Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 9


ra các đinh hướng sản xuấtthích hợp cho các hộ trồng chè.Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất hay các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chè.

- Các hộ trồng chè tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, khai thác tính đặc trưng của sản phẩm để sản xuất ra những loại sản phẩm độc đáo (đặc sản) nhằm tăng giá trị sản xuất cũng như đảm bảo đầu ra cho chính sản phẩm của mình.

- Các cá nhân, hộ gia đình trồng chè phối hợp với các cơ quan, tổ chức Khuyến nông địa phương phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu thông qua việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại,… như: Tham gia hội chợ triển lãm Nông Sản, quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội,...

4.5.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ

Hiện nay việc sản xuất chè trên địa bàn xã còn lạc hậu, chè hầu hết được chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều.Việc đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ cho chế sản xuất và chế biến chè sẽ tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm tạo ra vì vậy cần tiến hành một số hoạt động sau:

- Các hộ trồng chè áp dụng các giống chè mới, có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống lại sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật, cải tiến kỹ thuật canh tác.

4.5.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Chính sách của nhà nước là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước, sản xuất chè hữu cơ cũng cần được khuyến khích phát triển từ những cơ chế chính sách của nhà nước.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hộ nông dân chuyển từ sản xuất chè xanh truyền thống sang sản xuất chè hữu cơ đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

- Ban hành những chính sách ưu đãi về vay vốn cho người dân chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.


Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 9

- Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao để thay thế hoá chất, thuốc trừ sâu sinh học và thuốc diệt cỏ sinh học để xử lý sâu bọ và bệnh dịch trên cây.

- Hỗ trợ một phần kinh phí trong việc đầu tư cải tạo đất để sản xuất hữu cơ.

- Hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho đào tạo tập huấn cho nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè hữu cơ.

- Có các chính sách ưu đãi như: Trợ giá cho sản phẩm chè hữu cơ tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, miễn thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu sản phẩm chè hữu cơ.

- Thiết lập tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc gia.



5.1. Kết luận‌

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian nghiên cứu đề tài: "Đề xuất giải pháp từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá" tôi rút ra một số kết luận như sau:

Với diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào, Tràng Xá là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Hơn nữa xã Tràng Xá còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên, một trong những vùng chè nổi tiếng trên cả thị trường trong và ngoài nước nên tiềm năng để phát triển sản xuất cây chè rất lớn.

Những năm qua, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở Tràng Xá, góp phần giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Do vậy, người dân tại đây đã chú trọng phát triển mạnh cây chè. Các chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật đã được thực hiện tích cực.Kết quả là diện tích trồng chè, năng suất bình quân và sản lượng chè không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè ở nơi đây vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm thấp. Đến nay tại xã Tràng Xá đã mới thành lập được: 1 HTX sản xuất chè an toàn tại xóm Thành Tiến, 2 xóm Tân Thành và Đồng Ruộng được công nhận là làng nghề chè truyền thống. Xóm Tân Thành có kế hoạch xây dựng HTX chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trong năm 2020 với quy mô khoảng 5ha trên địa bàn xóm.

Đối với các hộ trồng chè, nhận thức về sản xuất chè hữu cơ có sự thay đổi tích cực. Thuật ngữ "chè an toàn, chè hữu cơ" đã trở nên phổ biến nhờ công tác tuyên truyền, tập huấn được tổ chức thường xuyên. Đa số các hộ gia đình đã nhận thức đúng về quy trình canh tác chè hữu cơ cũng như nhận thức được


tầm quan trọng của nó từ đó đã thúc đẩy nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của họ.

Sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ tại đây có rất nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn bởi người dân đã quen với phương thức sản xuất truyền thống từ hàng chục năm trước. Trên địa bàn xã có duy nhất 1 HTX sản xuất chè an toàn của xóm Thành Tiến. Sản xuất chè hữu cơ là một khái niệm khá mới đối với người dân nơi đây, ngoài ra sản xuất chè hữu cơ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề như: Dinh dưỡng cho cây, sâu hại và dịch bệnh, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đặc biệt là việc chưa có chứng chỉ chứng nhận sản phẩm hữu cơ nên người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế của hình thức sản xuất này.

Như vậy, để nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè theo hướng phát triển bền vững, trong những năm tới xã Tràng Xá cần tiến hành chuyển đổi phương thức sản xuất từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ, thay đổi cơ cấu giống chè, đưa các giống chè mới có giá trị, năng suất cao vào sản xuất; đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng, cải tiến hệ thống thu mua, đổi mới hệ thống phân phối và đa dạng hóa phương thức mua bán hàng; xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với nông hộ sản xuất nguyên liệu; xây dựng và phát triển thương hiệu vùng chè hữu cơ nhằm tạo dựng thị trường tiêu thụ chè ổn định cả trong và ngoài nước.

5.2. Kiến nghị

Đối với các cơ quan có thẩm quyền:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè tại địa phương, nghiên cứu, đưa các giống mới trồng thay thế các giống cũ năng suất chất lượng kém.

- Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa cho sự phát triển cây chè để cây chè thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của tỉnh.


o Đầu tư cho kết cấu hạ tầng

oChính sách đầu tư cho thâm canh, cải tạo chè.

oChính sách cải tạo giống để có một cơ cấu giống hợp lý

oThông tin thường xuyên về giá cả, thị trường chè trên phương tiện thông tin đại chúng để cả người sản xuất và người tiêu dùng nắm được.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ đến từng người dân.

- Tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ chè.

Đối với hộ, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè:

- Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

- Tích cực vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ.

- Tăng cường tham gia tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ bản thân.

- Cung cấp thông tin cho các hộ sản xuất chè về vốn về thông tin thị trường, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất tự do.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè chè hữu cơ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng việt

[1]Đức Năm(2018).Chủ động phát huy tiềm năng để đón nhận cơ hội mới.Báo Thái Nguyên số ra 05/10/2018

[2] Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vò Nhai.Báo cáo Kinh phí thúc đẩy sản xuất chè giai đoạn 2017 – 2019.

[3] Nguyễn Hữu Bình (2018)Ghi chú số ước tính và dự báo.Tổng công ty chè Việt Nam.

[4]Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017).Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về nông nghiệp hữu cơ.

[5]Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018).Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ.

[6] Ngọc Hùng Thành và Hồng Sơn (2017). Sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng. Báo nhân dân số ra 08/02/2017.

[7]Tiến Thành và Quang Huy (2020).Giải pháp phát triển thương hiệu chè Việt Nam.Báo Nông nghiệp số ra 14/10/2019

[8]Trần Trang (2020).Thái Nguyên thúc đẩy sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ. Báo Thái Nguyên số ra 29/02/2020

[9] Trần Liên (2019) Giữ hương chè Đồng Đài.Báo Tuyên Quang số ra 17/11/2019

[10] Đồng Văn Thưởng (2017). Nghệ nhân chè hữu cơ.Báo Nông nghiệp số ra 21/09/2017


[11] Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá (2019). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội xã Tràng Xá năm 2019 và nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

[12] Công an xã Tràng Xá (2019). Báo cáo tổng kết công tác an ninh trật tự xã Tràng Xá năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

[13] Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá (2019). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 và nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 trên địa bàn xã Tràng Xá

II. Tài liệu Tiếng nước ngoài

[14] Luo Shiming và Stephen R. Gliessman (2017).Nông học tại Trung Quốc:

Khoa học, Thực hành và Quản lý bền vững

[15]Phòng Tiêu chuẩn Thực phẩm, Cục Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (2017).Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS).

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí