Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Chè Trên Thế Giới


khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ dùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa những cành có sâu hại ăn. Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụng rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích.Họ có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm.Nếu nương chè hữu cơ giáp với nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biện pháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ.Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng.

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam

Cây chè xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm, hiện trên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm. Diện tích sản xuất chè của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc.Ở phía nam, diện tích sản xuất chè chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía nam.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn (1500 – 2000 mm) thuận lợi cho phát triển cây chè.Các giống chè ở Việt Nam rất đa dạng phong phú cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng để sản xuất nhiều loại sản phẩm về chè. Hơn nữa nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới và cả trong nước ngày càng tăng thúc đẩy mở rộng sản xuất chè giúp ngành chè Việt Nam có thể vươn xa trên thị trường chè thế giới.

Trong những năm gần đây.sản xuất chè cả nước không nhưng tăng cả về diện tích, năng suất , sản lượng mà còn chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Sản lượng và xuất khẩu chè Việt Nam đứng thứ 5


thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kenya.Sản lượng chè xanh của Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngành chè Việt Nam đang có xu hướng tăng tỷ lệ chế biến chè xanh, chè Ô Long và giảm chế biến chè đen trong tổng cơ cấu sản phẩm chè của Việt Nam để tăng cao giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang quy hoạch diện tích trồng chè cả nước là 140 nghìn ha, cho nên còn cơ hội mở rộng thêm diện tích tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư. Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán (cả nước có trên 455 cơ sở chế biến chè) mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ra nên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không tuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… làm ảnh hưởng tới uy tín xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Trên thực tế, cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng định đúng vị thế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,…

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới, chỉ bằng 55- 70% so với giá xuất của nhiều nước bình quân chỉ đạt 1-1,2 USD/kg chè so với mức chung của thế giới 1,4- 2,2 USD/kg.(Viện khoa học Kỹ Thuật Việt Nam – IASVN).Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến,

Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 3


thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè nước ta. [6]

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kenya, Ấn Độ...

Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.

Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.

Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).


Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.

Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số nước trên thế giới:

Chè hữu cơ lần đầu tiên được sản xuất năm 1986 ở Sri Lanka.Từ đó trở đi, chè hữu cơ phổ biến rộng khắp Ấn Độ và Sri Lanka.Một số các nước đang sản xuất chè hữu cơ gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Seychelles, Tanzania, Kenya, Malawi và Ác-hen-ti-na.

Trung Quốc

Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới.Diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt là diện tích.Tính đến cuối năm 2018, diện tích trồng ở 18 tỉnh có ngành chè phát triển ở Trung Quốc là 2,9 triệu ha, tăng 1,8 triệu ha so với năm 2000, tỷ lệ là 175%. Trong khi đó, sản lượng chè cũng tăng trưởng ổn định hàng năm từ 680 ngàn tấn năm 2000 lên tới 2,6 triệu tấn năm 2018.

Trong bối cảnh diện tích trồng và sản lượng tăng, Trung Quốc cũng quan tâm đến mô hình sản xuất xanh để bảo vệ môi trường.Cụ thể, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế, thay vào đó là các loại phân hữu cơ, phân công thức tạo ra những vườn chè sinh thái tiêu chuẩn cao.

Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến... Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm


đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tương lai sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc.[7]

Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với nền nông nghiệp sạch vì vậy quốc gia này cũng rất chú trọng đến sản xuất chè hữu cơ. Tại Nhật Bản sản phẩm chè từ một trang trại hoặc một doanh nghiệp sản xuất được gọi là chè hữu cơ khi được chứng nhận hữu cơ bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ theo quy định của JAS, Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản.

Một trang trại chè tại Nhật Bản được chứng nhận hữu cơ trước tiên phải đảm bảo vùng đất sản xuất không có hóa chất như thuốc trừ sâu và phân bón nhân tạo ít nhất ba năm trước khi được chứng nhận. Sau đó, trồng trọt phải được thực hiện theo các yêu cầu của chứng nhận hữu cơ. Các yêu cầu chính là:

Cấm sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và phân bón bùn thải của con người.

Không có các sinh vật biến đổi gen.

Đảm bảo không gây ô nhiễm thuốc trừ sâu hoặc phân bón tổng hợp từ các trang trại lân cận.

Lưu giữ hồ sơ chi tiết về hoạt động của trang trại để kiểm toán và kiểm tra hàng năm.

Được giám sát nghiêm ngặt hàng năm bởi cơ quan chứng nhận hữu cơ cho các hoạt động nông nghiệp.

Một doanh nghiệp chế biến trà tại Nhật Bản được chứng nhận hữu cơ chế biến và đóng gói các loại trà hữu cơ theo quy định hữu cơ do JAS (Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản) đặt ra, tại các cơ sở được chứng nhận hữu cơ được kiểm tra hàng năm. Các quy định hữu cơ yêu cầu hồ sơ tài liệu nghiêm ngặt cho từng quy trình chế biến để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu cho chế


biến chè hữu cơ đều được đáp ứng và có thể truy nguyên được. Một số yêu cầu là:

Bảo quản các loại trà thô hữu cơ và trà chế biến trong không gian không có bất kỳ loại trà hoặc nguyên liệu không hữu cơ nào;

Chế biến và đóng gói các loại trà hữu cơ trong các cơ sở riêng biệt với các loại trà không hữu cơ;

Ghi lại tất cả các quy trình chế biến kể từ khi nhập nguyên liệu hữu cơ đến thời điểm trà hữu cơ được chế biến rời khỏi cơ sở.[8]

2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

2.2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Việt Nam là có diện tích chè dao động khoảng126.000 – 133.000 ha và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2011 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha, sản lượng (thô) đạt 888.600 tấn, sản lượng (đã chế biến) đạt

165.000 tấn, xuất khẩu lầ 132.600 tấn. Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến vào năm 2015.

Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

Kết thúc năm 2012, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia.

Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp


đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá

29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ,… [9]

2.2.3.2. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số địa phương

a. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại Hợp tác xã chè Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên)

Phú Lương là một trong hai huyện có diện tích sản xuất chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với diện tích hơn 4.000 ha. Để nâng cao giá trị cây chè, trong những năm qua việc cải tạo, trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới, chất lượng cao như: LDP1, TRI777, cải tạo chè trung du… áp dụng khoa học công nghệ sản xuất theo quy trình VietGAP, chè an toàn theo hướng hữu cơ… Điều này góp phần cải tạo môi trường, an toàn cho người trồng trọt, sản phẩm sạch, đem lại giá trị thu nhập cho mỗi héc ta đất trồng chè đặc sản khoảng 200 triệu đồng/năm.

Nằm tại vùng đất được mệnh danh là tứ địa danh chè của tỉnh Thái Nguyên, Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương hiện đang canh tác hơn 60 ha chè VietGAP và chè hữu cơ. Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu mát mẻ, cây chè lại được chăm bón từ phân chuồng hoai mục, phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản, phun chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng, sâu bệnh… để cho ra sản phẩm chè sạch, thơm, ngon, an toàn, chất lượng cao được thị trường ưa chuộng với giá thành từ 500.000 đồng tới 10 triệu đồng/kg. Doanh thu năm 2019 của Hợp tác xã đạt trên 3 tỷ đồng.

Hiện nay hợp tác xã đang thực hiện dự án 35 ha chè an toàn, hữu cơ và đã được Nhà nước hỗ trợ từ 25- 35 triệu đồng/ha/năm kéo dài từ 3 - 5 năm. Đây là sự hỗ trợ kịp thời cho bà con nhân dân chuyển đổi từ chè VietGAP, chè sản xuất thông thường sang sản xuất an toàn, hữu cơ Organic.

Bà Tống Thị Xuyến thành viên Hợp tác xã cho biết, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap, an toàn hữu cơ, bà con thấy rất an tâm từ khâu chăm


bón, thu hái, môi trường được trong lành hơn, giá trị búp chè thành phẩm cũng được nâng lên, giá trị các sản phẩm trà tăng lên từ 15% - 20%.

Sản xuất theo quy trình hữu cơ người dân thấy an toàn cho sức khỏe, sản phẩm được thị trường đón nhận, đây lại là xu hướng chung của nền nông nghiệp...Do vậy, đến nay tất cả các hộ dân trong xóm và vùng nguyên liệu của Hợp tác xã, bà con đã ký cam kết sản xuất trà an toàn, chuyển đổi dần từ chè VietGAP, chè thông thường sang chè hữu cơ.[10]

b. Kinh nghiệm trồng chè hữu cơ tại hợp tác xã chè Sơn Trà (thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)

Đồng Đài là địa phương có thế mạnh và truyền thống phát triển cây chè. Toàn thôn hiện có 60 hộ với hơn 80% số hộ sản xuất chè, cây chè đã được người dân trồng từ hơn 20 năm trước nên có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh.Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, đảm bảo lợi ích kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các hộ trồng chè trên địa bàn thôn Đồng Đài (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đang đẩy mạnh phát triển theo hướng hữu cơ.

Đầu năm 2018, thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP), Đồng Đài được cấp giấy chứng nhận làng nghề chè.

Trong quá trình phát triển, bên cạnh đẩy mạnh cải tạo đất đai, đưa các giống chè mới năng suất, chất lượng cao vào canh tác, các hộ trồng chè cũng tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Ông Trần Công Thông (thôn Đồng Đài), chia sẻ: “Sản xuất hữu cơ khiến sản lượng giảm 15 - 20% nhưng chất lượng đảm bảo, giá trị tăng 30 - 50%, đặc biệt, giúp giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, qua đó giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường. Sang năm 2020, gia đình tôi sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích chè sang sản xuất hữu cơ”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022