Đề Xuất Cơ Chế Thực Hiện Trách Nhiệm Mở Rộng Của Nhà Sản Xuất Trong Thu Hồi, Xử Lý Bóng Đèn Thải Bỏ

Úc, Công ty Ứng dụng và Phát triển công nghệ (NEAD), Công ty Tâm Sinh Nghĩ a , Công ty Thye Ming Việ t Nam , Công ty TNHH Minh Tú , Công ty Cổ phầ n Kỹ thuậ t ETC,... Việ t Nam cũ ng có cá c nhà má y cơ khí chế tạ o cá c thiế t bị siêu trườ ng , siêu trọng, chịu được áp lực và ăn mòn mạnh phục vụ cho công nghệ tái chế .

Các đơn vị đầu mối kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ tái chế chất thải từ nướ c ngoà i . Các đơn vị này chủ yếu là các đại lý và đại lý độc quyền của các doanh nghiệ p nướ c ngoà i muố n đưa công nghệ và o Việ t Nam.

Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu khoa học - công nghệ về xử lý chấ t thả i , các nghiên cứu về tái chế thường có phạm vi hẹp hơn rất nhiều , cả về số lượng đơn vị nghiên cứu lẫn các doanh ng hiệ p cung cấ p dị ch vụ . Điề u nà y có thể đượ c lý giả i là các công nghệ tái chế đòi hỏi thời gian nghiên cứu lâu hơn và vốn đầu tư lớn hơn cho mỗ i công nghệ đượ c đưa ra triể n khai so vớ i cá c công nghệ xử lý chấ t thả i . Do vậ y, chỉ có một số đơn vị có năng lực cả về thiết bị nghiên cứu và tài chính hoặc các hỗ trợ về tà i chí nh mớ i có thể thự c hiệ n công tá c nghiên cứ u và xây dự ng công nghệ tái chế.

Trong hoạt động tái chế , năng lự c và nhân lự c nghiên cứ u củ a cá c đơn vị tham gia đó ng vai trò rấ t quan trọ ng . Tuy nhiên , mộ t yế u tố cũ ng không ké m phầ n quan trọ ng chí nh là cơ sở hạ tầ ng cho công tá c nghiên cứ u , đó là hệ thố ng cá c thiế t bị nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệ m và cá c thiế t bị đo , phân tí ch chấ t lượ ng phục vụ. Hiệ n nay, độ i ngũ cá n bộ nghiên cứ u tạ i cá c đơn vị tham gia trong lĩ nh vự c tái chế không nhiều, số lượ ng cá n bộ có năng lự c tham gia nghiên cứ u thự c tế cò n í t hơn. Tại các trung tâm và viện nghiên cứu , mặ c dù độ i ngũ cá n bộ đông đả o và

đồ ng đề u hơn , tuy nhiên , do chưa có cá c chí nh sá ch hỗ trợ tà i chí nh phù hợ p nên thự c tế không có nhiề u cá n bộ tham gia và o cá c nghiên cứ u có liên q uan đế n công nghệ tá i chế , do thờ i gian nghiên cứ u dà i , mứ c độ đầ u tư lớ n . Đây cũ ng là mộ t hạ n chế rấ t lớ n cho việ c phá t triể n cá c nghiên cứ u khoa họ c công nghệ về tá i chế .

Bên cạ nh cá c vấ n đề có liên quan đế n nhân lự c ng hiên cứ u, không phả i cá c đơn vị tham gia trong lĩ nh vự c nà y đề u có cơ sở trang thiế t bị đầ y đủ phụ c vụ cá c công tá c nghiên cứ u phá t triể n công nghệ . Số lượ ng cá c phò ng thí nghiệ m tá i chế

trên đị a bà n cả nướ c hầ u như rấ t ít, ngoại trừ một số đơn vị được sự hỗ trợ của các tổ chứ c nướ c ngoà i , hoặ c cù ng phố i hợ p trong công tá c nghiên cứ u chuyể n giao công nghệ từ nướ c ngoà i về . Vì vậy, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường đượ c tiế n hành với các trang thiết bị tự chế tạo , mứ c độ phù hợ p và độ chí nh xá c không lớ n , quy mô thử nghiệm nhỏ và vì vậy , gặ p rấ t nhiề u khó khăn trong việ c triể n khai trên quy mô lớn.

3.4. Đánh giá chung

Vấn đề thu gom bóng đèn thải:

Cơ chế thu gom CTNH liên quan đến bóng đèn thải hiện nay vẫn còn bất cập. Tỉ lệ thu gom hiện nay đạt kết quả rất thấp tại các khu vực thu gom công. Hiện nay, việc xử lý các thiết bị, bóng đèn thải bỏ ở Việt Nam chủ yếu thực hiện tại các cơ sở tư nhân. Tại các cơ sở này, hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ tái chế đạt chuẩn ở Việt Nam còn rất hạn chế, nhiều cơ sở hoạt động không phép đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của người dân. Ngoài ra, việc thu gom, xử lý chất thải bóng đèn hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm và hướng dẫn xử lý đúng quy trình. Đối với các cơ sở hành nghề xử lý CTNH, công suất thiết bị xử lý bóng đèn thải chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với số lượng bóng đèn phát sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Chính sách liên quan đến quản lý, xử lý bóng đèn thải bỏ:

Nhiều chính sách liên quan đến xử lý bóng đèn thải đã được ban hành, đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam nói chung và xử lý bóng đèn thải nói riêng trong những năm vừa qua.

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 11

Việc cấm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông các loại bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60W tại Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp với thực tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm chuyển đổi thị trường chiếu sáng theo hướng chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.

Bóng đèn thải bỏ, cụ thể là CFL đã được quy định là một trong các sản phẩm bắt buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi, xử lý. Tuy nhiên, quy định này

mới chỉ dừng ở nguyên tắc trong Luật BVMT, được cụ thể hóa trong Quyết định 50/2013/QĐ-TTg về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, chưa có các biện pháp giám sát việc thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Bên cạnh đó các văn bản cũng chưa đưa ra cơ chế khuyến khích, ưu đãi các tổ chức cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động thu hồi các sản phẩm thải bỏ. Chưa có văn bản nào hướng dẫn trình tự, thủ tục thu hồi, xử lý sản phẩm và quy định chế tài xử lý khi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thực hiện trách nhiệm thu hồi gây hậu quả xấu cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần phải xây dựng Thông tư của Bộ TNMT hướng dẫn chi tiết Quyết định 50/2013/QĐ-TTg để tạo ra hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

CFL được quy định là CTNH, do đó phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo các quy định về quản lý CTNH. Các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý CTNH là tương đối chặt chẽ. Theo đó, tất cả các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thu gom, tái chế và tiêu hủy CFLs thải bỏ phải thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, chủ tiêu hủy CTNH. Sở TNMT có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải và cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH trong tỉnh; Bộ TNMT ủy nhiệm Tổng cục Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thực hiện trách nhiệm thu hồi và xử lý CFL, Quyết định 50/2013/QĐ-TTg đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Hoạt động tái chế chất thải nói chung được Nhà nước khuyến khích, được hỗ trợ, ưu đãi về đất đai, vốn, thuế, phí và bao tiêu sản phẩm. Riêng hoạt động tái chế, xử lý CTNH, trong đó bao gồm cả CFL thải bỏ, là thuộc danh mục các hoạt động được đặc biệt ưu đãi. Tuy nhiên cũng cần có các quy định cụ thể hơn tại Thông tư hướng dẫn thì các chính sách này mới thực sự phát huy tác dụng.

Pháp luật đã đưa ra những chế tài rất nghiêm khắc đối với hành vi không thu hồi và xử lý CFL thải bỏ.

Công nghệ xử lý bóng đèn thải:

Bóng đèn thải là một loại chất phát sinh từ các hoạt động tiêu dùng của các ngành công nghiệp điện tử và các ngành sản xuất khác. Mặc dù số lượng loại chất thải này phát sinh không nhiều nhưng phát sinh tại hầu hết các cơ sở sản xuất và sinh hoạt. Do vậy, hầu hết các đơn vị xử lý CTNH đều có nhu cầu đầu tư thiết bị xử lý loại chất thải này. Trong bóng đèn CFL có chứa nhiều loại chất thải khác nhau như bột huỳnh quang, hơi thủy ngân, thủy tinh, kim loại. Hiện nay, để xử lý loại chất thải này, xu thế sử dụng công nghệ xử lý bóng đèn dạng khô sử dụng than hoạt tính hấp thụ hơi thuỷ ngân. Công nghệ này có ưu điểm là chi phí đầu tư trang thiết bị hợp lý, dễ vận hành, chất thải sau phân tách ở dạng khô nên dễ dàng cho các bước xử lý tiếp theo.

Các thiết bị này được đầu tư chủ yếu để đáp ứng yêu cầu có đủ khả năng để xử lý nhiều loại mã CTNH của các chủ nguồn thải chứ chưa có hiệu quả kinh tế do thực tế loại CTNH này có số lượng không nhiều. Do vậy, giải pháp hoá rắn toàn bộ sản phẩm của quá trình nghiền là một giải pháp hiệu quả về mặt kinh tế.

Các công nghệ xử lý bóng đèn thải hiện có của Việt Nam còn chưa thực sự hiện đại, vẫn còn sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam.

Thị trường tái chế, xử lý bóng đèn thải:

Thị trường tái chế chất thải ở nước ta chưa phát triển do nhiều nguyên do, hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, công nghệ còn lạc hậu, năng lực của các doanh nghiệp xử lý CTNH còn hạn chế.

3.5. Đề xuất cơ chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong thu hồi, xử lý bóng đèn thải bỏ

"Nhà sản xuất" được định nghĩa là một trong những doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường (các nhà sản xuất bóng đèn công nghiệp, thương nhân, bán buôn và bán lẻ) [15]. Quá trình thu hồi, xử lý và tái chế sản phẩm thải bỏ là một phần của việc mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, từ đó tạo ra nhiều lợi ích khác nhau:

– Làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính và gánh nặng về quản lý việc xử lý chất thải/sản phẩm/nguyên liệu của các chính quyền địa phương;

– Khuyến khích các nhà sản xuất tối ưu hóa thiết kế sản phẩm để tái sử dụng, có thê tái chế, từ đó giảm nguyên vật liệu, giảm thiểu khối lượng rác chôn lấp;

– Thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ tái chế

Để tạo ra được cơ chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đạt hiệu quả, luận văn đề xuất một số mô hình sau:

a) Xây dựng mô hình thu hồi CFL khả thi

Hệ thống phân phối đảo ngược đơn giản hoá

Đây là mô hình đơn giản nhất theo kiểu hệ thống phân phối đảo ngược. Điểm mấu chốt của hệ thống này là các nhà bán lẻ chính là trung tâm thu gom CFL thải bỏ. Khi mua CFL mới, người tiêu dùng để lại CFL thải bỏ tại nhà bán lẻ nơi nó sẽ được lưu giữ đúng cách, sau đó được vận chuyển tới cơ sở tái chế.

Vì hệ thống này giả thiết các nhà bán lẻ có liên hệ trực tiếp với cơ sở tái chế, cho nên chỉ thích hợp với một khu vực địa lý nhỏ, và sẽ không hoạt động hiệu quả khi thiếu hụt cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và nếu khu vực địa lý quá rộng.

Hình 3.7.

Trong trường hợp này một điểm quan trọng là: các yêu cầu về vận chuyển phải được đơn giản hóa để cho các nhà bán lẻ có thể tham gia vào quá trình vận chuyển CFL thải bỏ trong khi vẫn đảm bảo được vấn đề về môi trường.

Người tiêu dùng

DN SX NK

Nhà bán lẻ


Cơ sở tái chế


Hình 3.9. Hệ thống phân phối đảo ngược đơn giản hóa

Hệ thống dựa trên các nhà thu gom chuyên nghiệp

Trong hệ thống này, sau khi các nhà bán lẻ thu gom CFL thải bỏ, một mạng lưới các cơ sở thu gom chuyên nghiệp sẽ vận chuyển CFL thải bỏ tới cơ sở tái chế. Khác với hệ thống được mô tả ở trên, ở đây việc vận chuyển sẽ không do các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hoặc nhà bán lẻ đảm nhận. Do có sự chuyên môn hoá, quá trình vận chuyển có thể đạt được các tiêu chuẩn môi trường cao hơn. Trong hệ thống này, quan trọng là kiểm soát mạng lưới thu gom và vận chuyển và các thành viên liên quan.

Người tiêu dùng

DN SX, NK

Cơ sở tái chế

Người bán lẻ

Cơ sở thu gom

Hình 3.10. Hệ thống dựa trên các cơ sở thu gom chuyên nghiệp


Hệ thống thu gom được hỗ trợ bởi nhà sản xuất

Trong hệ thống này, nhà sản xuất, nhập khẩu CFL sẽ chịu trách nhiệm gián tiếp trong việc thu gom và vận chuyển các CFL thải bỏ. Hệ thống này khác với các hệ thống được trình bày trên ở 3 điểm:

- Nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm hoạch định và thực hiện phần hậu cần của việc thu lại các CFL thải bỏ và chuyển tới nơi tái chế;

- Có hai thành viên khác thực hiện việc thu gom và vận chuyển CFL thải bỏ;

- Các nhà thu gom và các nhà vận chuyển có mối liên kết với nhà sản xuất, nhập khẩu thông qua hỗ trợ cơ chế tài chính.

Theo đó, mặc dù doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu không tham gia trực tiếp tới thu gom và vận chuyển CFL thải bỏ, họ vẫn có trách nhiệm cung cấp phương tiện cần thiết để thực hiện các bước này đạt tiêu chuẩn môi trường. Hệ thống này nên áp dụng khi đã có sẵn mạng lưới thu gom mạnh, nhưng vẫn chưa có phương tiện vận chuyển được kiểm soát.

Người tiêu dùng

Thu gom

Cơ sở tái chế

DN SX, NK

Nhà bán lẻ

Vận chuyển

Nhà thu gom

Hình 3.11. Hệ thống thu gom được hỗ trợ bởi nhà sản xuất


Hệ thống phân phối đảo ngược hoàn chỉnh

Theo mô hình này, trong đó nhà sản xuất có mối liên hệ trực tiếp với các khâu thu gom và vận chuyển. Đây có thể được xem là hệ thống thu gom được kiểm soát tốt nhất và các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn hệ thống thu gom này.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Nhà nước nên đơn giản hóa các thủ tục về điều kiện được vận chuyển CFL thải bỏ cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu CFL. Cụ thể là: Khi các doanh nghiệp này tham gia vào quá trình vận chuyển CFL thải bỏ sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ nhà nước trong việc miễn giấy phép vận chuyển CTNH.


Người tiêu dùng

Nhà bán lẻ

DN SX NK


Cơ sở tái chế

Hình 3.12. Hệ thống phân phối đảo ngược hoàn chỉnh


b) Xây dựng Chương trình thu hồi CFL từ cơ quan Nhà nước có sử dụng nguồn ngân sách mua sắm công

Để hoạt động thu hồi CFL thải bỏ đạt hiệu quả, trước hết cần thực hiện thu hồi CFL từ các cơ quan nhà nước có sử dụng ngân sách mua sắm công. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất sẽ phối hợp với các cơ quan này trong việc thiết lập các điểm thu hồi ngay tại cơ quan nhà nước, tổ chức vận chuyển sản phẩm thải bỏ đến các địa điểm tập trung và cơ sở xử lý.

c) Hỗ trợ về hạ tầng thu hồi từ hệ thống của nhà nước

Do hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay được tổ chức rất rộng khắp, vì vậy chính quyền địa phương cần hỗ trợ để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện thu hồi sản phẩm CFL thải bỏ. Chính quyền địa phương có thể sản xuất các thùng thu hồi CFL đặt tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt để người tiêu dùng đựng vật liệu thải bỏ. Sau đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ tiến hành thu hồi CFL từ các thùng chứa này.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí