Điều Kiện Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Xã Tràng Xá


Để đảm bảo hiệu quả bền vững cho mô hình, huyện đã chủ động tổ chức cho các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kiến thức về bảo vệ môi trường, an toàn lao động; hỗ trợ phân vi sinh, chế phẩm sinh học, cấp cây giống để trồng mới 3 ha và đầu tư máy đóng gói hút chân không.

Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ HTX dịch vụ, sản xuất, chế biến chè Sơn Trà xây dựng tem, nhãn mác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè, giúp HTX nâng tầm ảnh hưởng, phát huy vai trò kết nối sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá bán cho sản phẩm.

Về phía người dân, áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, các hộ trồng chè thôn Đồng Đài đã tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu là ớt cay, tỏi, gừng, thuốc lào... Chế phẩm này không những hạn chế được sâu bệnh hại chè, mà còn an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Sản xuất chè hữu cơ ở thôn Đồng Đài đang có những thành tựu đầu tiên, sự đồng hành và hỗ trợ của cơ quan chuyên môn huyện Sơn Dương là động lực thúc đẩy người dân mạnh dạn áp dụng phương pháp sản xuất chè hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, từ đó mở ra hướng đi bền vững cho cây chè. (11)

c. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè an toàn Núi Cốc (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Hợp tác xã chè Núi Cốc nằm tại xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý phía nam nằm giáp ranh với xã Tân Cương của thành phố Thái Nguyên, phía bắc giáp với hồ Núi Cốc huyền thoại, có sông Công chảy qua dẫn nước từ hồ Núi Cốc cung cấp cho quá trình trồng và chăm sóc chè nên sản phẩm chè nơi đây có hương vị thơm ngon đặc biệt của tự nhiên.

Trước đây, những đồi chè của xã thường không được tưới vì thế mỗi năm chỉ cho thu hái bảy, tám lứa/ năm; công đoạn sao, vò, sấy chè chủ yếu dùng củi, tay với những công cụ thô sơ khiến chất lượng chè chưa được cao. Những năm


gần đây, một số hộ gia đình trong xóm chè tham gia vào HTX chè Núi Cốc, được đầu tư hệ thống tưới xoay chiều, đủ độ ẩm, cho thu hái 10 đến 11 lứa/năm. Công cụ tự động hóa sử dụng ga, điện trong các khâu chế biến, đóng gói, giảm đến mức thấp nhất sức lao động, mẫu mã, chất lượng chè được nâng lên.Hợp tác xã chè Núi Cốc đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 16 ha, trong đó có hơn6 ha sản xuất theo hướng hữu cơ, còn lại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Tham gia vào HTX, các xã viên sản xuất chè theo hướng hữu cơ đều xây bể hoặc đào hố rải bạt để ủ phân chuồng, ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho chè. Đồng thời, tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong sản xuất. Từ đó, tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến an toàn nên giá trị sản phẩm chè của các thành viên HTX Chè an toàn Núi Cốc được nâng lên đáng kể, sản phẩm chè của HTX đưa vào thị trường từ bình dân tới quà biếu, với mức giá dao động từ 300.000 đồng một kg đến 3,5 triệu / kg đem lại lợi nhuận bình quân đạt tới hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, HTX tích cực tham gia các kỳ lễ hội chè của tỉnh, các hội chợ thương mại trên cả nước.Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả cao, các sản phẩm chè của HTX không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mà còn có mặt tại thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Không chỉ dừng lại tại thị trường trong nước, sản phẩm của HTX đang hướng tới xuất khẩu.(12)

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cây chè, các hộ trồng chè và các hoạt động liên quan đến sản xuất chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài khảo sát tình hình sản xuất chè và nhu cầu sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đưa ra một số giải pháp chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Tràng xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong năm 2020.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 10/01/2020 đến ngày 10/05/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra.

- Nhận thức về chè hữu cơ và nhu cầu chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thuận lợi, khó khăn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra.


- Các giải pháp đề xuất để thực hiện chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ cho các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp xác định mẫu

Trong nghiên cứu khoa học, việc chọn mẫu đủ lớn và mang tính đại diện là rất quan trọng. Để có được số mẫu có cơ sở thống kê và tránh những sai sót trong quá trình chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu tôi áp dụng công thức chọn mẫu Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%:

n =

N

1+ N (e)2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 4

Trong đó:

n là cỡ mẫu.

N là số lượng tổng thể. e là sai số tiêu chuẩn.

Toàn bộ xã có 2094 hộ, theo công thức tính ta tìm được n= 100.Chọn 4 xóm trên địa bàn xã để tiến hành lấy mẫu nghiên cứu.Xóm Đồng Ruộng, xóm có diện tích chè lớn nhất xã với hơn 50ha chè các loại.Xóm Tân Thành và Thành Tiến với 100% hộ gia đình sản xuất chè.Xóm Đồng Ẻn với hơn 80% hộ gia đình sản xuất chè.

Tại 4 xóm đã chọn, chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình để tiến hành điều tra,dân số của mỗi xóm là khác nhau, áp dụng công thức ở trên tôi thu được số mẫu tại mỗi xóm cụ thể như sau:

Xóm Tân Thành: 29 hộ. Xóm Đồng Ẻn: 21 hộ.

Xóm Thành Tiến: 23 hộ. Xóm Đồng Ruộng: 27 hộ.

3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước,….

Trong đề tài này, tôi đã thực hiện nghiên cứu và thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất chè, sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông qua sách báo, các hội thảo nông nghiệp, hay qua phương tiện thông tin đại chúng(Trang Web, bài báo),…

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế,… Với đề tài nghiên cứu “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên” tôisử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn với những câu hỏi mở.

- Quan sát trực tiếp: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác. Trực tiếp, nghe, nhìn, sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình.Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác. Tôi đã quan sát thái độ, hành động của người lao động trong các hoạt động sản xuất, trong những buổi tập huấn, hội thảo về chè để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất.

- Khảo sát thông qua phiếu điều tra: Để có số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành thu thập thông tin của các hộ nông dân. Các hộ nông dân được điều tra bằng phiếu điều tra với những câu hỏi đóng và câu hỏi mở,


nhằm thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất chè, nhu cầu của hộ đối với sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

- Phỏng vấn với câu hỏi mở: Cùng với việc quan sát phỏng vấn bằng những câu hỏi mở vừa giúp có thêm thông tin vừa góp phần kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà hộ được phỏng vấn đã cung cấp trong phiếu điều tra.

3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.Sử dụng một số hàm như: hàm tính trung bình (AVERAGE), hàm đếm dữ liệu (COUNT), hàm tính tổng (SUM),... để xử lý số liệu đã được điều tra.


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Tràng Xá nằm ở phía Nam huyện Vò Nhai, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống pháp, xóm Đồng Ruộng (Tràng Xá) nơi thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam). Tràng Xá là địa bàn chiến lược kinh tế - Quốc phòng của huyện Vò Nhai.Tổng diện tích xã là 47,80 km², với dân số 7.057 người, mật độ dân số đạt 148 người/km². Phía Đông giáp xã Dân Tiến và Phương Giao, phía Tây giáp Xã Liên Minh, phía Nam giáp xã Dân Tiến, phía Bắc giáp thị Trấn Đình Cả, xã Lâu Thượng và xã Phú Thượng với danh lam thắng cảnh Hang Phượng Hoàng, một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.

Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên

Tràng Xá mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rò rệt. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm.Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50C, nhiệt độ trung bình 28,50C. Mùa khô bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 30C. Độ ẩm không khí trên địa bàn xã khá cao. Mùa mưa độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa khô từ 65% đến 70%.


Xã Tràng xá nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn.Mùa khô thời tiết lạnh và hanh khô.Tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm).Trong đó đầu mùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn.

Xã Tràng Xá có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú:

- Tài nguyên đất: Tràng Xá có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa tập trung ở một số xóm Đồng Ẻn, Cầu Nhọ; đất đen ở hầu hết các xóm trên địa bàn xã và đất xám bạc màu chiếm trên 70% phân bố ở thung lũng, đồi thấp. Nhìn chung xã Tràng Xá có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi.

- Tài nguyên rừng: Rừng ở Tràng Xá chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây Bưởi, Cam, Nhãn... Cây lương thực chủ yếu là cây Lúa nước, Ngô, Đậu...

- Nguồn nước: Trên địa bàn xã có sông Dong (một nhánh của sông Thương) chảy qua và nhiều khe suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố chưa đều.

- Du lịch sinh thái: Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Hang Huyện và rừng Khuôn Mánh là nhân chứng lịch sử cho cuộc chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của ông cha ta.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí