Những Thế Mạnh Của Mô Hình Sản Xuất Chè An Toàn Tại Xã Tân Cương, Thành Phố Thái Nguyên. (S)

thế chấp của họ không có giá trị lớn. Có hộ gia đình chỉ còn 1 phụ nữ 65 tuổi, không đủ sức chăm bón chè và không đủ tiền để thuê lao động cũng như tiền đầu tư ban đầu để chế biến chè an toàn, hộ này đã phải bỏ không 400m2 đồi chè ta có tuổi thọ 70 năm.

Hình8 Một góc Chợ chè Tân Cương Tùy từng loại chè mà có giá khác nhau loại 1

Hình8:Một góc Chợ chè Tân Cương

Tùy từng loại chè mà có giá khác nhau, loại thấp nhất là 90.000- 120.000 VNĐ/kg, loại này không có búp, cánh to, thường được bán ở chợ chè Tân Cương vào các ngày mùng 1, 4, 8, 11, 14, 18,21,24,28 lịch âm hàng tháng, đa phần là chè ở nơi khác mang đến bán để lấy thương hiệuTân Cương . Loại trung bình có giá

150.000 – 180.000 VNĐ/kg. Loại trung có giá 200.000- 250.000 VNĐ/kg… Tùy cách chăm sóc, cách hái chè, chế biến mà có những sản phẩm chè ngon khác nhau. Điển hình có 01 hộ có quy mô sản xuất lớn, một ngày sản xuất được 60kg chè khô, sản xuất được loại chè đinh đặc biệt với giá 1.000.000 VNĐ, là chè chỉ hái duy nhất 1 búp ở trên. Với những hộ sản xuất quy mô lớn vào vụ chè, khách hàng có thể đặt theo yêu cầu cần loại chè gì thì ngay hôm sau sẽ có sản phẩm chè đó, tùy vào nhu cầu của khách cũng như thị hiếu, chuyên sâu của từng hộ gia đình mà hái chè theo cách chỉ hái 1 búp trên cùng hoặc hái 1 búp + 1 lá hoặc 1 búp + 2 lá, hái xong như

vậy sẽ có lượt hái lại để hái phần non còn lại sản suất loại chè có giá thành thấp hơn một chút.

Tự trị

Hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cương có tính tự trị rất thấp do sự phụ thuộc nhiều mặt vào các yếu tố bên ngoài. Những biến đổi trên thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự bền vững của hệ do hầu hết lượng sản phẩm chè được bán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố đầu vào của sản xuất như giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,… cũng làm giảm nhiều tính tự trị của hệ. Hệ thống thủy lợi và những thay đổi trong chính sách về sử dụng đất nông nghiệp cũng là những yếu tố bên ngoài mà hệ phải phụ thuộc. Hợp tác

Hàng năm, hội nông dân xã kết hợp cùng Phòng Kinh tế thành phố hoặc các dự án nghiên cứu tổ chức từ 2 – 3 “Lớp tập huấn kỹ thuật”hoặc “Lớp tập huấn IPM” cho người dân, mỗi lớp có 20 – 30 học viên, các khóa tập huấn diễn ra vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật trong 1 tháng. Qua các buổi học này người dân hiểu sâu hơn về kỹ thuật trồng chè an toàn, kỹ thuật phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, cách nhận biết các loại sâu bệnh trên cây chèđồng thời qua các buổi tập huấn 100% học viên đi học thích thú với các buổi học, 95% trong số họ nhận biết được các loại sâu bệnh, cách trồng, chăm sóc, chế biến chè để đạt tiêu chuẩn an toàn

Hình9 Bài thực hành trong buổi tập huấn Hình 10 Tài liệu phát cho người dân 2

Hình9 Bài thực hành trong buổi tập huấn Hình 10 Tài liệu phát cho người dân 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Hình9: Bài thực hành trong buổi tập huấn


Hình 10: Tài liệu phát cho người dân

, những học viên được tham gia lớp tập huấn này đều là những người có diện tích trồng chè lớn.

Hình11 Giấy chứng nhận VietGap của 13 hộ gia đình Trong xã có Hợp tác xã 4

Hình11: Giấy chứng nhận VietGap của 13 hộ gia đình

Trong xã có Hợp tác xã điển hình là hợp tác xã Soi Vàng hàng năm tiêu thu chung của hợp tác xã 10 tấn chè khô ra thị trường, các hộ dân trong hợp tác xã đã tham gia lớp kỹ thuật chế biến chè bằng tôn sao Inôx thay thế tôn sắt cho các hộ nông dân đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè, đặc biệt là vệ sinh an toàn

thực phẩm. Giảm chi phí đầu tư, tuổi thọ thiết bị chế biến kéo dài mang lại hiệu quả cho người sản xuất, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của người dân được chính quyền địa phương đánh giá cao.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn


ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

Được thiên nhiên ưu đãi

Người lao động có kinh nghiệm lâu năm, cần cù, chịu khó

Lực lượng lao động dồi dào

Người dân nhận thức đúng về việc tại sao phải sản xuất chè an toàn Khu vực chè nổi tiếng trên khắp cả nước, đã được chỉ dẫn địa lý

Thị trường tiêu thụ lớn

Được các cấp chính quyền quan tâm Có khả năng hồi phục sản lượng

Chè an toàn nên đòi hỏi sự chăm sóc khắt khe

Việc làm không ổn định Nguồn vốn hạn chế

Thị trường không ổn định Kỹ thuật yếu, thiếu vật tư

Mùa hè hay bị cắt điện trong 2- 3 ngày Thời tiết lạnh và mùa đông làm giảm năng suất.

CƠ HỘI

ÁP LỰC

Đường giao thông đang được mở rộng, thuận lợi cho khách du lịch thăm nom và thu mua

Nhiều khách hàng ưa chuộng sản phẩm chè Tân Cương đặc biệt là chè an toàn

Thường xuyên có các lớp tập huấn Cán bộ khuyến nông quan tâm, thường xuyên đến thăm non chè và tư vấn để tạo ra sản phẩm chè an

toàn tốt nhất.

Chuyển sang kinh doanh chè mà không sản xuất chè vì làm chè rất vất vả mà thu nhập không cao bằng kinh doanh chè.

Đường giao thông phát triển, phương tiện đi lại nhiều sẽ gây ô nhiễm đồi chè.

Sự giả mạo nhãn mác và thương hiệu

Các dự án hỗ trợ thường ít chú trọng đến hộ có diện tích nhỏ

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả

Thu mua cát với giá cao 100triệu / mẫu, các hộ sẽ phá đồi chè.

Từ mô hình SWOT ở trên có thể nhận thấy vùng chè an toàn Tân Cương có những điểm mạnh nhất định nhưng cũng đang có những áp lực lớn đối với hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè.

3.3.1. Những thế mạnh của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (S)

Xã Tân Cương được thiên nhiên ưu đãi về địa hình và khí hậu á nhiệt đới, là điều kiện rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển cây chè, người dân đã sống lâu năm với đồi chè nên được truyền thụnhững kinh nghiệm từ đời này qua đời khác những kiến thức cơ bản về chăm bón chè, hái chè, xao chè...Cùng với đó, tính chăm chỉ cần cù chịu khó của người dân đã giúp đời sống của họ được cải thiện rò rệt khi áp dụng mô hình sản xuất chè an toàn. Giá bán 1kg chè sản xuất theo quy trình an toàn đạt 120- 130% so với sản phẩm chè thông thường. Nhận thức trách nhiệm từng cá nhân đối với lợi ích tập thể, cộng đồng của hộ sản xuất được nâng cao.Từ chỗ trong xã không có gia đình nào có ôtô nhưng từ khi sản xuất chè an toàn, số lượng hộ gia đình trong xã có ôtô tăng lên đều đều, trung bình tăng 1-2 xe một năm, đây cũng là phương tiện giúp gia đình vận chuyển chè đi nơi khác để tiêu thụ.

