Nhận Thức Về Sản Xuất Chè Hữu Cơ Của Nông Hộ


4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ

Với tỷ lệ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ tương đối cao, các hộ gia đình được điều tra đã có kiến thức nhất định về sản xuất chè hữu cơ, điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.3.2: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra



Nhận thức

Truyền thống

An toàn

Số

lượng

cấu

Số

lượng

cấu

90

100%

10

100%

Là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc

BVTV hóa học...

6

7%

0

0%

Là đảm bảo thời gian đủ an toàn sau khi

sử dụng thuốc BVTV hóa học...

27

30%

0

0%

Là theo quy trình kỹ thuật hoàn toàn tự

nhiên...

57

63%

10

10%

Khác...

0

0%

0

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Qua bảng trên ta thấy, có 57 hộ chiếm 63% trên tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn cho rằng sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất theo quy trình kỹ thuật chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.” Tiếp đến là 27 hộ chiếm 30% trên tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất chè có sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học tuy nhiên từ lúc sử dụng đến lúc thu hoạch có thời gian đủ lâu đảm bảo chất lượng an toàn.” Cuối cùng chỉ có 7% tương ứng với 6 hộ trong 90 hộ sản xuất chè truyền thống nhận định sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất chè hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.”Từ kết quả đã điều tra ở bảng trên ta có thể kết luận đa số các hộ được điều tra đã có nhận thức đúng về định nghĩa sản xuất chè hữu cơ.


4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ

Để thấy được nhận thức của hộ gia đình được điều tra về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.3 dưới đây:

Bảng 4.3.3:Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra


Nhận thức

Truyền thống

An toàn

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

90

90%

10

10%

Không cần thiết

25

28%

0

0%

Cần thiết

21

23%

0

0%

Rất cần thiết

42

47%

10

100%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy rất quan trọng là nhận thức chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ với100% hộ sản xuất chè an toàn và 42 hộ chiếm 23% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền. Tiếp đến là 25 hộ chiếm 28% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ là không cần thiết, còn lại 21 hộ chiếm 23% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng sản xuất chè hữu cơ là cần thiết. Có thể nói rằng đa số các hộ đều thấy được tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ đặc điệt là đối với những họ đang sản xuất chè an toàn. Nhận thức về tầm quan trọng này là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra.


4.3.4. Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ

Nhân tố là cơ sở hàng đầu để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó, trong chuyển đổi sản xuất chè cũng vậy cần xác định đúng và làm rò cơ sở để thực hiện quá trình chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ. Dưới đây là nhận thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình chuyển đổi sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ được điều tra.

Bảng 4.3.4: Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ

của nông hộ



Các nhân tố

Truyền thống

An toàn

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

90

100%

10

100%

Bộ, ngành trung ương

52

58%

0

0%

Cơ quan, tổ chức KN địa phương

16

18%

10

100%

Các đơn vị, doanh nghiệp

6

7%

0

0%

Cá nhân và hộ gia đình

16

18%

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Kết quả từ bảng cho thấy, có 100% số hộ sản xuất chè an toàn và 18% số hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng cơ quan, tổ chức Khuyến Nông địa phương với kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về địa phương mình đang quản lý giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ. Có tới 53 hộ chiếm 58% trên tổng số hộ sản xuất chè truyền thống cho rằng Bộ, Ngành Trung Ương với các chương trình, chính sách là nhân tố giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình này. Các cá nhân và hộ gia đình sản xuất chè là nhân tố được đánh giá quan trọng thứ 3 bởi


các hộ gia đình sản xuất chè truyền thống với số lượng là 16 hộ, chiếm 18%.Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ chè được đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến quá trình chuyển đổi.

Kết quả trên cũng cho thấy rằng các hộ gia đình có sự tin tưởng, kỳ vọng vào các cơ quan, tổ chức khuyến nông địa phương rất lớn do vậy các cơ quan tổ chức khuyến nông địa phương cần thực hiện tốt và phát huy tối đa vai trò của mình trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang chè hữu cơ, các nhân tố Bộ, Ngành Trung Ương; các đơn vị sản xuất và tiêu thụ chè cần tham gia tích cực hơn nữa để tạo ảnh hưởng, niềm tin đối với các hộ sản xuất chè. Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình sản xuất chè cần phải tự mình ý thức, tham gia có trách nghiệm đối với quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

4.3.5. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

4.3.5.1. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Để đánh giá được nhu cầu và là cơ sở để đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.5.1:

Bảng 4.3.5.1: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra


Nhu cầu

Truyền thống

An toàn

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

90

100%

10

100%

Có nhu cầu

57

63%

10

10%

Không có nhu cầu

33

37%

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)


Số liệu từ bảng cho thấy đa số các hộ được điều tra có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ với 100% số hộ sản xuất chè an toàn và 57 hộ chiếm 63% số hộ sản xuất chè truyền thống, chỉ có 33 hộ chiếm 37% số hộ sản xuất chè truyền thống không có nhu cầu tham gia.

4.3.5.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra

Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tôi đã tiến hành điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất chè hữu cơcủa các hộ được điều tra vàthu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 4.3.5.2: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra


Lý do tham gia

Truyền thống

An toàn

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

57

100%

10

100%

Tăng năng suất

5

9%

0

0%

Tiết kiệm chi phí và công LĐ

5

9%

0

0%

Đầu ra ổn định

48

84%

5

50%

Lợi nhuận cao

34

60%

6

60%

Bảo vệ sức khỏe và môi trường

38

67%

9

90%

Khác...

1

2%

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Kết quả ở bảng trên ta thấy được đối với sản xuất chè truyền thống với 57 hộ có nhu cầu tham gia yếu tốđầu ra ổn định là yếu tốảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu muốn tham gia với 48 hộ tương ứng 84%, tiếp đến là yếu tố bảo vệ sức khỏe và môi trường có 38 hộ tương ứng với 67%, yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ 3 là yếu tố lợi nhuận cao có 34 hộ tương ứng 60%, yếu tố năng suất và tiết kiệm chi phí và công lao chỉ có 5 hộ ứng với 9% và tham gia để trải nghiệm chỉ có 1 hộ chiếm 2%. Đối với sản xuất chè an toàn có đến 90% nông hộ có


nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi yếu tố bảo vệ sức khỏe và môi trường, xếp thứ 2 là yếu tố lợi nhuận cao với 60% tương ứng với 6 hộ, xếp thứ 3 là yếu tố đầu ra ổn định với tỷ lệ 50%, không có hộ gia đình nào muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi yếu tố tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, công lao động và các yếu tố khác. Như vậy ta có thể thấy rằng ở 2 hướng sản xuất khác nhau, các đối tượng có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi các mục đích khác nhau.

4.3.5.3. Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra

Để làm rò các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.3.5.3dưới đây:

Bảng 4.3.5.3: Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra

Nguyên nhân không giam gia

Số lượng

Cơ cấu

33

100%

Thiếu vốn

2

6%

Không có kiến thức

1

3%

Chi phí cao

0

0%

Năng suất thấp hơn

0

0%

Đầu vào khan hiếm

1

3%

Đầu ra không đảm bảo

1

3%

Quen với phương pháp truyền thống

20

61%

Diện tích nhỏ

20

61%

Quy trình khắt khe

10

30%

Thiếu nhân công

3

9%

Khác...

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Các nông hộ không có nhu cầu tham gia 100% nằm ở các hộ sản xuất chè truyền thống. Diện tích nhỏ và quen với phương pháp truyền thống là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến không muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ chiếm 61% tương ứng với 21 hộ. Nguyên nhân lớn thứ 2 là do quy


trình khắt khe của sản xuất chè hữu cơ với 10 hộ chiếm 30%, xếp thứ 3 là 3 hộ chiếm 9% do thiếu nhân công lao động nên không muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ. Không có kiến thức, đầu vào khan hiếm, đầu ra không ổn định là những nguyên nhân xếp thứ 4 chiếm 3% tương ứng với 1 hộ, không có hộ nào không tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi chi phí cao, năng suất thấp hơn và các nguyên nhân khác. Qua đó ta thấy rằng cần phải thay đổi tư duy sản xuất của người sản xuất và giải quyết vấn đề về diện tích nhằm tăng số lượng các hộ gia đình có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ.

4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

4.4.1. Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra

Nằm ở vùng thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận hòa các hộ gia đình có những thuận lợi nhất định khi sản xuất chè nói chung và tham gia sản xuất chè hữu cơ nói riêng. Những thuận lợi đó được thể hiện qua kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.4.1: Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra


Thuận lợi khigiam gia

Truyền thống

An toàn

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

90

100%

10

100%

Vốn

6

7%

3

30%

Kiến thức

5

6%

1

10%

Diện tích

49

54%

10

100%

Nhân công lao động

9

10%

3

30%

Giống, phân bón,...

1

1%

0

0%

Cơ sở hạ tầng

0

0%

0

0%

Thị trường tiêu thụ

4

4%

1

10%

Chính sách nhà nước

0

0%

0

0%

Khác...

0

0%

0

0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)


Đối với các hộ sản xuất chè truyền thống diện tích là yếu tố thuận lợi lớn nhất của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ với diện tích đất nông nghiệp trung bình 42 sào/hộ họ có thể sẵn sàng mở rộng diện tích sản xuất, có 49 hộ chiếm 54% coi đây là thuận lợi lớn nhất của mình khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Tiếp đến là 9 hộ chiếm 10% cho rằng nhân công lao động là thuận lợi của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Có 6 hộ chiếm 7% số hộ sản xuất chè truyền thống tự tin vào nguồn vốn của mình đủ khả năng để tham gia vào hoạt động sản xuất chè hữu cơ. Kiến thức, thị trường tiêu thụ lần lượt chiếm 6% và 4% được nông hộ coi là thế mạnh của họ khi tham gia vào sản xuất chè hữu cơ. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ là thuận lợi đối với chỉ có 1% số hộ sản xuất chè truyền thống.Cơ sở hạ tầng, chính sách nhà nước và các yếu tố khác không phải là thuận lợi đối với các hộ sản xuất chè truyền thống khi tham gia sản xuất chè hữu cơ.

Tương tự như các hộ sản xuất chè truyền thống, diện tích là thuận lợi xếp đầu tiên đối với hộ sản xuất chè an toàn, tuy nhiên có tới 100% số hộ sản xuất chè an toàn cho rằng nếu họ tham gia vào sản xuất chè hữu cơ đây sẽ là thuận lợi lớn nhất của họ. Có 30% số hộ sản xuất chè an toàn tự tin vào khả năng vốn và nguồn lao động của mình. Kiến thức và thị trường tiêu thụ là thuận lợi lớn nhất đối với 10% số hộ trong nhóm sản xuất chè an toàn. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ; Cơ sở hạ tầng, chính sách nhà nước không phải là thuận lợi của bất kỳ hộ sản xuất chè an toàn nào.

Những thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ gia đình điều tra tương đối lớn vì vậy khi chuyển đổi cần tận dụng triệt để những thuận lợi này để đạt hiệu quả cao trong sản xuất chè hữu cơ.

4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Mặc dù các hộ gia đình được điều tra có những thuận lợi nhất định khi tham gia sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên họ cũng gặp phải không ít khó khăn, những khó khăn đó cần được giải quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022