Tình Hình Xuất Khẩu Một Số Thuỷ Sản Chủ Yếu Của Việt Nam

2.1.3.4. Hạt điều

Các thị trường xuất khẩu hạt điều giai đoạn 2001-2007 có sự thay đổi ít nhiều về số lượng và theo hướng tích cực. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu tới 49 thị trường khác nhau; năm 2005: 51 thị trường; năm 2007: 58 thị

trường [18].

Cơ cấu nhóm thị trường chính nhập khẩu hạt điều của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO. Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính là: Mỹ, Úc, Hà Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức,…

Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các thị trường này có sự thay đổi tương đối sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất khẩu hạt điều vào một số thị trường có xu hướng giảm nhẹ, đó là thị trường Mỹ, Úc, Canada. Trong khi đó, các thị trường như: Anh, Trung Quốc tương đối ổn định và thị trường Hà Lan là có xu hướng tăng nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào các thị trường chính nhìn chung đều đạt mức tăng trưởng khá cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO, duy nhất chỉ có thị trường úc là bị giảm. Trong số các thị trường chính của hạt điều Việt Nam , chỉ có Trung Quốc là thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định thương mại khác ngoài WTO là (ACFTA), các thị trường còn lại đều thuộc phạm vi điều chỉnh bởi các cam kết WTO của Việt Nam.

2.1.3.5. Chè

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng thị trường xuất khẩu chè có sự thay đổi về số lượng nhưng xu hướng tăng giảm không rõ ràng. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu chè sang 53 thị trường khác nhau; năm 2005: 50 thị trường; năm 2006: 56 thị trường; năm 2007: 52 thị trường [18].

Tuy nhiên, cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam không co sự thay đổi nhiều. Việt Nam vẫn xuất khẩu chè sang các thị trường chính là: Đài Loan, Nga, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan…và hầu hết quan

hệ với các thị trường này đều được điều chỉnh trong khuôn khổ WTO. Đáng chú ý là thị trường Ấn Độ có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng không ổn định.

Tỷ trọng giữa các thị trường có sự thay đổi tương đối sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất khẩu chè vào thị trường Đài Loan, Nga có xu hướng tăng; xuất khẩu chè vào các thị trường khác cũng giữ được sự ổn định tương đối như Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan…Xuất khẩu chè giai đoạn sau khi gia nhập WTO đã có xu hướng tập trung hơn vào những thị trường nhất định, thể hiện ở tỷ trọng của những thị trường khác có xu hướng giảm.

Xuất khẩu chè sau khi gia nhập WTO tới các thị trường chính nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, ngoại trừ thị trường Bồ Đào Nha.

2.1.3.6. Trái cây

Thị trường xuất khẩu trái cây cũng có xu hướng thay đổi tăng giảm không rõ ràng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2004: Việt Nam xuất khẩu trái cây tới 49 thị trường khác nhau; năm 2005: 54 thị trường; năm 2006: 49 thị trường; năm 2007: 56 thị trường [18].

Cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam không thay đổi nhiều sau khi gia nhập WTO. Các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Canada… vẫn là những thị trường chính nhập khẩu trái cây của Việt Nam.

Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường cũng không có sự thay đổi nhiều ở nhóm các thị trường lớn. Dẫn đầu vẫn là thị trường Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Đài Loan đã có những sự sụt giảm đáng kể sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất khẩu tại các thị trường khác như: Canada, Singapore, Hà Lan… giữ được sự ổn định tương đối. Rất đáng chú ý là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang Thái Lan, một thị trường lớn và đầy tiềm năng ở Đông Nam Á.

Ngoại trừ thị trường Trung Quốc có sự sụt giảm xuất khẩu đáng kể trong năm 2007, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tới các thị trường chính khác nhìn chung vẫn đạt được mức tăng trưởng khá sau khi Việt Nam trở

thành thành viên chính thức của WTO. Mặt khác, quan hệ thương mại của Việt Nam và Trung Quốc đối với mặt hàng trái cây được điều chỉnh bởi các quy định trong khuôn khổ ACFTA.

2.1.3.7. Rau

Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, phạm vi của thị trường xuất khẩu rau có sự thay đổi theo hướng tích cực. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu rau sang 40 thị trường khác nhau; năm 2005: 44 thị trường; năm 2006: 46 thị

trường; năm 2007: 51 thị trường [18].

Cơ cấu nhóm thị trường xuất khẩu chính rau của Việt Nam không thay đổi nhiều sau khi gia nhập WTO. Những thị trường xuất khẩu rau chính vẫn là: Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Ý, Nga, Indonesia, Singapore…

Tỷ trọng giữa các thị trường đã có sự thay đổi sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các thị trường Nhật Bản, Đài Loan tuy dẫn đầu về nhập khẩu rau của Việt Nam nhưng đã giảm tỷ trọng, trong khi đó một số thị trường như: Mỹ, Nga, Singapore… đã có sự tăng trưởng khá rõ nét. Các thị trường khác nhìn chung tương đối ổn định.

Mặc dù giá trị xuất khẩu chung vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, nhưng nhìn chung sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu rau của Việt Nam tới các thị trường chính lại bị giảm. Và quan hệ thương mại của Việt Nam tới hầu hết các thị trường này được điều chỉnh bởi các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

2.1.3.8. Cao su

Nhìn chung xuất khẩu cao su của Việt Nam sau khi gia nhập WTO tăng trưởng khá do thị trường xuất khẩu cao su thay đổi theo hướng tích cực. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu cao su tới 60 thị trường khác nhau; năm 2005: 55 thị trường; năm 2006: 62 thị trường; năm 2007: 63 thị trường [18].

Cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu cau su của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều sau khi gia nhập WTO. Các thị trường Trung

Quốc, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ý… cũng vẫn là những thị trường chính.

Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này có sự thay đổi tương đối. Trung Quốc và Malaysia trở thành hai nhà nhập khẩu chính của cao su Việt Nam, đặc biệt là sự vươn lên của thị trường Malaysia. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu khác vẫn giữ nguyên tỷ trọng ổn định.

Nhìn chung, xuất khẩu cau su sau khi gia nhập WTO tới các thị trường chính nhing chung vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Quan hệ thương mại của Việt Nam với hầu hết các thị trường này cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

2.1.3.9. Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ

Thị trường xuất khẩu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO có thay đổi nhưng không theo xu hướng rõ ràng. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này tới 62 thị trường khác nhau; năm 2005: 59 thị trường; năm 2007: 62 thị trường [18].

Cơ cấu nhóm thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ không thay đổi nhiều sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Bỉ vẫn là những thị trường nhập khẩu chính của các sản phẩm gỗ Việt Nam.

Tỷ trọng xuất khẩu giữa các thị trường có sự thay đổi chủ yếu giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản và trở thành thị trường nhập khẩu chính Gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các thị trường Mỹ, Đài Loan có xu hướng giảm tỷ trọng, các thị trường còn lại nhìn chung giữ được sự ổn định trong tỷ trọng.

Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu gỗ và các SP từ gỗ của Việt Nam tới các thị trường chính nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Quan hệ thương mại của Việt Nam tới các thị trường này đều thuộc phạm vi điều chỉnh của các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Nhìn chung, xuất khẩu nông sản trên các thị trường đều tăng trưởng khá mạnh giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam gia tăng không ngừng, trong đó có những thị trường tiềm năng rất hứa hẹn, tuy nhiên trong hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN giảm sút. Đó là một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.‌

2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ THUỶ SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản và được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1992 – 2003 có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,97%/năm, đến năm 2001 – 2006 là 10,5%/năm [26]. Chất lượng các mặt hàng không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới.

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ yếu

Thời gian qua, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu xét về kim ngạch xuất khẩu, thủy sản chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, nông sản, da giày. Trên thị trường thế giới, Việt nam đang dần trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản quan trọng với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm, từ năm 2001 đến năm 2007.

Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2001-2007



Năm

Kim ngạch (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2001

1.816,4

22,9

2002

2.021,7

11,3

2003

2.199,6

12,6

2004

2.408,1

9,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 7


2005

2.732,5

13,5

2006

3.358,0

22,9

2007

3.763,4

12,1

Nguồn: Tổng cục thống kê


Theo bảng 8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 năm từ 2001 - 2007 liên tục tăng, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.816,4 triệu USD thì đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD, đến năm 2007 là gần 3,8 tỷ USD, và ước đạt trong năm 2008 là 4,5 tỷ USD, tăng khoảng 14,4% so với năm 2007. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam đạt kết quả rất tích cực so với các ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu trong năm 2008 có ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác có sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn sau khi gia nhập so với trước khi Việt Nam gia nhập WTO nhìn chung tăng lên theo xu hướng tốt, chỉ có năm 2007 tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm xuống. Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống còn có 9,5%, là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá, điều kiện sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm năm 2004 có chậm lại so với những năm khác. Nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã nhanh chóng đạt lại tỷ lệ tăng trưởng 13,5% vào năm 2005 và giữ vững đà tăng trưởng trong các năm gần đây.

2.2.2. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu


Với nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại thủy sản có tính kinh tế cao. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có nhiều thay

đổi trong thời gian hơn hai thập kỷ qua. Tôm và cá là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn duy trì được vị trí hàng đầu song đã giảm dần do các mặt hàng khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là cá.


Bảng 9. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2007

Đvt: %



Nhóm hàng

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tôm

43,9

47,8

46,5

52,5

50,1

43,6

40,1

15,8

22,9

20,5

23,0

25,1

34,2

38,8

Hải sản khô

11,1

6,8

3,3

4,2

4,8

4,3

3,9

Mực, bạch tuộc

6,5

7,1

5,1

6,8

6,7

6,6

7,7

Thủy sản khác

22,7

15,4

24,6

13,5

13,3

11,3

9,5

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Tổng cục thống kê, VASEP


Theo bảng 9, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, sau đó là mặt hàng cá với tỷ trọng có khuynh hướng ngày càng tăng, đặc biệt đối với mặt hàng cá tra, cá basa. Tuy nhiên, nhìn chung, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua chủ yếu là các mặt hàng sơ chế hoặc nguyên liệu. Các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản của nước ta. Các nhóm sản phẩm chính bao gồm:

Nhóm sản phẩm tôm: tôm là mặt hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó mặt hàng tôm đông lạnh đang chiếm vị trí cao trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Thị trường tiêu thụ chính là Mỹ và Nhật Bản, hai thị trường lớn này tiêu thụ tới 70 – 80% khối lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam [21]

Nhóm sản phẩm cá: xuất khẩu các sản phẩm cá của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

- Mặt hàng cá tra – basa: là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì mầu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá catfish khác. Cá tra – basa xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó các thị trường châu Âu có sự tăng trưởng vượt bậc. Ước tính cả cá Basa và cá Tra xuất khẩu khoảng 30-35.000 tấn/năm, giá trị trên 80-100 triệu USD/năm. Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng nguyên con, philê đông lạnh, các mặt hàng chế biến và hàng giá trị gia tăng [21].

- Cá ngừ: có giá trị kinh tế cao nhất ở biển Việt Nam, bắt đầu được tập trung khai thác từ những năm 1990. Nghề khai thác cá ngừ phục vụ xuất khẩu ở Việt Nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thị trường tiêu thụ cũng dần được mở rộng, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và một số nước châu á. Sản phẩm dưới dạng ăn tươi, phơi khô, đóng hộp, hun khói.

- Cá rô phi: hiện nay cá rô phi được định hướng là một trong những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu triển vọng của Việt Nam. Dự kiến, đến năm 2010, Việt Nam có thể sản xuất được 200.000 tấn cá rô phi thương phẩm, trong đó khoảng 50% sản lượng dành cho xuất khẩu [21].

Nhuyễn thể chân đầu:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí