Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thủy sản là một trong những lĩnh vực then chốt, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Xuất khẩu thủy mang lại nguồn ngoại tế lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo dữ liệu về thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, thủy sản chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới (WITS, 2020). Trong số các đối tác thương mại chính của Việt nam, EU nổi lên với tư cách là thị trường lớn thứ hai của thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2018, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU tăng liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 9,1%/năm (WITS). Tuy vậy, đây là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nên thời gian gần đây việc xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này có nhiều biến động do nhu cầu, cạnh tranh và rào cản thị trường nhập khẩu. Những khó khăn, biến động này cản trở xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt được mức tiềm năng. Để duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính bảo hộ rất cao với hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là các rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt với những qui định chặt chẽ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam về nguồn gốc xuất xứ vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Mới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng trên con đường hướng nền kinh tế nước nhà tới tự do hóa thương mại và phát triển bền vững. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6 - 22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5 - 26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là

11.500 tấn và 500 tấn. Để tận dụng cơ hội EVFTA vượt qua thách thức tại thị trường EU, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu sang EU trong đó có mặt hàng thủy sản. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng xuất khẩu thủy sản trên thị trường EU là cấp thiết. Nhận thức được vấn đề này nên em đã lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

EU

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản Việt Nam

sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 2

Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Đánh giá thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân dẫn tới khó khăn, rào cản khi tham gia thị trường này.

Đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU theo cả hai hướng chiều sâu và chiều rộng mang tính quy mô, chất lượng và hiệu quả.

sang thị trường EU theo chiều rộng và chiều sâu trong những năm gần đây để từ đó đưa ra được những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thị trường EU.

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: bài nghiên cứu đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng năm đầu năm 2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Để thực hiện nghiên cứu hiệu quả những vấn đề mà đề tài đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là hai phương pháp chủ đạo và xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài, để đưa ra những kết luận đảm bảo tính khách quan, chân thực.

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Bên cạnh phương pháp luận, đề tài còn sử dụng các phương thức nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp mô hình. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ các phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu toàn bộ nội dung tiểu luận. Tùy thuộc vào từng chương các phương pháp nghiên cứu được áp dụng sao cho phù hợp.

Chương I, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận ngành nhằm đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản.

Chương II, ở phần này đề tài chú trọng đến phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê nhằm làm rõ thực trạng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021.

Ở chương III, vận dụng kết hợp các phương pháp xã hội học pháp luật, phương pháp tổng hợp và dự báo để đưa ra phương hướng và giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thi trường EU

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm mục đích thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện chủ yếu bằng cách đọc, ghi chép, phân loại, tổng hợp dữ liệu từ nguồn tin tức chính thống và từ các công trình khoa học có liên quan: báo chí, kênh thời sự, sách báo, tạp chí, các tài liệu của Bộ Công Thương, Cục quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các báo cáo về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp số liệu như sản lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Qua đó tính toán được các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để phục vụ cho việc phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 6T 2021. Các số liệu thu thập được biểu diễn thành bảng, đồ thị, biểu đồ để thuận lợi cho việc phân tích, so sánh.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích và so sánh các dữ liệu đã thu thập được, sẽ rút ra được cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Phương pháp so sánh: Để thấy rõ những biến đổi, biến động về giá trị, kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua từng năm để từ đó đưa ra các đánh giá khách quan về thực trạng xuất khẩu.

5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021

Chương III: Các đề xuất và kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

1.1 Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

1.1.1 Khái quát chung về ngành thủy sản

a) Khái niệm ngành thủy sản

Theo giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản của Đại học Huế xuất bản năm 2011 đưa ra khái niệm về thủy sản: “Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường”.

Ngoài ra, theo Luật Thủy Sản 2017 của Quốc Hội số 18/2017/QH14 đưa ra khái niệm về ngành thủy sản: “là ngành bao gồm các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản

Theo tổng hợp trên https://tongcucthuysan.gov.vnthì ngành thủy sản được hiểu là “ngành kinh tế bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thủy sản có liên quan. Là một ngành kinh tế sinh học, được phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm và được nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.

Như vậy, qua những khái niệm được đề cập ở trên thì hiện nay trên thị trường được sử dụng phổ biến nhất có lẽ là: ngành thủy sản là ngành bao gồm các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Đây là khái niệm sát nghĩa nhất với ngành thủy sản, người mới tìm hiểu cũng có thể nôm na hiểu được vì vậy nó được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.

b) Đặc điểm của ngành thủy sản

Ngành thủy sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước, những tài nguyên với tiểm năng có thể đóng góp lớn cho các mục tiêu về tài chính, về công ăn việc làm và về đời sống xã hội. Qua đó, nhìn một cách tổng thể có thể thấy được những đặc điểm của ngành thủy sản:

Ngành thuỷ sản là ngành vừa mang tính nông nghiệp, công nghiệp, thương mại lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên.

Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiểu quả lao động tự nhiên cao, có tác dụng tái sản xuất mở rộng. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng.

Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều ngành sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản.

Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến nước. Các sản phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người nhiều nơi ưa chuộng.

Ngành thuỷ sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Ngành thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, tạo khả năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài nguyên này.

Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao. Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu khá lớn như đầu tư vào đào ao, giống, tàu thuyền đánh bắt. Ngoài ra, sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện về thủy văn, bão, lũ.

1.1.2 Khái quát chung về xuất khẩu

a) Khái niệm về xuất khẩu

Theo Khoản 1 Điều 28 số 36/2005/QH11 Luật Thương Mại 2005 quy định về hoạt động thương mại, theo đó “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Xuất khẩu còn được hiểu nôm na “là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác” (theo https://www.gso.gov.vn)

Ngoài ra, xuất khẩu có thể hiểu đơn giản rằng: “là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân

Theo khái niệm khác, xuất khẩu được hiểu là “hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác. Còn dưới góc độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và v ng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ.

Hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu

b) Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế thể hiện qua việc:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn.

Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản phẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp). Điều này dẫn đến, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu) mang lại những lợi ích nhiều hơn nông nghiệp

Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường.

Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống.

Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển. Vì sản xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nên phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác

Xuất khẩu còn là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này.

Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.1.3 Khái quát chung về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

a) Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Đẩy mạnh xuất khẩu ở đây theo http://moit.gov.vn được định nghĩa là “một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của mặt hàng thủy sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản còn được hiểu là việc “tổng hợp các biện pháp, cách thức được sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nhằm gia tăng sản lượng xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên các điều kiện vốn có của quốc gia, tận dụng các cơ hội của ngành hàng thế giới

Qua những khái niệm được đề cập ở trên, ta có thể hiểu khái quát: đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản là một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của mặt hàng thủy sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là khái niệm không quá xa lạ, dễ hiểu nên được mọi người tìm kiếm và sử dụng khá nhiều ở trong ngành.

b) Tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản:

Đối với doanh nghiệp

Đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và tạo lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.

Ngày đăng: 17/09/2023