Đặc biệt, người dân nhận thức đúng đắn tại sao phải chuyển sang sản xuất chè an toàn, đầu tiên vì chính sức khỏe bản thân của người trồng chè, khi phun thuốc trừ sâu không hợp lý, quá liều lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ, qua phỏng vấn điều tra các hộ gia đình ngay gần đồi chè không còn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu sau mỗi lần đồi chè được phun thuốc.Các vườn chè được chú trọng đầu tư chăm sóc, sử dụng phân vi sinh, NPK tổng hợp bón cho chè, ít sử dụng phân khoáng đơn độc. Hơn nữa, người phun thuốc cho chè đã có ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe của mình, sử dụng bảo hộ như khẩu trang, găng tay, ủng, áo

khoác riêng khi phun thuốc. Các hộ gia đình không tự phun thuốc mà thuê người ở trong xã phun với giá là 60.000 VNĐ/ bình, mỗi bình phun được khoảng 500m2.

Người ta biết đến địa danh Tân Cương với loại chè Tân Cương đặc biệt mà không lẫn với vùng nào, đó là loại chè có màu nước xanh, vị thanh ngọt ở cổ họng khi uống, nên chè Tân Cương rất thu hút người dùng trên khắp cả nước. Đây chính

là lợi thế mà sản phẩm chè Tân Cương khi làm ra không lúc nào lo về thị trường tiêu thụ, chỉ có điều giá bán được là cao hay thấp ở mỗi mùa vụ.

Tân Cương là vùng chè nổi tiếng và đem lại thu nhập tốt, ổn định kinh tế cho người dân nên vùng chè nơi đây rất được lãnh đạo các cấp quam tâm để phát triển xứng với lợi thế đặc biệt của vùng,

Vì vậy, họbiết rò lợi ích của cây chè đối với đời sống của gia đình mình cùng với đó là sản xuất vùng chè an toàn đã có những bứt phá rò rệt về các mặt: mở rộng diên tích, năng suất ngày càng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống chè, diện tích được trồng bằng các giống mới năng suất chất lượng cao ngày càng tăng. Đời sống của người làm chè ngày càng được cải thiện và nâng cao.

3.3.2. Những điểm yếu của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (W)

Các vườn chè của các hộ gia đình trong vùng dự án phần lớn đều cách xa nước thải của các nhà máy, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm, đất trồng chè không bị ô nhiễm, tỷ lệ chè an toàn cao (82,6%)

Việc kiểm soát các yếu tố đầu vào cho sản xuất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) được thể hiện. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.

Hộ nông dân đã dần nhận thức được lợi ích về kinh tế. xã hội, môi trường của sản xuất chè an toàn. Các thành viên sản xuất chè đã hợp tác giúp đỡ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên còn một số tồn tại như: Năng suất chè cùng dự án tuy có tăng trong những năm qua nhưng chưa thể hiện hết năng suất tiềm năng của giống do đầu tư của người trồng chè còn hạn chế, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát tốt.

Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè còn hạn chế: tỷ lệ diện tích trồng mới được làm đất bằng cơ giới mới chỉ khoảng 30%; diện tích chè được tưới chiếm 3- 5%. Mức đầu tư phân bón còn thấp và mất cân đối, đặc biệt là khu vực chè của các hộ dân.

Cơ sở hạ tầng của vùng chè còn thấp kém là hạn chế khả năng thâm canh và hạ giá thành sản phẩm.

Mối liên kết 4 nhà chưa thực sự phát huy hiệu quả đối với vùng chè.

Vườn chè của các hộ phân tán, khó khăn trong việc chỉ đạo, thực hiện qui trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn.

Phần lớn sản phẩm chè các hộ tự chế biến vì vậy sản phẩm sẽ không đồng đều, khối lượng ít, nhỏ lẻ, khó khăn cho tiêu thụ.

Giám sát cộng đồng, giám sát của HTX đối với việc tuân thủ qui trình kỹ thuật chưa thường xuyên. Vật tư phục vụ sản xuất chè: Phân bón, thuốc BVTV do các hộ tự cung tự cấp vì vậy kết quả kiểm soát còn hạn chế.

Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đã thực hiện nhưng còn hạn chế, chưa tạo lập được thương hiệu sản phẩm vì vậy lượng sản phẩm mà HTX tiêu thụ cho xã viên còn ít, thị trương tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn.

Phần lớn các HTX sản xuất chè hiện nay mới chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề đầu vào và cung cấp các dịch vụ cho sản xuất của người trồng chè. Việc tìm thị trường đầu ra còn rất hạn chế.

3.3.3. Những cơ hội của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (O)

Hiện tại, đường giao thông vào khu vực xã Tân Cương mới được mở rộng, đẹp và thuận lợi hơn nữa xã cũng nằm trên con đường đi từ trung tâm thành phố vào khu du lịch Hồ Núi Cốc nên khách du lịch khi đi thăm Hồ Núi Cốc sẽ thuận đường ghé thăm đồi chè và mua những sản phẩm này, đây cũng là cơ hội tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm vào mùa hè.

Nét truyền thống của người Việt Nam là uống chè và có ấm chè ngon vào ngày tết khi khách đến chơi nhà nên vào dịp giáp tết chè an toàn được tiêu thụ nhanh với lượng lớn và giá của mặt hàng này cũng tăng lên 15- 25% so với thông thường, tăng thu nhập cho người dân.

3.3.4. Những áp lực của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên (T)

Những cơ hội đến với mô hình sản xuất chè an toàn là rất nhiều nhưng trái lại cũng có những áp lực phải đổi mặt, bên cạnh vấn đề đường giao thông mở rông, thuận lợi cho du khách thăm non đồi chè và thu mua sản phẩm chè thì những phương tiện đi lại như ô tô, xe máy thường xuyên qua lại sẽ gây ô nhiễm đồi chè về khói bụi, cùng với đó các gia đình ở mặt đường sẽ chuyển sang thu mua những sản phẩm chè của những hộ nằm sâu trong xóm và bán sản phẩm đó cho khách với giá cao hơn, đồng thời những đồi chè ở mặt đường sẽ bị dỡ bỏ để xây dựng cửa hàng, hộ gia đình mặt đường vừa không vất vả trồng cũng như chăm sóc đồi chè mà lại thu được lợi nhuận cao từ việc bán sản phẩm chè ngay tại đất trồng chè. Một điển hình cho việc này là năm 2011 Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Festivan Chè Quốc tế và đã phá bỏ hơn 10ha đồi chè ở mặt đường để xây dựng nhà trưng bầy. Tuy nhiên, sau khi sự kiện này diễn ra thì khu vực này gần như bị bỏ không, người dân không được hưởng lợi gì sau khi sự kiện diễn ra, mặc dù người dân ở khu vực này đã được đền bù tiền cho chỗ đồi chè bị lấy đi nhưng hiện tại đời sống của họ rất bấp bênh vì không tìm được công việc tạo thu nhập ổn định thay thế trước kia.

Hình12 Khu vực Nhà trưng bầy Vì sản xuất chè theo quy mô hộ gia đình nên 5

Hình12 Khu vực Nhà trưng bầy Vì sản xuất chè theo quy mô hộ gia đình nên 6

Hình12: Khu vực Nhà trưng bầy

Vì sản xuất chè theo quy mô hộ gia đình nên người dân ở đây rất dễ tính trong việc bán sản phẩm chè của mình, có thể bán cho người buôn những bao tải chè đã qua các khâu chế biến như xao, vò nhưng còn công đoàn cuối cùng là đánh hương để ra chè thành phẩm mà không cần bất kì bao bì nhãn mác nào của gia đình

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí