Định Hướng Phát Triển Ngành Xuất Khẩu Nông Thủy Sản

liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất và kinh doanh chưa được thiết lập một cách vững chắc

- Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu nông sản tuy có nhiều thay đổi nhưng năng lực kinh doanh và tổ chức phối hợp còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, tình trạng lưu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán gây tổn hại tới lợi ích chung và của người sản xuất. Có ba lý do chủ yếu sau:

+ Thứ nhất là: thiếu quy hoạch tổ chức hợp tác, hợp lực một cách chặt chẽ, nên hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp của Trung ương địa phương và của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý trên một vùng lãnh thổ cùng tham gia sản xuất kinh doanh một ngành hàng, mặt hàng; nhưng không hình thành rõ ràng quan hệ ngành (giữa sản xuất - chế biến - lưu thông tiêu thụ), vẫn nằm trong tình trạng nhiều nhưng vẫn thiếu, đông nhưng không mạnh, thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân công và phối kết hợp trong hoạt động kinh doanh đã dẫn đến tình trạnh lộn xộn trên thị trường mỗi khi có nhu cầu hàng cho xuất khẩu, mạnh ai nấy làm phân tán cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau.

+ Thứ hai là: tổ chức chưa tốt thị trường nội địa, đặc biệt thị trường nông thôn…dẫ đến tình trạnh hàng hóa nông sản chưa nhiều, nhưng có hiện tượng ứ đọng thi trường, khó tiêu thụ, giá cả không ổn định. Nông dân bị thua thiệt, mà Nhà nước cũng không được lợi. Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài một mặt thiếu đầu tư đúng mức về xây dựng chiến lược thị trường, mặt khác cơ chế chính sách thị trường và chính sách điều tiết quản lý vĩ mô luôn thay đổi, nhiều khi thiếu tính khách quan. Không ít các doanh nghiệp lúng túng, không định hướng được phương hướng hoạt động kinh doanh.

+ Thứ ba là: tình hình kinh tế, chính trị khu vực và thế giới diễn biến phức tạp dẫn đến việc mỗi Chính phủ phải đưa ra các chính sách tiền tệ, tỷ

giá, giá sản phẩm ( nhất là giá tiêu thụ nông sản)… còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn định, khó dự báo ảnh hưởng không nhỏ tới mở rộng buôn bán trong nước cũng như mở rộng thị trường quốc tế.

3.1.2. Xuất khẩu thủy sản

3.1.2.1. Thuận lợi

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay tăng trưởng mạnh và hàng thủy sản Việt Nam đã dần xác lập được vị thế của mình trên thị trường thủy sản thế giới. Năm 2000, Việt Nam đứng thứ 11 trong số các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, thứ 5 Châu Á và thứ 3 Đông Nam á. Đến năm 2007, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,5 tỷ USD, và kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đạt 4,53 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam. Sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao hơn trước. Chính những thuận lợi sau đã tạo điều kiện cho ngành thủy sản nước ta phát triển [5].

- Sản phẩm thủy sản có cơ hội thâm nhập thị trường thế giới nhiều hơn, được nhiều nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Trong quá trình mở cửa hội nhập, nhờ có sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng mà hàng thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội khẳng định vị trí và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, các cơ chế chính sách cũng như các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản, về bao bì, nhãn, mác… thường xuyên được rà soát, điều chỉnh và quy định cụ thể, ngày càng thông thoáng. Đồng thời các doanh nghiệp thủy sản sẽ phải tích cực đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị với công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động. Vì vậy, năng suất lao

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 11

động sẽ tăng lên, hạ giá thành sản phẩm và ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là tiền đề để hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có mặt sâu, rộng trên thị trường quốc tế và ngày càng được người tiêu dùng các nước ưa chuộng.

- Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, cùng với yêu cầu mở cửa của tiến trình hội nhập sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển các mặt hàng thủy sản ở Việt Nam, là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng, sản lượng với giá thành hợp lý, góp phần nâng cao sức năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trên trường quốc tế.

- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới có xu hướng tăng lên, cung tăng chậm hơn cầu, tạo điều kiện để thúc đẩy hàng thủy sản của ta vươn ra thị trường thế giới nhiều hơn, thúc đẩy mở rộng thị trường thuỷ sản

- Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triển với khuôn khổ pháp lý và tầm quan hệ kinh tế quốc tế mới, tạo điều kiện để xúc tiến các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, quảng bá sản phẩm, thương hiệu thủy sản.

3.1.2.2. Khó khăn

- Cạnh tranh về thủy sản trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của nước ta hiện nay còn thấp do giá nguyên liệu và các yếu tố đầu vào như điện nước, thông tin, vận tải…. của ta cao so với các nước; tỷ trọng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất còn thấp, năng suất lao động từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến thấp, nhiều loại vật tư phục vụ cho nuôi thủy sản còn phụ thuộc vào nhập khẩu như thức ăn, thuốc, hóa chất… trong khi các loại vật tư này chiếm tỷ trọng lớn (60-70%) trong giá thành tôm, cá. Vì vậy, giá thành một số loại sản phẩm cao so với mặt hàng cùng loại của các nước [23].

- Quy mô các trại nuôi thủy sản quá nhỏ, việc tổ chức liên kết lại và quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ và việc áp dụng công nghệ mới trong nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, là những thách thức không nhỏ trước yêu cầu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh của thị trường thế giới, và trước yêu cầu về môi trường cho phát triển bền vững.

- Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn lúng túng ở các khâu sản xuất nguyên liệu, bảo quản và dịch vụ, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường lớn và chưa an toàn trước những rào cản ngày càng cao của các thị trường, chưa hình thành hệ thống quản lý liên hoàn theo chuỗi của từng sản phẩm, từ khâu đầu tiên sản xuất nguyên liệu, đến khâu tiêu dùng trên thị trường và xuất khẩu, trong khi nhiều thị trường đang đòi hỏi phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm [21].

- Với diễn biến về giá và xu hướng tiêu dùng hiện nay thì xuất khẩu dưới dạng sơ chế, đông block sẽ khó có hiệu quả. Đây là thách thức và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duy trì và tăng cường xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đầu tư công nghệ và thiết bị mới.

- Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Tình hình thiếu nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng suy giảm, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng có thời vụ và bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Số đối tượng xuất khẩu có sản lượng hàng hóa lớn còn nghèo nàn.

- Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia.

- Là nước đang phát triển ở trình độ thấp nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, vì vậy, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này còn thấp. Công tác đào tạo, quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về khả năng nắm vững luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại quốc tế.

- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm.

- Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sẽ chịu tác động rất lớn từ những khó khăn về sản xuất trong nước, cũng như tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, sẽ làm cho các nước nhập khẩu có xu hướng giảm nhập hàng hoá để cân bằng cán cân thương mại và bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Điều đó sẽ dẫn đến sụt giảm trong lĩnh vực xuất khẩu.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN

3.2.1. Quan điểm chung về xuất khẩu nông thủy sản


Xuất phát từ mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 là thu nhập bình quân đầu người phải đạt 1000 USD, vì thế ngành nông nghiệp và thủy sản có vai trò rất quan trọng và phải giữ vững vị trí ngành kinh tế chủ chốt của nhà nước. Ngành nông nghiệp và thủy sản phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu để thu về nhiều ngoại tệ cho Quốc gia, góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Để thực hiện được chức năng của mình, xuất khẩu nông thủy sản phải phát triển dựa trên những quan điểm sau:

Xuất khẩu nông thủy sản tiếp tục là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giữ vai trò và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Quốc gia.

Xuất khẩu nông thủy sản phải chuyển sang khai thác lao động kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu, phải thường xuyên đổi mới công nghệ, kỹ thuật để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông thủy sản trên thị trường quốc tế.

Cơ cấu hợp lý việc sản xuất nông sản và khai thác, nuôi trồng thủy sản, tạo cơ sở vững chắc cho xuất khẩu. Hơn nữa, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đổi mới công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông thủy sản, đào tạo để nâng cao trình độ nguồn nhân lực [16].

3.2.2. Định hướng xuất khẩu nông sản

3.2.2.1. Dự báo thị trường nông sản thế giới

Theo dự báo của FAO, nhu cầu về nông sản trên thế giới sẽ tăng mạnh trong nhiều năm tới, và nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở những nước đói nghèo. Nguyên nhân là do sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc sản xuất nông sản [25]. Bên cạnh đó, diện tích trồng cây lương thực cũng như các loại cây nông nghiệp, mà chủ yếu là lúa gạo đang có xu hướng giảm dần do các nước trên thế giới đang tập trung vào trồng các loại cây nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất các nguyên liệu sinh học thay thế. Vì thế, theo dự báo xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn sẽ tăng mạnh do nhu cầu về gạo, một mặt hàng chủ lực tăng nhưng xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác sẽ có xu hướng tăng chậm lại do khủng hoảng kinh tế kéo dài và các nước thắt chặt chi tiêu [21].

Trung Quốc: kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng từ 400-500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là rau quả, cao su, hạt điều, tinhbột

Nhật Bản: hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới đạt khoảng 0,3- 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD, gồm thịt các loại, rau quả, chè, cà-phê.

Khối ASEAN: kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang các quốc gia thuộc khối này không ổn định, dao động 400-900 triệu USD/năm, chủ yếu là sản phẩm gạo. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để nước ta xuất khẩu cà phê, gỗ, vật tư, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến.

Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện đạt 600 triệu USD/năm với các sản phẩm cà phê, hạt điều, chè, hồ tiêu, rau quả chế biến, đồ gỗ. Thị hiếu tiêu dùng ở thị trường này thường hướng tới sản phẩm có bao bì đẹp, chất lượng cao [23].

Nga và khối Đông Âu: kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân hơn 100 triệu USD với các mặt hàng rau quả, thịt, chè, hồ tiêu. Tuy nhiên, các doanh nghệp nước ta thường gặp khó khăn trong khâu thanh toán và thuế nhập khẩu cao.

Mỹ: là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch khoảng

1.400 tỷ USD, chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản của nước ta mới đạt 0,4- 0,5% kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của Mỹ với các mặt hàng rau quả, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4 - 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của nước này. Đây thực

sự là một con số khiêm tốn so với tiềm năng hiện có của ngành nông sản Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. (Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN vẫn luôn phập phù, dao động từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để nước ta xuất khẩu cà phê, vật tư, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến sang khu vực này [23].

3.2.2.2. Dự báo khả năng xuất khẩu một số mặt hàng

Gạo

Theo dự báo của FAO, nhu cầu gạo có chất lượng cao sẽ tăng mạnh và nhu cầu gạo có chất lượng thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên tai, khủng hoảng kinh tế hoặc tăng nhu cầu gạo phẩm cấp thấp dành cho chăn nuôi. Kết quả dự báo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 là 3,25%/ năm, giới hạn tối đa của xuất khẩu gạo theo phương án ở mức cao là 4 triệu tấn/năm [15]

Cà phê

Lượng xuất khẩu cà phê trong giai đoạn 2006-2010 được dự báo là giảm 2,05%/năm về lượng và tăng 12,86%/năm về giá trị.

Chè

Khả năng cung về chè được dự báo là sẽ cao hơn cầu, và xu hướng dự trữ chè đã chuyển dịch từ các nước xuất khẩu chính sang các nước nhập khẩu chính, đặc biệt là với chè chất lượng cao. Do vậy, nhập khẩu chè trong giai đoạn tới sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn. Do vậy, từ nay đến hết năm 2010, xuất khẩu chè Việt Nam sẽ có khả năng chậm lại và chỉ đạt mức tăng bình quân là 5%/năm về lượng và 8,34%/năm về giá trị [15].

Cao su

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí