Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Từ 2001 Đến 2007

- Mực, bạch tuộc: xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng trưởng ổn định gần như tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm nhuyễn thể chân đầu lớn nhất. Sản phẩm chế biến phần lớn dưới dạng đông lạnh Block , IQF, semi-IQF, đông lạnh khay hoặc đóng gói hút chân không. Các sản phẩm chế biến như phi lê, cắt miếng, tỉa hoa, chế biến sẵn để nấu hoặc dưới dạng sản phẩm sushi, sashimi để ăn gỏi, các sản phẩm phối chế khác.

- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: ở Việt Nam, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất khẩu phát triển mạnh từ năm 1999. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do sản lượng còn nhỏ bé, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, thị trường xuất khẩu còn hạn chế, việc chế biến sản phẩm giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức.

2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Tính đến nay, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 140 thị trường trên thế giới, đồng thời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Mỹ, Nhật Bản và EU là những thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định.

Bảng 10. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 2001 đến 2007

Đvt: %



Thị trường

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Nhật Bản

26,6

25,6

31,4

29,7

25,2

21,1

Mỹ

32,4

34,4

24,7

23,1

19,8

20,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 8


EU

4,2

5,6

10,2

15,9

21,6

25,7

Trung Quốc Hồng Kông

15,0

6,5

5,5

4,9

4,4

4,3

ASEAN

3,9

3,2

6,9

4,5

4,5

4,2

Các nước khác

17,9

24,7

21,3

21,9

24,5

24,3

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100


Nguồn: Tổng cục thống kê, VASEP


Các thị trường chính:


- Thị trường Nhật Bản: là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng hiện nay, xu hướng này đang giảm dần, do lượng nhập khẩu các mặt hàng tôm của ta sang thị trường này ngày cang giảm đi, do nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Nhật Bản thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, tăng cường nhập các loại tôm cỡ lớn, tôm chế biến giá trị gia tăng và tôm chân trắng. Tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ đông lạnh là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Năm 2007, Nhật Bản nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản, trị giá gần 746 triệu USD. Tính đến tháng 10.2008, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt mức 693 triệu USD, chiếm 18,1% tổng xuất khẩu thủy sản, đứng vị trí thứ hai trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam [20]. (Người Nhật rất ưa thích các loại nhuyễn thể, đặc biệt là các nhuyễn thể chân đầu (chủ yếu là mực ống, mực nang). Các sản phẩm này được chế biến theo nhiều dạng, từ dạng tươi như sushi, đến các dạng rán, xông khói, nướng, tẩm gia vị, thậm chí cả dưới dạng sơ chế nguyên con, phi lê, cắt mỏng, thái miếng, cắt khoanh và các món ăn với các sản phẩm khô, ướp lạnh, ướp đông.

Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc, cá, hàng khô vào thị trường Nhật Bản ngày càng giảm. Một trong những nguyên nhân là do

các doanh nghiệp ngày càng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư và các sản phẩm giá trị gia tăng. Vấn đề về dư lượng kháng sinh cũng gây ảnh hưởng khá lớn đối với mặt hàng này khi nhập vào thị trường Nhật Bản.

- Thị trường Mỹ: là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng, nhất là tôm đông lạnh, các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua. Cá tra, basa phi lê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Năm 2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100.000 tấn thuỷ sản của ta, trị giá trên 720,5 triệu USD, chiếm 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ. Trong 10 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 624 triệu USD [20].

Mặt hàng xuất sang Mỹ tính theo giá trị nhiều nhất vẫn là tôm đông lạnh, năm 2007 đạt 466 triệu USD, chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu. Việt nam hiện đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ. Ngoài mặt hàng tôm, cá đông lạnh cũng đang được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng ngày càng tăng, đạt 15,3% kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao là cá tra, cá ba sa, cá ngừ, mực đông lạnh, mực khô và các mặt hàng giá trị gia tăng.

Nhìn chung, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn và các kênh phân phối mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao, có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam xuất khẩu với khối lượng hàng hóa có giá trị lớn.

- Thị trường EU: là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất lượng kể từ năm 2004 đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này có khuynh hướng tăng qua các năm. Từ kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 74,7 triệu vào năm 1997 đã tăng lên đến 908 triệu USD vào năm 2007, vươn lên vị trí dẫn đầu, là thị trường tiêu

thụ thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt mức 970 triệu USD, chiếm 25,3 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong các nước EU, Bỉ, Ý, Đức, Hà Lan, Pháp, Ba Lan là những thị trường chủ yếu tiêu thụ thủy sản Việt Nam.

Nếu như tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật và Mỹ thì ở EU, ngoài tôm là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất, cá, bạch tuộc và mực cũng được tiêu thụ khá mạnh. Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu (bạch tuộc các cỡ, mực ống, mực nang đông lạnh...), cá đông lạnh (đặc biệt là cá ngừ), tôm đông lạnh và một số hải sản khác.

Nhu cầu trên thị trường EU đa dạng, sức mua lớn, giá cả lại hấp dẫn... nên triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và các biện pháp kiểm soát chất lượng để đáp ứng những quy định rất nghiêm ngặt và các chế tài nghiêm khắc khi thâm nhập vào thị trường này.

- Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của khu vực châu á, với đặc điểm tiêu thụ của thị trường này là vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa, vừa là thị trường tái chế và tái xuất.

Giai đoạn 2001-2004 là thời kỳ sa sút nghiêm trọng về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, chủ yếu do Chính phủ Trung Quốc thay đổi phương thức thanh toán và quản lý ngoại hối và áp dụng một số quy định về kiểm dịch và

quản lý chất lượng. Từ năm 2005 đến nay, nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam của khối này đã có bước phục hồi nhưng chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Hồng Kông. Năm 2007, Trung Quốc- Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn thuỷ sản, trị giá 152,7 triệu USD, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất khẩu [20]. (Hồng Kông nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng tôm, cá, mực đông lạnh có giá trị cao, còn thị trường Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu mực khô, cá khô, cá muối và gần đây là các loại cua biển tươi sống.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung quốc cũng đã phát sinh những khó khăn vướng mắc, ví dụ như phương thức giao hàng và thanh toán còn nhiều rủi ro, vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển bằng đường bộ cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt yêu cầu bảo quản hàng hóa, các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói và chứng nhận kiểm dịch cũng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thị trường ASEAN

Các nước ASEAN chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và tỷ trọng này có khuynh hướng giảm dần, từ 8,2% vào năm 1998 xuống còn 3,2% năm 2003 và 4,2% vào năm 2007 (theo bảng 10). Thị trường ASEAN không có những biến động lớn do các nước trong khu vực cũng có khả năng khai thác nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thủy sản nhập khẩu chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành chế biến trong nước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 163 triệu USD, với khối lượng 61.000 tấn. Sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào việc xuất khẩu cá đông lạnh và hàng khô.

Trong khối ASEAN, Thái lan và Singapore là hai nước nhập khẩu nhiều thủy sản Việt Nam nhất, tập trung là tôm, cá, mực đông lạnh với kim ngạch khoảng từ 25-30 triệu USD/năm [20].

- Các thị trường khác: các thị trường khác thuộc châu á được quan tâm ngày một nhiều hơn, nhất là Hàn Quốc. Thị trường này có sự tăng trưởng

ổn định, giữ ở mức cao trên 20%/tháng , có ý nghĩa quan trọng về đầu ra đối với thuỷ sản Việt Nam bởi khả năng đáp ứng các mặt hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của doanh nghiệp Việt Nam. Chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Thị trường chưa có rào cản nào đáng kể.

+ Úc, Đài Loan: xuất khẩu sang các thị trường này vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độ không đều.

+ Thị trường Đông Âu: mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao nhưng đây cũng là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng. Nga cũng đã có những bước tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Tóm lại, trong thời gian qua, xuất khẩu thủy sản Việt nam đã đạt bước phát triển đáng kể, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chuyển từ quy mô sản xuất nhỏ sang quy mô sản xuất lớn. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, hàm lượng chế biến cao hơn. Các doanh nghiệp thủy sản đã cố gắng sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất với điều kiện đặc thù của ngành, tối đa hóa hiệu quả đầu tư thông qua việc khai thác công nghệ mới trong chuỗi các hoạt động liên quan đến xuất khẩu thủy sản.‌

Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động xuất khẩu thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, bộc lộ những dấu hiệu phát triển chưa bền vững và chưa hiệu quả, do đó, cần phải có nhiều giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM

2.3.1. Thành tựu

Nhìn chung, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông thuỷ sản ngày càng cao, đưa ngành nông thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển quốc gia.

Áp lực cạnh tranh giúp cho các sản phẩm nông thủy sản của ta có cơ hội cọ sát với những thách thức để rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế, vượt qua các rào cản về thương mại quốc tế để sản phẩm nông thủy sản ngày càng có thể đứng vững trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, hàng nông sản, thủy sản Việt Nam với cơ cấu hàng hóa đa dạng, phong phú, nguồn hàng dồi dào và được ưa thích trên thị trường thế giới, Việt nam đã đạt được một số ưu thế trong phát triển các mặt hàng nông thuỷ sản xuất khẩu chủ lực, có khả năng cạnh tranh với các cường quốc xuất khẩu nông thủy sản lớn của thế giới như Trung Quốc, Thái Lan...

Xuất khẩu nông thủy sản đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả sản xuất tăng liên tục, góp phần nâng cao trình độ nền sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các mặt hàng xuất khẩu nông thủy sản của Việt nam.

2.3.2. Hạn chế


Bên cạnh những thành tựu đã đạt được và những thành tích cao, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế.

Nông thuỷ sản Việt Nam vẫn trong tình trạng phát triển thiếu bền vững, với các biểu hiện như liên tục biến động về giá, sản lượng, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, môi trường nước xuống cấp vì ô nhiễm.

Chất lượng nông thủy sản xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu và chưa ổn định, chủ yếu là do sản phẩm xuất khẩu đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, hàm lượng chế biến chưa cao, chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chưa xây dựng hệ thống liên kết dọc và liên kết ngang giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng nông thủy sản xuất khẩu, thiếu một mô hình quản lý vùng nuôi phù hợp, chưa xây dựng chuỗi thu mua nguyên liệu nông thủy

sản. Hoạt động phát triển nông thủy sản hướng về xuất khẩu tại các vùng chưa được điều hành một cách linh họat và hiệu quả.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng nhiều đến công tác xúc tiến thương mại, xây dựng kênh phân phối riêng và trực tiếp đưa đến tận tay người tiêu dùng, chưa chủ động đăng ký, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu riêng. Hoạt động marketing còn rất ít. Chính vì vậy, trên thị trường nước ngoài, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam còn bị gắn mác của các nước khác như Thái Lan, người tiêu dùng địa phương ít biết đến sản phẩm của Việt Nam do các mặt hàng này chủ yếu được ký hợp đồng và bán lại cho các nhà phân phối để chia sẻ lợi nhuận.

Nhiều doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại hàng hóa nhiều nhưng mỗi loại lại không đáng bao nhiêu. Do nguồn nguyên liệu không ổn định nên khả năng giao hàng không thật chắc chắn. Điều này khiến cho việc tiếp thị bán hàng gặp khó khăn, ít doanh nghiệp tiếp cận được với các nhà mua hàng cỡ lớn, hàng hóa chưa được đưa trực tiếp vào chuỗi phân phối ở các nước nhập khẩu.

Công tác dự báo vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xác định khả năng các diễn biến có thể xảy ra và dự đoán được trước xu hướng thị trường.

Như vậy, năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nếu chỉ chủ yếu dựa vào nguồn lợi về điều kiện tự nhiên, chi phí lao động thấp mà không có chiến lược phát triển đúng đắn và những biện pháp mang tính chuyên nghiệp, bền vững như kiểm tra chất lượng ngay từ khâu chọn giống, nuôi trồng, chế biến, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu... thì sẽ không đủ sức mạnh so với những sản phẩm nông thủy sản xuất khẩu của các nước khác trên thế giới.

Ngày đăng: 30/04/2022