Sơ Lược Về Tình Hình Hoạt Động Xuất Khẩu Thủy Sản Của Ctcp Hải Việt

Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc hạch toán, và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ môi trường, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo mức lương tối thiểu ngày càng được cải thiện.

Nắm chắc tình hình phát triển thủy sản trong cả nước, tình hình phát triển xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất hàng thủy sản và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.

Trực tiếp nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu và hàng tiêu dùng cần thiết để phát triển sản xuất, thu mua hàng thủy sản xuất khẩu và phục vụ đời sống của ngư dân.

Nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng thủy sản và nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hóa cho phát triển thủy sản.

Tiến hành các hoạt động dịch vụ phát triển thủy sản (bao gồm các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương mại trong và ngoài nước, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống ngư dân)

Liên kết liên doanh và hợp tác với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhằm phát triển sản xuất, phục vụ ngành thủy sản.

Được cử đại diện ở một số nước có quan hệ sản xuất kinh doanh lớn với công ty khi cần thiết.

2.1.4 Định hướng phát triển công ty


Đế thực hiện mục tiêu chiến lược trong thời gian tới, HAVICO cần đặt trọng tâm vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, và đầu tư như sau:

Nguyên liệu


Thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp để tránh rủi ro và chủ động trong sản suất kinh doanh. Trong đó, cân đối lượng nguyên liệu từ nguồn trong nước và nước ngoài. Tiến hành liên doanh liên kết với nhà cung cấp cũng như tiến tới thực hiện đầu tư vùng nguyên liệu cho chiến lựợc sản xuất kinh doanh dài hạn.

Sản phẩm và thị trường


Bên cạnh các mặt hàng chủ đạo truyền thống từ tôm, mực, bạch tuộc, Công ty sẽ tiến hành xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường sang Mỹ, Châu Âu và các thị trường khác thay vì tập trung quá nhiều vào thị trường Nhật đế tránh lệ thuộc quá nhiều vào đối tác tiêu thụ Nhật.

Đầu tư xây dựng cơ bản


Năm 2003, công ty bắt đầu xây dựng nhà máy HAVICO 2 với toàn bộ hệ thống trang thiết bị máy móc mới, hiện đại, trên tổng diện tích 20.000m2 tại khu công nghiệp Đông Xuyên, Tp. Vũng Tàu. Bên cạnh đó, công ty đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà xưởng hiện có, hợp lý hoá quy trình sản xuất, đưa công suất chế biến lên trên 7.000 tấn/năm; Đồng thời, công ty cũng đầu tư xây dựng thêm kho lạnh mới, hiện đại, có sức chứa 2.000 tấn, nâng tổng năng lực trữ lạnh lên trên 3.000

tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, bên cạnh giảm chi phí thuê kho bên ngoài, còn tăng thêm thu nhập từ hoạt động cho thuê kho.

Bên cạnh đó, HAVICO đã quyết định đầu tư nhiều máy móc hiện đại cho Phòng thí nghiệm để đáp ứng nhu cầu kiểm tra vi sinh, kháng sinh ngày càng nhiều và khắt khe.

2.1.5 Sơ lược về tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản của CTCP Hải Việt


Từ một doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ ban đầu chỉ 13,6 tỷ đồng. Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nay HAVICO là một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu. Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, doanh nghiệp đã nhận được nhiều bằng khen, chứng nhận từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành như: Bộ Thủy Sản, Bộ Thương Mại, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xã hội.

HAVICO luôn lớn lên từng ngày thông qua việc liên tục mở rộng quy trình sản xuất, lao động ngày càng đông và chất lượng để phục vụ cho quá trình sản xuất

kinh doanh. Doanh thu liên tục tăng qua hàng năm điều này cho thấy càng ngày doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả hơn và được nhiều khách hàng tín nhiệm và tin dùng không chỉ khách hàng trong nước mà cả khách hàng của nhiều nước khác trên thế giới. Điều đó cho thấy doanh nghiệp ngày càng tạo chỗ đứng bền vững trên thị trường, đặc biệt là trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh như môi trường cạnh tranh, nguyên liệu trong nước kém chất lượng do đó phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, thị trường xuất khẩu chưa đồng đều vì thực tế cho thấy doanh nghiệp mới chỉ chủ yếu xuất khẩu cho thị trường Nhật, các sản phẩm chưa phù hợp với khẩu vị của khách hàng tiềm năng của nhiều quốc gia khác, hàng rào kỹ thuật gia tăng nhất là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nước đòi hỏi cao như Mỹ, và thị trường EU. Chính vì thế, mà nhiệm vụ doanh nghiệp hiện nay không chỉ đứng ở vị trí hiện tại mà phải luôn tích cực đổi mới như: nâng cao chất lượng sản phẩm; tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu ổn định, chất lượng; cải tiến công nghệ kỹ thuật; nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu khách hàng mới.

2.1.6 Thị trường xuất khẩu


Được thành lập từ năm 1991, nhiều năm qua HAVICO luôn là đơn vị dẫn đầu về giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và của Việt Nam nói chung. Sản phẩm của doanh nghiệp có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn quốc, Australia, Hồng Kông, Đài Loan… Cụ thể qua số liệu thống kê thị trường xuất khẩu năm 2010.

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu năm 2010



Thị trường

Năm 2010

Kim

ngạch(USD)

Tỉ

lệ(%)

Japan

36.569.517,45

77,10

Korea

2.154.256,31

4,54

Singapore

1.256.452.13

2,65

Hong kong

1.784.427.67

3,76

Taiwan

1.787.564.78

3,77

Malaysia

114.487.45

0,24

U.A.E

89.258.47

0,19

EU

1.862.354.12

3,93

USA

1.687.451.69

3,56

Australia

128.457.79

0,27

Total

47.434.227.86

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 7

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp HAVICO


Qua bảng số liệu, ta nhận thấy thị trường Nhật là đối tác lớn đối với doanh nghiệp vì chiếm tỷ trọng khá cao 77,1% còn các thị trường khác như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc cũng mới chỉ chiếm một tỷ trọng còn khá nhỏ chỉ từ 3% - 8%. Nguyên nhân do người dân Nhật ưa chuộng các món hải sản tươi sống như sushi, đối với khách hàng các quốc gia khác do doanh nghiệp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe của một số quốc gia, lãnh thổ như Mỹ, EU…Và cũng do quảng cáo Marketing thực sự chưa đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp còn nhiều thị trường tiềm năng chưa biết đến doanh nghiệp. Vì vậy mà nhiều thị trường doanh số bán sản phẩm qua các thị trường này còn rất thấp. Do đó, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đa dạng hóa nhiều sản phẩm hơn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường như: thói quen tiêu dùng, khẩu vị, văn hóa, phong tục tập quán để đưa sản phẩm doanh nghiệp vươn ra xa hơn trên thị thị trường thế giới.

2.1.7 Quy trình hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty


Xử lý đơn đặt hàng: khách hàng sẽ gửi trực tiếp đơn đặt hàng qua E-mail, Fax cho tổng giám đốc hoặc giám đốc nhà máy. Sau khi xem xét tính khả thi của đơn đặt hàng (phòng kế toán đối chiếu công nợ của khách hàng, xem báo cáo nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho). Sau khi xem xét nếu đơn hàng không khả thi thì đơn đặt hàng sẽ bị hủy, nếu khả thi thì quyết định chấp nhận đơn đặt hàng với chủng loại hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, giá cả…được thỏa thuận giữa giám đốc nhà máy và khách hàng..

- Đơn đặt hàng được chấp nhận:


Bước 1: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành làm các chứng từ liên quan như: hợp đồng gửi khách hàng, yêu cầu khách hàng mở L/C (Letter of Credit).

Bước 2: Phân xưởng sản xuất tiến hành sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng.


Bước 3: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phối hợp với bộ phận kho để làm thủ tục

đóng hàng và xuất hàng.


Bước 4: Chọn hãng tàu, đặt hãng tàu, lấy container, đóng hàng vào container. Bước 5: Khai báo hải quan, giao hàng lên tàu.

Bước 6: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu: Health Certificate(H/C), Certificate of Origin(C/O), Bill of Lading(B/L), Invoice, Packing List để trình ngân hàng yêu cầu thanh toán theo điều kiện của L/C hoặc hoàn thành bộ chứng từ gửi khách hàng nếu theo phương thức T/T(Telegraphic Transfer): H/C, C/O, B/L, Invoice, Packing List.

2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty


2.2.1 Thuận lợi


- Công nghệ ngày càng phát triển trong tương lai sẽ xây dựng nhiều nhà máy mới sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Nhờ quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng được mở rộng và phát triển nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản ngày càng tăng cao.

- Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đang gấp rút hoàn thiện xây dựng dự thảo về việc cấp chứng nhận khai thác thủy sản, xác nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU. (Khi xuất khẩu vào thị trường này thì hầu hết khách hàng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu giấy chứng nhận xuất xứ: C/O)

- Đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm.


- Lực lượng công nhân có tay nghề.


- Hiệp định đối tác toàn diện giữa Asean – Nhật Bản được thông qua và có hiệu lực từ năm 10 – 2009. Đây là cơ hội cho ngành thủy sản vào thị trường này khi có đến hơn 90% hàng hóa được miễn thuế.

- Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam có thương hiệu và uy tín sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản cao cấp, xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật, Úc, Mỹ…

- Cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng ngày càng cao của các nước phát triển trên thế giới.

- Ngành thủy sản là một trong những ngành được nhà nước ưu tiên phát

triển.


- Các nhà chức trách Mỹ tháng 6/2010 đã tuyên bố ngừng nhập khẩu 5 loại

mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc do lo ngại các sản phẩm này có chứa thuốc và các chất phụ gia cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Đây cũng chính là cơ hội cho chúng ta tấn công mạnh hơn vào thị trường này, chiếm thị phần nhiều hơn nữa.

2.2.2 Khó khăn


- Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản của các công ty Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tiêu chuẩn Global GAP và quy định IUU (Illegal, Unregulated or Unreported) đối với mặt hàng hải sản khai thác là một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra với hàng nhập khẩu từ các nước (IUU là luật chống khai thác thủy sản

bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Hội đồng châu Âu (EC),

áp dụng vào ngày 1-1-2010. Theo đó, các lô hàng thủy sản khi XK vào thị trường EU phải có giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Các thông tin bao gồm thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển.

- Theo các nhà nghiên cứu, quy định của IUU sẽ gây khó khăn cho các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì nghề cá nước ta quy mô nhỏ, khó quản lý, giám sát, nhà nước lại chưa có quy định nghiêm ngặt về mùa vụ, ngư trường đánh bắt, nhận thức của ngư dân còn hạn chế, khai thác theo kiểu tự phát, trang thiết bị, công nghệ quản lý còn lạc hậu.

- Đối với thị trường Úc, Cục Thanh tra và kiểm dịch Úc (AQIS) cũng vừa ra quyết định tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng Malachite green trong thủy sản nuôi nhập khẩu. Vì đây là chất dùng trong nuôi trồng thủy sản để sát ký sinh trùng, bệnh nấm ký sinh trên trứng cá, cá và các loại sò hến, phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa. Theo đó, tất cả thủy sản nuôi sẽ được lấy mẫu, kiểm tra Malachite green với tỉ lệ kiểm tra là 5%.

- Do đặc thù của thủy sản, nguyên liệu đánh bắt và khai thác theo mùa vụ mà nhu cầu của thị trường trong cả năm rất lớn. Vì vậy, phải có số lượng dự trữ lớn mới có thể cung cấp đủ được.

- Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiện vì nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Ví dụ: mặt hàng về mực và bạch tuộc hai loại sản phẩm này được thị trường chấp nhận rất cao mà chúng ta chỉ có thể đánh bắt chứ không tự nuôi được bởi vậy mà nguồn nguyên liệu này ngày nay rất khan hiếm. Riêng mặt hàng tôm có thể nuôi được nên ít khó khăn hơn.

- Thiếu nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho hoạt động chế biến. Chế biến thủy sản cho xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn nguyên liệu có cao thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến đạt yêu cầu xuất khẩu.

- Chịu sự cạnh tranh của các nước khác khá gay gắt như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, đây là những quốc gia có nguồn nguyên liệu, chất lượng và công nghệ sử lý trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hơn hẳn chúng ta.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển bảo quản dự trữ bốc xếp hàng hóa nông sản nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và chi phí gián tiếp khác tăng nhanh.

2.2.3 Một số nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp Rủi ro về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua rất đáng khích lệ, bình quân hàng năm đều đạt ở mức 7 – 8%/năm. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tại Mỹ, EU và Nhật vào giai đoạn 2007-2008 đã khiến cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Bước vào năm 2009, trước dư âm của cuộc khủng hoảng thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại và phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Sau các gói kích cầu và những chính sách kinh tế vĩ mô. Việt Nam bước đầu vượt qua giai đoạn khó khăn với tốc độ tăng GDP là 5,3% (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải kiềm chế tác động của lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá để nền kinh tế phát triển ổn định.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản chịu tác động rất lớn bởi lạm phát và tỷ giá. Năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11,75% đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể đem lại. Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của HAVICO chủ yếu là bằng ngoại tệ. Do đó, yếu tố tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam và các ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Rủi ro về luật pháp


Mặc dù trong những năm qua, và đặc biệt là kể từ sau khi chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO: World Trade Organization), Việt Nam đã và đang cố gắng để hoàn thiện hệ thống và môi trường pháp lý cởi mở, nhưng các quy định hiện nay còn chồng chéo gây lúng túng cho các doanh nghiệp và ảnh đến hoạt động của công ty.

Ngoài việc phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản dưới luật, thông tư, nghị định… có liên quan, khi Công ty chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, thì hoạt động của Công ty cũng chịu sự điều chỉnh của

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí