TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HÓA
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
- Họ và tên : TH.S Thái Thu Hương - Họ và tên: Lê Thị Trang
- Bộ môn : Quản lý kinh tế - Lớp (Lớp hành chính): K54F5
HÀ NỘI, 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Kết cấu khóa luận 8
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 9
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.2 Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 12
1.1.3 Vai trò của phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 13
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 15
1.2.1 Nhân tố vi mô (các nhân tố từ phía doanh nghiệp) 15
1.2.2 Nhân tố vĩ mô 16
2.1. Khái quát tình hình phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 19
2.1.1 Tình hình sản xuất thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp, làng nghề tại tỉnh thanh hóa 19
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh thanh hóa 21
2.2 Thực trạng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại tỉnh thanh hóa 23
2.2.1 Thực trạng các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa. 23
2.2.2. Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa.25
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 28
2.3.1. Nhân tố trong nước 28
2.3.2. nhân tố ngoài nước 30
2.4 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa 31
2.4.1. Những thành tựu 31
2.5.2. Những Hạn chế và nguyên nhân. 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2021,
HƯỚNG TỚI NĂM 2025 33
3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu để mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa hướng đến năm 2025 33
3.1.1 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu Thủ Công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa 33
3.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa hướng đến năm 2025 34
3.1.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 ... 35
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa 36
3.2.1 Các giải pháp đối với doanh nghiệp. 36
3.2.2 Những giải pháp từ phía Nhà nước 40
3.3 Một số kiến nghị 44
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 44
3.3.2 Kiến nghị với hoạt động các doanh nghiệp. 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng | |
1 | Bảng 2.1: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa |
2 | Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh |
3 | Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020 |
4 | Bảng 2.4: Hệ thống văn bản chính sách về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhà nước |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 2
- Khái Quát Tình Hình Phát Triển Xuất Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ
- Thực Trạng Phát Triển Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tỉnh Thanh Hóa.
- Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 5
- Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường định hướng XHCH. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đang thực hiện mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh của đất nước như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú hay nguồn lao động rẻ. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển những ngành kinh tế tận dụng những lợi thế so sánh đó như dệt may, thủy sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ (TCMN)…là những ngành kinh tế chủ lực cho xuất khẩu của nước ta đang là lựa chọn đúng đắn.
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử hào hùng, là tỉnh có dân số đông, là nơi có truyền thống văn hóa rất phong phú và độc đáo, có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời, với nguồn lao động dồi dào. Trong những năm qua, hàng thủ công mỹ nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho Thanh Hóa, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, gia tăng mức thu nhập cho người lao động và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Hàng năm, giá trị xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp hơn 1,3% vào GDP của tỉnh. Tỉnh với những làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời, mang đặc tính riêng gắn với truyền thống lịch sử văn hóa. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề trên địa bàn huyện nổi tiếng trong và ngoài nước được du khách gần xa biết đến như: Mỹ nghệ sơn mài Tiên Sơn, thổ cẩm làng Ngọc, Chiếu cói Nga Sơn… Tuy nhiên, so với tiềm năng thì xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh còn đứng trước rất nhiều thách thức. Đó là các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang gặp rất nhiều khó khăn như khó khăn về nguồn nguyên liệu bởi nguồn nguyên liệu trong nước đang có nguy cơ cạn kiệt, khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tài chính để tiến hành sản xuất các đơn hàng có quy mô lớn, khó khăn về đội ngũ lao động có tay nghề cao mặc dù nguồn lao động atrong tỉnh khá dồi dào…Ngoài ra, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh luôn mất ổn định, thiếu bền vững, một số thị trường đang bị thu hẹp, vấn đề tìm kiếm các thị trường mới của các doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bế tắc. Hơn nữa, ở mỗi thị trường khác nhau thì yêu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng khác nhau, tuy nhiên các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh chưa đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, các sản phẩm thường không có sự cải tiến theo thời gian, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng…
Do những hạn chế ở trên nên trong những năm vừa qua, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh sản xuất ra nhưng tiêu thụ rất khó khăn gây ứ đọng trong sản xuất, hoặc nếu có tiêu thụ được thì doanh nghiệp phải chấp nhận với mức giá thấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thu nhập của người lao động bị giảm rõ rệt và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội khác như mức sống dân cư, an ninh trật tự. Chính vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhằm mở rộng hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường, đem lại giá cả cao, lợi nhuận tốt cho các doanh nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động đang là vấn đề ra cấp thiết đặt ra cho tỉnh.
Trước yêu cầu bức thiết đó của tỉnh, để góp phần vào nghiên cứu để hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa, tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa" làm khóa luận của mình.
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài lấy hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa thủ công mỹ nghệ và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm đối tượng nghiên cứu.
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Đề xuất giải pháp từ góc độ quản lý nhà nước để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện:
- Đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở và định hướng cho vấn đề nghiên cứu thông qua hệ thống lý luận về xuất khẩu, vai trò và công cụ quản lý của chính quyền địa phương đối với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu văn hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh thanh hóa.
- Đề xuất những giải pháp với tỉnh Thanh Hóa để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng trong 10 năm gần đây (2011-2021). Đề tài định hướng đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến thủ công mỹ nghệ và thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh, từ đó đưa ra những giải pháp về phát triển xuất khẩu mặt hàng này của tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu : Sau khi đã xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá. Theo nguồn thu thập dữ liệu thì dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp. Với đề tài về phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa, dữ liệu được sử dụng trong bài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp. Đó là các dữ liệu về cơ sở sản xuất nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các loại sản phẩm, khối lượng, chi phí, giá bán, thị trường,… được thu thập từ cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề điều tra, phỏng vấn và số liệu tổng hợp của địa phương nghiên cứu. Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp luật về mặt hàng, báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan,… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan. Việc thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu như các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu, số lượng mặt hàng cần có nguồn cụ thể rõ ràng như báo cáo kinh tế của tỉnh, báo cáo hằng năm của tỉnh. Xử lý thông tin sơ cấp: chủ yếu là phương pháp quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp phân tích số liệu: Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: Dựa trên các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương
đối, số bình quân nhằm phân tích mức độ sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, làng nghề, từng nhóm hộ sản xuất kinh doanh, những khó khăn và kiến nghị.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về số lượng các mặt hàng, các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, kết quả các hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh sự phát triển trong xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ giữa tỉnh Thanh Hóa so với cả nước để nhìn nhận khách quan tình hình phát triển xuất khẩu của mặt hàng qua từng năm.
Qua các phương pháp trên ta có thể đưa ra các nhận định, phân tích một cách khách quan từ đó rút ra kết luận một cách chính xác.
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mục lục, lời mở đầu, tài liệu tham khảo thì gồm có 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa.
- Chương 2: Thực trạng thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản để mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa.