Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Hóa Trong Bối Cảnh Thực Thi Fta


thị trường dịch vụ cho nhau, tuy nhiên phạm vi và mức độ mở cửa lớn hay nhỏ trong các FTA còn tùy thuộc vào quốc gia tham gia ký kết. Các nước đang phát triển ký kết với nhau thì mức độ tự do hóa trong thương mại dịch vụ thường không cao bằng trong thương mại hàng hóa. Nhưng nếu FTA có sự tham gia của Mỹ hay một số nước phát triển khác thì thường đòi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí là đòi hỏi mở cửa tuyệt đối.

Tự do hóa đầu tư: Các cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều trong các FTA, đặc biệt là các FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Nội dung của các cam kết này thường là quy định dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ký kết đầu tư, ví dụ: bảo vệ các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, áp dụng quy chế đối xử quốc gia đối với các chủ đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp cản trở đầu tư, đảm bảo bồi thường thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa, đảm bảo tự do lưu chuyển thanh khoản.

Điều khoản về sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào trong nhiều “FTA thế hệ mới”. Các bên thường cam kết tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ của họ một cách rộng rãi đối với công chúng và thuận lợi hóa quy trình cấp bằng sáng chế. Một số lĩnh vực hay được nhắc đến như: vấn đề tiếp cận thị trường dược phẩm, các sản phẩm sinh học, bí mật, bản quyền về việc tiếp cận thông tin, phát thanh truyền hình.

Ngoài ra, Mỹ hay một số nước phát triển khác còn đưa vào trong các FTA của mình các vấn đề như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và lao động. Đây là những FTA có phạm vi và mức độ cam kết tự do hóa rất sâu rộng và đòi hỏi mở cửa rất lớn thị trường nên các nước đang phát triển muốn tham gia các FTA này thường gặp khá nhiều khó khăn, bất lợi và thường phải chịu thiệt thòi.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thực thi FTA

Dựa trên cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá được thực hiện ở mục 1.1, chúng ta phần nào đã có cái nhìn tổng quan về xuất khẩu hàng hoá cũng như thấy được vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hoá đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do đó để thúc đẩy hoạt động thương mại của các quốc gia ngày càng phát triển, hiện nay không chỉ các quốc gia mà các vùng, các khu vực đang ngày càng xem


trọng trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do để tăng cường năng lực kinh doanh và đưa ra những ưu đãi đặc biệt về thuế quan dành cho nhau. Việc hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu được ký kết và có hiệu lực là động lực to lớn để hai bên tăng cường quan hệ hợp tác, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào nền kinh tế chung của 2 bên. Do vậy từ cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, chúng ta cần có cái nhìn cụ thể về cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong bối cảnh thực thi FTA.

Mô hình Viner về tác động của Hiệp định thương mại tự do: Mô hình của Viner (1950) đã đưa ra hai xu hướng tác động chính của các FTA, đó là hiệu ứng tạo lập thương mại và hiệu ứng chuyển hướng thương mại. Tác động tạo lập thương mại xảy ra khi lượng hàng hóa được sản xuất trong nước giảm xuống và được thay thế đáp ứng bởi hàng hóa nhập khẩu từ nước đối tác trong FTA, lượng tiêu dùng tăng lên được đáp ứng bởi hàng hóa nhập khẩu. Tác động chuyển hướng thương mại xảy ra khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của FTA giảm xuống và được thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của FTA do việc cắt giảm thuế quan khiến giá hàng hóa nhập khẩu từ các nước này rẻ hơn so với các quốc gia còn lại. Các nhà kinh tế thường đưa ra nhận định rằng nếu những tác động tích cực từ việc tạo ra thương mại lớn hơn những tác động tiêu cực từ chuyển hướng thương mại thì FTA sẽ cải thiện phúc lợi quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Lý thuyết tạo lập thương mại


Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 6

Tạo lập thương mại (tiếng Anh: Trade creation) đề cập đến sự gia tăng phúc lợi kinh tế từ việc tham gia một khu vực thương mại tự do, chẳng hạn như một liên minh thuế quan. Tạo lập thương mại xảy ra khi một liên minh được tạo ra, các thành viên đồng ý loại bỏ thuế quan giữa họ. Việc tạo lập các liên minh thuế quan sẽ tạo điều kiện cho thương mại nội bộ các nước trong khối phát triển và mở rộng, góp phần làm tăng phúc lợi thông qua thay thế các ngành công nghiệp đặc biệt là những ngành có chi phí sản xuất cao bằng sản phẩm từ quốc gia nhận được sự ưu đãi với giá thấp hơn làm cho người tiêu dùng có điều kiện tăng phúc lợi. Đó chính là tác động tạo lập thương mại của liên minh thuế quan và tác động này sẽ đem lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng của các quốc gia trong liên minh.


Lấy một ví dụ giả thuyết từ một giai đoạn lịch sử thực tế, chúng ta sẽ cho rằng, trước khi gia nhập thị trường chung châu Âu vào năm 1973, trung bình Vương quốc Anh có thể sản xuất bơ với giá 130 pounds mỗi kg. Đồng thời, New Zealand có thể sản xuất cùng một lượng với giá 100 pounds, đối với Đan Mạch là 120 pounds. Do đó, trước khi thành lập một liên minh thuế quan, New Zealand có lợi thế so sánh về bơ và là hiệu quả nhất. Đan Mạch là nhà sản xuất hiệu quả thứ hai và Vương quốc Anh kém hiệu quả nhất. Để bảo vệ nông dân kém hiệu quả của mình, Vương quốc Anh áp dụng thuế quan khác biệt đối với New Zealand và Đan Mạch để tăng giá nhập khẩu trên bơ (chi phí cao) của chính họ, cụ thể, Vương quốc Anh áp dụng mức thuế 32% đối với bơ New Zealand, khi đó giá tăng từ 100 pounds lên 132 pounds đồng thời áp dụng mức thuế thấp hơn 10% đối với bơ Đan Mạch, giá tăng từ 120 pounds lên 132 pounds. Giả định rằng, với các mức thuế này được áp dụng, tổng nhu cầu 30 triệu kg bơ tồn tại ở Anh mỗi năm, với nông dân Anh cung cấp 20 triệu kg (mức tối đa có thể sản xuất), và nông dân New Zealand và Đan Mạch mỗi nước cung cấp 5 triệu kg.

Khi Đan Mạch và Vương quốc Anh thành lập liên minh thuế quan, thuế quan đối với bơ được giảm xuống và một khi chúng được loại bỏ hoàn toàn, giá thị trường tự do 120 pounds sẽ rất hấp dẫn người tiêu dùng Anh. Người tiêu dùng ở Anh giờ đây sẽ tiêu thụ nhiều bơ hơn vì giá bơ trung bình sẽ giảm khi loại bỏ thuế đối với bơ Đan Mạch và tổng nhu cầu bơ tăng. Tổng sản lượng và tiêu thụ có thể tăng lên 32 triệu kg (tăng 2 triệu), với nông dân Anh giảm từ 20 triệu kg xuống 15 triệu kg, xuất khẩu của New Zealand giảm xuống chỉ còn 2 triệu kg, và Đan Mạch tăng sản lượng và doanh số bán bơ sang Anh lên 10 triệu kg. Tổng mức tiêu thụ đã tăng từ 30 triệu kg (20 + 5

+ 5), lên 32 triệu kg (15 + 2 + 15). Thêm 2 triệu kg bơ được sản xuất và tiêu thụ là giao dịch mới được tạo ra. Đây là kết quả của việc loại bỏ các rào cản của các thành viên trong liên minh, hay là kết quả của quá trình tạo lập thương mại.

Xét từ khía cạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, quá trình tạo lập thương mại sẽ có tác động làm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia thành viên FTA vào thị trường một quốc gia thành viên khác. Việc cắt giảm, loại bỏ thuế quan khiến cho giá thành cung cấp các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên giảm đi so với trước khi tham gia khu vực thương mại tự do và điều này sẽ làm


cho sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng thêm một khối lượng nhất định so với trường hợp không có tự do thương mại.

1.2.2.2. Lý thuyết chuyển hướng thương mại


Chuyển hướng thương mại được hiểu là sự chuyển dịch hoạt động nhập khẩu các mặt hàng của một quốc gia sau khi hình thành các khu vực thương mại tự do từ một quốc gia ngoài khối sang một quốc gia trong khối mặc dù giá của quốc gia trong khối cao hơn giá của quốc gia ngoài khối, nhưng do có ưu đãi về thuế quan nên giá hàng hóa của nước trong khối vẫn thấp hơn. Chuyển hướng thương mại chỉ mang lại lợi ích cục bộ cho các quốc gia trong liên minh. Nếu xét một cách tổng thể thì liên minh thuế quan cục bộ làm giảm phúc lợi chung của thế giới nếu như liên minh có xu hướng bảo hộ các ngành sản xuất kém hiệu quả.

Thông thường khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia khác, nó có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực được ký kết, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của các quốc gia bên ngoài do có sự khác biệt về mức thuế. Chính điều này gây ra sự chuyển hướng trong thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định. Sự chuyển hướng này gây ra thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệp định hay khu vực thương mại tự do nào đó. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.

Một ví dụ cho việc chuyển hướng thương mại là việc nhập khẩu thịt cừu của Anh. Trước khi gia nhập EU, hầu hết thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New Zealand, nước sản xuất thịt cừu rẻ nhất thế giới. Nhưng sau khi gia nhập EU, thuế nhập khẩu chung đối với các nước ngoài khối đã làm cho việc nhập thịt cừu từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so với việc nhập từ các nước thuộc EU. Từ đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt cừu lớn nhất cho Anh. Thương mại đã bị chuyển hướng khỏi New Zealand.

Như vậy tác động của các FTA đến hoạt động xuất khẩu đối với các nước thành viên cũng thể hiện qua hai xu hướng. Thứ nhất, các FTA thúc đẩy và mở rộng hoạt động xuất khẩu giữa các nước thành viên thông qua những thuận lợi về thuế


quan và các chính sách thúc đẩy thương mại. Đồng thời, các FTA cũng tạo ra thách thức cho hoạt động xuất khẩu của các nước thành viên bởi hoạt động nhập khẩu các mặt hàng của một quốc gia sau khi hình thành các khối mậu dịch từ một quốc gia ngoài khối sang một quốc gia trong khối mặc dù giá của quốc gia trong khối cao hơn giá của quốc gia ngoài khối, nhưng do có ưu đãi về thuế quan nên giá hàng hóa của nước trong khối vẫn thấp hơn.

1.2.2.3. Các biểu hiện tác động của xu hướng tạo lập và chuyển hướng thương mại đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Thứ nhất, tạo lập và chuyển hướng thương mại sẽ giúp quốc gia thành viên tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia thành viên khác. Tham gia các FTA, các nước thành viên có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường thông qua các biện pháp cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ rào cản thương mại. Các nước thành viên có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực và toàn cầu. Việc tham gia tích cực vào các FTA thế hệ mới không chỉ giúp hàng hóa các nước tiếp cận với các thị trường rộng lớn, mà quan trọng hơn là thúc đẩy cải cách trong nước. Các hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ thiết lập các luật chơi quốc tế và các luật chơi đó sẽ tác động mạnh hơn lên các chính sách và thể chế trong nước so với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào đã ký trước đây. Đối với các nước đang phát triển, các FTA được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp, sản xuất hàng hóa và thương mại của các nước. Nhờ cơ hội đó, doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, các sản phẩm hàng hóa của những nước này trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng. Các FTA sẽ là cú hích mạnh để nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, là cơ hội để nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào rẻ hơn từ những quốc gia có chất lượng cao hơn. Đây là một lợi thế “cho các nước đang phát triển vì ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành khác hiện đang phải chịu thuế suất cao sẽ được hưởng lợi.

Thứ hai, song song với việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, thị phần hàng hóa xuất khẩu của quốc gia thành viên cũng sẽ gia tăng một cách tương ứng tại thị trường của các quốc gia thành viên FTA khác.


Thứ ba, quá trình tạo lập và chuyển hướng thương mại sẽ làm thay đổi, điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia vào thị trường quốc gia khác cùng là thành viên của một FTA. Biểu hiện này có thể thấy rõ nét trong trường hợp chuyển hướng thương mại, khi mà dưới tác động của việc cắt giảm thuế quan, các mặt hàng trước đây chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia sẽ được thay đổi, chiếm tỷ trọng cao hơn do được hưởng các ưu đãi về thuế quan và được thị trường nhập khẩu tiêu thụ nhiều hơn. Việc ký kết các FTA tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà các thị trường này đòi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSs)… đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu sang các thị trường trong được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU

2.1. Khái quát về thị trường Liên bang Nga

2.1.1. Quy mô và đặc điểm thị trường

Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu, với diện tích lãnh thổ 17,1 triệu km2 (xếp thứ 1 thế giới) và dân số năm 2020 là 145,9 triệu người (xếp thứ 9 thế giới), được coi là một cường quốc trên thế giới về kinh tế và quân sự. Năm 2020, GDP của Liên bang Nga đạt 1.470 tỷ USD, xếp hạng 11 trong tổng số 196 quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 2,3%. Nhìn lại sự phát triển của kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 có thể thấy, kể từ đợt suy thoái sâu năm 2015 do sự suy giảm của giá dầu thế giới, các biện pháp trừng phạt quốc tế và những hạn chế về cơ cấu, kinh tế Liên bang Nga trong 4 năm gần đây đã bắt đầu tăng trưởng trở lại, dù tốc độ tăng trưởng khá chậm.


GDP (Tỷ USD)

2,500

2,292

2056.0

2,000

1701.0

1578.0

1657.0

1,500

1,470

1363.0

1282.0

1,000

500

0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


GDP (Tỷ USD)

Hình 2.1. GDP của Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020


Nguồn: The Moscow Times, 2020


GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga cũng có nhiều biến động trong giai đoạn 2013 – 2020. Năm 2013, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga là 14.848 USD/người. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã


giảm xuống còn 9.478 USD/người, tương ứng với mức giảm 33,74%. Năm 2016, GDP bình quân đầu người của nước này tiếp tục giảm xuống mức 8.910 USD/người. Tuy nhiên, đến năm 2017, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã tăng lên mức 10.962 USD/người, tương ứng với mức tăng trưởng 23,03% và năm 2018 đạt 11,473 USD/người, tương ứng với mức tăng trưởng 4,66%. Đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga tiếp tục tăng trưởng 3,31%, đạt mức 11.853 USD/người. Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã giảm xuống mức 10.127 USD/người.


16,000

14,848

14,000

14,306

12,000

11,853

10,962

11,473

10,000

9,478

10,127

8,910

8,000


6,000


4,000


2,000


0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

GDP bình quân đầu người (USD/người)

Hình 2.2. GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020


Nguồn: The Moscow Times, 2020


Kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa, với các nhóm hàng xuất khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt, hóa chất, kim loại, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay, Nga đang tập trung ưu tiên cho phát triển ngành năng lượng do năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây. Cho tới năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Liên bang Nga đã tăng khoảng 9%, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí