Tình Hình Sản Xuất Chè An Toàn Trên Thế Giới

Tính tự trị: Là mức độ độc lập của hệ đối với các hệ khác để tồn tại. Tính tự trị được xác định như là phạm vi mà hệ có thể hoạt động được ở mức độ bình thường, chỉ sử dụng những nguồn tài nguyên duy nhất mà qua đó hệ thực hiện sự điều khiển có hiệu quả. Tính tự trị lần đầu tiên được đưa ra như một đặc tính của hệ xã hội. Tuy nhiên khái niệm này có thể đưa ra cho các hệ sinh thái. Rừng mưa nhiệt đới, với chu trình dinh dưỡng của nó gần như khép kín, là một hệ sinh thái tự trị cao. Đầm lầy vùng cửa sông ven biển phụ thuộc phần lớn vào các dòng dinh dưỡng đi vào liên tục từ các hệ sinh thái khác bên ngoài, đây là hệ có tính tự trị thấp. Hầu hết các hệ sinh thái nông nghiệp luôn luôn hoạt động với nguồn cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài vào [2].

Tính hợp tác là khả năng đưa ra các quy định về quản lý hệ sinh thái nông nghiệp của hệ thống xã hội và khả năng thực hiện những quy định đó. Tính hợp tác là tương quan nhiều chiều, trong đó hầu hết các cộng đồng đều hợp tác cao trong một số hoạt động. Nhìn chung tính hợp tác hoặc thông qua nguyên tắc tín ngưỡng và tập quán địa phương. Các tổ chức, tập quán và nguyên tắc đó thường tiêu biểu cho tính lý tưởng hóa hơn là tính thực tế [2].

Ngoài ra, trong nghiên cứu đối với HST vùng chè, tác giả sẽ quan tâm thêm về đặc điểm chất lượng chè, khía cạnh môi trường (thuốc trừ sâu, phân bón) và thị trường để đảm bảo xem xét đầy đủ các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững.

1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới

Cây chè (Camellia sinensis L O.Kuntze) phân bố từ 450 vĩ Bắc đến 340 vĩ Nam. Hiện nay có 58 nước sản suất chè bao gồm Châu Á: 20; châu Phi: 21; châu Mỹ: 12; châu Đại Dương: 3; châu Âu: 2. Có 115 nước uống chè trên thế giới bao gồm châu Âu: 28, châu Mỹ: 28, châu Á: 29, châu Phi: 34, châu Đại Dương: 5, như vậy cây chè có một thị trường rộng lớn trên thế giới.

Trên thế giới hiện nay có diện tích trồng chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung Quốc với 685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lượng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở lại đây (320.000 tấn, năm 2002). Kenya đứng thứ tư với mức sản lượng

290.000 tấn, Indonexia là 121.000 tấn, như vậy sản lượng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục trong những năm gân đây, khoảng 3 triệu tấn/năm [14].

Theo FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Một trong những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng, Kenya tăng gấp ba, Ấn Độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm [16].

Với đà tăng trưởng như trên, các nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền thống lâu đời giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác.Vì vậy, thị trường xuất khẩu chè thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm qua thị phần xuất khẩu chè của châu Á từ 72% đã giảm xuống còn 64% năm 1998. Trong khi đó, châu Phi tăng từ 22% lên 33% cùng thời gian. Theo ước tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần 2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống.

Để có được sự tăng trưởng về sản lượng, các quốc gia đã áp dụng sự tiến bộ của khoa học nông nghiệp vào thâm canh cây chè. Sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong cánh tác đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó có những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về chè với sức khoẻ con người, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với chè toàn cầu. Khách hàng ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khoẻ được đặt lên hàng đầu, người dân chuyển sang dùng các sản phẩm chè được chứng nhận an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Chè an toàn lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Anh vào mùa thu năm 1989 và được bán với nhãn hiệu Natureland do Công ty dược thảo và gia vị London tổ chức chế biến từ chè trồng ở đồn điền Luponde trên núi Livingstoria nằm ở độ cao

2.150 m so với mặt nước biển của Tanzania. Nhu cầu chè an toàn tăng bình quân 25

Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 3

% mỗi năm và dự đoán cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 có thể chiếm 5% tổng nhu cầu chè thế giới. Giá chè an toàn cao gấp 2 đến 4 lần giá chè thường. Hiện nay, các nước sản xuất chè lớn trên thế giới như Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản,

Kenia đều đang tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm chè an toànđể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng [7].

Sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, Năm 2000, tổng diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn, gồm có

498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè ô long, 47.294 tấn chè đen, 22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè an toàn đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc... Tổng sản lượng chè an toàn đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 - 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội địa tiêu thụ khoảng 500 tấn. Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tương lai sản xuất chè đảm bảo VSATTP là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc [5].

Mô hình sản xuất chè an toàn tại tỉnh Triết Giang


Triết Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn của trung Quốc, việc sản xuất chè an toàn và chè an toàn của Triết Giang đã có từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng phải từ những năm 1998 đến nay mới thực sự được coi trọng. Các bước đi trong việc thực hiện chế biến và sản xuất chè an toàn được tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của cả Tỉnh. Trước hết, Tỉnh thực hiện việc thống nhất trong tư tưởng nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và cả người dân. Bắt đầu bằng việc mở các cuộc hội thảo, toạ đàm về chè và chất lượng chè. Ngay từ năm 1999, Tỉnh đã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao. Sang năm 2000, tỉnh xây dựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có điều kiện chè an toàn”, đồng thời tuyên truyền một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Tận dụng đề xuất tích cực môi giới,

xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất lượng vệ sinh chè cho người dân trong toàn Tỉnh, nhằm đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển chè an toàn và hữu cơ của Tỉnh [5].

Để phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm đã tích cực hợp tác, cùng tổ chức lực lượng để chế định và ban hành tiêu chuẩn chè an toàn và chè an toàn cấp Tỉnh (năm 2000), đồng thời tuyên truyền và quán triệt các tiêu chuẩn đó, xúc tiến các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai nhiều điểm sản xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ. Nhiều huyện trong tỉnh đã biết kết hợp thực tế của địa phương xây dựng những quy trình thực hiện tương ứng, phù hợp (ví dụ như huyện Toại Xương đã thông qua quy trình thao tác xây dựng vườn chè trình diễn sản xuất an toàn của toàn Huyện và thúc đẩy toàn diện việc xây dựng các công trình chè an toàn).

Song song với quá trình tuyên truyền phổ biến về xây dựng các điểm sản xuất chè an toàn, tỉnh Triết Giang đã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chè. Chương trình tập huấn không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ Nông nghiệp tổ chức mà còn tham gia trao đổi thông tin, tập huấn, thực tập về chè an toàn do ngành chè mở. Đó có hàng ngàn lượt người được tập huấn về kỹ thuật chè an toàn trong một năm (VD: chỉ trong năm 2000, huyện Vũ Nghĩa đã tổ chức được 19 lớp tập huấn với hơn 1.200 lượt người tham gia, in ấn và phát hành hơn

2.000 tài liệu kỹ thuật).

Tiếp đó là việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn cấp tỉnh ở Tân Xương, Khai Hoá và An Các, riêng hai huyện Khai Hoá và An Các được xếp vào danh sách các huyện mẫu mực về kỷ luật sản xuất chè toàn quốc. Đồng thời, tỉnh Triết Giang cũng đã cho phát triển một loạt các xí nghiệp sản xuất chè an toàn và chỉ đến năm 2001 toàn tỉnh đã có 50 xí nghiệp tham gia đăng ký sản xuất sản phẩm chè an toàn với diện tích ước khoảng 15.000 mẫu (1 mẫu tương đương 667 m2). Cơ quan cấp chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh đã cấp chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ sở được cơ quan có thẩm quyền về chè an toàn quốc gia cấp giấy chứng nhận.

Để khuyến khích nhanh chóng phát triển chè an toàn trên toàn tỉnh, các cấp quản lý từ tỉnh, huyện, thị xã đều có những chính sách hỗ trợ tương ứng bằng nhiều

cách khác nhau. Trọng điểm của tỉnh là hỗ trợ huyện về ô mẫu trình diễn và các cơ sở trình diễn chè an toàn cấp Tỉnh; còn các huyện, thị xã thì trọng điểm hỗ trợ về vốn, thuế, thị trường,… cho các xí nghiệp sản xuất chè an toàn. Ví dụ như tại huyện Vũ Nghĩa, Thừa Châu, chính quyền không những đã đưa việc sản xuất chè an toàn thành trọng điểm của cả nước mà còn đưa ra mức hỗ trợ cụ thể 100 – 200 tệ/mẫu cho các vườn chè an toàn.

Cùng với việc nâng cao ý thức chung về chất lượng sản xuất sản phẩm chè an toàn, việc kiểm tra chất lượng vệ sinh cũng được coi trọng và đảm bảo thực hiện ngay từ các tuyến huyện, thị. Tỉnh đã đưa chương trình chủ động kiểm tra các mẫu hàng và mẫu của các hộ tham gia sản xuất để nắm bắt được tình hình diễn biến dự lượng các chất có trong chè. Qua đó nhận thấy chè Triết Giang đã có nhiều chuyển biến, làm cơ sở vững chắc cho uy tín chè Triết Giang trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Liên tục từ 2001 đến nay, các sản phẩm chè của Triết Giang đều được đánh giá đủ tiêu chuẩn an toàn để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU.

Sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản


Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè an toàn được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự kiểm soát đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng kinh phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè an toàn và chè không có thuốc trừ sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè an toàn, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè an toàn Nhật Bản.

Sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ nông dân, các công ty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha và một nhà máy chế biến (Nếu tính theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220 ngày /năm thì công suất tương đương là 12 tấn /ngày) thiết bị hiện đại nhiều công đoạn sản xuất đã được tự động hoá. Ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là các hợp tác xã

sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường.

Thị trường chè trong nước: thông qua các kênh tiêu thụ theo hình thức đấu giá thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuất mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) để bán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hôi nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có nhu cầu cho bảo quản lạnh 00C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đến kho bảo quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng lô hàng cần trả ra cửa kho. Các sản phẩm chè được các công ty kinh doanh chè hay kinh doanh đồ uống tiếp tục chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn như chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè,… Các sản phẩm đó được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiên cứu chè đảm nhiệm. Ví dụ, Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát đồng ruộng tại các vị trí nhất định (thông qua các đầu đo trên đồng ruộng), hàng giờ các thiết bị tự động thu thập các thông số kỹ thuật, các chỉ số, ẩm độ, nhiệt độ, hàm lượng NPK và báo cáo kết quả thu thập được về máy vi tính, từ các thông số thu được, máy tính xử lý và đưa ra các phương hướng sử dụng phân bón, tưới, khuyến cáo người sản xuất chè.

Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính, dự báo và khuyến cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về chất lượng chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin). Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do bộ phận của Hiệp hội phân tích và trả lời theo đúng yêu cầu, như vậy các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chè trong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện và chính xác. Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất

gọn, phí dịch vụ mà Hiệp hội nông nghệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm được cung cấp dịch vụ.

Dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn đề được nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốc trừ sâu trong chè sản xuất ở Nhật Bản không có, do qui trình canh tác và điều kiện sinh trưởng chè ở nước này một năm chỉ hái chè 3 – 4 lứa, khoảng cách giữa hai lứa hái cách nhau 1 – 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giải hết. Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tiêu. Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về tiêu thụ chè.

Sản xuất chè an toàn tại Ấn Độ


Công ty Bombay Burmah với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuất khoảng

8.000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Công ty đã nghiên cứu sản xuất chè an toàn từ năm 1988 tại đồn điền Oothu có rừng bao quanh, trong quá trình canh tác không dùng bât cứ loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc trừ cỏ nào. Biện pháp canh tác để có năng suất cao là dùng phân ủ khô dầu để bón cho chè. Giun đất cũng được sử dụng rộng rãi để nhanh chóng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữa các hàng chè được trồng xen cây bộ đậu. Hiện nay, ấn Độ có khoảng 10 công ty chè sản xuất chè an toàn, trong đó đã có tới 312 ha chè an toàn.

Nhận xét:


Nhìn chung, hiện nay, chính phủ các nước Trung Quốc, Srilanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Kênia,…cùng các tổ chức phi chính phủ của họ đang tích cực phát triển chè an toàn nhằm chiếm lĩnh thị trường. Do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều nước sản xuất chè trên thế giới đã đặc biệt chú ý đến sản suất chè an toàn và tiến tới sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường chè thế giới. Hướng sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Tìm giống cho búp sớm, điều chỉnh kỹ thuật hái búp đảm bảo chất lượng búp.

Tập trung chủ yếu vào lứa hái chè vụ xuân chiếm tới 50% sản lượng cả năm có chất lượng cao, ít sâu bệnh hại.

Hệ thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua hiệp hội nông nghiệp của các địa phương gắn chặt với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với hướng sản xuất chè an toàn, nhiều nước trong khu vực đã tiến hành xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khoa học từ không khí, nước, đất, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong đất, trong chè, chọn vùng và quy hoạch, xây dựng vùng sinh thái, kỹ thuật quản lý vùng chè (Quản lý chất lượng trong nội bộ vùng chè an toàn; Thành lập các nhà máy chuyên sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học sản xuất chè an toàn; Thành lập các cơ quan nghiên cứu chè an toàn, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè an toàn có tính quốc gia).

1.4. Tình hình sản xuất chè an toàn tại Việt Nam


Tình hình sản xuất vàkinh doanh chè của Việt Nam


Trong 10 năm qua, ngành chè Việt Nam đã có bước phát triển đáng chú ý về năng suất, sản lượng và chế biến.Năm 2001, năng suất bình quân chè cả nước mới chỉ đạt 4,5 tấn/ha thì đến năm 2011 đã vượt qua ngưỡng 7,5 tấn/ha với 133.300 ha đất chuyên canh chè. Số lượng các nhà máy chế biến chè cũng tăng nhanh, từ 230 nhà máy, lên hơn 450 nhà máy với công suất chế biến tăng từ 3.000 tấn/ngày lên 4.600 tấn/ngày.

Lượng chè xuất khẩu chiếm 80% sản lượng trong khi nhu cầu chè tiêu thụ nội địa hầu như không tăng, thậm chí còn giảm. Hiện nay, chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có 3 nước đạt kim ngạch trên 10 triệu đô la Mỹ là Pakistan, Nga, Trung Quốc.Tuy nhiên, nhiều năm qua giá chè xuất khẩu luôn biến động trồi sụt thất thường.Giai đoạn 2000-2003, giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta duy trì ở mức hơn 2.000 USD/tấn, giai đoạn 2004-2005 tăng vọt lên tới 3.000 USD/tấn (thuộc vào mức giá cao nhất thế giới), thế nhưng từ năm 2006 đến nay thì lại lao xuống mức thấp nhất thế giới. [18]

Nhìn chung, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam không được đánh giá cao trên thị trường thế giới vì chất lượng thấp, nhiều khuyết tật, dư lượng nhiều độc tố quá mức cho phép do sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá họckhông hợp lý, nguồn nước ô nhiễm, ..... Do đó, giá chè xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá chè

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí