Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------------


NGUYỄN MINH THẮNG

Tên đề tài:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN TỪ SẢN XUẤT CHÈ THÔNG THƯỜNG SANG SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TẠI XÃ TRÀNG XÁ,

HUYỆN VÒ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 1

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông

Lớp : K48 KN

Khoa : Kinh tế &PTNT

Khóa học : 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng


Thái Nguyên, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rò nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng năm 2020

Sinh viên


Nguyễn Minh Thắng


LỜI CẢM ƠN


Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với thầy giáo Th.s Nguyễn Mạnh Thắng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Vò Nhai, Ủy ban Nhân dân xã Tràng Xá, các phòng ban chức năng và những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ em đưa ra những phân tích đúng đắn.

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.


Thái Nguyên,thángnăm 2020

Sinh viên


Nguyễn Minh Thắng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1. Vai trò của sản xuất chè 4

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 5

2.1.3. Một số khái niệm liên quan. 6

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10

2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam 10

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 12

2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 15

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20

3.3. Nội dung nghiên cứu 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu 21

3.4.1. Phương pháp xác định mẫu 21

3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 21

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 22

3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá 24

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 26

4.1.3. Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã 29

4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra 30

4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra 30

4.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra 31

4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ 33

4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra 35

4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra 36

4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ 38

4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia 41

4.3.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 41

4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 42

4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ 43

4.3.4. Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 44

4.3.5. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 45

4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 48

4.4.1. Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra 48

4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 49

4.4.3. Phân tích SWOT 51

4.5. Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ 54

4.5.1. Giải pháp về vốn 55

4.5.2. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng 56

4.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chè hữu cơ 56

4.5.4. Đảm bảo đầu vào về giống, phân bón và các chế phẩm hữu cơ 57

4.5.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tràng Xá57

4.5.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ 58

4.5.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách 58

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1. Kết luận 60

5.2. Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra 30

Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra 32

Bảng 4.2.3.1: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa của các hộ được điều tra 33

Bảng 4.2.3.2: Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ 34

Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra 35

Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè truyền thống so với hộ sản xuất chè an toàn 37

Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra 38

Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra 39

Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 41

Bảng 4.3.2: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra 42

Bảng 4.3.3: Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra 43

Bảng 4.3.4: Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ 44

Bảng 4.3.5.1: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ...45 Bảng 4.3.5.2: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra 46

Bảng 4.3.5.3: Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra 47

Bảng 4.4.1: Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra...48 Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 50

Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra 51


PHẦN 1 MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây chè, một loại cây công nghiêp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến và rộng rãi ở nước ta.Lịch sử cây chè ở nước ta đã có từ 4000 năm trước, tuy nhiên nó mới chỉ được khác thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm gần đây.

Cây chè có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cây chè đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người trồng chè, mỗi năm cho thu hoạch từ 8 - 9 lứa, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất chống đồi trọc, tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Phát triển sản xuất chè là biện pháp tích cực giải quyết việc làm, tạo ra nguồn thu nhập chắc chắn, ổn định cho người dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng.

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có khí hu nhiệt đới gió mùa, chỉ có một mùa đông ngắn, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây chè. Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích gần 22 nghìn ha, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Với thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu đặc thù, người dân giàu kinh nghiệm trồng và chế biến đã tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế. Tỉnh có vùng trồng chè tập trung, chế biến, đóng gói, tiêu thụ mang tính chất chuyên nghiệp tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và TP Thái Nguyên. (1)

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí