Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 7

phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Sản xuất, chế biến các sản phẩm thủy sản dựa trên nhu cầu và tín hiệu của thị trường.

Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong nước, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hợp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của Việt Nam.

Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

3.1.3 Mục tiêu thực hiện

a) Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

b) Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 7

Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

3.2 Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

3.2.1 Giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Cần phải rà soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thời đại ngày nay như một số điều trong luật thuỷ sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước để tạo ra các điều kiện thông thoáng hơn cho phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển ngành thủy sản. Bên cạnh đó cần đào tạo các cán bộ công chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trong thời kỳ mới. Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý về ngành thủy sản từ TW đến địa phương để xoá bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức mất niềm tin của người kinh doanh cũng như các nhà xuất khẩu, đầu tư.

Gắn công nghệ nguồn với sản xuất xuất khẩu thủy sản trong chiến lược xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Do xưa nay chúng ta chủ yếu nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Á lên chất lượng không cao, không bền mà EU lại yêu cầu rất khắt khe về chất lượng mặt hàng thủy sản bởi vậy nên tăng cường nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ EU để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó hàng thủy sản sẽ xâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn và có sức cạnh tranh với các sản phẩm thuộc các quốcgia khác.

Nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Do thị trường EU là một thị trường vô cùng khó tính về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho nên thủy sản Việt Nam muốn phát triển và xâm nhập sâu vào thị trường này đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu của họ. Chính vì vậy trong chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các phương pháp như thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng như người tiêu dùng, giáo dục cho họ ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy quản lý chất lượng an toàn vệ sinh về thủy sản để đảm bảo thủy sản Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường dù là khó tính nhất.

Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU. Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến

thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến thương mại.

Nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh phát triển thị trường thông quaviệc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đẩy mạnh quan hệ ở cấp Chính phủ về mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như thủy sản. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có các chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường cũng như người tiêu dùng EU.

Nhà nước cũng cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cần bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các chương trình như khai thác thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản bởi đây là những nguồn cung cấp chính các sản phẩm để thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra cũng cần chú ý tới các trường đào tạo và dạy nghề về thủy sản vì đây là nơi sẽcung cấp ra các cán bộ có năng lực tay nghề để phục vụ cho sự phát triển ngành thủy sản sau này.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay khi thủy sản Việt Nam chưa tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì sự giúp đỡ của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước sẽ giúp xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ đạo, vàcho phép các mặt hàng này được đăng ký sử dụng tên thương hiệu quốc gia. Việc làm này sẽ tạo hiệu quả tổng thể, mở cửa cho mọi công ty, duy trì các hoạt động kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài ra còn giúp cho việc thiết lập hệ thống giám sát cảnh báo dịch bệnh thủy sản cũng như giúp cho xây dựng và triển khai đề án mã hoá truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2.2 Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường.

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường hoàn chỉnh. Xác định năng lực và khả năng khai thác các nguồn lực bên ngoài để cân nhắc mức độ đầu tư cho công tác này nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không tập trung hay đầu tư quá ít. Mặt khác, chi phí tìm hiểu thị trường này rất tốn kém nên DN cần kết hợp công tác nghiên cứu thị trường với công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm thủy sản thông qua việc kết hợp tham gia hội chợ, triển lãm với nắm bắt thông tin về tình hình thực tế của thị trường. Ngoài ra, DN cũng cần thu thập các thông tin từ các nguồn tin như Thương vụ Việt Nam tại EU, các công ty tư vấn luật, phòng Thương Mại, các ngân hàng của Việt Nam tại các nước EU, các hãng vận tải quốc tế, môi giới vận tải, môi giới hải

quan, các ấn phẩm quốc tế để đưa ra các phán đoán chính xác vị thế cạnh tranh, xu hướng thị trường, đánh giá được toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN trên thị trường EU.

Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh thủy sản của doanh nghiệp.

Thương hiệu thường gắn với bản quyền về nhãn mác hàng hoá, hình ảnh, logo trên sản phẩm. Thương hiệu phải được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các dịch vụ hậu mại mà công ty có thể cung cấp. Một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu đó là quảng cáo. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dành chi phí cho quảng cáo. DN có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm, áp phích hay quảng cáo qua truyền hình hoặc kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình đến người tiêu dùng.

Thứ ba, Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý ở cấp doanh nghiệp.

Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng cũng như đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng như không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản khác. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một sự phát triển bền vững, có khảnăng củng cố và mở rộng phát triển trên một thị trường khó tính EU.

Thứ tư, Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa...Tất cả những điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát triển bền vững ngành thuỷ sản. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản.

Thứ năm, Nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân chế biến.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay để phát triển ngoài có công nghệ tiên tiến cần có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà quản lý cũng như người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra đểđảm bảo cho việc hoạt động cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp luôn được diễn ra theo kế hoạch.

Thứ sáu, Các doanh nghiệp cần khai thác có hiệu quả quỹ phát triển doanh nghiệp của EU

Việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiến hành xâm nhập thị trường EU có thể coi là một bước phát triển khách quan trong thời đại mới. Tuy nhiên do các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên việc thiếu vốn để gia tăng sản xuất cũng như nâng cấp thiết bị là một điều tất yếu. Song doanh nghiệp lại không thể cứ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước do đó quỹ phát triển doanh nghiệp của EU có thể coi là một giải pháp cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Các khoản tài trợ , vay vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng để nâng cấp các thiết bị, gia tăng các hình thức dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như mở rộng sản xuất , thực hiện hiện đại hoá doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp.

3.3 Các Kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Kiến nghị về cơ chế, chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Trong những năm gần đây, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nói riêng, cơ chế xuất khẩu nói chung ở nước ta đã có nhiều tiến bộ như mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ hệ thống giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên nó còn một số hạn chế như thường xuyên làm thay đổi các mức thuế suất, danh mục hàng hoá làm cho doanh nghiệp luôn bị động trong kinh doanh xuất khẩu. Từ thực tế này có một số kiến nghị được đề xuất:

Duy trì và phát triển thị trường ASEAN khai thông các hiệp định thương mại tự do tiến tới hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại EVFTA.

Các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cần thực hiện

Kiến nghị về mặt hàng thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường EU

Nắm vững đặc tính tiêu dùng của người tiêu dùng tại các nước EU, họ rất chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhạy cảm với đồ ăn.

Phải chú ý đến độ an toàn đối với hàng xuất khẩu thủy sản sang các nước đặc biệt là thị trường EU đều qua hệ thống kiểm duyệt một cách khắt khe chặt chẽ theo luật an toàn thực phẩm và luật vệ sinh thành phẩm. Do đó sản phẩm thủy sản của ta muốn

xâm nhập phải hạn chế chất hoá học, phụ gia để đảm bảo đúng tính chất của sản phẩm Phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng. Đối với thủy sản độ tươi được đánh giá

cao tiếp theo là hương vị hình dáng, màu sắc. Đối với sản phẩm thủy sản chế biến thì trong công tác chế biến yêu cầu phải giữ được tính chất của sản phẩm

Tiếp cận thị trường một các toàn diện tạo mối quan hệ gắn bó với các Công ty nhập khẩu các nhà phân phối các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ ở nước ngoài.

Kiến nghị với Nhà nước và ban ngành liên quan

Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã làm, như chỉ đạo hệ thống Thương vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logisctics tham gia giúp đỡ bảo quản thủy sản trong thời gian chờ xuất khẩu sang thị trường EU.

Khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khả năng kéo dài.

Hướng dẫn và động viên các chủ hàng chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện; khuyến nghị người bán đóng bao bì, gắn nhãn, gắn tem truy xuất nguồn gốc để tạo thuận lợi cho việc chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức.

Với các lô hàng không đủ điều kiện chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức thì ưu tiên giải phóng hàng khi chợ biên giới được mở lại.

Khuyến nghị các tỉnh biên giới bố trí diện tích bảo quản và cung cấp đủ điện cho các container lạnh.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về thị trường EU và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị trường này, em thấy EU là một thị trường đầy tiềm năng mà ngành thủy sản Việt Nam có thể khai thác và mở rộng. Đứng trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có nhưng biện pháp chính sách thông thoáng giúp cho ngành thủy sản phát triển cân đối vững chắc trong điều kiện cạnh tranh. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Qua đó làm rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó, đề tài đã chỉ ra 2 nhóm giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Đề tài được thực hiện với hy vọng đóng góp phần nào cho sự phát triển chung xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước cũng như thị trường EU nói riêng. D đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện và phát triển hướng nghiên cứu trong những đề tài tiếp theo.

Tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2020), Báo Cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam

2. Bộ Công Thương (2019), Báo Cáo xuất nhập khẩu Việt Nam

3. Cao Tuấn Khanh (2010), “Chính sách thương mại và marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ

4. Hoàng Chí Cương, B i Thị Thanh Nhàn, Đỗ Thị Bích Ngọc (2013), “Lý thuyết thương mại quốc tế mới: Bằng chứng kiểm định từ trường hợp của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và phát triển.

5. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên.

6. Nguyễn Minh Sơn (2010), “Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Nam (2013), “Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Trần Chí Thành (2018), “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

9. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Trường Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Vũ Chí Lộc (2015), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ViệtNam sang thị trường Châu Âu”, Nhà xuất bản lý luận chính trị

11. VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) (2017), Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam [Overview of Vietnam's seafood industry]. Retrieved January 11, 2018, from http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm.

Ngày đăng: 17/09/2023