Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 2


Huyện Vò Nhai, một trong chín vùng chè ngon của tỉnh Thái Nguyên. Vùng chè Vò Nhai hiện nay có diện tích khoảng 1.250 ha, tập chung chủ yếu tại xã Tràng Xá, Liên Minh và Phú Thượng. Xã Tràng Xá, với hơn 300 ha chè, trong đó khoảng 500 ha chè trung du, còn lại là chè cành với các giống chủ yếu: LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Là một trong những xã có diện tích chè lớn nhất của huyện Vò Nhai.Từ lâu đời, cây chè luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây.(2)

Mặc dù là cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nhưng chủ yếu sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, sản xuất theo tư duy truyền thống, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật do đó hiệu quả sản xuất không cao, chất lượng chè thấp, các chất hóa học tồn dư trong đất và nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè trong nước và quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao hơn.Bởi chất lượng thấp nên giá bán chè tại đây rất thấp, chênh lệch từ 20 – 40 ngàn đồng/ kg so với các sản phẩm chè cùng loại của vùng chè khác trong tỉnh, thậm chí cả trăm ngàn đồng/kg (so với vùng chè đặc sản Tân Cương).

Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, tận dụng tối đa thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng cao đối với cây chè tại Tràng Xá, cần thiết tiến hành đề tài “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè.Đánh giá nhận thức, nhu cầu về sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đề xuất


giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá nhận thức và nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ tại Tràng Xá.

- Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

Cung cấp những thông tin về thực trạng sản xuất chè năm 2019 và hiểu biết về chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu và những khó khăn cản trở tham gia sản xuất chè hữu cơ của họ.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè đồng thời tận dụng tối đa thể mạnh về tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất.

1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên

Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế, có cơ hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.Đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức và học tập thêm những kiến thức kỹ năng mới.


PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1. Vai trò của sản xuất chè

Chè là thứ nước uống có nhiều công dụng, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết co cơ thể.

Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm.Chè là loại cây có giá trị kinh doanh tương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới.

Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn người với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/người/tháng, năm 1999 tăng lên 350 nghìn người/tháng).[3]

Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trường sinh thái.Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý… ngành chè đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao: Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ


thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.

Sản xuất chè thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ khác phát triển: phát triển cây chè gắn liền với phát triển ngành công nghiệp chế biến. Chè là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến các sản phẩm liên quan đến cây chè.Ngoài ra chè còn thúc đẩy du lịch, du lịch sinh thái phát triển.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè

Điều kiện tự nhiên: Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai,... là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè.

Nguồn vốn: Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè.Ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới.

Kỹ thuật - công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng, chế biến chè.

Lao động: Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, lao động chế biến và tiêu thụ. Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chè thì ngoài công nghệ chế biến hiện đại, yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong cả ba khâu: trồng, chế biến, tiêu thụ đều đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình


độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa.

Cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian. Chúng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất.Đối với ngành chè, mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ cho người, cơ sở và doanh nghiệp.

Chính sách nhà nước: Để phát triển sản xuất chè cần phải có một hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của nhà nước. Ví dụ: Thuế, vay vốn,...

2.1.3. Một số khái niệm liên quan.

2.1.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh tăng cường sức khỏe của hệ thống sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.

Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây:

Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có hệ thống;

Đảm bảo độ phì nhiêu của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất;

Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi hoạt động của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;


Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh;

Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ...);

Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;

Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.[4]

2.1.3.2. Khái niệm thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp.Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.

Động vật dùng để lấy sữa, trứng, thịt được gọi là hữu cơ khi: Được nuôi thả ngoài trời, được ăn thức ăn hữu cơ không có kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng.

Tiêu chuẩn đế dán nhãn thực phẩm hữu cơ thay đổi theo tường tổ chức cấp phép. Tổ chức y tế thế giới -WHO, tổ chức lương thực và nông nghiệp Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường mỹ (EPA) đưa ra những tiêu chuẩn để các loại thực phẩm được dãn nhãn hữu cơ như sau: có 3 cấp độ.

- 100% hữu cơ (100 percent organic) : khi tất cả các thành phần của sản phẩm được chứng minh là nuôi hoặc trồng hoàn toàn hữu cơ.

- Hữu cơ ( organic) : Phải gồm ít nhất 95% các thành phần là hữu cơ (không gồm nước và muối), 5% còn lại có thể không được sẳn xuất kiểu hữu cơ nhưng phải nằm trong thành phần được cho phép trong danh sách quốc gia của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).


- Được làm từ các thành phần hữu cơ (made with organic ingredients): Các sản phẩm này chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ (không gồm muối và nước) và có thể liệt kê ba thành phần hữu cơ trong bảng thành phần, nhưng không ghi là sản phẩm hữu cơ ở mặt trước bao bì.[5]

2.1.3.3. Khái niệm chè hữu cơ, sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường

Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại.

Chè được coi là một sản phẩm hữu cơ khi được xác nhận hoạt động trồng, chăm sóc, chế biến phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11041 – 6:2018 Nông nghiệp hữu cơ.

Quy trình chứng nhận chè hữu cơ:


Hình 2 1 Quy trình chứng nhận chè hữu cơ Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ 1

Hình 2.1: Quy trình chứng nhận chè hữu cơ


Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ:

Có lợi cho sức khỏe: Vì không sử dụng hóa chất trong sản xuất nên người sản xuất không bị tác hại của hóa chất mà lại được tận hưởng một môi trường trong sạch và thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng: Canh tác hữu cơ được chọn lựa kỹ càng nên sản phẩm tạo ra an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Tốt cho môi trường: Vì sản xuất mang tính thuận theo thiên nhiên nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các phế phẩm nông nghiệp được ủ để làm phân hữu cơ trả lại vào đất nên sẽ tạo cân bằng cho hệ sinh thái. Ngoài ra, phân hữu cơ góp phần cải tạo đất tăng độ màu mỡ cho đất và tránh các hiện tượng xói mòn.

Mang lại thu nhập cao: Theo đúng chuỗi giá trị thì sản phẩm hữu cơ sẽ mang lại cho người sản xuất thu nhập cao. Hiện nay đa số sản phẩm hữu cơ của Việt Nam được xuất khẩu mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các công ty.Tuy nhiên thị trường trong nước chưa sôi động và chỉ có một phần nhỏ khách hàng biết đến và mặn mà với dòng sản phẩm này.

Tốt cho đất và cây trồng: Phương pháp canh tác hưu cơ sẽ tăng chất lượng của đất. So sánh với canh tác hóa học, canh tác hữu cơ tăng các chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất. Tăng khả năng giữ carbon, chuyển hóa dinh dưỡng trong đất và giữ nước. Đất tốt ngăn ngừa các bệnh cho cây trồng. Chất lượng đất nâng cao giúp cây trồng tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Một loại nấm có ở trong đất có thể tác động đến 100 loại cây trồng.Mức độ ảnh hưởng của loại nấm này đối với cây trồng canh tác hữu cơ thấp hơn 3 - 5 lần so với canh tác hóa học.

Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường

Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hay thuốc trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu cơ

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí