Một Số Nét Cơ Bản Về Sản Xuất Chè Trên Địa Bàn Xã


4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất tạo ra những chuyển biến rò rệt, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong địa bàn xã ngày càng được nâng cao.

Về nông nghiệp

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 của toàn xã đạt 8.489,53 tấn. Cây ăn quả được xác định là cây mũi nhọn của địa phương, nhân dân tích cực chăm sóc, hiện nay diện tích cây ăn quả các loại khoảng 260ha trong đó diện tích bưởi là 185ha (diện tích cây bưởi đã cho sản phẩm là 103ha); Thu nhập từ cây bưởi diễn khoảng hơn 400 triệu đồng/ha. Các xóm có diện tích cây ăn quả nhiều: Thắng Lợi, Mỏ Đinh, Lò Gạch, Hợp Nhất. Trong năm 2019, UBND xã đã phối hợp cùng Trường Đại học KT&QTKD Thái Nguyên triển khai trồng mới 20ha na dai; trên địa bàn xã trong năm 2019 có 50ha bưởi diễn được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP.

Đàn lợn duy trì ở mức 3.000 - 4.000 con/năm; đàn gia cầm duy trì ở mức 37.000- 40.000 con; đàn trâu, bò năm 2015 là 1.080 con, năm 2019 là

1.155 con; thuỷ sản duy trì 80 tấn. Tổng sản lượng thịt lợn hơi hàng năm bình quân 320 tấn.

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn đã và đang phát triển tốt góp phần đẩy mạnh xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn mới góp phần tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn toàn xã, giải quyết tốt nguồn lao động tại địa phương.

Sản xuất ngói xi măng bình quân 7,5 vạn viên/năm.


Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ đóng góp 30% thu nhập bình quân toàn xã.

Thương mại - dịch vụ

Trong năm 2017 xã Tràng Xá đã đầu xây dựng nâng cấp Chợ Tràng Xá, đảm bảo cho các hoạt động giao thương buôn, bán diễn ra thuận tiện, thị trường hàng hóa lưu thông phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ trọng thương mại và dịch dịch vụ trên địa bàn, giải quyết lao động tại chỗ, đóng góp vào tổng thu ngân sách xã.

Cơ sở hạ tầng

Đường tỉnh 265 chạy dọc theo địa bàn xã nối xã với Quốc lộ 1B tuyến đường huyết mạch Thái Nguyên - Lạng Sơn và xã Quyết Thắng (Hữu Lũng – Lạng Sơn) thuận lợi cho giao thương buôn bán. Hiện nay xã đang triển khai dự án xây dựng tuyến đường Tràng Xá - Phương Giao - Bắc Sơn (Lạng Sơn) dài 28,35km với kinh phí 156,5 tỷ đồng.

Các tuyến đường liên xóm, trục xóm và đường ngò xóm, đường nội đồng ở 18/18 xóm trên địa bàn xã và đường vào nghĩa địa… được đầu tư theo chương trình nông thôn mới từ năm 2015-2019 và đối ứng của nhân dân làm mới được là 44,42 km.

Y tế

Xã có 1 trạm y tế, 07 cơ sở có giấy phép hành nghề dược bán thuốc trên địa bàn. Năm 2019 tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã là 7.091 thẻ; số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm là 4.026 lượt.

Giáo dục và đào tạo

Chất lượng giảng dạy của các trường trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Cụ thể:


Trường mầm non: Trên địa bàn xã có 02 trường mầm non, trong đó có 58 cán bộ, giáo viên; có 519 học sinh, số học sinh 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo đủ điều kiện vào lớp 1 là 173/173 học sinh đạt 100%.

Trường tiểu học: Trên địa bàn xã có 02 trường tiểu học, trong đó: Có 63 cán bộ, giáo viên; có 799 học sinh, số học sinh hoàn thành chương trình học đạt 100%.

Trường THCS: Trên địa bàn xã có 02 trường THCS, trong đó: Có 44 cán bộ, giáo viên; có 560 học sinh; học sinh xét tốt nghiệp là 129/129 học sinh đạt 100%.

Tình hình dân số và lao động

Xã Tràng xá có 18 đơn vị hành chính (xóm) với dân số 7.057 người. Về trình độ lạo động nhìn chung tương đối thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây là 42,5%/ tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Tuy nhiên với kinh nghiệm trồng và sản xuất lâu đời lao động tại đây tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt như: Chè, Bưởi, Nhãn,...(13)

An ninh - Quốc phòng

Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, khơi dậy tinh thần cảnh giác cách mạng, góp phần làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông luôn được Cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông từng bước được kiềm chế. Quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia vào công tác giữ gìn an ninh chính trị và phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc


gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (14)

4.1.3. Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã

Cây chè là cây trồng mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Tràng Xá. Những năm gần đây Tràng Xá đã chú trọng vào đầu tư phát triển sản xuất chè và đạt được một số kết quả nhất định:

Hiện nay, xã có hơn 300 ha chè, trong đó có 7ha chè theo tiêu chuẩn VietGap tập trung ở xóm Thành Tiến, trong năm 2020 triển khai dự án xây dựng HTX sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGab tại xóm Tân Thành. Xã cũng thực hiện một số chương trình hỗ trợ giống chè, phân bón, máy móc, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc… cho bà con. Diện tích chè trồng mới ngày càng tăng trong năm 2019 diện tích chè trồng mới trên toàn xã đạt 6ha.

Diện tích chè lớn tuy nhiên giống chè được trồng chủ yếu là giống chè hạt (chè trung du) nên năng suất cũng như chất lượng chè tại đây chưa được cao, giá bán chè thấp hơn rất nhiều so với các vùng chè khác của tỉnh Thái Nguyên. Giá bán 1 kg chè búp khô chè hạt chỉ đạt 50 đến 80 nghìn đồng, chè cành vào khoảng 80 đến 150 nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với giá các vùng chè khác như La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ) các vùng chè này có giá bán trung bình khoảng 300 nghìn đồng 1 kg chè búp khô. Giá bán chè thấp cũng bởi thị trường tiêu thụ chè của xã Tràng Xá rất hạn chế, do người sản xuất chè tại đây chưa tự mang sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng chủ yếu các hộ sản xuất chè tại đây đóng chè thành các bao tải to đem ra ngoài chợ bán cho các thương lái, hoặc một số ít có thương lái đến tận nhà thu mua, những thương lái chủ yếu từ nơi khác đến nên thường bị ép giá. Điều quan trọng hơn là chè tại đây chưa có thương hiệu vì vậy giá bán cũng không thể nào cạnh tranh với các loại chè đã có chỗ đứng trên thị trường.(15)


4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra

4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra

Qua quá trình điều tra về tình hình sản xuất chè của xã Tràng Xá tôi thu được kết quả sau (được trình bày trong bảng 4.2.1):

Tổng số hộ điều tra là 100. Cây chè là cây trồng chính và mang lại thu nhập chính cho các hộ. Điều này chứng tỏ cây chè đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè truyền thống là 47, nhóm làm chè an toàn là 45. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất.Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hoá của chủ hộ: Trình độ văn hoá của chủ hộ nhìn chung còn tương đối thấp. Bình quân trình độ văn hóa của hộ sản xuất chè truyển thống là 7/12 còn đối với hộ sản xuất chè an toàn trình độ văn hóa cao hơn so với hộ sản xuất chè truyền thống, trình độ văn hóa đạt 9/12.

Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra



Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phương thức sản xuất

Truyền thống

An

toàn

Tổng số hộ điều tra

Hộ

90

10

Tuổi trung bình

Tuổi

47

45

Bình quân trình độ văn hóa

Lớp

7

9

Bình quân nhân khẩu/ hộ

Người

3.9

4.4

Bình quân lao động trong độ tuổi/ hộ

Người

2.7

2.9

Bình quân lao động ngoài độ tuổi/ hộ

Người

1.1

1.5

Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ hộ

Sào

42

60

Bình quân diện tích đất trồng chè/ hộ

Sào

8

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)


Trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hoá của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ làm chè an toàn 4,5 người/hộ cao hơn so với 3,9 người/hộ của nhóm làm chè truyền thống. Trong đó, bình quân nhân khẩu trong độ tuổi lao động/hộ ở hộ làm chè truyền thống 2,7 lao động, hộ làm chè an toàn là 2,9 lao động. Về bình quân nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động của nhóm hộ sản xuất truyền thống là 1,1 người/hộ, còn hộ sản xuất an toàn là 1,5 người/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra ở 2 phương thức canh tác về cơ bản là tương đương nhau.

Diện tích đất cũng là yếu tố rất quan trọng. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ sản xuất chè an toàn là 60 sào, gấp 1,5 lần diện tích đất nông nghiệp của hộ sản xuất chè truyền thống là 42 sào. Diện tích đất nông nghiệp trồng chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cũng cao hơn, gấp 2 lần, cụ thể bình quân đạt 19 sào/hộ so với 8 sào/hộ của nhóm sản xuất chè truyền thống.Qua đó ta thấy được diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng chè có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn hướng sản xuất của hộ trồng chè.

4.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra

Thực tế cho thấy chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu.Chất lượng chè nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý, sinh hoá của giống. Do vậy việc chọn được giống chè tốt và cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Điều tra nghiên cứu về cơ cấu giống chè của các hộ tôi thu được kết quả nghiên cứu như sau:


Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra


Chỉ tiêu

Hộ sản xuất truyền thống

Hộ sản xuất an toàn

Số lượng (sào)

Cơ cấu (%)

Số lượng (sào)

Cơ cấu (%)

Diện tích trồng chè

715

100%

188

100%

Chè hạt

389

54%

81

43%

Chè TRI 777

0

0%

0

0%

Chè cành lai LDP1

109

16%

82

44%

Chè cành lai LDP2

0

0%

0

0%

CHè cành lai F1

213

30%

35

13%

Chè khúc vân tiên

0

0%

0

0%

Chè kim tuyên

0

0%

0

0%

Chè keo am tích

0

0%

0

0%

Khác

0

0%

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Từ bảng 4.2.2 ta thấy, các nông hộ chủ yếu trồng giống chè hạt (chè trung du), các giống chè TRI 777, chè cành lai LDP2, chè Khúc Vân Tiên, chè Kim Tuyên, chè Keo Am Tích mặc dù phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nhưng là các giống chè mới hiện nay đang nằm trong dự án trồng mới 2019 - 2020. Ở nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, giống chè hạt chiếm 43% so với tổng diện tích, giống chè cành lai F1 có diện tích 213 sào chiếm 30% gấp đôi so với giống chè cành lai DLDP1 là 109 sào, chiếm 16%. Nhóm sản xuất chè an toàn giống chè cành lai LDP1 chiếm diện tích lớn nhất, chiếm 44% với 82 sào, tiếp đến là giống chè hạt chiếm 43% với diện tích 81 sào, chè cành lai F1 chỉ có 35 sào chiếm 13%. Điều này cho thấy diện tích trồng các loại chè giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ở các hộ sản xuất chè truyền thống còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới, xã Tràng Xátriển khai nhanh các chương trình dự án trồng mới, trồng thay thế, đưa dần các giống chè có năng suất, chất lượng


tốt vào thay thế cho những nương chè đã già và cằn cỗi, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè.

4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ

4.2.3.1. Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứacủa các hộ được điều tra

Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè đạt được.Tuy nhiên ở mỗi hướng sản xuất khác nhau tỷ lệ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.2.3.1dưới đây:

Bảng 4.2.3.1: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phương thức sản xuất

Truyền thống

An toàn

Bón phân

Lần

1

1

Sử dụng thuốc BVTV

Lần

2

1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Nhằm nâng cao năng suất, cả 2 phương thức đều bón phân 1 lần/1 vụ. Tuy nhiên chè an toàn yêu cầu hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình sản xuất vậy nên bình quân số lần phun thuốc bảo vệ thực vật của phương thức sản xuất chè an toàn chỉ là 1, còn đối với sản xuất chè truyền thống là 2 lần. Mỗi lứa chè cho thu hoạch từ 25 - 30 ngày việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cải thiện năng suất, chất lượng chè là cần thiết nhưng đối với sản xuất chè truyền thống sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều trong thời gian ngắn như vậy không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như gây ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới các hộ được điều tra cần phải điều chỉnh, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022