sản phẩm từ đó kéo theo năng suất bị sụt giảm nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, bẩo vệ sức khỏe cho cả người sử dụng và người sản xuất.
4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra
Cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở Tràng Xá, góp phần giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè tại đây vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm không ổn định và còn thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của Thái Nguyên.
Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè truyền thống so với hộ sản xuất chè an toàn
Mùa | Giá bán (nghìn đồng) | ||
Giá bán hộ truyền thống | Giá bán hộ an toàn | ||
Chè hạt | Xuân | 50.000 | 75.000 |
Hạ | 45.385 | 75.000 | |
Thu | 50.000 | 75.000 | |
Đông | 50.000 | 89.000 | |
Cả năm | 48.000 | 79.000 | |
Chè cành LDP1 | Xuân | 92.000 | 135.000 |
Hạ | 89.000 | 135.000 | |
Thu | 92.000 | 135.000 | |
Đông | 92.000 | 145.000 | |
Cả năm | 89.000 | 137.000 | |
Chè cành lai F1 | Xuân | 83.000 | 126.000 |
Hạ | 76.000 | 126.000 | |
Thu | 82.000 | 126.000 | |
Đông | 82.000 | 132.000 | |
Cả năm | 81.000 | 127.000 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Từ bảng trên ta thấy được giá chè búp khô của hai hướng sản xuất có sự chênh lệch rò rệt, giá chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao và ổn định hơn so với giá chè của nhóm hộ sản xuất chè thông thường. Giá bán của cả 2 nhóm đều có xu hướng tăng vào mùa đông, thời điểm giáp tết Nguyên Đán nhu cầu của thị trường tăng và mùa đông thời tiết khô, lạnh cây chè chậm phát triển chủ yếu là chè từ mùa thu. Giá bán bình quân cả năm cả 3 giống chè của hộ sản xuất chè an toàn đều cao hơn nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Chè hạt 79.000đ/kg cao hơn 31.000đ so với 48.000đ/kg của hộ sản xuất chè truyền
thống, chè cành LDP1 đạt 137.000đ/kg so với 89.000đ, cao hơn 48.000đvà chè cành F1 đạt 127.000đ/kg trong khi đó giá của nhóm hộ sản xuất truyền thống chỉ đạt 81.000đ/kg cao hơn 46.000đ/kg. Hiệu quả của sản xuất chè an toàn cao hơn sản xuất truyền thống rất nhiều tuy nhiên giá bán chè của xã Tràng Xá lại thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của Thái Nguyên, đặc biệt là các vùng chè sản xuất theo hướng Hữu cơ như La Bằng (Đại Từ), Hóa Thượng (Đồng Hỷ),...
4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ
4.2.6.1. Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra
Diện tích sản xuất chè của xã Tràng Xá rất lớn tuy nhiên chè tại đây chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, chưa có hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp vậy nên chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tôi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra trong bảng 4.2.6.1:
Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra
Hộ sản xuất truyền thống | Hộ sản xuất an toàn | |||
Số lượng (hộ) | Cơ cấu (%) | Số lượng (hộ) | Cơ cấu (%) | |
Hộ sản xuất chè | 90 | 100% | 10 | 100% |
Gia đình sử dụng | 55 | 61% | 10 | 100% |
Bán lẻ tại chơ | 30 | 33% | 0 | 0% |
Bán cho thương lái | 66 | 73% | 10 | 100% |
Bán cho doanh nghiệp, công ty | 0 | 0% | 0 | 0% |
Cửa hàng gia đình | 0 | 0% | 0 | 0% |
Khác... | 0 | 0% | 0 | 0% |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Qua bảng trên ta thấy có 30 hộ chiếm 33% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm của mình tại chợ,chợ
Tràng Xá là chợ lớn nhất của 5 xã phía nam huyện Vò Nhai, là trung tâm trao đổi mua bán của địa phương nên lượng người trao trao đổi mua bán hàng hóa tập trung rất đông tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình bán sản phẩm về chè của gia đình. Người xưa quan niệm rằng “miếng Trầu là đầu câu chuyện” còn ngày nay thì chén trà là đầu câu chuyện, bởi trong cuộc sống của chúng ta, trà không thể thiếu. Chè là thức uống gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt Nam, nhâm nhi chén nước chè xanh ngắt là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên hay các cuộc gặp bất chợt, bởi vậy rất nhiều hộ gia đình được điều tra giữ lại chè do chính mình sản xuất để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có 55 hộ chiếm 61% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn giữ lại sản phẩm chè của mình để sử dụng. Còn lại 66 hộ chiếm 73% số hộ sản xuất chè truyền thống và 100% các hộ gia đình sản xuất chè an toàn tiêu thụ sản phẩm chè theo hình thức bán cho thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an toàn và chè truyền thống không có hộ gia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình.
4.2.6.2. Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra
Để tìm hiểu rò về lượng chè bán ra thị trường và lượng chè sử dụng của các hộ gia đình tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.2.6.2 dưới đây:
Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra
Bình quân phần trăm tiêu thụ (%) | ||
Truyền thống | An toàn | |
Gia đình sử dụng | 2,7% | 1,3% |
Bán lẻ tại chơ | 84% | 0% |
Bán cho thương lái | 96% | 98,7% |
Bán cho doanh nghiệp, công ty | 0% | 0% |
Cửa hàng gia đình | 0% | 0% |
Khác... | 0% | 0% |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Từ bảng trên ta thấy được các hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại sản phẩm chè của mình sản xuất ra cao hơn so với nhóm hộ gia đình sản xuất chè an toàn, cụ thể hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại 2,7% sản phẩm cao hơn 1,4% so với hộ gia đình sản xuất chè an toàn với 1,3% lượng sản phẩm giữ lại. Tuy có tỷ lệ phần trăm cao hơn nhưng thực tế lượng sản phẩm được giữ lại của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống vẫn thấp hơn nhóm hộ sản xuất chè an toàn vì bình quân diện tích sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống (19 sào so với 8 sào, cao hơn gấp 2 lần) do đó lượng sản phẩm sản xuất ra của hộ sản xuất chè an toàn lớn hơn rất nhiều so với hộ sản xuất chè truyền thống.Một số hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ sản phẩm chè của mình qua 3 hình thức tiêu thụ khác nhau nên hình thức sản xuất này lượng sản phẩm bán ra thị trường phân tán qua 2 hình thức tiêu thụ là bán lẻ tại chợ với 84% và cao nhất là hình thức bán qua thương lái với 96% lượng sản phẩm. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn họ chỉ tiêu thụ chè của mình qua 2 hình thức chính vì vậy lượng sản phẩm bán ra thị trường không bị phân tán với 98,7% lượng sản phẩm được bán cho thương lái. Có thể thấy ở cả 2 hình thức sản xuất không có lượng sản phẩm nào được bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán qua của hàng gia đình hay các hình thức tiêu thụ khác.
Các thương lái thu mua chè tại Tràng Xá chủ yếu từ nơi khác đến, bởi các sản phẩm chè của xã Tràng Xá chưa có thương hiệu, chất lượng chè cũng thấp hơn các vùng chè khác của tỉnh Thái Nguyên nên thường bị ép giá. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở Tràng Xá mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chưa có hợp đồng đảm bảo tiêu thụ vậy nên người dân tại đây vẫn quen với hình thức tiêu thụ truyền thống, không có sự liên kết trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan,
ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa.
4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia
4.3.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra
Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại Tràng Xá đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra
Truyền thống | An toàn | |||
Số lượng | Cơ cấu | Số lượng | Cơ cấu | |
90 | 100% | 10 | 100% | |
Đã tham gia | 76 | 84% | 10 | 10% |
Chưa tham gia | 14 | 16% | 0 | 0% |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Kết quả ở bảng trên cho ta thấy tỉ lệ tham gia vào các chương trình tập huấn, hội thảo của nông hộ được điều tra tương đối cao, 76 hộ sản xuất chè truyền thống đã tham gia ít nhất một chương trình hội thảo hay tập huấn về chè hữu cơ, chiếm 84% trên tổng số 90 hộ. Còn đối với hộ sản xuất chè an toàn, 100% các hộ sản xuất chè an toàn đã đều tham gia. Có thể thấy rằng các hộ sản xuất chè được điều tra rất quân tâm đến các kiến thức về chè hữu cơ mà các chương trình tập huấn, hội thảo mang lại.